Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Trần Nhân Tông ( 1258 - 1308 )

Tượng Vua Trần Nhân Tông

Nhân Tông (陳仁宗; ), tên thật là Trần Khâm (陳昑) là vị vua thứ ba của Nhà Trần.
Ông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông với Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần Thị Thiều, sinh ngày 11 tháng 1 âm lịch năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thiệu Long năm thứ 1 (tức 7 tháng 12 nă 1258).
 
Ông ở ngôi 15 năm (1278 - 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm.
Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điều ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong Lịch Sử Việt Nam , có vai trò lãnh đạo quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ 2 và lần thứ 3.
Lúc bấy giờ sứ nhà Nguyên 元 đi lại hạch điều này, trách điều nọ, triều-đình cũng có lắm việc bối-rối. Nhưng nhờ có Thánh-tông thượng-hoàng còn coi mọi việc và các quan triều-đình nhiều người có tài-trí, vua Nhân-tông lại là ông vua thông-minh, quả-quyết, mà người trong nước thì từ vua quan cho chí dân-sự đều một lòng cả, cho nên từ năm giáp-thân (1284) đến năm mậu-tí (1288) hai lần quân Mông-cổ sang đánh phá rồi không làm gì được.
Trừ việc chiến-tranh với Mông-cổ ra, để sau sẽ nói, trong đời vua Nhân-tông lại còn giặc Lào, thường hay sang quấy-nhiễu ở chỗ biên-thùy, bởi vậy năm canh-dần (1290) vua Nhân-tông lại phải ngự giá đi đánh Lào.
Đời vua Nhân-tông có nhiều giặc-giã, tuy vậy việc văn-học cũng hưng-thịnh lắm. Xem bài hịch của Hưng-đạo-vương 興 道 王, thơ của ông Trần quang Khải 陳 光 啓 và của ông Phạm ngũ Lão 范 五 老 thì biết là văn-chương đời bấy giờ có khí-lực mạnh-mẽ lắm.
Lại có quan Hình-bộ Thượng-thư là ông Nguyễn Thuyên 阮 詮 khởi đầu dùng chữ Nôm mà làm thơ-phú. Ông Nguyễn Thuyên là người Thanh-lâm 青 林, tỉnh Hải-dương, có tiếng tài làm văn như ông Hàn Dũ 韓 愈 bên Tàu ngày xưa, bởi vậy vua cho đổi họ là Hàn 韓. Về sau người mình theo lối ấy mà làm thơ, gọi là Hàn-luật.
Năm quí-tị (1293) Nhân-tông truyền ngôi cho Thái-tử tên là Thuyên 烇, rồi về Thiên-trường làm Thái-thượng-hoàng.
Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành tại Cung Vũ Lâm Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này. Về sau ông được gọi cung kính là “Phật Hoàng” nhờ những việc này.
Ông mất ngày 3 tháng 1 năm Mậu Thân (tức 16 tháng 12 năm 1308), được an táng ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân; miếu hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế.
 
Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, quyết đoán, được sử sách ngợi ca là vị anh hùng cứu nước. Sau 15 năm làm vua, Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông rồi làm Thái thượng hoàng và đi tu, trở thành thủy tổ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một phái thiền để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt nam. Nhân Tông thực sự là một triết gia lớn của Phật học, giúp triết học Phật giáo Việt Nam phát triển rực rỡ.
                 Trần Nhân Tông

Phật Hoàng Thánh Đế chính Nhân Tông
Vì nước vì dân đã hết lòng
Bao bận rời đô mưu kế sách
Hai lần đuổi giặc diệt Nguyên Mông
Thiên Trường nhân kiệt vầng dương sáng
Sơ Tổ Trúc Lâm đấng Phật tông
Sử sách bao năm đà định rõ
Phật Hoàng Thánh Đế chính Nhân Tông.

                                        Quên Đi



x X x

Huỳnh Hữu Đức Sưu Tầm và Biên Soạn 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét