...Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước
mắt đầm đìa ; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân
thù; dẫu cho thân ta phơi ngoài nội cỏ, thây ta bọc trong da ngựa, cũng
nguyện xin làm...
Trích bản dịch Hịch Tướng Sĩ của Hưng Đạo Vương
----oOo---
Mục Lục Phần III
- Lời ngỏ
- Triều Đại Tiêu Sơn
- Đại Phá Quân Nguyên Lần I
- Đại Phá Quân Nguyên Lần II
- Đại Phá Quân Nguyên Lần III
- Anh Hùng Phá Nguyên
***
Lời Ngỏ
Vẫn
như hai phần đầu. Với mục đích giới thiệu thêm về những tấm gương anh
hùng bất khuất của Dân tộc, những Tiền Nhân đã từng bao phen đánh tan
quân xâm lược, cho dù chỉ là "châu chấu đá xe",
từng làm khiếp đảm bao triều đình phương Bắc. Chúng tôi đã Biên Soạn từ
những tư liệu và hình ảnh trên Internet, trong đó, chủ yếu từ các quyển
Sử Nước Nhà như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ
Liên...,Việt Nam Sử Lược Của Trần Trọng Kim, cùng nhiều trang mạng khác
như Wikipedia, huyenthoai.org...Kính mong tất cả thông cảm cho những
sai, sót khi không thể nêu lên hết nhưng trang mạng mà chúng tôi có lấy
tư liệu để Biên Soạn Tập Hùng Ca Sử Việt.
Huỳnh Hữu Đức
LÝ THÁI-TỔ KHỞI NGHIỆP. Lý công Uẩn 李 公 蘊
người ở làng Cổ-pháp, nay thuộc về huyện Đông-ngạn, phủ Từ-sơn, tỉnh
Bắc-ninh (ở làng Đình-bảng có lăng và đền thờ nhà Lý). Lên ba tuổi được
sư ở chùa Cổ-pháp tên là Lý khánh Văn 李 慶 文 làm con nuôi, mới đặt tên là Lý công Uẩn.
Công Uẩn lớn lên vào Hoa-lư làm quan nhà Tiền-Lê, đến chức Tả-thân-vệ Điện-tiền Chỉ-huy-sứ 左 親 衛
殿 前 栺 揮 使.
Khi Lê Long Đĩnh mất, thì Lý công Uẩn đã ngoài 35 tuổi. Bấy giờ lòng
người đã oán-giận nhà Tiền-Lê lắm, ở trong triều có bọn Đào Cam Mộc
陶 甘 沐 cùng với sư Vạn Hạnh 萬 行 mưu tôn Lý công Uẩn lên làm vua.
Lý công Uẩn lên ngôi hoàng-đế, tức là vua Thái-tổ nhà Lý 李 太 祖.
Thái-tổ
thấy đất Hoa-lư chật-hẹp không có thể mở-mang ra làm chỗ đô-hội được,
bèn định dời đô về La-thành. Tháng 7 năm Thuận-thiên nguyên-niên (1010),
thì khởi sự dời đô. Khi ra đến La-thành, Thái-tổ lấy cớ có điềm trông
thấy rồng vàng hiện ra, bèn đổi Đại-la thành là Thăng-long thành 昇 龍 城, tức là thành Hà-nội bây giờ. Cải Hoa-lư làm Trường-an phủ và Cổ-pháp làm Thiên Đức phủ.
Kế tiếp là hai đời vua Thái Tông (1028-1054) và Thánh Tông (1054-1072) đến đời Lý Nhân Tông (1072-1127) xảy ra trận chiến với Nhà Tống.
Cuối cùng khi Chiêu-thánh công-chúa lên ngôi, tức là vua Chiêu-hoàng 昭 皇
thì quyền-chính ở cả Trần thủ Độ. Thủ Độ lại tư thông với Trần Thái
hậu, đêm ngày tìm mưu lấy cơ-nghiệp nhà Lý, bèn đòi con các quan vào
trong cung để hầu Chiêu-hoàng, và lại cho cháu là Trần Cảnh 陳 煚 vào làm chức Chính-thủ 正 首. Đến tháng chạp thì Chiêu-hoàng lấy Trần Cảnh và truyền ngôi cho chồng.
Nhà Lý
đến đấy là hết, cả thảy làm vua được 216 năm, truyền ngôi được 9 đời.
Nhà
Lý có công làm cho nước Nam ta nên được một nước cường-thịnh: ngoài thì
đánh nước Tàu, bình nước Chiêm, trong thì chỉnh-đốn việc võ-bị,
sửa-sang pháp-luật, xây vững cái nền tự-chủ. Vì vua Cao-tông hoang chơi,
làm mất lòng người, cho nên giặc-giã nổi lên, loạn thần nhiễu sự. Vua
Huệ-tông lại nhu-nhược bỏ việc chính-trị, đem giang-sơn phó-thác cho
người con gái còn đang thơ-dại, khiến cho kẻ gian-hùng được nhân dịp mà
lấy giang-sơn nhà Lý và lập ra cơ-nghiệp nhà Trần vậy.
Triều Đại Tiêu Sơn
Bắc phạt thời Tiêu-sơn.
Thời Lý (1010-1225) các văn gia xưa gọi là thời Tiêu-sơn, vì Tiêu-sơn là ngọn núi phát tích ra triều Lý.
Thời nào Đại-Việt ta cũng có những vị anh hùng xả thân cứu nước. Công nghiệp của các ngài, thành cũng nhiều, mà bại cũng lắm. Dù thành, dù bại, sau khi các ngài lìa thế thì hoặc dân chúng, hoặc các triều đại kế tiếp đều lập đền thờ, để tưởng nhớ huân-công. Ngoài chính sử ra, tại đền thờ các ngài, thường có cuốn phổ (còn gọi là ngọc phổ hay ngọc phả) chép hành trạng. Năm 1407, Trương Phụ, Mộc Thạch đã phá hầu hết di-tích, đền-miếu thờ các ngài đã đành, mà còn thu tất cả các cuốn phổ mang về Kim-lăng. Năm 1428, vua Lê Thái-tổ tái lập nền tự-trị, một số di-tích, đền-miếu được trùng-tu, được tái-tạo. Những cuốn phổ cũng được chép lại theo trí nhớ, thành ra tam sao thất bản, không còn đúng với sự thực. Lại nữa người Việt có tục kiêng húy, nên những di-tích, đền-miếu tuy đã dựng lại, mà đôi khi người sau không còn nhớ được họ, tên các ngài.
Về việc đánh Tống có sáu lần, thì trong đó có năm lần đánh sang lãnh thổ Trung-quốc và một lần kháng chiến chống xâm-lăng.
Chùa Cổ Pháp, tương truyền đây là nơi Lý Thái Tồ sống thuở nhỏ.
Lần thứ nhất,
Do vua Lý Thái-tổ ban chỉ, Khai-Thiên vương tổng chỉ huy, đánh sang trại Như-hồng của Tống, để trừng phạt quân Tống tại đây thường vượt biên sang Đại Việt cướp bóc. Toàn thắng. Cuộc chiến tranh có tính cách trừng phạt một khê-động.
Lần thứ nhì ,
Do Khai-Quốc vương lãnh đạo, tổng chỉ huy là công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hòa và phò-mã Thân Thừa-Quý. Mục đích chiếm lại mấy châu động đã mất về Tống, do các biên thần Tống chủ trương. Toàn thắng. Cuộc chiến có tính cách tự vệ, dằn mặt các biên thần Quảng-Tây. Tống triều không chủ trương.
Lần thứ ba,
Dưới thời vua Thái-tông, do Khai-Quốc vương lãnh đạo (1053), mục đích chiếm lại lãnh thổ thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng, bị người Hán chiếm mất, rồi đẩy dân Việt về sống ở vùng Bắc-cương thành 207 trang-động. Cuộc khởi binh thành công, đưa Nùng Trí-Cao lên làm vua, lấy lãnh thổ vùng Quảng-Đông, Quảng-Tây, Quý-châu lập thành nước Đại-Nam. Cuộc ra quân này, đã thuật chi tiết trong bộ Anh-linh thần võ tộc Việt. Lúc đầu thắng, sau bị bại. Cuộc chiến tranh có tính cách toàn diện. Đại-Việt không ra mặt khai chiến với Tống. Tống biết, nhưng không dám trả thù.
Lần thứ tư,
Cũng do Khai-Quốc vương lãnh đạo, diễn ra dưới thời vua Thánh-tông. Người tổng chỉ huy là công-chúa Bình-Dương với phò mã Thân Thiệu-Thái (1059-1060). Mục đích cuộc Bắc phạt này là chiếm lại một số trang động do các bộ tộc thiểu số tự trị; bị Tống lấn chiếm, hoặc chiêu dụ phản Việt theo Tống. Sau khi chiếm lại các trang đã mất, trả đất cho các tộc bị mất, quân Việt tiến sâu vào vùng Tả-giang, Hữu-giang, chiếm hơn mười ải, giết nhiều tướng Tống. Tống cực kỳ phẫn uất, nhiều đại thần khuyên vua Tống Nhân-tông đem quân sang đánh Đại-Việt để trừng phạt; nhân đó chiếm nước đặt làm quận huyện. Ngặt vì bấy giờ phía Tây, Tống đang mắc họa với Hạ, phía Bắc thì Liêu chiếm đất, đòi cống vàng lụa; vả vua Tống cũng sợ binh hùng tướng mạnh của Đại-Việt, nên bàn hòa. Công-chúa Bình-Dương đòi nhiều điều kiện khắt khe mới chịu rút quân. Tống cũng phải nhượng. Thắng toàn diện. Chiến công oanh liệt trên thuật trong bộ Nam-quốc sơn-hà. Đến đây chiến cuộc leo thang. Đại-Việt ra mặt khai chiến với Tống, nhưng để cho công chúa Bình-Dương, phò-mã Thân Thiệu-Thái làm.
Lần thứ năm,
Diễn ra dưới thời vua Nhân-tông vào năm 1075, bấy giờ vua mới chín tuổi, Linh-Nhân hoàng thái hậu phụ chính. Vua còn thơ, chư sự lớn nhỏ đều do Linh-Nhân hoàng thái hậu quyết định. Nguyên do: Vua Tống Thần-tông dùng những cải cách về kinh-tế, nông-nghiệp, binh-bị, tài-chánh của Vương An-Thạch từ năm 1066, đã được chín năm, khiến binh lực trở thành hùng hậu, quốc-sản sung túc. Nhà vua muốn nhân đó tiến quân lên Bắc đánh Liêu, chiếm lại đất cũ, để rửa nhục. Nhưng Vương An-Thạch lại khuyên nên đánh Đại-Việt trước. Sau khi bại Đại-Việt, thì Chiêm-thành, Chân-lạp, Ai-lao, Xiêm-la, Đại-lý phải quy hàng. Bấy giờ dùng nhân lực, tài lực sáu nước, đem lên Bắc, thì thắng Liêu dễ dàng. Vua nghe theo, bí mật cho các châu Nam biên luyện binh, tích trữ lương thảo. Cuộc chuẩn bị được ba năm, thì bị Đại-Việt biết được. Linh-Nhân hoàng thái hậu quyết định: Ngồi yên đợi giặc, sao bằng mình ra tay trước. Mục đích cuộc hành quân là phá hết các kho lương thảo, vũ khí, thành trì, cầu cống, diệt các đạo quân mới huấn luyện của Nam thùy Tống. Thế là cuộc Bắc phạt nổ ra vào cuối năm 1075. Quân Việt tiến đánh 18 ải dọc biên thùy Tống, rồi công phá các châu Khâm, Liêm, Ung, Dung, Nghi, Bạch, cùng diệt viện quân ở núi Đại-giáp. Nhiệm vụ chu toàn rồi, quân Việt rút về. Thắng toàn diện. Đến đây Đại-Việt ra mặt khai chiến với Tống. Cả hai bên cùng đem toàn lực ra đối phó với nhau.
Triều Đại Tiêu Sơn
Bắc phạt thời Tiêu-sơn.
Thời Lý (1010-1225) các văn gia xưa gọi là thời Tiêu-sơn, vì Tiêu-sơn là ngọn núi phát tích ra triều Lý.
Thời nào Đại-Việt ta cũng có những vị anh hùng xả thân cứu nước. Công nghiệp của các ngài, thành cũng nhiều, mà bại cũng lắm. Dù thành, dù bại, sau khi các ngài lìa thế thì hoặc dân chúng, hoặc các triều đại kế tiếp đều lập đền thờ, để tưởng nhớ huân-công. Ngoài chính sử ra, tại đền thờ các ngài, thường có cuốn phổ (còn gọi là ngọc phổ hay ngọc phả) chép hành trạng. Năm 1407, Trương Phụ, Mộc Thạch đã phá hầu hết di-tích, đền-miếu thờ các ngài đã đành, mà còn thu tất cả các cuốn phổ mang về Kim-lăng. Năm 1428, vua Lê Thái-tổ tái lập nền tự-trị, một số di-tích, đền-miếu được trùng-tu, được tái-tạo. Những cuốn phổ cũng được chép lại theo trí nhớ, thành ra tam sao thất bản, không còn đúng với sự thực. Lại nữa người Việt có tục kiêng húy, nên những di-tích, đền-miếu tuy đã dựng lại, mà đôi khi người sau không còn nhớ được họ, tên các ngài.
Về việc đánh Tống có sáu lần, thì trong đó có năm lần đánh sang lãnh thổ Trung-quốc và một lần kháng chiến chống xâm-lăng.
Chùa Cổ Pháp, tương truyền đây là nơi Lý Thái Tồ sống thuở nhỏ.
Lần thứ nhất,
Do vua Lý Thái-tổ ban chỉ, Khai-Thiên vương tổng chỉ huy, đánh sang trại Như-hồng của Tống, để trừng phạt quân Tống tại đây thường vượt biên sang Đại Việt cướp bóc. Toàn thắng. Cuộc chiến tranh có tính cách trừng phạt một khê-động.
Lần thứ nhì ,
Do Khai-Quốc vương lãnh đạo, tổng chỉ huy là công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hòa và phò-mã Thân Thừa-Quý. Mục đích chiếm lại mấy châu động đã mất về Tống, do các biên thần Tống chủ trương. Toàn thắng. Cuộc chiến có tính cách tự vệ, dằn mặt các biên thần Quảng-Tây. Tống triều không chủ trương.
Lần thứ ba,
Dưới thời vua Thái-tông, do Khai-Quốc vương lãnh đạo (1053), mục đích chiếm lại lãnh thổ thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng, bị người Hán chiếm mất, rồi đẩy dân Việt về sống ở vùng Bắc-cương thành 207 trang-động. Cuộc khởi binh thành công, đưa Nùng Trí-Cao lên làm vua, lấy lãnh thổ vùng Quảng-Đông, Quảng-Tây, Quý-châu lập thành nước Đại-Nam. Cuộc ra quân này, đã thuật chi tiết trong bộ Anh-linh thần võ tộc Việt. Lúc đầu thắng, sau bị bại. Cuộc chiến tranh có tính cách toàn diện. Đại-Việt không ra mặt khai chiến với Tống. Tống biết, nhưng không dám trả thù.
Lần thứ tư,
Cũng do Khai-Quốc vương lãnh đạo, diễn ra dưới thời vua Thánh-tông. Người tổng chỉ huy là công-chúa Bình-Dương với phò mã Thân Thiệu-Thái (1059-1060). Mục đích cuộc Bắc phạt này là chiếm lại một số trang động do các bộ tộc thiểu số tự trị; bị Tống lấn chiếm, hoặc chiêu dụ phản Việt theo Tống. Sau khi chiếm lại các trang đã mất, trả đất cho các tộc bị mất, quân Việt tiến sâu vào vùng Tả-giang, Hữu-giang, chiếm hơn mười ải, giết nhiều tướng Tống. Tống cực kỳ phẫn uất, nhiều đại thần khuyên vua Tống Nhân-tông đem quân sang đánh Đại-Việt để trừng phạt; nhân đó chiếm nước đặt làm quận huyện. Ngặt vì bấy giờ phía Tây, Tống đang mắc họa với Hạ, phía Bắc thì Liêu chiếm đất, đòi cống vàng lụa; vả vua Tống cũng sợ binh hùng tướng mạnh của Đại-Việt, nên bàn hòa. Công-chúa Bình-Dương đòi nhiều điều kiện khắt khe mới chịu rút quân. Tống cũng phải nhượng. Thắng toàn diện. Chiến công oanh liệt trên thuật trong bộ Nam-quốc sơn-hà. Đến đây chiến cuộc leo thang. Đại-Việt ra mặt khai chiến với Tống, nhưng để cho công chúa Bình-Dương, phò-mã Thân Thiệu-Thái làm.
Lần thứ năm,
Diễn ra dưới thời vua Nhân-tông vào năm 1075, bấy giờ vua mới chín tuổi, Linh-Nhân hoàng thái hậu phụ chính. Vua còn thơ, chư sự lớn nhỏ đều do Linh-Nhân hoàng thái hậu quyết định. Nguyên do: Vua Tống Thần-tông dùng những cải cách về kinh-tế, nông-nghiệp, binh-bị, tài-chánh của Vương An-Thạch từ năm 1066, đã được chín năm, khiến binh lực trở thành hùng hậu, quốc-sản sung túc. Nhà vua muốn nhân đó tiến quân lên Bắc đánh Liêu, chiếm lại đất cũ, để rửa nhục. Nhưng Vương An-Thạch lại khuyên nên đánh Đại-Việt trước. Sau khi bại Đại-Việt, thì Chiêm-thành, Chân-lạp, Ai-lao, Xiêm-la, Đại-lý phải quy hàng. Bấy giờ dùng nhân lực, tài lực sáu nước, đem lên Bắc, thì thắng Liêu dễ dàng. Vua nghe theo, bí mật cho các châu Nam biên luyện binh, tích trữ lương thảo. Cuộc chuẩn bị được ba năm, thì bị Đại-Việt biết được. Linh-Nhân hoàng thái hậu quyết định: Ngồi yên đợi giặc, sao bằng mình ra tay trước. Mục đích cuộc hành quân là phá hết các kho lương thảo, vũ khí, thành trì, cầu cống, diệt các đạo quân mới huấn luyện của Nam thùy Tống. Thế là cuộc Bắc phạt nổ ra vào cuối năm 1075. Quân Việt tiến đánh 18 ải dọc biên thùy Tống, rồi công phá các châu Khâm, Liêm, Ung, Dung, Nghi, Bạch, cùng diệt viện quân ở núi Đại-giáp. Nhiệm vụ chu toàn rồi, quân Việt rút về. Thắng toàn diện. Đến đây Đại-Việt ra mặt khai chiến với Tống. Cả hai bên cùng đem toàn lực ra đối phó với nhau.
Kết quả cuộc Bắc phạt vĩ đại :
Cuộc ra quân của Việt lần này quá lớn lao, phá nát kế hoạch cải cách của Tống ở Giang-Nam. Quá uất hận, Tống chịu nhục; nhường Hạ ở phía Tây, cắt đất dâng cho Liêu ở phương Bắc... để cho rảnh tay, rồi họ mang quân nghiêng nước sang định chiếm Đại-Việt đặt làm quận huyện (1076-1077). Nhưng Tống lại bị thất bại phải rút quân về, và chịu hòa. Người có hùng tâm, tráng-chí, lãnh đạo là một thiếu phụ ở tuổi ba mươi, đó là Linh-Nhân hoàng thái hậu (Ỷ-Lan). Còn người Tổng chỉ huy cuộc vượt biên Bắc phạt là Lý Thường-Kiệt, Tôn Đản, Lý Hoằng-Chân, Lý Chiêu-Văn, Lý Kế-Nguyên.
Cuộc ra quân của Việt lần này quá lớn lao, phá nát kế hoạch cải cách của Tống ở Giang-Nam. Quá uất hận, Tống chịu nhục; nhường Hạ ở phía Tây, cắt đất dâng cho Liêu ở phương Bắc... để cho rảnh tay, rồi họ mang quân nghiêng nước sang định chiếm Đại-Việt đặt làm quận huyện (1076-1077). Nhưng Tống lại bị thất bại phải rút quân về, và chịu hòa. Người có hùng tâm, tráng-chí, lãnh đạo là một thiếu phụ ở tuổi ba mươi, đó là Linh-Nhân hoàng thái hậu (Ỷ-Lan). Còn người Tổng chỉ huy cuộc vượt biên Bắc phạt là Lý Thường-Kiệt, Tôn Đản, Lý Hoằng-Chân, Lý Chiêu-Văn, Lý Kế-Nguyên.
...Ta
thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm
đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu
cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa,
cũng nguyện xin làm...
Trích bản dịch Hịch Tướng Sĩ của Hưng Đạo Vương
Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần thứ nhất
là cách người Việt Nam gọi cuốc chiến đấu của Toàn dân Đại Việt chống
lại đội quân của Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy vào trong khoảng
thời gian nửa tháng cuối tháng 1 năm 1258 (hay năm Nguyên Phong thứ 7).
Cuộc chiến mở đầu với thất bại của quân Đại Việt trong trận Bình Lệ
Nguyên, nhưng cuối cùng họ đã đại phá quân Nguyên trong trận Đông Bộ
Đầu. Cuộc chiến này đã kết thúc với Chiến thắng của nước Đại Việt, ghi
dấu công lao của vua Trần Thái Tông trong việc lãnh đạo quân dân chiến
đấu chống quân xâm lược.
Trong khi nhà Lý mất ngôi, nhà Trần lên làm vua ở An-nam, thì nhà Tống bên Tàu bị người Mông-cổ đánh phá.
Nguyên
ở phía bắc nước Tàu có một dân-tộc gọi là Mông-cổ 蒙 古, ở vào khoảng
thượng-lưu sông Hắc-long-giang (Amour). Người Mông-cổ hung-tợn, mà lại
có tính hiếu chiến, người nào cưỡi ngựa cũng giỏi, và bắn tên không ai
bằng. Binh-lính thường là quân kị, mà xếp-đặt thành cơ nào đội ấy, thật
là có thứ-tự, và người nào cũng tinh nghề chiến-đấu.
Bởi
tính-chất và binh-pháp của người Mông-cổ như thế, cho nên
Thiết-mộc-chân (Témoudjine) tức là Thành-cát tư-hãn (Gengis khan),
miếu-hiệu là Nguyên Thái-tổ, mới chiếm giữ được cả vùng Trung-Á, cùng
đất Ba-tư, sang đến phía đông-bắc Âu-la-ba. Sau quân Mông-cổ lại lấy
được nước Tây-hạ, phía tây-bắc nước Tàu, dứt được nước Kim và tràn sang
đến nước Triều-tiên (Cao-ly).
Thành-cát-tư-hãn
mất, người con thứ ba là A-loa đài (Agotai) lên làm vua tức là Nguyên
Thái-tông. A-loa-đài truyền cho con là Quí-do (Gouyouk) tức là Nguyên
Định-tông.
Quí-do
làm vua được non ba năm thì mất, ngôi vua Mông-cổ về chi khác. Người em
con nhà chú là Mông-kha (Mong-ké) lên làm vua, tức là Nguyên Hiến-tông.
Mông-kha
sai hai em là Hạt-lỗ (Houlagen) sang kinh-lý việc nước Ba-tư, và
Hốt-tất-liệt (Koubilai) sang đánh nhà Tống bên Tàu. Trong khi quân
Mông-cổ đang đánh nhà Tống, thì Mông-kha mất, Hốt-tất-liệt phải rút binh
về lên ngôi vua, tức là Nguyên Thế-tổ. Hốt-tất-liệt lên làm vua rồi đổi
quốc hiệu là Nguyên.
Chiếm Đại Việt nằm trong chiến lược tổng thể của quân đội Mông Cổ nhằm tiêu diệt Nam Tống. Bốn cánh quân Mông Cổ sẽ tấn công Nam Tống từ những địa điểm khác nhau từ phía Nam và phía Tây. Nắm quyền chỉ huy 3 cánh quân kia là Mông Kha, Hốt Tất Liệt và Tháp Sát Nhi.Cánh quân còn lại – cánh quân thứ tư, sau khi chiếm Đại Việt sẽ đánh thốc vào Nam Tống từ mạn cực Nam. Tổng chỉ huy của cánh quân thứ tư là Ngột Lương Hợp Thai
Chiếm Đại Việt nằm trong chiến lược tổng thể của quân đội Mông Cổ nhằm tiêu diệt Nam Tống. Bốn cánh quân Mông Cổ sẽ tấn công Nam Tống từ những địa điểm khác nhau từ phía Nam và phía Tây. Nắm quyền chỉ huy 3 cánh quân kia là Mông Kha, Hốt Tất Liệt và Tháp Sát Nhi.Cánh quân còn lại – cánh quân thứ tư, sau khi chiếm Đại Việt sẽ đánh thốc vào Nam Tống từ mạn cực Nam. Tổng chỉ huy của cánh quân thứ tư là Ngột Lương Hợp Thai
Khi
Mông-kha hãy còn, Hốt-tất-liệt đem quân sang đánh nhà Tống, có sai một
đạo quân đi đánh nước Đại-lý 大 理 (thuộc tỉnh Vân-nam bây giờ) tướng
Mông-cổ là Ngột-lương-hợp-thai 兀 良 合 台 (Wouleangotai) sai sứ sang bảo
vua Trần Thái-tông về thần-phục Mông-cổ.
Thái-tông
không những là không chịu, lại bắt giam sứ Mông-cổ, rồi sai Trần quốc
Tuấn 陳 國 峻 đem binh lên giữ ở phía Bắc. Bấy giờ là năm đinh-tị (1257).
Triều
đình Nhà Trần đã đề ra kế hoạch chặn địch và tiêu diệt chúng từ xa
trước kinh thànhThăng Long. Nhưng đồng thời, cũng dự kiến phương án khi
cần sẽ rút khỏi kinh thành.
Quân
đội của Ngột Lương Hợp Thai gồm kỵ binh Mông Cổ và quân sĩ người Di.
Tổng cộng là cỡ 2,5 vạn. Tiên phong là tướng Aju và Triệt Triệt Đô (
Cacakdu ) . Ngoài ra, trong quân đội Mông Cổ còn có phò mã của Mông Cổ
là Hoài Đô (Quaidu). Đi tiên phong là Đoàn Hưng Trí tướng của vua Đại Lý
đã đầu hàng. Theo sách Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam thì quân Mông Cổ có khoảng 2 đến 3 vạn, cộng với 2 vạn quân Đại Lý đầu hàng, tổng số là khoảng 4 đến 5 vạn.
Quân
Đại Việt, gồm quân cấm vệ và quân các lộ khoảng 10 vạn,gồm bộ binh, kỵ
binh, tượng binh và thuỷ binh đã được thao luyện chu đáo.
Đạo
quân của Ngột Lương Hợp Thai không thật đông nếu nhìn về số lượng tuyệt
đối. Tuy vậy, quân Mông Cổ, như đã được chứng minh qua quá trình tác
chiến của mình, hầu như luôn thua sút về quân số so với đối phương của
họ, ít nhất là theo tỷ lệ 1:2, tức là nhiều ra thì số quân nhân của họ
cũng chỉ bằng nửa so với đối phương.
Một
đặc điểm nữa của đạo quân này là trong thành phần lãnh đạo, nó quy tụ
tới 50 chư vương của triều đình Mông Cổ và phò mã Mông Cổ tên là Hoài
Đô. Đây là những quan có liên hệ huyết thống hoặc hôn nhân với gia đình
thống trị của vương triều Mông Cổ. Nhà sử học cổ trung đại người Ba Tư
là Rasid ud-Din chép:
...hãn
còn phái năm mươi chư vương ... trong số con cháu của Sát Hợp Đài (con
thứ hai của Thành Cát Tư Hãn) có một người tên là An-bi-ska (Abiska)
Tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai sau khi chiếm được nước Đại Lý, bèn từ Vân-nam đem quân sang địa-phận An-nam, đi đường sông Thao-giang, tỉnh Hưng-hóa, xuống đánh Thăng-long.
Trần quốc Tuấn ít quân đánh không nổi, lùi về đóng ở Sơn-tây. Quân Mông-cổ kéo tràn xuống đến sông Thao.
Thái-tông phải ngự giá thân chinh, tự đi dẫn đầu xông vào mũi tên hòn đạn; quan quân cứ dần dần rút lui. Nhà vua ngoảnh trông 2 bên, chỉ thấy có Lê Phụ Trần một mình cưỡi ngựa ra vào trong trận giặc, nhan sắc bình tĩnh như thường. Bấy giờ có người khuyên nhà vua đóng quân ở đấy để chỉ huy việc đánh giặc. Lê Phụ Trần can rằng: "Nếu bây giờ bệ hạ làm như thế, thì chỉ như người dốc hết túi tiền để đánh nốt canh bạc mà thôi. Tôi tưởng hãy nên lánh đi, không nên khinh thường mà nghe người ta được". Nhà vua nghe lời, lui quân đóng ở sông Phú Lương, Phụ Trần đi sau cùng để tập trung quân. Lúc ấy quân Mông Cổ đuổi gấp, bắn tứ tung, Phụ Trần lấy cái sạp thuyền che đỡ cho nhà vua được thoát nạn.
Mông-cổ
tiến lên đánh đuổi quân nhà Trần đến Đông-bộ-đầu (phía đông sông Nhị-hà
ở hạt huyện Thượng-phúc). Thái-tông phải bỏ kinh-đô, chạy về đóng ở
sông Thiên-mạc (về hạt huyện Đông-an, tỉnh Hưng-yên).
Có lúc nhà vua ngự chiếc thuyền nhỏ, tới thuyền của Thái uý Nhật Hiệu để hỏi kế hoạch. Nhật Hiệu đương ngồi tựa vào thuyền, không thể đứng dậy được, chỉ lấy nước viết ở bên mạn thuyền hai chữ "nhập Tống" . Nhà vua hỏi đội quân Tinh Cương ở đâu. Nhật Hiệu thưa rằng: "Đã cho triệu tập, nhưng không thấy đến".
Nhà vua lập tức dời thuyền đến hỏi Thái sư là Thủ Độ, Thủ Độ thưa rằng: "Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo nghĩ đến chuyện khác cho phiền lòng". Thái-tông nghe thấy Thủ Độ nói cứng-cỏi như thế, trong bụng mới yên.
Có lúc nhà vua ngự chiếc thuyền nhỏ, tới thuyền của Thái uý Nhật Hiệu để hỏi kế hoạch. Nhật Hiệu đương ngồi tựa vào thuyền, không thể đứng dậy được, chỉ lấy nước viết ở bên mạn thuyền hai chữ "nhập Tống" . Nhà vua hỏi đội quân Tinh Cương ở đâu. Nhật Hiệu thưa rằng: "Đã cho triệu tập, nhưng không thấy đến".
Nhà vua lập tức dời thuyền đến hỏi Thái sư là Thủ Độ, Thủ Độ thưa rằng: "Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo nghĩ đến chuyện khác cho phiền lòng". Thái-tông nghe thấy Thủ Độ nói cứng-cỏi như thế, trong bụng mới yên.
Quân
Mông-cổ vào thành Thăng-long, thấy ba người sứ Mông-cổ còn phải trói,
giam ở trong ngục, đến khi cởi trói ra thì một người chết.
Ngột-lương-hợp-thai thấy thế tức giận quá, cho quân ra giết phá cả nam
phụ lão ấu ở trong thành.
Được ít lâu quân Mông-cổ ở nước Nam không quen thủy-thổ xem ra bộ mỏi-mệt.
Nửa đêm ngày28 tháng 1 năm 1258, từ nơi trú quân là Hoàng Giang, Trần Thái Tông cùng Thái tử Trần Hoảng (Sau là vua Trần Thánh Tông) ngự lâu thuyền ngược sông, bất ngờ đánh thẳng vào quân Mông Cổ.
Quân Mông Cổ cho rằng lực lượng quân Trần đã kiệt quệ sau trận thua đầu nên rất chủ quan, do đó khi bị tập kích đã không kịp trở tay, bị thua to. Sau khi bị phá tan tại Đông Bộ Đầu, quân Mông Cổ không giữ nổi Thăng Long nữa. Họ đồng loạt tháo chạy thẳng về Vân Nam.
Nửa đêm ngày28 tháng 1 năm 1258, từ nơi trú quân là Hoàng Giang, Trần Thái Tông cùng Thái tử Trần Hoảng (Sau là vua Trần Thánh Tông) ngự lâu thuyền ngược sông, bất ngờ đánh thẳng vào quân Mông Cổ.
Quân Mông Cổ cho rằng lực lượng quân Trần đã kiệt quệ sau trận thua đầu nên rất chủ quan, do đó khi bị tập kích đã không kịp trở tay, bị thua to. Sau khi bị phá tan tại Đông Bộ Đầu, quân Mông Cổ không giữ nổi Thăng Long nữa. Họ đồng loạt tháo chạy thẳng về Vân Nam.
Như
khi mới tiến quân vào, quân Mông Cổ rút chạy theo dọc sông Thao, nhưng
theo con đường bộ ở phía tả ngạn. Quân Mông rút lui quá nhanh, ngoài cả
dự tính của nhà Trần khiến vua Trần chưa kịp bố trí lực lượng đón đánh.
Tuy nhiên khi đến Quy Hóa (vùng Lào Cai Yên Bái), quân Mông bị chủ trại
là Hà Bổng, một thổ quan, tập kích kịch liệt. Trong số quân của Hà Bổng
có những người Thái chạy từ nước Đại Lý vừa bị Mông Cổ diệt sang theo
Đại Việt, muốn trả thù người Mông Cổ nên đã đánh rất hăng khiến quân
Mông Cổ khốn đốn; chỉ vì số quân của Hà Bổng ít người nên thiệt hại của
quân Mông Cổ không lớn.
Trên
đường rút về, do sợ bị quân Trần truy đuổi đằng sau, quân Mông Cổ không
cướp phá dân chúng, do đó người Việt mỉa mai gọi là "giặc Bụt". Nguyên sử chép trên tư thế "thiên triều" không chịu nhận thất bại, ghi rằng:
- Quan quân chiếm được kinh thành nước Nam, ở lại 9 ngày, vì khí hậu nóng nực nên rút quân về. Lại sai sứ giả gọi Man vương Trần Nhật Cảnh về, trả lại nước cho. Quan quân tuần tiễu... không cướp phá dân chúng, nên dân Man gọi là giặc Bụt
Chiến
thắng của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông
lần thứ nhất đã ghi dấu công lao của vua Trần Thái Tông. Sau này vua
Trần Nhân Tông đã ghi lại dư âm của chiến thắng năm 1258 trong niên hiệu
Nguyên Phong bằng mấy câu thơ:
- Bạch đầu quân sĩ tại
- Vãng vãng thuyết Nguyên Phong
Dịch:
- Người lính già tóc bạc
- Kể mãi chuyện Nguyên Phong
x X x
Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn
Hùng Ca Sử Việt Phần 3 gồm 3 phần:
Hùng Ca Sử Việt Phần 3 : Phá Nguyên Lần 3 Hùng Ca Sử Việt 3 : Phần 2 Hùng Ca Sử Việt 3 : Đại Phá Nguyên Mông Lần 1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét