Chu Công Thổ Bộ
Chu Công tên Đán, người đời nhà Chu (1135-221 trước D.L.), có tài trị nước.
"Thổ bộ" do nguyên câu: "Nhất phạn tam thổ bộ" nghĩa là "Một bữa ăn phải nhả cơm ba lần".
Nhà
Thương (Ân) truyền được 600 năm thì đến vua Trụ tên Ân Thọ là vua dâm
bạo. Văn vương Cơ Xương vẫn thờ nhà Ân nhưng đến con là Võ vương tên Cơ
Phát hội các chư hầu phạt Trụ, diệt nhà Ân lên ngôi, đóng đô ở Cảo Kinh,
đặt quốc hiệu là Chu, tức là Tây Chu.Võ
vương làm vua, em là Chu Công Đán giúp việc chính trị, tôn trọng chiêu
đãi người hiền. Chu Công xem gương hưng vong của các đời Đường, Ngu, Hạ,
Thương, thấy rằng chỉ là do chư hầu (các tù trưởng) phục hay bất phục
nên đem đất đai chiếm được phong lại cho các tù trưởng cũ. Chỉ có các
địa điểm trọng yếu thì phong cho các công thần cùng con em để khống chế
chư hầu cũ và làm hàng rào cho vương thất.
Chư
hầu mới cũ đều theo đất phong lớn nhỏ mà chịu tước Công, Hầu, Bá, Tử,
Nam. Đất phong của Công, Hầu là 100 dặm vuông, của Bá là 70 dặm, của Tử ,
Nam là 50 dặm. Người được đất không đến 50 dặm gọi là phụ dung.Chu
Công lại đặt ra lễ nhạc, mỗi nghi thức ở triều đình, mỗi trật tự trong
gia tộc đều được quy định chặt chẽ. Về nông nghiệp, Chu Công đặt phép
tỉnh điền. Một khoảng đất rộng chừng 5, 6 trăm mẫu chia làm 9 khu theo
hình chữ "tỉnh". Tám gia đình chia nhau 8 khu ở chung quanh và phải
chung sức cày cấy khu ở giữa để nộp cho vua. Phép tỉnh điền có lợi là
làm cho đất đai tài sản nhân dân khỏi chênh lệch.Sử
chép dưới triều này, nước Việt Nam lúc bấy giờ gọi là Việt Thường, sai
sứ sang cống chim bạch tử. Chu Công chế xe chỉ nam (nguồn gốc của địa
bàn) để đưa sứ ta về nước, phòng lạc đường. Đây là một thời cực thịnh
của đời nhà Chu mà phần lớn do tài đức của Chu Công xây dựng.
Ở
ngôi được 13 năm, Võ vương mất, Thành vương còn nhỏ. Chu Công giữ quyền
nhiếp chính để phò ấu chúa. Có bọn bầy tôi cũ của vua Trụ phao ngôn là
ông sẽ cướp ngôi của cháu. Thấy Thành vương không trị tội kẻ phao vu tin
nhảm mà còn tỏ ý hoài nghi, ông bèn trả chức vị lui về ấp riêng, soạn
tập thơ "Xuy hiền" gởi cho nhà vua. Thành vương xem xong, lấy làm hối
hận lại rước Chu Công về làm phụ chính.Chu
Công chẳng những có tài về chính trị còn có đức tính quý trọng kẻ sĩ
người hiền. Khi tắm gội hay đương ăn cơm, nghe có kẻ sĩ đến, ông liền
bới tóc hay nhả cơm ngay để ra đón tiếp. Sách "Sử ký " có chép: Chu Công
răn ông Bá Cầm rằng: "Một buổi tắm gội, ta phải bới tóc ba lần, một bữa
ăn ta phải nhả cơm ba lần để đứng dậy ra tiếp kẻ sĩ. Thế mà còn lo
không thu phục được người hiền trong thiên hạ đấy!" Nguyên văn: "Ngã
nhứt mộc tam ác phát, nhứt phạn tam thổ bộ, khởi dĩ đãi sĩ, do khủng
thất thiên hạ chi hiền nhân".
"Chu
Công thổ bộ" ý nói Chu Công trọng vọng kẻ sĩ. Đó là một tấm gương sáng
cho những người lãnh đạo việc nước cần phải quý trọng kẻ sĩ, trọng người
hiền để tìm bực hiền giả cùng mình lo đại cuộc cho đất nước.
Trong bài "Đoản ca hành" của Tào Tháo đời Tam Quốc có câu:Sơn bất yếm cao,
Thủy bất yếm thâm.
Chu Công thổ bộ,
Thiên hạ qui tâm.
Dịch ý:
Núi sông cách trở là bao,
Chu Công trọng vọng,
anh hào về theo.
(Bản dịch của Tử Vi Lang)
Thủy bất yếm thâm.
Chu Công thổ bộ,
Thiên hạ qui tâm.
Dịch ý:
Núi sông cách trở là bao,
Chu Công trọng vọng,
anh hào về theo.
(Bản dịch của Tử Vi Lang)
***
Liệt Nữ Họ Lý Thành Giang Du
Đời
Tam Quốc, nhà Thục đến hồi suy mạt. Thục chúa là Lưu Thiện, con của Lưu
Bị, sau khi Khổng Minh chết, nghe lời gian thần là Hoàng Hạo đắm mê tửu
sắc, không nối được chí lớn của cha để giữ vững cơ nghiệp. Thừa tướng
của nhà Ngụy là Tư Mã Chiêu sai tướng là Chung Hội và Đặng Ngại đem binh
đánh Thục.
Vì
muốn đánh úp Thành đô thình lình để bên Thục không phòng bị nên tướng
Đặng Ngại ngầm độ binh qua ngả tắt Âm Bình hiểm trở. Họ đục núi mở
đường, bắc gỗ làm cầu trải qua các hang sâu đèo dốc, núi đá chập
chùng... họ tiến đến thành Du Giang.
Tướng
Thục giữ Du Giang là Mã Mạc, nghe tin Đông Xuyên đã mất, cũng cho quân
sửa soạn canh phòng, nhưng chỉ chăm lo về mặt đại lộ. Lại tin tưởng
Khương Duy còn có đại quân đứng giữ Kiếm Các, nên Mạc không phải lo nghĩ
mấy. Vì vậy, Mạc không để ý tình hình cho lắm. Hôm ấy, Mạc lo thao
luyện quân sĩ xong, về nhà với vợ là Lý thị, đốt lò lên sưởi và hâm rượu
cùng uống. Lý thị hỏi chồng:- Nghe nói ngoài biên đình quân giặc đánh gấp lắm, mà tướng quân không vẻ lo buồn là tại sao?Mạc cười đáp:- Việc lớn đã có Khương Bá Ước trông coi. Can gì đến tôi mà lo!Lý thị nghiêm nét mặt, hỏi:- Dù thế nào đi nữa, tướng quân cũng chịu trách nhiệm coi giữ thành trì. Sao lại bảo không quan hệ?Mạc điềm nhiên nói:-
Thiên tử thì nghe thằng Hoàng Hạo, tối ngày say đắm về rượu với gái.
Tôi liệu vạ lớn cũng sắp tới chớ chẳng xa gì. Nếu quân Ngụy đến tận đây
nữa thì còn gì mà chẳng hàng đi cho xong. Lo nghĩ lắm thêm mệt!Lý thị đùng đùng nổi giận, đứng lên nhổ vào mặt Mạc, mắng rằng:-
Làm thân nam tử mà giặc chưa đến đã nghĩ điều bất trung bất nghĩa! Thật
phí cả tước lộc của triều đình bấy nay! Ta còn mặt nào sống nhìn mặt
ấy.Mã Mạc xấu hổ ê mặt không biết trả lời ra sao nữa... Chợt gia nhân từ ngoài chạy vào hoảng hốt bảo:- Tướng Ngụy Đặng Ngại, không biết theo lối nào kéo tới, hiện đã đem 2000 quân xông vào thành rồi!Mạc sợ hãi vội vàng ra xin hàng.Đến công đường, Mạc cúi rạp người xuống lạy Ngại, rồi sụt sịt kêu khóc:- Tôi có lòng hàng từ lâu. Vậy xin chiêu dụ dân trong thành và đem quân bản bộ về theo tướng quân.
Đặng
Ngại nhận cho hàng và thu hết quân mã của Mạc trong thành Du Giang, cho
nhập vào quân mình để điều khiển, lại cho Mạc làm hướng đạo quan. Bỗng
có người hầu nhà Mã Mạc hớt hải chạy tới bảo:- Phu nhân ở nhà đã thắt cổ chết mất rồi!
Mạc
kinh hãi điếng lặng người. Đặng Ngại hỏi duyên cớ. Mạc đem sự thực kể
lại. Ngại cảm động khen Lý thị là bực hiền phụ, cho dùng lễ mai táng rất
hậu. Ngại thân đến trước linh cữu tế lễ. Quân sĩ nghe tin ấy, ai cũng
than tiếc.
Người sau có thơ khen Lý thị:
Hậu chúa hôn mê, nghiệp Hán nghiêng,
Trời sai Đặng Ngại chiếm Tây Xuyên
Buồn thay Ba Thục nhiều danh tướng
Chịu kém Giang Du Lý thị hiền.
Hậu chúa hôn mê, nghiệp Hán nghiêng,
Trời sai Đặng Ngại chiếm Tây Xuyên
Buồn thay Ba Thục nhiều danh tướng
Chịu kém Giang Du Lý thị hiền.
Nguyên văn:
Hậu chúa hôn mê Hán tộ điên,
Thiên sai Đặng Ngại thủ Tây Xuyên.
Khả lân Ba Thục đa danh tướng,
Bất cập Giang Du Lý thị hiền.
Hậu chúa hôn mê Hán tộ điên,
Thiên sai Đặng Ngại thủ Tây Xuyên.
Khả lân Ba Thục đa danh tướng,
Bất cập Giang Du Lý thị hiền.
***
Tung Hoành Gia
"Tung
hoành gia" là một học phái trong Cửu Lưu, tức là chín học phái lớn nhứt
hay là chín dòng tư tưởng đời Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung Hoa: Nho gia, Pháp gia, Tung hoành gia, Đạo gia, Binh gia, Tạp gia, Âm dương gia, Mặc gia, Nông gia.
"Tung hoành gia" là một môn phái về thuật ngoại giao.Nguyên
khi nhà Chu suy vi, các rợ chung quanh thường xâm lấn bờ cõi. Vua U
vương nhà Chu say đắm nàng Bao Tự, bị rợ Tây Nhung đánh bại giết chết.
Con là Nghi Cửu lên ngôi tức Chu Bình vương, sợ quân Tây Nhung đánh phá
nữa nên dời đô sang Lạc Ấp (tỉnh Hà Nam ngày nay) lập thành nhà Đông
Chu.Nhà
Đông Chu bấy giờ suy nhược quá. Các chư hầu không phục tùng nữa, tự do,
phóng túng, người xưng công, kể xưng bá, tranh giành đất đai, khuynh
loát lẫn nhau làm thiên hạ rất nhiễu nhương.
Đời
nhà Chu, Trung Hoa có hàng ngàn nước chư hầu. Đến đời Xuân Thu (722-481
trước D.L.), những nước này tranh đánh nhau chỉ còn độ một trăm. Có mấy
nước mạnh là Tề, Sở, Tấn, Tần, Lỗ, Tống. Nhà Chu tuy suy nhưng các chư
hầu vẫn chưa nỡ hoặc dám bỏ hẳn. Người nào cũng muốn mượn danh nghĩa tôn
phò nhà Chu để hủy diệt đối phương và tự suy tôn làm minh chủ (gọi là
Bá).
Có
5 chư hầu nối tiếp nhau làm minh chủ gọi là Ngũ Bá. Đó là những người
đứng đầu trong việc đồng minh, ăn thề để đoàn kết nhau và suy tôn nhà
Chu. Ngũ bá là Tề Hoàn công, Tấn Văn công, Tống Tương công, Sở Trang
công, Tần Mục công. Vì tranh giành địa vị, thôn tính đất đai nên tất cả
chư hầu lớn nhỏ gây thành những cuộc binh đao dữ dội, chưa từng thấy
trong lịch sử Trung Hoa.
Đến
đời Chiến Quốc (481-221 trước D.L.) lại có 7 nước mạnh gọi là Thất
hùng: Tề, Hàn, Ngụy, Triệu, Tần, Sở, Yên. Cuộc chiến tranh càng kéo dài
dữ dội. Nay Tần thân với Sở, thì mai đã có thể coi Sở là kẻ thù; Tề
ngoài mặt thân với Triệu nhưng vẫn có thể giao thiệp bí mật với Tấn
chẳng hạn để diệt Triệu, v.v...
Trong
thời đại này, những người có chút học vấn vì xã hội loạn ly, họ không
đứng vững được trên đường thực nghiệp theo khoa hoạn của mình, nên phải
phiêu lưu tù nước này sang nước khác để tìm áo cơm hay địa vị khanh
tướng công hầu. Ngoài những người học rộng trên thấu thiên văn, dưới đạt
địa lý còn có những người có tài biện luận, ngôn ngữ giảo hoạt...
"Tung
hoành gia" là một học phái trong Cửu lưu gồm những hạng sĩ xuất thân,
có tài biện luận đi du thuyết các nước để chiến hay hòa. Người được tôn
sùng trong phái này là Tô Tần và Trương Nghi. Tô Tần chủ trương thuyết
"Hợp tung". Trương Nghi chủ trương thuyết "Liên hoành". Cả hai đem
thuyết của mình chu du khắp các nước, thuyết minh với các vua chúa chư
hầu. Hai thuyết này mạnh nhứt đời Chiến Quốc nên được lấy làm tên cho
học phái.
Tô
Tần và Trương Nghi đều là học trò của Quỉ Cốc tiên sinh. Tô Tần người ở
Lạc Dương đi du thuyết 6 nước: Hàn, Ngụy, Triệu, Yên, Tề, Sở hợp nhau
lại chống đánh nước Tần là nước mạnh nhứt. Chiều dọc là "Tung". đất 6
nước đều ở theo một chiều từ bắc đến nam tại phía đông; đối với Tần ở
phía tây, có một mình nên dùng danh từ "Hợp tung" để chỉ sự liên minh
các nước. Tô Tần được vua Triệu phong làm Tung ước chưởng và cầm ấn là
Tướng quốc 6 nước.
Trương
Nghi người nước Ngụy, chủ trương trái lại thuyết của Tô Tần. Sau khi Tô
Tần chết, tung ước 6 nước tan rã, Trương Nghi làm tướng nước Tần đi du
thuyết 6 nước thờ Tần. "Hoành" là chiều ngang từ tây sang đông. Đất Tần ở
về phía tây. Sáu nước ở về phía đông, không phải liên kết để chống Tần
mà để hàng Tần, nên gọi là "Liên hoành".
***
Bán Kiên Cung Kiếm Nhất Trạo Giang Hồ
"Bán kiên cung kiếm nhứt trạo giang sơn..." nguyên do hai câu thơ:Bán kiên cung kiếm bằng thiên tuấn,Nhứt trạo giang sơn tận địa duy.Nghĩa:Nửa vai cung kiếm tận trời cao,Non sông khắp cõi xông pha một chèo.Đây là hai câu thơ khí phách của Hoàng Sào, tướng giặc nổi danh đời nhà Đường.
Nguyên
nhà Đường từ đời vua Đại Tông (763-765) đến Hy Tông (874-888) thì quốc
thế càng suy vi. Phiên trấn hoành bạo ở ngoài, hoạn quan chuyên chính
bên trong. Phiên trấn thì nắm quyền thưởng phạt sinh sát nhân dân trong
tay; hoạn quan thì thiện tiện phế lập vua chúa.
Chính
cuộc đã nguy như thế làm cho mối loạn trong dân gian ngày càng tăng gia
nguy ngập. Những bần cố nông phải bỏ trốn lưu lạc. Một số có ít đất
ruộng bị kiêm tính cũng bỏ quê quán mà thành lưu vong, hoặc tụ họp làm
trộm cướp, hoặc làm điền hộ ở các trang viên.Tài
chính bị kiệt quệ, kho tàng nhà nước hư không, triều đình phải đánh
thuế nặng. Vừa binh tai, lại xảy ra thủy tai và hạn tai luôn năm làm cho
nhân dân càng lâm vào tình trạng cực kỳ khốn khổ.
Lúc
bấy giờ ở Tào Châu, làng Xích Tướng có một người tên Hoàng Sào tự Cự
Thiên, vốn con của một nhà bán muối. Sào rất thông minh, văn võ đều giỏi
nhưng vẻ người rất xấu. Năm Càng Phủ thứ ba (876) đời vua Hy Tông,
Hoàng Sào đi thi đỗ được Võ cử Trạng nguyên. Vua thấy hình dung "cổ
quái" của Sào nên không dùng, đuổi Sào đi.Hoàng Sào ra khỏi triều môn trở về, giữa đường ghé quán nghỉ, lòng đầy căm tức. Sào nghĩ thầm:-
Khi đăng bảng mở khoa thi thì nói chọn người văn chương và võ nghệ mà
thôi, chớ không thấy nói chọn người mặt mày đẹp đẽ. Nếu ta dè hôn quân
muốn lấy diện mạo chọn người thì ta có đi thi làm chi cho uổng công.
Tức khí quá, Hoàng Sào lấy bút mực viết một bài thơ trên vách quán rồi bỏ ra đi:
Lược thao như mỗ đáng phong hầu,
Mắt thịt hôn quân dễ biết đâu?
Nếu được đôi ba ngàn tử đệ,
Đoạt thâu thiên hạ bốn trăm châu.
Tào Châu Hoàng Sào tự Cự Thiên đề.
Lược thao như mỗ đáng phong hầu,
Mắt thịt hôn quân dễ biết đâu?
Nếu được đôi ba ngàn tử đệ,
Đoạt thâu thiên hạ bốn trăm châu.
Tào Châu Hoàng Sào tự Cự Thiên đề.
Quân
tuần thành đến quán trông thấy bài thơ liền chép lại dâng lên vua. Nhà
vua tức giận truyền họa đồ hình Hoàng Sào và ra lịnh tập nã. Sào hay
tin, không dám đi đường lớn nữa mà phải lặn lội trong rừng núi để về
quê.Có truyện
chép rằng: một hôm Hoàng Sào ghé vào chùa nghỉ, có tiên cho mượn gươm
báu. Sào định thử gươm mới bảo các sãi trong chùa tìm nơi ẩn trốn kẻo bị
gươm báu chém nhằm.Đến giờ ngọ, Hoàng Sào ra đứng giữa trời, nhìn ngay mặt trời khấn rằng:-
Tôi là Hoàng Sào tự Cự Thiên, nghĩ vì đời vua này vô đạo, chẳng kể hiền
tài, cứ nghe lời gian nịnh cho nên đạo tặc phong khởi, hào kiệt ly tâm,
thiên hạ nhiễu nhương, trăm họ khổ thống. Vậy tôi muốn ra sức trừ loài
gian nịnh, cứu nạn cho sinh linh, đoạt lấy xã tắc, sửa trị ngôi trời.
Nay tôi muốn thử sức gươm linh xin hoàng thiên giúp sức nếu vạn sự kết
quả như lòng tôi muốn thì xui tôi chém một gươm cho tốt.
Đoạn,
cầm gươm ra khỏi cổng chùa, nhìn chung quanh không thấy ai cả. Thấy một
cây đại thọ ở bên đường, Sào liền đưa gươm lên chém phạt ngang một
gươm. Cây đại thọ đứt hai đổ xuống, nhưng có làn máu đỏ vọt ra. Sào cực
kỳ ngạc nhiên nhìn kỹ lại là ông sãi cả ở chùa. Thì ra vì ông sãi cả
nghe lời Hoàng Sào bảo mọi người trong chùa phải tìm chỗ ẩn trốn khi Sào
thử gươm linh, nhưng ông không biết chỗ nào trốn cho kín. Ông lấy làm
lo sợ quá, nhìn thấy một cây đại thọ có cái bộng to nên chun vào đó, ý
định toàn thân... không ngờ lại không toàn!
Hoàng Sào đau lòng than thở, đoạn quảy gói mang gươm lên đường, thẳng lên Thái Hành Sơn chiêu binh mãi mã.
Non
một năm, Sào chiêu mộ được trăm muôn binh thêm một số tướng tá văn võ
kiêm toàn: Châu Ôn, Thượng Nhượng, Liễu Ngạn Chương, Liễu Ngạn Tùy, Các
Tùng Châu, Đặng Thiên Vương, Mạnh Tuyết Hải. Hoàng Sào đặt Thượng Nhượng
làm quân sư và các tướng toàn Tổng binh. Thế lực rất mạnh.Hoàng
Sào tự hiệu là Xung thiên đại tướng quân, đem hơn 10 vạn quân đoạt được
nhiều châu khác và vượt qua sông Dương Tử, xuống cướp miền Giang Nam,
ra phía đông đến Chiết Giang, lại đánh Phúc Châu, Kiến Ninh, rồi thẳng
đường xuống đoạt Quảng Châu. Ở đây, Hoàng Sào giết hại rất nhiều nhân
dân trong thành thị, cùng 20 vạn người ngoại quốc buôn bán, gồm những
giáo đồ Hồi Hồi, Cơ Đốc, Bái Hỏa và người Do Thái, người Hy Lạp.
Sau
vì miền nam có bịnh dịch, Hoàng Sào kéo quân lên bắc. Năm 880, vây hãm
Đông Đô rồi chiếm lấy Trường An, cướp phá và giết chóc những người quý
tộc, quan lại và phú hào, số không kể xiết. Vua Hy Tông bấy giờ phải bỏ
hoàng thành chạy vào đất Thục. Hoàng Sào tự xưng là Đại Tề hoàng đế.
Thật là thỏa chí bình sinh.
Hoàng
Sào trước muốn cứu muôn dân ra khỏi cảnh lầm than tang tóc, nhưng đến
khi thực hành thì lại chẳng cứu muôn dân mà còn gây thảm họa chết chóc
cho nhân dân nhiều thêm nữa. Tướng Châu Ôn là bộ hạ của Hoàng Sào lại
đầu hàng quan triều. Trong số hơn 50 vạn quân của Sào, một số chán ghét
Sào bỏ chạy theo Châu Ôn. Còn vua Hy Tông sau khi trốn chạy vào Tứ
Xuyên, nhờ người Tây Đột Quyết là Lý Khắc Dụng đem quân cứu viện. Triều
Đường được trung hưng.Năm
884, Hoàng Sào bị Lý Khắc Dụng đánh bại rồi bị tên bộ hạ ám hại tại
Biện Châu. Có sách chép là Hoàng Sào đánh trận bị thương nặng trở về tư
dinh, đâm cổ tự tử.Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn tả khí phách của Từ Hải có câu:
Giang hồ quen thú vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.
Hai câu này thoát ý câu thơ của Hoàng Sào như trên:Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.
Bán kiên cung kiếm bằng thiên túng,
Nhứt trạo giang sơn tận địa duy.
Cũng trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh", đoạn Thúy Kiều khuyên Từ Hải hàng triều đình, có câu:
Ngẫm từ khởi việc binh đao,
Đống xương Vô Định đã cao bằng đầu,
Làm chi để tiếng về sau?
Ngàn năm ai có khen đâu Hoàng Sào?
"Hoàng Sào" là do điển tích trên.Đống xương Vô Định đã cao bằng đầu,
Làm chi để tiếng về sau?
Ngàn năm ai có khen đâu Hoàng Sào?
Kiều
đem Hoàng Sào ra để thuyết Từ Hải biết là Từ có tài giỏi dũng lược như
Hoàng Sào chăng nữa, thì cũng chỉ lưu lại đời sau cái tiếng làm giặc mà
thôi.Nhưng ở đời từ xưa đến nay, được làm vua thua làm giặc là một lẽ thường.
***
Đêm Lệ Chi Viên
Nước
Đại Việt, đời Hậu Lê, Lê Thái Tông (1434-1442) tên Nguyên Long, con thứ
của vua Thái Tổ Lê Lợi, lúc lên ngôi mới 11 tuổi nhưng chính sự đều tự
tay mình làm lấy. Ở trong triều, vua thẳng tay giết bọn quyền thần như
Lê Ngân, Lê Sát; ở ngoài thì đánh Ngọc Ma, bắt Cầm Quí và bình được các
Thổ tù ở Lạng Sơn, Gia Hưng.Thông
minh dũng trí, người đa tài tất cũng đa tình háo sắc. Thấy Nguyễn Thị
Lộ là nàng hầu của Nguyễn Trãi, dung mạo đẹp, văn chương hay nên đòi vào
cung, cho làm chức Lễ nghi học sĩ.
Nhưng
không may, nhà vua gặp phải bà hoàng hậu ghen kinh khủng. Bà biết tính
vua nên canh chừng nghiêm nhặt làm cho nhà vua không giở trò gì được.
Tháng
7 năm Nhâm tuất (1442), vua Thái Tông ngự đông tuần ở huyện Chí Linh.
Bấy giờ, Nguyễn Trãi đã về trí sĩ ở Côn Sơn, huyện Chí Linh, nhà vua ghé
vào thăm. Vừa lúc ấy, Thị Lộ cũng về thăm ông Nguyễn Trãi ở đấy. Khi
sắp về triều, nhân đó, nhà vua truyền cho Thị Lộ cùng theo nhà vua về
một thể. Thị Lộ phải vâng mạng.
Xa
giá về đến Thiên Đức Giang (thuộc huyện Gia Linh, tỉnh Bắc Ninh), trời
đổ tối. Vua truyền dừng lại, vào vườn Lệ Chi (vườn vải) để nghỉ.
Đêm
ấy trời trong trăng tỏ, vua truyền bày tiệc rượu cùng Thị Lộ đối ẩm và
xướng họa thơ văn. Thị Lộ không dám cãi mạng. Thế rồi câu xướng, câu
họa, rượu mời, tay chuốc, tay trao. Sắc đẹp của Thị Lộ càng lộng lẫy
dưới ánh trăng vằng vặc. Nhà vua vốn còn trẻ tuổi lại háo sắc đa tình,
lòng sẵn ôm mối tình với Thị Lộ từ lâu nay mới có dịp gần bên người
ngọc, rồi càng say sưa vì sắc, quyến luyến vì tình nên không còn giữ
được vẻ đứng đắn của một đứng chí tôn đối với kẻ bề tôi được nữa.
Cuộc
vui thi vị ấy kéo dài cho đến khuya, cho đến khi vầng trăng vàng chỉ
còn mờ nhạt trong ánh sương đêm dày đặc, nhà vua càng cảm thấy mình khao
khát một thứ gì để ấm áp cho tấm thân đơn trong khi đêm lại sắp hồ tàn.
Dịp may hiếm có, đêm gặp gỡ thi vị ngàn năm một thuở phải làm sao tận
hưởng cho trọn vẹn. Để hỏng đi sẽ suốt đời ôm lấy nỗi hối tiếc ân hận
đầy lòng.
Say
rượu thì ít mà say sắc thì nhiều, nhà vua bỗng đứng phắt lên, bạo dạn
cầm lấy tay Thị Lộ nhẹ nâng nàng đứng dậy. Đoạn nhà vua đưa tay choàng
qua chiếc lưng thon, ép sát mình vào tấm thân mềm mại, uyển chuyển và ấm
áp của nàng, rồi dìu nàng vào trại. Thị Lộ không còn cưỡng sức được. Mà
nàng cũng không muốn cưỡng. Đó là lịnh của đấng chí tôn. Và, lịnh này
nó đã hòa hợp với lịnh của con tim đương vỗ đập cho ái tình nhục dục.
Nàng chiều theo cánh tay rắn chắc của nhà vua và ngã dần mình vào tấm
thân lực lưỡng của người. Hôm nay nàng mới nhận thấy một cảm giác say
sưa của một người con gái mơn mởn đào tơ mà nàng không lúc nào tìm thấy ở
bên cạnh Nguyễn Trãi, một vị lão thần chỉ đem lại cho nàng một kính mến
hơn là thỏa thích yêu đương và khát vọng.
Bên ngoài, quần thần đã yên giấc từ lâu. Một vài tên lính canh đổi gác cầm canh.Trong
gian phòng vắng ở Lệ Chi Viên, dưới ánh trăng lạp lờ mờ càng làm cho
sắc đẹp của Thị Lộ thêm lộng lẫy, huyền ảo. Da của nàng trắng mơn mởn,
bắp thịt tròn trịa lồ lộ khêu gợi phô bày dưới đôi mắt say đắm cuồng
nhiệt của nhà vua. Kẻ thì xa vắng nội cung lâu ngày, mối khát vọng ôm ấp
từ lâu, người thì mơn mởn đào tơ đương thiết tha đòi hỏi yêu đương trọn
vẹn, nay gặp nhau thì mặc sức ngụp lặn trong nguồn ân biển ái.Nhưng...Giữa
lúc hoan lạc thích thú, bốn cánh tay của hai người siết chặt, nhà vua
bỗng rít lên một tiếng thê thảm rồi ngất xỉu, trút ngay hơi thở trong
đôi cánh tay ngà ngọc của giai nhân.Đụng
phải tay "Hà Đông sư tử", một tay "giấm chua" hảo hạng, hoàng hậu tức
giận cành hông, đổ tội cho Nguyễn Trãi âm mưu cùng Thị Lộ đầu độc nhà
vua, nên cùng triều thần kết tội tru di ba họ Nguyễn Trãi.Thương
thay một vị lão thần, có tài kinh bang tế thế, một tay rường cột trong
công cuộc giải phóng đất nước và dựng nên sự nghiệp Lê triều, mà nay vì
một cớ do sự "cảm xúc quá độ" của ai kia để phải tru di ba họ.Về sau, có người làm một bài thơ tứ tuyệt bằng Hán văn:
Xung linh tiễn tộ tại tiền qui,
Nội ngoại tu nhương, vọng hữu vi.
Nhứt tự Lễ nghi thừa sắc tiếu.
Lệ Chi viên lý nguyệt ba di.
Nội ngoại tu nhương, vọng hữu vi.
Nhứt tự Lễ nghi thừa sắc tiếu.
Lệ Chi viên lý nguyệt ba di.
Nghĩa:
Tuổi trẻ lên ngôi giữ phép nhà,
Trong ngoài sửa đẹp trổ tài ba,
Từ khi nữ sử vào hầu chực,
Vườn vải đêm khuya bóng nguyệt tà.
Trong ngoài sửa đẹp trổ tài ba,
Từ khi nữ sử vào hầu chực,
Vườn vải đêm khuya bóng nguyệt tà.
***
Kẻ Được Khen Bị Tội, Người Bị Chê Được Thưởng
Sô
Kỵ là một người hiền lại có tài chính trị đời Chiến Quốc, làm Tướng
quốc nước Tề dưới triều Tề Uy Vương. Ông hết lòng lo chính sự, thường
lưu ý dò xét trong bọn các quan ấp để xem ai hiền, ai không hiền.
Bấy
giờ các quan trong triều, ai cũng khen quan đại phu đất A là người hiền
mà chê quan đại phu đất Tức Mặc. Sô Kỵ tâu với Tề Uy Vương, rồi sai
người đi dò xét, kiểm tra xem sự thực thế nào?Khi
đã dò xét được sự thực rồi, Tề Uy Vương cho triệu hai quan đại phu đất A
và đất Tức Mặc đến. Tề Uy Vương chẳng nói gì cả. Các quan trong triều
đều ngơ ngác, không hiểu ra làm sao? Một lúc sau, quan đại phu đất A
cũng đến. Tề Uy Vương truyền họp tất cả triều thần lại để định thưởng
phạt. Triều thần ai cũng nghĩ thầm: quan đại phu đất A phen này ắt được
trọng thưởng; trái lại quan đại phu đất Tức Mặc thế nào cũng có vạ đến
nơi.
Lúc bấy giờ, giữa triều, Tề Uy Vương gọi quan đại phu đất Tức Mặc đến, bảo:-
Từ khi nhà ngươi ra trấn giữ đất Tức Mặc, ngày nào ta cũng nghe thấy
lời người chê bai. Ta sai người đến dò xét đất Tức Mặc thì thấy ruộng
nương mở rộng, nhân dân giàu có, việc quan không chậm trễ, cả một phương
đông ấy được yên. Thế là do nhà ngươi chuyên tâm trị dân mà không chịu
lễ đút lót những người tả hữu gần ta, thành ra bị họ chê bai đó. Nhà
ngươi thật là một ông quan hiền.Nói xong liền gia phong cho. Đoạn gọi quan đại phu đất A đến, bảo:-
Từ khi nhà ngươi ra trấn giữ đất A, ngày nào ta cũng nghe thấy lời
người khen ngợi. Ta sai người dò xét đất A thì thấy ruộng nương bỏ
hoang, nhân dân đói rét. Hôm trước quân Triệu đến xâm lấn bờ cõi mà nhà
ngươi không biết cứu. Thế là nhà ngươi chỉ đem tiền của đút lót những kẻ
tả hữu gần ta, thành ra được họ khen ngợi đó. Nhà ngươi thật là một ông
quan rất dở.
Quan đại phu đất A sụp lạy xin tha tội.Tề
Uy Vương không tha, truyền lực sĩ đem vạc dầu ra nấu. Dầu sôi sùng
sục.Tề Uy Vương sai trói quan đại phu đất A bỏ vào vạc dầu. Đoạn bắt tất
cả những người xưa vẫn khen ngợi quan đại phu đất A mà chê bai quan đại
phu đất Tức Mặc hàng mấy mươi người đến, quở mắng:-
Các ngươi là người tả hữu gần ta tức là tai mắt của ta. Các ngươi lại
tham ăn của lễ, phải nói ra trái, trái nói ra phải để lừa dối, ta còn
dùng các ngươi được việc gì nữa! Nên đem mà mổ cả đi.Chúng đều khóc lóc kêu van.Tề
Uy Vương vẫn còn hầm hầm nổi giận, chọn lấy mười người, toàn là những
người xưa nay nhà vua có lòng thân yêu đem ra mà mổ. Chúng đều run sợ,
mặt tái như gà cắt tiết.
Từ bấy giờ Tề Uy Vương kén chọn những người hiền tài cho đi trấn nhậm các quận. Nhờ đó mà trong nước ngày càng cường thịnh.
Hết Phần 15
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét