222. PHÂN TÍCH KHÔNG RÕ
Nay
có kẻ vào vườn người ta hái trộm đào, mận thì ai nghe cũng chê cười,
quan bắt được tất trừng phạt. Tại sao vậy? - Tại người ấy làm điều bất
nghĩa, lấy của người để làm lợi cho mình.
Kẻ vào nhà người ta bắt
trộm gà vịt, chó lợn so với kẻ vào vườn nhà người ta hái trộm đào mận
thì lại là bất nghĩa hơn nữa. Tại sao vậy? - Tại lấy của người càng
nhiều thì bất nhân càng to, tội càng nặng.
Kẻ vào chuồng người ta
bắt trộm trâu, dê, ngựa so với kẻ vào nhà người ta bắt trộm gà vit, chó
lợn thì lại là bất nghĩa hơn nữa. Tại sao vậy? - Tại lấy của người càng
nhiều thì bất nhân càng to, tội càng nặng.
Kẻ giết người lương
thiện, ăn cướp của cải đồ đạc của người ta, so với kẻ vào chuồng trộm
trâu bò, dê ngựa thì lại là kẻ bất nghĩa hơn nữa. Tại sao vậy? - Tại
giết người lấy của, bất nhân to lắm, tội càng nặng lắm.
Giết
người là một điều bất nghĩa, tất phải chịu một tử tội. Cứ cái lẽ ấy mà
nói rộng ra: giết mười người tất phải chịu mười tử tội, giết trăm người
tất phải chịu trăm tử tội...
Nay, những kẻ làm điều bất nghĩa nhỏ
mọn, tầm thường như nói trên thì biết chê cười. Đến như những việc bất
nghĩa thậm tệ như cướp nước người, tàn sát sinh linh hàng ức
vạn...thường khi thiên hạ không biết chê cười lại còn hùa theo và khen
ngợi cho là "nghĩa" và ca tụng ghi chép công đức; như thế thì có gọi
được là biết phân biệt "nghĩa" với "bất nghĩa" hay không?
Kẻ nào mà lúc thấy đen ít bảo là đen, lúc thấy đen nhiều lại bảo là trắng, thì ta cho kẻ ấy là người không biết đen với trắng.
Kẻ nào nếm đắng ít cho là đắng, lúc nếm đằng nhiều cho là ngọt, thì ta cho kẻ ấy là người không biết phân biệt đắng và ngọt.
Thiên hạ bây giờ phân biệt phải trái hay lầm lẫn lắm!
Mặc Tử
LỜI BÀN
Tác
giả vốn là một nhà kiêm ái nên cốt ý muốn công kích sự tranh đoạt mà
khuyến khích người ta không nên hại lẫn nhau, vì đã có ý hại nhau tất
chiếm đoạt của nhau, đều là có bụng tổn nhiều để cầu lợi cho mình cả.
Cho nên, muốn viện lẽ gì để buộc tội ác cho người ta mà mua tiếng hay
cho mình thì cũng là bất nghĩa đáng chê cả. Thế mà ngán thay thiên hạ
đã không biết chê thì chớ, lại còn theo, còn khen, thực là có khác nào
như nối giáo cho giặc để tâng bốc thúc đẩy những kẻ làm điều bất nghĩa
lên không. Kẻ làm điều bất nghĩa thường vẫn sợ dư luận của thiên hạ lầm
lẫn đến thế, thì điều bất nghĩa ở đời càng mạnh, thật là ác hại càng
tăng, biết bao giờ nhân tâm biến đổi mà ai nấy cùng được hưởng cuộc Hòa
bình? Kể từ đời Mặc Tử đến giờ xa cách bao nhiêu thế kỉ mà nhân loại đã
nuốt lẫn nhau, kẻ khỏe hiếp kẻ yếu, kẻ khôn lừa kẻ ngu, kẻ lớn nạt kẻ
nhỏ, số nhiều lấn số ít, xâu xé nhau, tranh cướp nhau, tàn hại nhau,
thực là đắm đuối trong các điều bất nghĩa đáng thương, đáng than thở lắm
thay!
223. KHÔNG YÊU NHAU MỚI LOẠN
Thánh
nhân trị thiên hạ tất phải biết loạn từ đâu mà ra trị thiên hạ thì mới
được, không biết loạn từ đâu thì không trị nổi được thiên hạ. Ví như
thầy thuốc chữa bệnh cho người ta, tất phải biết bệnh căn tự khởi đâu
khởi ra từ mới chữa được, chớ không biết thì chữa không nổi được bệnh.
Người trị loạn có khác gì thế?
Loạn từ đâu mà sinh ra? Sinh ra bởi không yêu nhau.
-
Con không hiếu với cha, tôi không trung với vua thế là loạn đấy. Con
chỉ yêu thân con, không yêu đến cha, cho nên làm thiệt cha để lợi mình;
em chỉ yêu thân em, không yêu đến anh, cho nên làm thiệt anh để lợi
mình; bầy tôi chỉ biết yêu thân mình mà không biết yêu vua cho nên làm
thiệt vua để lợi mình. Thế là loạn đấy.
Tuy đến cả cha mà cũng
không thương con, anh mà cũng không thương em, vua mà cũng không thương
bầy tôi, thế cũng là loạn. Cha chỉ yêu thân cha, không yêu đến con, cho
nên làm thiệt con để mình được lợi; anh chỉ yêu thân anh không yêu đến
em cho nên làm thiệt em để mình anh được lợi; vua chỉ yêu thân vua,
không yêu bầy tôi, cho nên làm thiệt bầy tôi để mình được lợi.
Tại
sao mà sinh ra những điều ấy? Có phải chỉ tại không yêu nhau cả thôi
không? Đến cả quân trộm quân giặc cũng vậy. Thằng trộm chỉ biết yêu nhà
mình, không biết yêu nhà khác, cho nên ăn trộm nhà khác để lợi nhà mình;
thằng giặc chỉ biết yêu thân mình mà chẳng yêu thân người khác, cho nên
sát hạn thân người khác để lợi thân mình. Tại sao mà sinh ra thế? Có
phải chỉ tại không yêu nhau cả mà thôi không?
Cho đến các quan
khuynh loát nhau, các nước chư hầu đánh lẫn nhau, cũng chỉ tại các quan
chỉ biết yêu nhà mình, không yêu nhà khác cho nên hại nhà khác để lợi
cho nhà mình, các nước chỉ biết yêu nước mình không yêu nước khác cho
nên đánh nước khác để lợi cho nước mình.
Ấy thiên hạ sinh ra loạn là bởi như thế cả.
Nếu biết yêu nhau thì còn ai nỡ hại ai, mà thiên hạ làm gì chẳng bình trị.
Mặc Tử
LỜI BÀN
Đại
ý của bài rút lại một câu là: loạn mà sinh ra là chỉ do cái lòng không
yêu nhau hết cả. Cầu lợi cho mình tức là muốn hại người, mà hại người
tất ghét người; ghét người tất người ghét lại mà thành ra không ai được
bình yên, ai cũng chỉ lo toan tranh cướp lấy lẫn của nhau mà thôi. Vậy
muốn cho khỏi loạn tất phải làm sao cho thiên hạ biết yêu nhau. Mà có
yêu nhau thì mới thương nhau; đã yêu thương nhau thì mầm loạn tắt. Đó
chính là cái cốt yêu của Mặc Tử, là cái ý kiêm ái, yêu cả loài người
không phân biệt thân sơ.
Ý Mặc Tử đây cũng giống như ý của Mạnh
Tử nói: "Ở đời, ai nấy đều con cái biết thân yêu cha *** kẻ dưới biết
tôn trọng người trên, thì tự khắc thiên hạ bình trị", nhưng có phần
thống thiết hơn, vì nói đế cả vua trên, cả cha mẹ cũng không thương yêu
tôi con cho nên sinh loạn. Cái thuyết ấy kể thật xác đáng; ở cái đời ai
ai cũng chỉ tự tư, tự lợi, có nói thế mới mong người tỉnh lại được ít
nhiều chăng.
224.Cũng là ăn trộm
Họ Quốc ở nước Tề rất giàu. Họ hướng ở nước Tống rất nghèo. Hướng bèn sang nước Tề hỏi Quốc cách làm giàu.
Quốc bảo:
Ta
chỉ khéo ăn trộm thôi. Thoạt đầu ta ăn trộm một năm thì đủ dùng, hai
năm thì thừa ăn, ba năm thì giàu có, tự đó trở đi tài sản ta có đến cả
làng, cả tỉnh.
Hướng nghe nói, mừng lắm, nhưng khốn chỉ hiểu câu chuyện ăn trộm, chớ không hiểu cái lối ăn trộm ra làm sao.
Lúc về, bèn trèo tường, khoét ngạch, phàm cái gì mắt trông thấy, tay cầm được là cũng lấy tất.
Hướng
đi ăn trộm chưa được bao lâu, bị bắt quả tang, thành phải tội, cả bao
nhiêu của cải lúc trước khó nhọc kiếm ra cũng đều bị tịch thu hết.
Bấy giờ Hướng cho Quốc là đánh lừa mình, đến tận nơi trách.
Quốc hỏi:
Anh ăn trộm thế nào chứ?
Hướng bèn thuật lại cung cách ăn trộm cho Quốc nghe.
Quốc nói:
Chết
thật! Cái lối của anh ăn trộm sai lầm đến như thế kia ư! Này để tôi bảo
rõ cho mà biết. Trời có thời tiết, đất có hoa lợi. Ta ăn trộm thời của
trời, lợi của đất, sự thuận hòa của mưa gió, những sản vật của non sông,
để ta cấy lúa trồng cây, xây tường, làm nhà, trên cạn thì ta ăn trộm
giống chim muông, dưới nước thì ta ăn trộm loài tôm cá. Những cái ấy
không có cái gì là không phải của ăn trộm cả. Này lùa mạ, đất cát, cây
cối, chim muông, cá, ba ba đều là của trời sinh ra cả há có phải của ta
đâu. Song ta ăn trộm của trời, nên không có tai vạ gì.
Còn như
vàng ngọc, chau báu, thóc lúa, của cải đều là người ta làm kiếm ra mới
có, há có phải là của trời đâu. Nên anh ăn trộm những của ấy mà phải tội
là phải lắm, anh còn trách gì ai nữa.
Hướng nghe nói càng nghi hoặc cho là Quốc lại nói dối mình lần nữa, bèn qua nhà Đông Quách tiên sinh đem câu chuyện lại hỏi.
Đông Quách tiên sinh nói:
Chính
cả cái thân anh cũng là của ăn trộm nữa, nghĩa là trộm cái khí âm, khí
dương mà hòa hợp lại thành cái đời, mới có cái xác anh, huống chi ngoại
vật, cái gì mà chẳng là của ăn trộm hay sao. Người ta mà cái gì cũng
nhận là của mình có, đều là lầm cả.
Liệt Tử
Giải nghĩa:
- Đông Quách tiên sinh: một nhà ẩn sĩ đời Xuân Thu.
- Ngoại vật: các vật ngoài cái thân ta.
Lời bàn: tác giả làm bài này cốt bày tỏ cái ý rằng: Cách làm giàu không phải ở sự bon chen cướp nhỏ nhen những cái của người ta làm ra, nhưng ở sự biết lợi dụng những vật của trời đất sinh ra. Chiếm của của riêng của người đã kiếm được, mà làm giàu cho mình, thế là không chính đáng, thế tức là ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp có pháp luật trừng trị, có công lý bắt phải bồi thường lại. Chớ lấy của chung của trời đất, biết lợi dụng những sản vật, thiên nhiên, tuy không phải của mình mà lấy thì khác gì ăn trộm, nhưng trộm cái kho vô tận của tạo hóa, chẳng những không ai buộc được tội, mà người ta lại còn phải phục, phải chịu là tài giỏi khéo lấy nữa. Muôn vật ở đời không phải là của riêng của một ai, hay một loài nào, nhưng của công của cả mọi người, ai khôn thì biết lợi dụng, ai hèn thì chiu bó tay.
Còn cái ý tác giả cho chính thân mình cũng không
phải là của mình lại cao hơn một bậc nữa. Quả vậy cái xác thịt của mình,
đến cả cái tâm hồn của mình, nào có phải tự mình làm nên đâu hay chẳng
qua cũng chỉ là tứ đại ( địa, thủy, hỏa, phong) hợp lại rồi tan đi mà
thế thường vẫn cho là "Ngã".
225. Lo trời đổ
Nước Kỷ có kẻ lo trời đổ, đất long thì thân mình không biết nương tựa vào đâu. Anh ta lo quá đến nỗi bỏ cả ăn, cả ngủ.
Lại có người thấy anh ta lo thế, mà lo cho anh ta, mới giảng giải cho biết rằng:
Trời
chỉ là không khí chứa đầy lại mà thôi. Không chỗ nào là không có khí,
anh co, duỗi, hít, thở suốt ngày ở trong vòng trời, thì việc gì lo trời
đổ.
Anh ta nói:
Trời mà quả là không khí, thì còn mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao chẳng có lúc sa xuống ư?
Người kia lại giảng:
Mặt
trời, mặt trăng, các ngôi sao cũng là thứ hoặc phát quang hoặc thụ
quang ở tầng không khí, giá có xuống nữa, thì chẳng qua cũng là khí thôi
có hại chi đến người.
Anh ta lại nói:
Thế còn đất long lở thì sao?
Người kia lại giảng:
Đất là một khối rất to, đâu đâu cũng có đất cả. Ta đi đứng suốt ngày ở trên mặt đất thì lo gì đất lở mà không có đất.
Anh lo nghe hiểu ra, mừng lắm. Anh đến giảng cũng lấy làm thích và mừng lắm.
Liệt Tử
Giải nghĩa:
- Kỷ: nước nhỏ thời Xuân Thu, xưa phải nước Sở diệt mất, tức là huyện Kỷ, tỉnh Hà Nam ngày nay.
Lời bàn:
Liệt Tử đặt ra chuyện này tuy về mặt thiên văn không hợp với khoa học
bây giờ, nhưng cái gì muốn dạy người phải đạt lý đừng có nghĩ quẩn lo
quanh rất là như vậy.
Này ngay chính cái thân mình cũng chẳng
phải của mình có, mà lo cho cái thân ấy còn thường khi không được, thế
mà đi lo trời đổ đất long, thì anh người nước Kỷ cũng lo xa quá thật!
Hiền
triết xưa đã ví trời đất như một cái nhà trọ lớn, người ta chỉ là khách
qua chơi đến trọ một thời. Nếu người khách ấy không biết hưởng thụ cái
thú tự nhiên cùng tiêu dùng cái thời giờ " sống", đinh đoạt cái tài sản
"chết" mà cứ băn khoăn phiền bực, ăn chẳng ngon nằm chẳng yên, lo đứng,
lo ngồi, lo đêm, lo ngày, lo rằng cái nhà trọ kia lỡ ra hư hỏng nát dột,
thì chẳng đáng bật cười lắm sao!
Ở đời, cố nhiên có thân là có
khổ, ai mà chẳng lo. Nhưng đem cái thân trăm năm lo những việc nghìn
đời, chả biết chi là hỷ hoan, chỉ những là rầu rĩ thế chả là tự chuốc
lấy khổ ư?
Tôi nói câu này anh nhớ lấy:
" Ở đời chuốc khổ biết bao người".
226. Dùng rượu say để khiến chồng
Công tử nước Tần tên là Trùng Nhĩ gặp trong nước có nạn, phải chạy ra nước ngoài. Công tử đi hết nước này sang nước khác.
Khi
sang đến Tề, vua Hoàn Công đem con gái là Khương Thi gả cho và tám mươi
con ngựa hay. Công tử được vậy, lấy làm yên thân muốn suốt đời ở nước
Tề.
Các quan tòng vong, biết nước Tề không thế tin cậy được, toan đi sang nước khác, mới họp nhau âm mưu ở chỗ vườn dâu.
Có một người đàn bà hái dâu nghe lỏm, biết chuyện, đến mách với Khương Thị.
Khương Thị sợ việc tiết lộ, giết ngay người ấy rồi bảo công tử rằng:
Công tử có chí tứ phương, đứa nghe lỏm mưu ấy, thiếp đã giết đi rồi.
Công tử nói:
Ta thật không có chí đi đâu cả.
Khương Thị bảo:
Phải
đi mới được! Say một người yêu mà cứ mê mệt, thích một cảnh vui mà cứ
yên nhàn, thực là làm bại hoại hết cả công dánh sự nghiệp một đời.
Công tử vẫn không muốn đi.
Khương
Thị bèn cùng với Tử Phạm lập kế một hôm cho công tử uống rượu thật say,
rồi bỏ lên xe, bắt kéo đi. Công tử tỉnh rượu, biết là mình lìa xa nước
Tề, giận quá, cầm giáo đuổi Tử Phạm muốn giết. Nhưng ít lâu công tử tỉnh
ngộ, biết hối lại ngay.
Nhờ có thế mà sau công tử về làm vua ở nước Tần và bá cả chư hầu.
Tả Truyện
Giải nghĩa:
- Công tử: tiếng gọi con vua chư hầu, hay con quan to.
- Tấn: tên nước lớn thời Xuân Thu, ở vào vùng tỉnh Sơn Tây, và một ít đất tỉnh Trục Lệ ngày nay.
- Tòng vong: người theo vua chạy trốn, lúc có quốc nạn.
Lời bàn:
Trùng Nhĩ gặp nạn nước mà đem thân ra đi, thật là có chí đáng trọng.
Song đi đến Tề, được vợ đẹp ngựa nhiều, mà để cho sự vui chơi nồng nàn
nó làm nguội lạnh cả chí khí thật lại là đáng tiếc mà cũng đáng khinh.
Quả thật " Phong lưu là cạm ở đời, hồng nhan đánh bỏ con người tài hoa" .
Người khôn mà lỡ mê thì cái dại to lắm. Trùng nhĩ lúc này, tưởng đã gần
như ông" lạc bất tư Thục" (--- Đời Tam Quốc nước Thục mất, vua là Lưu
Thiện bị bắt sang ở Lạc Dương, vua Tấn hậu đãi Lưu Thiện, mỗi khi có yến
ẩm. Lưu Thiện vui cười như không. Vua Tấn hỏi: có nhớ nước Thục không?
Lưu Thiện nói: " Thử gian lạc bất tư thục đã" nghĩa là ở đâu vui lắm,
chẳng nhớ đến nước Thục nữa. ---) May thay cho Trùng Nhĩ gặp được bọn
tòng vong biết lo xa tính sâu mà nhất là được bà vợ là người có kiến
thức cao xa, có gan dạ quả quyết, biết rõ cái thói thường, "Nhi nữ tình
trường, anh hung khí đoản( --- nghĩa là cái tình quyến luyến vợ con càng
nồng nà đầm ấm bao nhiên thì cái khí phách anh hùng càng cùn mằn kém
cỏi đi bất nhiêu---) mà bà cố đẩy mãi cái bánh xe đã chệt bệt xuống đống
bùn phải lăm quay cho kỳ được mới nghe. Nên ta khen cái chí Trung Nhĩ
phục quốc bao nhiêu thì lại phải quý cái công lao Tử Phạm, phải trọng
cái kiến thức, cái mưu trí của Khương Thị bấy nhiêu. Sao mà đời cổ có
những thần, thiếp giỏi giang như thế!
227. Tưới dưa cho người
Tống Tựu làm quan Roãn một huyện gần biên thùy nước Lương, chỗ giáp giới với nước Sở.
Người
đình trưởng ở biên thùy nước Lương cùng người đình trưởng ở biên thùy
nước Sở, hai người cùng trồng dưa. Người bên nước Lương chăm làm và tưới
luôn nên dưa tốt. Người bên nước Sở biếng làm và tưới ít nên dưa xấu.
Quan Roãn ở huyện biên thùy nước Sở, thấy bên Lương tốt, bên mình xấu, lấy làm tức giận lắm.
Người
đình trưởng nước Sở thấy dưa bên Lương tốt hơn dưa mình, cũng sinh ra
ghen ghét, đêm đêm cứ lẻn sang cào vò dưa của bên Lương, đến nỗi dưa bên
ấy phải héo chết mất một ít.
Sau người đình trưởng nước Lương biết mới nói với người trưởng trong huyện, ý cũng muốn lẻn sang cào vò dưa bên Sở.
Người trưởng lại đem việc ấy nói với Tống Tựu
Tống Tựu bảo:
Ôi!
Sao lại thế! Thế chỉ là gây thù oán chuốc tai vạ thôi. Này ta bảo
ngươi, chớ sang cào dưa của người ta, cứ đêm đêm lẻn sang tưới dưa cho
người ta mà đừng để cho người ta biết.
Người đình trưởng cứ theo thế mà làm.
Sau
dưa bên nước Sở mỗi ngày một tốt. Người đình trưởng nước Sở lấy làm lạ,
xét mãi ra mới biết người đình trưởng nước Lương làm giúp.
Quan Roãn nước Sở biết rõ việc ấy, lấy làm vui lòng, tâu lên vua Sở.
Vua Sở biết chuyện, buồn và có ý thẹn, nghĩ rằng:
Ngoài cái tội đi cào dưa của người ta, chắc còn có nhiều việc khác đáng tội với người ta nữa.
Vua bèn lấy nhiều của đưa sang tạ tội với vua Lương và xin giao hiếu.
Vua Lương cũng tin lòng. Thành hai nước giao hoan với nhau được lâu.
Cổ
ngữ có câu: " Chuyển bại nhi vi công, nhân họa nhi vi phúc", nghĩa là
xoay cái bại mà làm nên công, nhân cái họa mà gây phúc. Lão Tử có nói: "
Báo oán dĩ đức" nghĩa là đem đức để báo oán. Hai câu ấy tức như chuyện
này.
Ôi! Người ta đã làm không phải, sao ta còn bắt chước người ta!
Giả Tử Tân Thư.
Giải nghĩa:
- Quan Roãn: quan cai trị địa hạt tức như quan châu huyện gần đây.
- Lương: một nước mạnh đời chiến quốc tức là nước Ngụy ở vào phĩa bắc Hà Nam, phía tây nam Sơn Tây ngày nay.
- Biên thùy: chỗ đất chia giới hạn hai nước giáp nhau.
- Sở: một nước mạnh đời Chiến quốc ở vào Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tô, Chiết Giang, và phía nam tỉnh Hà Nam ngày nay.
-
Đình trưởng: người chủ coi cái quán hành khách quan lại ở trọ. Đời cổ
đường dài mười dặm đặt một cái đình để cho hành khách ở đây, nên người
coi cái đình ấy gọi là đình trưởng.
228. Cách biết lòng người
Lòng người ta nham hiểm hơn núi sông, khó biết hơn là biết trời.
Trời thì hằng năm có xuân hạ thu đông, hàng này còn có buổi sáng, buổi tối, ta do đấy mà biết được.
Đến
như người ta thì có kẻ ngoài rõ như cẩn hậu mà trong thật kiêu căng, có
kẻ trông rõ thật tài giỏi mà ngoài coi ra ngu độn, có kẻ rõ như vững
vàng thư thái mà trong cuống rỗi nóng nảy. Tâm tính bên trong, diện mạo
bên ngoài trái nhau khó lường như thế.
Cho nên quân tử dùng người
cho ở xa để xem lòng trung, cho ở gần để xem lòng kính, sai làm nhiều
việc để xem cái tài, hỏi lúc vội vàng để xem cái trí, hẹn cho ngặt ngày
để xem có tín, ủy cho tiền của để xem có nhân, giao cho việc nguy biến
để xem có tiết, cho đánh chén say sưa để xem cử chỉ, cho ở chỗ phiền tạp
để xem thần sắc. Xem người đại khái như vậy, thì họa mới có thể biết
được người.
Trang Tử
Lời bàn: Khéo thật!
Người ta chỉ cách nhau một làn da, mà ai đã chắc biết được ai! Sông còn
đò, núi còn đo được, vì nó biểu hiện ra bên ngoài,chớ lòng người ẩn phục
bên trong, lấy gì mà cân nhắc, lấy gì mà lường xét. Cho nên ta chỉ
trông thấy bề ngoài, thì ta chớ vội đã tin bên trong. Trong, ngoài
thường khi trái hẳn nhau. Ta phải để tâm nhận cho kỹ, ta phải biết cách
xem cho tường. Đoạn dưới bàn này, tác giả chính bảo cho ta cái cách ấy,
là cái cách biết được người thế nào là trung, tín, là tài, trí, nhân
tiết.v.v.. Cái cách ấy kể cũng không khó, chỉ cốt phải đưa người ta hẳn
vào việc làm hay khiến người ta làm trái lại sự thực để dò biết sự thực.
229. Cách làm cho khỏi tức giận.
Người
ta ở đời, đối với loài người mà gặp phải kẻ xử với mình một cách ngang
ngược, thì nên coi như đi trong bụi rậm, áo vướng phải gai, chỉ nên
thong thả đứng lại, gỡ dần ra mà thôi. Cái gai góc kia có biết gì mà
đáng giận?
Xử được như thế, thì tâm mình không phiền não mà bao nhiêu nỗi oán hận cũng tiêu tan được ngay. Cổ nhân có câu nói:
Ta
nên coi những sự ngang ngược phạm đến ta như chiếc thuyền không lỡ đâm
phải ta, như cơn gió dữ tạt phải ta, ta nghĩ cho cùng, có gì mà đáng
giận.
Ba câu tự phản của ông Mạnh Tử thật là cái phép để giữ thân, cái phương để nuôi tính vậy.
Vì
nếu ta chỉ một mực thấy cái trái của người, thì ngay như anh em, vợ
con, bè bạn, tôi tớ cho đến con gà, con chó trong nhà, thật cũng có
nhiều lúc đáng làm cho ta bực.
Nếu ta việc gì cũng biết tự phản
thì sực tức giận mười phần giảm ngay năm phần. Thật chẳng khác nào như
người đang phải bệnh nóng sốt mà uống thuốc thanh lương vậy.
Bảo Huấn
Giải nghĩa:
- Ba câu tự phản: ba câu tự hỏi mình, xét lại mình đã thật là nhân hậu chưa, đã thật là lễ độ chưa, đã thật là khôn ngoan chưa.
- Thanh lương: mát lạnh, tức là giải nhiệt.
230. TIỄN MỘT LỜI NÓI
Đức
Khổng Tử ở nước Lỗ vào kinh đô nhà Chu, hỏi lễ ông Lão Đam, hỏi nhạc
ông Trành Hoằng, xem xét cả giao xã, minh đường cùng triều đình, tôn
miếu.
Khi trở về, ông Lão Đam đưa chân có nói rằng:
- Ta nghe người giàu sang tiễn người thì dùng của cải, người nhân hậu tiễn người thì dùng lời nói. Ta tuy không được giàu sang nhưng mang tiếng là người nhân hậu, vậy xin tiễn người một lời nói vậy.
Này, phàm kẻ sĩ đời này, những người thông minh, sâu sắc, xét nét mà có khi thiệt mạng đều là kẻ hay chê bai, nghị luận tâm sự người ta cả; những người biện bác rộng rãi xa xôi mà có khi khổ thân đều là kẻ hay bới móc phơi bày tội lỗi người ta cả.
Đức Khổng Tử nói: - Vâng, xin kính theo lời người dạy.
Khi Đức Khổng Tử về đến nước Lỗ, đạo của ngài mỗi ngày một tôn, học trò của ngài mỗi ngày một đông.
Gia Ngữ
GIẢI NGHĨA
Lỗ: tên một nước nhỏ, có tự đời nhà Chu sau phải nước Sở diệt mất, ở vào phủ Duyên Châu và Bĩ tức tỉnh Sơn Đông ngày nay.
Chu: tên chỗ kinh đô thiên tử nhà Chu đóng
Lão Đam: tức là Lão Tử, họ Lý tên Nhi tự là Bá Dương, tổ Đạo gia.
Tranh Hoằng: người đời nhà Chu, làm chức đại phu, sau có tội bị giết.
Giao: nơi vua tế trời về ngày đông chí, cho nên tế giao tức là tế trời.
Xã: nơi vua tế đất về ngày hạ chí, cho nên tế xã gọi là tế đất
Minh đường: nhà của vua, đời cổ làm ra nhà ấy để bày tỏ công việc chính giáo, cùng làm những điền lễ lớn.
LỜI BÀN
Bài này làm ra có ý phơi bày cái học thuyết Khổng, Lão không giống nhau có nhiều điểm lại như phản đối hẳn. Đây là lời Lão Đam như có ý khuyên bảo Khổng Tử là người lúc bấy giờ hay đi chu du các nước định bày cái lẽ trái phải của vua các nước chư hầu, nếu cứ rằng nay đây mai đó như thế mãi thì có khi nguy đến tính mệnh. Câu cuối bài nói vì Lão Đam khuyên bảo như thế mà đạo Khổng Tử được đông hơn là vì Khổng Thị biết nghe lời Lão Thị, tự đó về chỉ chuyên có một mặt dạy học trò mà thôi.
Khi trở về, ông Lão Đam đưa chân có nói rằng:
- Ta nghe người giàu sang tiễn người thì dùng của cải, người nhân hậu tiễn người thì dùng lời nói. Ta tuy không được giàu sang nhưng mang tiếng là người nhân hậu, vậy xin tiễn người một lời nói vậy.
Này, phàm kẻ sĩ đời này, những người thông minh, sâu sắc, xét nét mà có khi thiệt mạng đều là kẻ hay chê bai, nghị luận tâm sự người ta cả; những người biện bác rộng rãi xa xôi mà có khi khổ thân đều là kẻ hay bới móc phơi bày tội lỗi người ta cả.
Đức Khổng Tử nói: - Vâng, xin kính theo lời người dạy.
Khi Đức Khổng Tử về đến nước Lỗ, đạo của ngài mỗi ngày một tôn, học trò của ngài mỗi ngày một đông.
Gia Ngữ
GIẢI NGHĨA
Lỗ: tên một nước nhỏ, có tự đời nhà Chu sau phải nước Sở diệt mất, ở vào phủ Duyên Châu và Bĩ tức tỉnh Sơn Đông ngày nay.
Chu: tên chỗ kinh đô thiên tử nhà Chu đóng
Lão Đam: tức là Lão Tử, họ Lý tên Nhi tự là Bá Dương, tổ Đạo gia.
Tranh Hoằng: người đời nhà Chu, làm chức đại phu, sau có tội bị giết.
Giao: nơi vua tế trời về ngày đông chí, cho nên tế giao tức là tế trời.
Xã: nơi vua tế đất về ngày hạ chí, cho nên tế xã gọi là tế đất
Minh đường: nhà của vua, đời cổ làm ra nhà ấy để bày tỏ công việc chính giáo, cùng làm những điền lễ lớn.
LỜI BÀN
Bài này làm ra có ý phơi bày cái học thuyết Khổng, Lão không giống nhau có nhiều điểm lại như phản đối hẳn. Đây là lời Lão Đam như có ý khuyên bảo Khổng Tử là người lúc bấy giờ hay đi chu du các nước định bày cái lẽ trái phải của vua các nước chư hầu, nếu cứ rằng nay đây mai đó như thế mãi thì có khi nguy đến tính mệnh. Câu cuối bài nói vì Lão Đam khuyên bảo như thế mà đạo Khổng Tử được đông hơn là vì Khổng Thị biết nghe lời Lão Thị, tự đó về chỉ chuyên có một mặt dạy học trò mà thôi.
231. QUÝ LỜI NÓI PHẢI
Vua nước Tấn đi chơi thuyền. Các quan đi hầu đông đủ cả.
Vua
hỏi: Loan Doanh ta đã cấm cố một nơi, con là Loan Phường trốn chạy ra
ngoại quốc. Có ai biết Loan Phường bây giở ở đâu không?
Các quan yên lặng, không ai nói gì cả.
Người lái thuyền tên là Thanh Quyên buông tay chèo đứng dậy thưa rằng:
- Nhà vua hỏi Loan Phường làm gì?
Vua
nói: -Từ khi ta đánh được họ Loan đến nay, nghe họ Loan người già chưa
chết hết, người trẻ đã lớn lên. Ta lo họ phục thù, cho nên ta mới hỏi.
Thanh
Quyên: -Nếu nhà vua khéo sửa sang chính sách nước Tấn, trong được lòng
quan, ngoài được lòng dân, thì dù cho còn con họ nhà Loan mà làm gì được
nhà vua. Nhưng nếu nhà vua không sửa sang chính sách nước Tấn, trong
mất lòng quan, ngoài mất lòng dân thì ngay cả những người ngồi trong
thuyền này ai cũng là con nhà họ Loan cả.
Vua khen: -Ngươi nói phải lắm.
Rồi sáng hôm sau cho đòi Thanh Quyên đến, ban cho một vạn mẫu ruộng.
Thanh Quyên từ không nhận.
Vua
nói: -Lấy một vạn mẫu ruộng ấy đổi lấy một lời nói kia, kể ra nhà người
còn thiệt mà quả nhân còn lợi nhiều, nhà ngươi cứ lấy.
Ấy người đời cổ quý lời nói phải như thế đấy.
Thi Tử
GIẢI NGHĨA
Tấn: tên một nước thời Xuân Thu, ở vào vùng Sơn Tây ngày nay.
Loan Doanh: người nước Tấn, thời Xuân Thu, làm quan hạ khanh sau phải tội giết cả họ.
Cầm cố: giam cầm riêng một nơi rất là nghiêm ngặt.
Thi Tử: người nước Lỗ đời nhà Chu, thầy học Thương Ưởng, có làm sách hai mươi thiên.
LỜI BÀN
Sợ
người phục thù mà muốn giết chết hết cả họ người ta, thế là tàn nhẫn mà
đã chắc trừ hẳn được hết mối oán thù chưa, hay lại chỉ gây cho mối oán
thù ngày càng to lên. Kẻ có quyền thế chỉ có thể giết chết người, chớ có
bao giờ giết chết được lòng người. Cho nên lo sợ như vua Tấn đây chỉ là
biết lo sợ người ngoài muốn làm hại mình mà thôi. Sao cho bằng phòng bị
như Thanh Quyên, mới là biết tự làm cho mình khỏe hơn. Sợ người nhưng
người chẳng nể mình thì sợ sao cho được, chớ làm cho mình khỏe, dù cho
người ngoài đáng sợ cũng không cần sợ. Khi mình là người có đức và có
sức thì ai cũng là bạn mình cả, dù có cừu địch, cừu địch cũng không làm
gì nổi. Chớ nếu mình tàn ác thì đến cả những người ở ngay bên mình cũng
thành ra cừu địch mà hại mình được cả. Thanh Quyên bày tỏ cái ý ấy rất
phải mà vua Tấn biết nghe cũng là đáng khen lắm vậy.
232. TƯ TƯỞNG LÃO TỬ
1.
Cái đẹp mà đến thiên hạ đua nhau cho là đẹp là cái đẹp rất xấu. Cái hay
mà đến thiên hạ mượn tiếng để làm hay là cái hay rất dở.
2. Để
thân lại sau mà thân được ở trước, gác thân ra ngoài mà thân vẫn còn
mãi. Thế chẳng phải là bởi mình không có lòng riêng cho nên mới được
thỏa lòng riêng ư?
3.
Tuy là cương cường nhưng giữ tính mềm dẻo. Tuy là sáng sủa, nhưng giữ
cách ngu tối. Tuy là vinh hiển nhưng giữ lối tầm thường.
4. Học cho rộng trí không thì ngày một hay. Tìm lẽ huyền bí, lâu hóa vẩn vơ, thì một ngày một dở.
5. Trộn lẫn cái hay của mình với đời để làm thân thiết; cùng chịu cái dở của đời với mình mà vẫn trong sạch.
6. Có ba điều quý báu: một là từ, hai là kiệm, ba là chẳng dám phạm vào việc bất tường của thiên hạ.
7. Ta mà lo phiền, sợ hãi vì ta có thân ta, đến khi ta đã không có thân ta, thì ta còn có lo phiền, sợ hãi gì nữa.
Lão Tử
LỜI BÀN
Ba
câu trên là nói ngược lại cái thói đời. Câu 1 cái ngược ấy là dở, câu 2
và 3 cái ngược ấy lợi cho mình, câu 4 nói cách học hành, câu 5 nói cách
xử thế, câu 6 nói các đức tính nên có, câu 7 nói sự lụy thân. Những câu
vặt này tuy mỗi câu nói môt việc nhưng tựu trung câu nào cũng hàm xúc
một cái tư tưởng vô danh, vô vi là cái tôn chỉ của Đạo Lão.
Đạo
của Lão Tử cốt ở vô vi. Muốn cho thành được vô vi, thì người ta trước
hết phải vô dục, vô cầu, vô tranh, vô danh như những câu nói trong bài
này. Khi đã được như thế, thì mỗi cảnh có một cái thú cho mình, cái
sướng cho người, loài người ở với nhau được hòa bình mà không mấy khi
xảy ra sự tàn hại lẫn nhau nữa, Quý thật! Đến đem cái đức mà báo oán,
thì còn oán nào mà chẳng tan!
233. LÀM NHÀ CỎ CŨNG ĐỦ
Vua
nước Trịnh sang nước Sở. Tử Sản theo đi tướng lễ, chỉ cho làm nhà cỏ để
ở, không lập đàn gì cả. Các quan theo hầu thấy vậy nói:
- Các quan
đời trước theo tiên quan đi sang các nước lân bang đều lập đàn hết cả,
nay ông chỉ cho làm nhà cỏ thì chẳng là không hợp lễ ư?
Tử Sản bảo: -Vua nước lớn đến nước nhỏ thì lập đàn, vua nước nhỏ đế nước lớn thì làm nhà cỏ cũng đủ, lập đàn mà làm gì!
Ta
nghe vua nước lớn đến nước nhỏ có năm điều hay cho nước nhỏ: 1) có tội
thì khoan cho; 2) có lỗi thì thứ cho; 3) có tai nạn thì cứu cho; 4)
chính sách hay thì thưởng cho; 5) có điều dở thì dạy cho. Nước nhỏ không
phải cái gì là khổ sở mà yêu nước lớn như một nhà cho nên mới lập đàn
để biểu dương công của nước lớn và bảo con cháu sau chăm việc tu đức
không được hững hờ.
Còn như nước nhỏ đến nước lớn có năm điều xấu
là nước nhỏ: 1) có tội phải đi giải quyết; 2) có điều kém phải xin nài;
3) có mệnh lệnh của nước lớn phải tuân theo; 4) có việc chức công phải
cung phụng; 5) có việc triều hội phải theo đòi. Nếu chẳng phải năm việc
ấy, thì lại là việc đem tiền của để mừng hay viếng nước lớn. Phàm những
việc ấy đều là tai vạ cho người nhỏ cả. Lập đàn làm gì, chỉ tổ bêu những
tai vạ mà làm nhục cho con cháu.
Tả Truyện
GIẢI NGHĨA
Trịnh: tên một nước nhỏ thời Xuân Thu ở vào huyện Tân Trịnh tỉnh Hà Nam ngày nay.
LỜI BÀN
Câu
Tử Sản nói rất phải. Khi người lớn đã hạ cố sang đến nước nhỏ, thường
thường là lợi cho nước nhỏ, nước nhỏ trọng vọng lập đàn lên để tiếp là
có nghĩa. Còn khi nứoc nhỏ đã bất đắc dĩ phải sang nước lớn thì thường
thường lại là tai hại cho nước nhỏ, nước nhỏ nên khiêm nhường chỉ làm
cái nhà cỏ cho xong việc là đủ. Khi đã gọi là khuất thân lụy người thì
còn vinh hiển nỗi gì mà dềnh dang ra những sự trang hoàng, để ngại tai
chướng mắt cho người đời mà để lại tiếng xấu cho con cháu sau này nữa.
234. THẾ NÀO LÀ ĐẠI TRƯỢNG PHU
Cảnh Xuân hỏi thầy Mạnh Tử:
-
Công Tôn Diễn và Chương Nghi nổi một cơn giận đi du thuyết, thì các
nước chư hầu sợ, ngồi yên một chỗ thì thiên hạ không có chiến tranh. Hai
người như thế chẳng là bậc trượng phu ư?
Thầy Mạnh Tử nói:
-
Hai người ấy gọi là đại trượng phu thế nào được! A dua, xiểm nịnh, lựa ý
chiều lòng các vuc chư hầu để được quyền, được thé, cách cục hai người
ấy y như đàn bà lẻ mọn, thừa thuận phục tùng. Đại trượng phu đâu có thế?
Bực
đại trượng phu tâm địa chí công như ở cá nhà rất rộng cho thiên hạ, cử
động mực thước thận trọng như đúng cái ngôi chính vị trong thiên hạ,
công việc làm quang minh chính đại nhu đi trên con đường cái trong thiên
hạ. Đắc chí thì đem cái khôn ngoan học thức, thi thố cho thiên hạ được
nhờ; bất đắc chí thì một mình vui vẻ giữ vững cái hay của mình. Sự giàu
có quan sang chẳng làn siêu đảng được cái tâm, sự nghèo khó vi tiện
chẳng làm biến đổi được cái tiết, sự uy hiếp hay vũ lực chẳng làm tỏa
nhục được cái chí...thế mới gọi là đại trượng phu.
Mạnh Tử
GIẢI NGHĨA
Công Tôn Diễn, Chương Nghi: hai nhà du thuyết giỏi có tiếng thời Chiến Quốc
Du thuyết: ngôn luận biện bác một cách khôn khéo, hung hồn làm cho người ta phai nghe.
Đại trượng phu: tài trai, anh hùng hào kiệt.
235. THIÊN HẠ SĨ
Lỗ Trọng Liên có khí tiết lạ lùng, có lòng trung nghĩa phẫn kích, không phải hạng sánh sĩ sánh kịp được.
Kìa
như con diều, con két bay cao lên tầng mây; con hổ, con báo gầm thét
trong rừng núi, mạnh mẽ, dữ tợn có ai dám lại gần. Song một mai bị người
ta trói buộc, nuôi vào trong chuồng thì có khác gì giống gà, giống chó.
Mà diều, két, hổ, báo sở dĩ để cho người ta đánh bẫy được, có phải chỉ
do cái lòng thèm muốn mà thôi không?
Như Lỗ Trọng Liêm thì thực
không có ham muốn gì, cho nên bay cao, gầm dữ mà vẫn ngang tăng một đời.
Người ta khen Lỗ Trọng Liêm là thiên hạ sĩ rất là phải.
Tiềm Thất Tử
GIẢI NGHĨA
Lỗ Trọng Liêm: người nước Tề về thời Chiến Quốc là một bực nghĩa sĩ xưa nay ai cũng biết tiếng.
Khí tiết: chí khí và tiết tháo
Trung nghĩa: trung là hết lòng, nghĩa là ở phải.
Phẫn kích: phẫn là căm giận, kích là hăng hái.
Sách sĩ: người có mưu kế.
236. Dự Nhượng báo thù
Dự Nhượng trước thờ Phạm Trung Hàng, Trung Hàng đãi không tử tế.
Dự
Nhượng bỏ đi theo Trí Bá, được Trí Bá tin dùng lắm. Nhưng sau Trí Bá bị
bọn Tam Tấn đánh thua, giết chết và chiếm mất đất. Trong bọn Tam Tấm có
Triệu Tương Tử oán Trí Bá nhiều nhất, bắt lấy đầu Trí Bá sơn đi làm đồ
đi tiểu.
Dự Nhượng lúc đó đã trốn trong rừng nghe chuyện làm vậy, than rằng:
Tài
trai nên vị người tri kỷ mà bỏ thân, con gái nên vị người yêu thương mà
làm dáng. Ta đây quyết phải báo thù cho Trí Bá mới nghe.
Bèn đổi tên họ, ăn mặc giả làm bọn tù, vào cung trát chuồng tiêu, muốn thừa cơ để đâm chết Triệu Tương Tử.
Tương Tử một hôm ra nhà tiêu, bỗng dưng động tâm bắt người trát nhà tiêu ra hỏi, thì biết ngay là Dự Nhượng.
Dự Nhượng rút dao găm trong mình ra nói rằng:
Ừ, ta là Dự Nhượng, ta muốn báo thù cho Trí Bá đây.
Đầy tớ Triệu Tương Tử hăm hăm chực giết Dự Nhượng. Tương Tử ngăn lại, nói rằng:
Hắn
là nghĩa sĩ đó. Thôi ta tránh đi thôi, Trí Bá chết không có con cháu,
hắn là bầy tôi báo thù cho chủ, thực là hiền nhân của thiên hạ. Thôi ta
tha cho hắn.
Dự Nhượng được tha, lại cạo râu và lông mày cho đổi
nét mặt, sơn mình giả làm thằng hủi đi ăn xin. Vợ trông thấy cũng không
nhận ra, nói rằng:
Người này, tiếng nói thì giống chồng ta, nhưng mặt mày thật không phải chồng ta.
Dự Nhượng lại nuốt than hồng cho đổi cả tiếng nói đi.
Được
ít lâu, Triệu Tương Tử đi chơi, Dự Nhượng núp chực đợi dưới cầu. Nhưng
lúc Tương Tử đi gần đến đầu cầu, con ngựa thốt nhiên kinh hãi lồng lên.
Tương Tử nói rằng:
Chắc lại có Dự Nhượng ở đây.
Rồi sai người tìm dưới gầm cầu, quả bắt được Dự Nhượng thật.
Tương Tử gọi Dự Nhượng đến trước mặt trách rằng:
Ngươi
trước thờ Phạm Trung Hàng. Phạm Trung Hàng bị Trí Bá giết, sao ngươi
không báo thù lại thờ Trí Bá. Nay Trí Bá bị ta giết, sao mà ngươi chăm
báo thù thế?
Dự Nhượng nói:
Trước tôi có thờ Phạm Trung Hàng
thật, nhưng Phạm Trung Hàng đãi tôi như bọn tầm thường, nên tôi lại lấy
cách tầm thường mà ở lại. Sau tôi thờ Trí Bá, Trí Bá đãi tôi vào bậc
quốc sĩ, nên tôi lại lấy cách quốc sĩ mà ở lại.
Triệu Tương Tử chép miệng than rằng:
Ngươi
thờ Trí Bá cũng đã nên danh tiếng rồi đó, mà ta tha cho ngươi bận trước
cũng đã đủ rồi. Nhưng bận này ngươi phải liệu cái thân ngươi, không tha
nữa đâu.
Dự Nhượng nói:
Tôi nghe: Minh chúa không che lấp sự
có nghĩa của người ta, trung thần không tiếc cái chết để cho nên danh
tiếng. Trước ông đã khoan tha cho tôi một lần, thiên hạ ai cũng biết ông
là người đại lượng rồi. Còn như việc hôm nay, tôi đành xin chịu chết,
nhưng tôi xin mạn phép ông, ông cho tôi được đâm vào cái áo ông mặc, thì
tôi dù chết cũng không oán giận gì nữa.
Triệu Tương Tử cho là người có nghĩa, cởi áo sai đầy tớ đưa cho Dự Nhượng.
Dự Nhượng rút gươm, nhảy lên ba lần hò hét đâm vào áo và nói rằng:
Thế này là ta báo được ơn Trí Bá rồi đây.
Nói đoạn đâm cổ chết.
Chiến Quốc Sách
Giải nghĩa:
- Dự Nhượng: người nước Tấn đời Chiến Quốc có tiếng là một người nghĩa sĩ.
Lời bàn:
Ta đọc bài này, thực như đi xem một tấn bi kịch có thể khiến cho ta nhỏ
nước mắt cảm cái khí khái của một người nghĩa sĩ. Dự Nhượng muốn báo
thù cho Trí Bá, tuy khốn khổ thân hai lần mà không thành công, song cũng
đủ tỏ được cái nghĩa vua tôi, đã đem lòng thờ ai, chịu ơn người ta, thì
không sao rời bỏ được người ta, dù đến phải thì thân cũng không quản
ngại. Than ôi! Nếu Triệu Tương Tử lần trước tâm không động, lần sau ngựa
không lồng, thì biết đâu tấn kịch lại không xoay đi thế khác. Nhưng ta
đáng khen Dự Nhượng bao nhiêu, ta lại phải phục Triệu Tương Tử bấy
nhiêu. Dự Nhượng chỉ mưu sự để giết mình, thế mà lần trước bắt được
khoan tha cho, lần sau bắt được cho là tự xử lấy, lại còn chiều lòng cở
áo cho người ta đâm vào, sau cái lòng đại độ được đến thế. Một đằng thực
là chân nghĩa sĩ, một đằng thật là biết trọng nghĩa sĩ. Dự Nhượng và
Triệu Tương Tử thực là một đôi đối đầu được với nhau không xâu danh
trong lịch sử.
237. Quan tài con
Tại chùa Tô Châu có một nhà sư tên gọi Viên Thủ Trung tu hành đắc đạo.
Nhà
sư thường bày trên án thư, trước chỗ ngồi một cái quan tài con bằng gỗ
bách đàn, dài độ ba tấc, có một cái nắp đậy, mở được. Khách đến chơi
trông thấy, cười nói rằng:
Người chế ra cái này dùng để làm gì?
Nhà sư nói:
Người
ta sống tất có chết, mà chết thì vào ngay cái này. Ta thực lấy làm lạ,
người đời ai ai cũng chỉ biết có phú quý, công danh, tài sắc, thị hiếu,
lo buồn, vất vả suốt đời, chẳng biết đến cái chết là gì. Như ta đây mỗi
khi có việc không được như ý, ta cầm lấy cái này mà ngắm xem, là tức
khắc, trong tâm ta được yên ổn mà muôn nghìn sự tư lự đều lâng lâng sạch
như không. Cái quan tài con này đủ thay lời huấn, lời giới của bậc
nghiêm sự, bài trâm bài mình treo bên chỗ ngồi vậy.
Mai Hiên Bút Ký.
Giải nghĩa:
- Tô Châu: huyện Ngô thuộc về tỉnh Giang Tô bây giờ.
- Bạch đàn: thứ gỗ rắn và thơm, dùng làm đồ đạc dùng làm hương thắp.
238. Lệch thừa không bằng ngay thiếu.
Kiềm
Lâu là một bậc cao sĩ nước Tề về thời Xuân Thu. Tính ông thẳng, bao giờ
cũng giữ đạo phải, không chịu khuất thân để theo đời.
Các nước chư hầu nhiều nước mời ra làm khanh tướng nhưng ông không thuận. Vua Uy Vương nhà Chu kính thời ông như thầy.
Ông nghèo lắm. Lúc mất chỉ có cái chăn, không liệm đủ thân thể.
Thầy Tăng Tử đến viếng, thấy vậy nói:
- Để lệch cái chăn đi, thì liệm đủ thân thể.
Bà vợ ông bảo:
Lệch
mà có thừa không bằng ngay mà không đủ. Lúc sinh thời, tiên sinh chỉ vì
tính thẳng mới được như thế. Bây giờ tiên sinh mất mà liệm lệch cho
tiên sinh, thì chắc không được hợp ý tiên sinh.
Tăng Tử nghe, không nói gì được nữa. Sau chỉ hỏi dùng chữ gì đặt tên hèm cho tiên sinh.
Bà vợ nói:
Tiên
sinh không lấy sự nghèo hèn làm buồn rầu, không lấy sự giàu sang làm
hâm mộ, đặt tên hèm cho tiên sinh là "Khang" có nên chăng?
Tăng Tử nghe, than rằng:
Chỉ có người chồng như thế mới có được người vợ như thế.
Thông Chí
Giải nghĩa:
- Kiềm Lâu: người nước Tề một bậc ẩn sĩ có tiếng giỏi đời cổ.
x X x
Cổ Học Tinh Hoa Đến Đây là Hết. Chân Thành Cám Ơn Quý Độc Giả Theo dõi.
Huỳnh Hữu Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét