Thực tình không dám có ý nghĩ xa gần gì đâu, chỉ là muốn chia sẻ chút nắng ấm đầu năm sáng nay, nơi tôi ở với mọi người thân quí trong nhà mà thôi.
Cầu chúc an lành.
PKT 01/05/2014
Tầm Xuân
Thi
Chu Hy (1130 -
1200)
Xuyên nguyên
hồng lục nhất thời tân
Mộ vũ triêu tình cánh khả nhân
Thư sách mai đầu hà nhật liễu
Bất tri phao khước khứ tầm xuân
Dịch Xuôi:
Quang cảnh suối đồng óng ả tươi màu chỉ có lúc
Trời làm chiều mưa sáng tạnh là để cho vừa lòng mọi người đấy
Cứ mãi vùi đầu vào sách thì ngày nào mới ngộ được
Sao không biết quẳng bỏ hết mà đi tìm xuân đi
Mộ vũ triêu tình cánh khả nhân
Thư sách mai đầu hà nhật liễu
Bất tri phao khước khứ tầm xuân
Dịch Xuôi:
Quang cảnh suối đồng óng ả tươi màu chỉ có lúc
Trời làm chiều mưa sáng tạnh là để cho vừa lòng mọi người đấy
Cứ mãi vùi đầu vào sách thì ngày nào mới ngộ được
Sao không biết quẳng bỏ hết mà đi tìm xuân đi
Tầm Xuân Thi
Quang cảnh ngày xuân chỉ có lúc
Chiều mưa sáng tạnh đâu riêng ai
Vùi đầu vào sách bao giờ ngộ
Bỏ hết tìm xuân kẻo phí hoài.
Phạm Khắc
Trí
01/05/2014
----------------------------------------------
Tầm Xuân Thi
Suối đồng một thời xanh óng ả
Chiều mưa sáng tạnh thỏa lòng người
Đọc hoài không thể hiểu đời
Ném đi sách vở Xuân tươi rõ ngời
Mailoc phỏng dịch
------------------------------
TẦM XUÂN THI
Trời Xuân chỉ đến lúc màu tươi
Sáng tạnh chiều mưa thỏa ý người
Nếu cứ vùi đầu bên sách vở
Bao giờ ngộ được ?? Phí xuân thôi !
SONG QUANG
尋春詩 Tầm Xuân Thi
Đỗ Chiêu Đức xin được góp Ý với các phần sau đây:
1. Nguyên tác bằng chữ Hán của bài thơ :
尋春詩 Tầm Xuân Thi
川原紅綠一時新, Xuyên nguyên hồng lục nhất thời tân,
暮雨朝晴更可人。 Mộ vũ triêu tình cánh khả nhân.
書冊埋頭無了日, Thư sách mai đầu vô liễu nhật,
不如拋卻去尋春。 Bất như phao khước khứ tầm xuân.
宋‧朱熹‧ Tống Chu Hy
2. Sơ Lược Tiểu Sử Chu Hy:
朱熹朱熹 (1130 - 9月15日~1200年4月23日)
Chu Hy tự Nguyên Hối, lại có tự là Trọng Hối. Hiệu Hối Am Hối Ông, Khảo Đình Tiên Sinh, Vân Cốc Lão Nhân, Thương Châu Bệnh Tẩu, Nghịch Ông, biệt hiệu là Tử Dương. Ông là nhà Tư Tưởng, nhà Giáo Dục, Thi Nhân, Triết Học Gia, Lí Học Gia thời Nam Tống, là đại biểu của Mân Học Phái, người đời xưng tụng là CHU TỬ, là người truyền bá đạo Nho kiệt xuất nhất sau KHỔNG TỬ và MẠNH TỬ, Ông là khúc quanh nối tiếp giữa Nho Giáo với đương thời.
3. Nghĩa Bài Thơ:
Những bông hoa đỏ xanh tươi thắm phủ đầy cả trên cánh đồng và trôi trên sông rạch, trong một chốc làm cho ánh xuân thêm rực rở và mới hẳn lên. Trận mưa chiều hôm qua đến sáng nay đã tạnh hẳn, cỏ cây hoa lá như vừa được gội sạch càng làm say đắm lòng người. Suốt ngày vùi đầu vào trong sách vở, sổ bộ công văn như chẳng có ngày giờ chấm dứt, thôi thì, tạm thời hãy gạt quách chúng qua một bên, để đi tìm và vui với mùa xuân trước đã!
4. Diễn Nôm :
Thơ Tầm Xuân
Xanh đỏ ngập đồng phủ nước sông
Tối mưa sáng tạnh lá hoa xuân.
Vùi đầu công vụ không ngày nghỉ,
Bỏ quách tìm xuân để thỏa lòng!
Đỗ Chiêu Đức.
暮雨朝晴更可人。 Mộ vũ triêu tình cánh khả nhân.
書冊埋頭無了日, Thư sách mai đầu vô liễu nhật,
不如拋卻去尋春。 Bất như phao khước khứ tầm xuân.
宋‧朱熹‧ Tống Chu Hy
2. Sơ Lược Tiểu Sử Chu Hy:
朱熹朱熹 (1130 - 9月15日~1200年4月23日)
Chu Hy tự Nguyên Hối, lại có tự là Trọng Hối. Hiệu Hối Am Hối Ông, Khảo Đình Tiên Sinh, Vân Cốc Lão Nhân, Thương Châu Bệnh Tẩu, Nghịch Ông, biệt hiệu là Tử Dương. Ông là nhà Tư Tưởng, nhà Giáo Dục, Thi Nhân, Triết Học Gia, Lí Học Gia thời Nam Tống, là đại biểu của Mân Học Phái, người đời xưng tụng là CHU TỬ, là người truyền bá đạo Nho kiệt xuất nhất sau KHỔNG TỬ và MẠNH TỬ, Ông là khúc quanh nối tiếp giữa Nho Giáo với đương thời.
3. Nghĩa Bài Thơ:
Những bông hoa đỏ xanh tươi thắm phủ đầy cả trên cánh đồng và trôi trên sông rạch, trong một chốc làm cho ánh xuân thêm rực rở và mới hẳn lên. Trận mưa chiều hôm qua đến sáng nay đã tạnh hẳn, cỏ cây hoa lá như vừa được gội sạch càng làm say đắm lòng người. Suốt ngày vùi đầu vào trong sách vở, sổ bộ công văn như chẳng có ngày giờ chấm dứt, thôi thì, tạm thời hãy gạt quách chúng qua một bên, để đi tìm và vui với mùa xuân trước đã!
4. Diễn Nôm :
Thơ Tầm Xuân
Xanh đỏ ngập đồng phủ nước sông
Tối mưa sáng tạnh lá hoa xuân.
Vùi đầu công vụ không ngày nghỉ,
Bỏ quách tìm xuân để thỏa lòng!
Đỗ Chiêu Đức.
-------------------------------------------
Cảnh Đẹp Sao Bằng Ánh Mắt Người Thương
Trời xuân xanh đỏ tím hồng
Bầy ra vui mắt anh hùng nghỉ ngơi
Buông thơ vắt trán ngẫn đời
Trăm năm nháy mắt tức cười hay chưa
Bao nhiêu vẻ đẹp cho vừa
Thi nhân ca tụng sớm trưa chẳng tường
Sao bằng ánh mắt người thương
Ngàn âu yếm ướp lên hương mắt người
Chân Diện Mục
----------------------------------
Trời xuân hoa cỏ nõn mềm
Ngắm xuân càng thấy lòng thêm dạt dào
Tiếng chim rộn hót xôn xao
Từng đàn bướm lượn nôn nao bóng chiều
Gió mơn man cánh hoa xiêu
Giấc mơ cô gái đỏ điều trầu cau
Mình ta lặng đứng bên cầu
Nước xanh biếc nhớ lên màu áo ai
Mối tình xưa vắt ngang vai
Nghiêng nghiêng một mái tóc dài thả hương
Nhớ sao ánh mắt người thương
Đôi tà áo lượn con đường chia đôi
Xuân về xin một nụ cười
Ép vào góc nhớ tím thời tình xưa
Trầm Vân
--------------------------
TÌM XUÂN
Mùa xuân rực rỡ sẽ qua thôi
Sáng nắng chiều mưa đẹp dạ người
Sao mãi vùi đầu trong sách vở
Mà không tận hưởng cảnh xuân tươi ?
Lộc MaiSáng nắng chiều mưa đẹp dạ người
Sao mãi vùi đầu trong sách vở
Mà không tận hưởng cảnh xuân tươi ?
---------------------
Quên Đi xin bổ sung thêm về Chu Hy.
Chu Hy còn được gọi là Chu Tử. Ông cùng Trình Hạo, Trình Di đề xướng mở rộng học thuyết Nho Giáo, đưa thêm một số tư tưởng của Phật và Lão Giáo vào. Nên đời sao gọi là Tống Nho. Học Thuyết Tống Nho ảnh hưởng rất lớn đối với hầu hết người Việt Nam trong đời sống hằng ngày. Học Thuyết này được thể hiện rất chính xác, ngắn gọn trong bài Hát Nói " Kẻ Sĩ " của Nguyễn Công Trứ.
Quên Đi góp vui với Bài Dịch Thơ :
Tìm Xuân
Hoa nở xanh tươi đẹp khắp đồng
Mưa xuân đến sáng thoả cơn mong
Thư văn bề bộn bao giờ dứt
Xếp lại vui xuân đẹp cả lòng.
Quên Đi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét