Mẹ ông là nữ hộ sinh, cha là
Sophronisque, điêu khắc gia. Ông được hưởng nền giáo
dục của thời đại ông: thể thao, âm nhạc, học trường
các giáo sư dạy đọc và viết (Ecole du grammatiste)
Ông sống thời Périclès - thế kỷ rực rỡ nhất ở
Athènes: Sophocle, Euripide. Trong suốt 70 năm sống của
ông, ông đã từng chứng kiến cảnh vinh quang và sự
xuống dốc của tổ quốc ông.
Mặt mày xấu xí
, ông bị vợ là Xanthippe ăn hiếp, hay gây lộn
chửi mắng ông
Socrate không phải là triết gia chuyên nghiệp:
Ông là người dân Athènes trung bình, có thể nói là ông
không hề rời xa Athènes. Như những người dân Athènes,
ông đi gặp những người cùng phố, gợi cho họ nói
chuyện vì ông cần biết sự thật về con người. Ông đã
chẳng dạy học được ai bởi ông đã nói là
ông chỉ biết mỗi một điều là
ông không biết gì cả!
Ðiều mà ông muốn là đặt người đối thoại trước
chính họ, để họ tự hiểu mình, để họ đến với lương
tâm , tự xét để hiểu con người thật của họ. "gnôthi
séauton" : Hãy tự biết lấy chính mình.
Theo Socrate, không có ai tình nguyện dữ tợn. Kẻ dữ
là người không biết điều tốt, không biết nhận ra đạo
đức hiện ra nơi vẻ mặt khác nhau của người thể
hiện ra nó
Cái mà Socrate dạy, là phải nhận biết đạo đức và
điều tốt, hay ít nhất cũng phải muốn biết.
Mọi sự giả dối, giả đò, như những tài khéo léo
của thuật hùng biện (artifices de la rhétorique; cf. le
Gorgias de Platon), ông đều chối bỏ.
Ông không coi gì quan trọng. Lúc nào cũng bình dị, mỉm
cười và sáng suốt (lucide)
Ông dạy theo lối đàm thoại, nói chuyện với một
nhóm người để bàn về một vấn đề. Từ những
cuộc đối thoại đó ông rút ra những bài học.
Tính tính ngay thẳng, chỉ thích sự thật, ông bị nhà
cầm quyền lúc bấy giờ ghét. Họ buộc tội ông đã không
chịu thờ những vị thần như họ mà còn đưa vào
những thần linh mới và ông lại còn làm hư hỏng
thanh niên ("Socrate est coupable du crime de ne pas
reconnaître les dieux reconnus par l'Etat et d'introduire des
divinités nouvelles ; il est de plus coupable de corrompre la
jeunesse"). Hình phạt là bắt ông uống
thuốc độc tự tử. Socrate từ chối sự giúp đỡ của
Lysias và phần biện hộ, ông tự soạn lấy và tự
biện hộ cho mình trước tòa. Cuối cùng ông bị
tuyên bố phạm tội 281 phiếu thuận với 278 phiếu chống.
Trong tù, ông không bị hành hình tức khắc
Vì chiếc tàu chở Dèlos chở đồ cúng thần Apollon vừa
mới đi nên không một sự hình hành quan trọng nào xảy
ra trước khi Dèlos trở về. Trong 30 ngày ở
tù, ông nói chuyện cùng với các học trò và
họ đề nghị ông vượt ngục (cf. Criton de Platon).
Trong tù, ông tự nhiên như không vì cho rằng chết
như vậy là giải thoát . Ngày ông uống thuốc độc, ông
dành những giờ phút cuối cùng (Platon) để đối
thoại với các bạn ông về sự bất diệt của tâm
hồn. Những lời này được ghi trong Phédon
của Platon.
Trong tù, ông tự nhiên như không vì cho rằng chết
như vậy là giải thoát. Ông bình tĩnh bàn về sự
bất diệt của linh hồn rồi bưng ly thuốc độc uống
bình thản trong lúc các học trò ông đau đớn khóc lóc.
Về sự biện hộ của ông trước tòa án, sự từ chối
vượt ngục, can đảm uống ly thuốc độc, Platon đã
viết lại bằng ba vài văn có giá trị: l'Apologie, le Créton
và le Phédon.
Công trình:
Socrate không viết sách mà chỉ dạy người
dân Athènes trực tiếp nên tuy được xem là một trong những
hiền triét lớn của Hy Lạp. Nhưng những tư tưởng của
ông đã được Platon, Xéphonon và Aristote ghi chép và
để lại:
Tóm tắt tư tưởng của Socrate:
1) Hãy tự biết lấy chính mình (Connais-toi toi-même)
Theo ông, sự tự hiểu biết sẽ làm cho con người sống
theo lẽ phải tức là sống đạo đức.
2) Con người không hề muốn hung ác tàn bạo
3) Việc gọi là tốt khi nó nó ích (le bien réduit à
l'utile)
4) Ðạo đức là khoa học là lối sống (La vertu réduit
çà la science)
5) Hạnh phúc có được khi nó dung hòa với đạo đức
6) Ðiều bị bắt buộc phải làm cũng là điều hữu ích
Cách giảng dạy:
Ông không có trường lớp. Trường của ông là agora,
nơi công cộng tại các chợ ngày xưa. Ông nói chuyện
với mọi người, bàn về những việc hàng ngày. Ông
nói là ông có sứ mệnh của thần linh là dạy dỗ người
cùng thời và không được làm nghề gì khác
(Platon) nên ông chấp nhận sống nghèo, giảng dạy không
công cho mọi người.
Phương pháp dạy của ông là đàm thoại, gồm hai phần:
2) Phần biện pháp: Ông
giúp cho người đối thoại hiểu và tự tìm lấy câu trả
lời. Ông nói: "Mẹ tôi đỡ đẻ cho sản
phụ, còn tôi đỡ đẻ cho những bộ óc"
©
http://vietsciences.free.fr
và http://vietsciences.org
Võ Thị Diệu Hằng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét