Giai thoại
Có
lẽ nhắc đến Dương hậu, không ít người biết giai thoại khi bà mới sinh
thường hay khóc dạ đề. Một hôm có người đạo sĩ đi qua, ông đọc hai câu
thơ khiến cô bé nín bặt:
"Nín đi thôi, nín đi thôi! Một vai gánh vác cả đôi sơn hà"
Lời tiên tri của ông đạo sĩ ứng nghiệm vào việc bà lấy Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Đời sau có thể ước đoán rằng, câu sấm này là do người ta đặt ra sau khi sự việc đã diễn ra. Như vậy, khi sự việc đã diễn ra, sau khi Dương hậu đã mất (năm 1000), bà đã chỉ lấy 2 vua, Đinh và Lê, nên người đời mới đặt ra câu sấm, mượn lời ông đạo sĩ, để bà gánh vác "đôi sơn hà" mà không gánh vác "ba sơn hà".
"Nín đi thôi, nín đi thôi! Một vai gánh vác cả đôi sơn hà"
Lời tiên tri của ông đạo sĩ ứng nghiệm vào việc bà lấy Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Đời sau có thể ước đoán rằng, câu sấm này là do người ta đặt ra sau khi sự việc đã diễn ra. Như vậy, khi sự việc đã diễn ra, sau khi Dương hậu đã mất (năm 1000), bà đã chỉ lấy 2 vua, Đinh và Lê, nên người đời mới đặt ra câu sấm, mượn lời ông đạo sĩ, để bà gánh vác "đôi sơn hà" mà không gánh vác "ba sơn hà".
Mặt
khác, còn một giai thoại nữa ở Ninh Bình kể về mối tình thời trẻ giữa
Lê Hoàn và Dương Thị. Dân gian cảm thông, biện minh cho quan hệ của hai
người sau này trong cung đình nên đã hợp pháp hoá cho mối tình của họ từ
tuổi thanh xuân, để đến khi vào cung, việc họ làm chỉ là "nối lại tình
xưa", làm giảm nhẹ tình tiết mà các nhà nho gọi là Lê Hoàn đã "lấy mẹ
goá, hiếp con côi". Câu chuyện trên dù là có thật hay chỉ là giai thoại,
nó cũng phản ánh một giá trị: Lê Hoàn và Dương hậu trạc tuổi nhau. Và
đó mới là cơ sở để dân gian thêu dệt câu chuyện tình thời trẻ đẹp đẽ,
"xứng đôi vừa lứa" của họ với thái độ đồng tình. Nếu bà là một hoàng hậu
trong cung (thành Cổ Loa của Ngô Xương Văn và sau lại theo con là Nhật
Khánh về Đường Lâm - Sơn Tây) thì bà không thể gặp được Lê Hoàn ở Hà Nam
hoặc Thanh Hoá (quê ông có hai thuyết, một thuyết cho rằng ở Hà Nam,
thuyết khác nói rằng ở Thanh Hoá). Bà và Lê Hoàn trạc tuổi nhau thì bà
không thể sinh ra Ngô Nhật Khánh vì khi Khánh nổi dậy năm 965 ít nhất
cũng phải 18 tuổi, mà Lê Hoàn (xấp xỉ tuổi bà) khi đó mới 24.
Các tác giả trong Nhìn lại lịch sử
cho rằng có thể Dương Hậu và Lê Hoàn biết nhau ngay từ khi hàn vi,
nhưng vì không "môn đăng hộ đối" nên Dương Tam Kha không chấp nhận. Giả
thiết này rất gượng ép. Theo các tác giả này, bà sinh năm 928. Như vậy,
ít nhất đến năm 965 khi Xương Văn tử trận (lúc đó bà 37 tuổi), bà còn ở
Cổ Loa với tư cách là hoàng hậu. Chỉ khi Nam Tấn vương mất bà mới theo
cha (Tam Kha) - theo các tác giả Nhìn lại lịch sử - là về Ái
châu, chứ không phải ấp Chương Dương mà ông được phong; và bà cũng không
"tòng tử", theo con Nhật Khánh về Đường Lâm. Đây chính là một tình tiết
hơi khó hiểu trong lập luận của ba tác giả trên. Giả sử cứ cho rằng giả
thiết trên đúng là bà về Ái châu, thì theo chính sử, ngay sau khi Nam
Tấn vương mất, Đinh Liễn từ Cổ Loa trở về Hoa Lư, thoát thân phận làm
con tin và được sai đi châu Ái mộ quân. Lê Hoàn, lúc này 24 tuổi, ở
trong số những người theo Đinh Liễn về Hoa Lư. Như vậy, năm 965, tại Ái
châu, trong một khoảng thời gian rất ngắn, một người quyền quý, đứng
tuổi mới đến và một người nghèo khó, lam lũ, trẻ trung vừa đi như Lê
Hoàn, làm sao mà gặp được nhau, và gặp nhau trong môi trường nào với sự
ngăn cách giàu nghèo của xã hội ngày ấy để trở thành tình nhân? Điều
đáng nói hơn là tác giả Đinh Công Vĩ, trong bài viết riêng của mình, lại
ghép hai tư liệu không hề logic lại với nhau để khẳng định một lần nữa
điều này. Một mặt, tác giả dẫn ngọc phả ở Thanh Hóa để khẳng định mối
tình thời son trẻ của Dương hậu và Lê Hoàn khi bà chưa lấy Ngô Xương
Văn. Tiếp theo, tác giả lại viết: "Theo một tài liệu khác thì sau đó
bà lấy Ngô Xương Văn". Chỉ căn cứ vào phép toán số học có thể thấy
không thể có chuyện này. Bởi lẽ, bà lấy Xương Văn (tác giả căn cứ vào sử
chép: "Tam Kha lấy Xương Văn làm con mình") khoảng năm 945, lúc bà 17
tuổi nhưng trước đó bà đã yêu Lê Hoàn thì Lê Hoàn lúc ấy cũng chỉ là một
cậu bé mới lên 4 tuổi thôi. Dương Tam Kha lấy con thứ hai của Ngô vương
là Xương Văn làm con mình mà kết luận rằng "lấy làm con mình tức là cho
làm con rể" là điều phỏng đoán hơi đi quá. Dương Tam Kha vốn là cậu
ruột của Xương Văn, khi ông không có con trai thì việc nhận cháu làm con
cũng là điều dễ hiểu. "Nhận làm con" mà suy ra là "làm con rể" thì chưa
hoàn toàn thuyết phục.
Vậy,
dù là bà yêu Lê Hoàn lần đầu khi cả hai người chưa vào Hoa Lư (theo
giai thoại mà sử không chép) trước hay sau khi Xương Văn chết đi nữa thì
cũng chỉ nói lên một điều: Bà không lấy Xương Văn. Bà phải cùng
một lứa tuổi với Lê Hoàn và như thế thì không phải là mẹ Nhật Khánh (vì
Khánh cũng sinh khoảng 945 - 946 để năm 965 trở thành một sứ quân). Giả
thiết của ba tác giả trên rất mâu thuẫn về không gian và thời gian.
Gia phả
Gia phả gọi bà là Dương Vân Nga, tức là gọi theo giai thoại dân gian. Chính các tác giả Nhìn lại lịch sử cũng có nhận xét rằng "Dương Vân Nga" chỉ là cái tên trong truyền thuyết dân gian. Đóng góp của các nhà soạn Phả hệ họ Ngô Việt Nam
là không thể phủ nhận, thậm chí rất đáng trân trọng và thán phục.
Nhưng, cũng như chính cuốn gia phả đã dẫn, có những giả thuyết đã quá xa
xưa, như trường hợp giả thuyết nói tổ tiên 7 đời của Ngô Quyềncách ông
những 700 năm (điều không thể xảy ra – như kết luận của của sách này)
chẳng hạn, thì ta thấy rằng, gia phả - cả họ Ngô lẫn họ Đinh Danh - cũng
chỉ là một nguồn tài liệu để tham khảo mà thôi, không đủ để cải chính
mọi điều trong chính sử.
Cuối cuốn Phả hệ họ Ngô Việt Nam
có dẫn danh sách một loạt tài liệu tham khảo cổ xưa. Đây là một trong
những vấn đề liên quan đến cổ sử cần lưu ý. Chuyện bà Dương hậu cách đây
đã hơn 1000 năm. Hãy thử làm một phép so sánh để thấy sự khó khăn của
những người nghiên cứu sử học và so sánh với sự xung đột giữa anh
emNguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ cách đây chỉ hơn 200 năm (cuối 1786, đầu
1787). Sự kiện giữa anh em nhà Nguyễn Tây Sơn, dù xảy ra khi sử học Việt
Nam đã khá phát triển (sau khi Đại Việt sử ký toàn thư đã ra đời
ngót 100 năm), thế nhưng những gì sách sử để lại về nó đều còn nhiều
chỗ không rõ ràng khiến đời sau gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu nó. Với
một sự kiện xảy ra cách đây 200 năm mà còn khó xác định tính chân thực
như vậy, huống chi, tài liệu tham khảo cổ xưa nhất cho các nhà biên soạn
cuốn Lịch sử họ Ngô Việt Nam là một cuốn gia phả cổ cũng "chỉ"
được soạn vào tận năm 1477, tức là đã cách xa thời đại của bà Dương hậu
những 500 năm! Điều kiện nghiên cứu xưa kia khó khăn hơn ngày nay nhiều,
từ phương tiện lưu giữ đến phương tiện truyền tin, rất khó tránh khỏi
việc "tam sao thất bản". Đó những khó khăn mà không chỉ các tác giả gặp
phải khi soạn thảo gia phả, mà ngay với các nhà sử học khi nghiên cứu
lịch sử cũng gặp phải điều tương tự. Việc "chế biến" thông tin, trong
những trường hợp còn quá mờ mịt nếu căn cứ vào sử sách, là khó tránh
khỏi. Trong trường hợp này, những nhà soạn Phả hệ đã "chế biến" thông tin thiếu chính xác, chưa hợp lý.
(http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng_V%C3%A2n_Nga)
(http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng_V%C3%A2n_Nga)
Đền thờ Đinh Tiên Hoàng và Dương Thái
hậu
Trong
lịch sử, ít có nhân vật nữ nào lại vinh hiển bằng thái hậu Dương Vân
Nga: là hoàng hậu của 2 vị hoàng đế, mẫu hậu của 3 vua.
Lật lại lịch sử và các truyền thuyết hư thực trong dân gian có thể thấy, có những giả thuyết khác nhau về tướng mạo của Dương Vân Nga song phần lớn đều chung một nhận định, bà chắc chắn là một phụ nữ đẹp.
Chim sa cá lặn
Tương truyền, sinh thời Dương Vân Nga rất xinh đẹp. Bà có khuôn mặt bầu bĩnh rất phúc hậu song vẫn có nét thanh tú, cao sang. Nước da của bà hoàng hậu họ Dương trắng hồng và cặp mắt phượng, mày ngài lúc nào cũng long lanh đầy tình tứ.
Nhan sắc bà được tả trong cuốn Hoàn Vương ca tích, sản phẩm của tâm hồn, trí tuệ nhân dân tỉnh Hà Nam, không chỉ đẹp mà còn tràn đầy sinh lực: “Môi son rừng rực, mặt hoa rờn rờn/Mắt kia sao mọc cờn cờn/Cổ kia đã trắng lại tròn hân hân...”.
Sự thanh thoát và uyển chuyển của người con gái đẹp họ Dương khiến mỗi nước nàng đi cả vùng thiên nhiên, cây cỏ xao động, bừng sáng: “Ðồi đông điểm ngọc, đồi tây mây vàng/Suối trong tựa ánh nguyệt tràn/Mây ngồi xổm, cá lượn đàn lên mây/Chim kề mỏ, bướm xỏ mày/Bao nhiêu suối chảy thành cây đàn cầm...”.
Chắc hẳn chính vẻ đẹp thanh tú, mỹ miều và uyển chuyển của bà đã khiến cho cả vị chúa động Hoa Lư Đinh Bộ Lĩnh và sau này Thập đạo tướng quân Lê Hoàn mê đắm. Đó phải chăng cũng là lý do bà được làm chính cung ở cả hai triều đại Đinh và Tiền Lê đồng thời cũng khiến những tranh cãi về con người và phẩm hạnh của bà đến nay dường như vẫn chưa có hồi kết thúc.
Cố đô Hoa Lư, nơi ghi dấu cuộc đời hoàng hậu Dương Vân Nga.
Sử xưa chỉ trích, sử nay thông cảm
Hoàng hậu họ Dương bị các sử gia phong kiến buộc tội là “gian dâm” với tướng Lê Hoàn từ trước. Bà bị họ chỉ trích rất nặng nề trong việc không tròn đạo vợ chồng khi chúa động Hoa Lư Đinh Bộ Lĩnh vừa bị bị sát hại đã nhanh chóng trao giang sơn cho Thập đạo tướng quân Lê hoàn và trở thành hoàng hậu của vị vua này.
Không biết hoàng hậu Dương Vân Nga có thực sự “gian dâm’ với tướng quân Lê Hoàn hay không chỉ biết, chuyện bà và vị tướng trẻ tài ba Lê Hoàn có tình cảm với nhau là có thực. Hành động bà tự tay khoác áo long bào lên tướng quân, việc khi trở thành hoàng đế, vua Lê Đại Hành mang theo bà đi đánh Tống, bình Chiêm có thể chứng minh điều này.
Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là bởi, thực tế trong hoàn cảnh của mình hoàng hậu Dương Vân Nga vẫn còn sự lựa chọn. Khi Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn bị sát hại, Đinh Toàn còn nhỏ (6 tuổi) bà có thể thay quyền nhiếp chính như tiền nhân đã làm. Hoặc giả bà cứ thủ tiết, lánh đời để con cháu nhà Đinh mặc ý lựa chọn hoàng thân… Tuy nhiên, quyết định của bà là nhường lại ngai vàng cho tướng tài Lê Hoàn.
Mối tư tình của hoàng hậu Dương Vân Nga đối với thập đạo tướng quân Lê Hoàn còn thể hiện rõ nét hơn khi bà đồng ý trở thành vợ ông. Ngày vua Lê Đại Hành lên đường bình Chiêm bà đã theo ông lên chiến trường, trong khi cung cấm có vô vàn cung tần mỹ nữ có thể sẵn sàng sung sướng được “giúp’ bà thay thế.
Rồi có lần, khi vua Lê Đại Hành thắng trận trở về từ biên ải, Dương Vân Nga còn mang thuyền rồng và long sàng ra đón. Hai người đã có những giây phút cực kỳ mặn nồng bên nhau trong tiết trời mây mù vần vũ và cái tên sông Vân Sàng (Giường mây) được đặt cho cuộc gặp gỡ ấy đã khẳng định điều này ít nhiều là có thực.
Thậm chí, có một giai thoại kể rằng, vị tướng trẻ Lê Hoàn ngay lần đầu gặp đã tức khắc bị Dương Vân Nga chinh phục. Tối đó, ông mộng thấy chim thần mang mình lên chín tầng mây, rồi thả chàng rơi trúng phòng Dương Vân Nga...
Sưu tầm
Lịch sử nước nhà vẫn còn 1 vị nữa đó là vợ vua Quang Toản sau khi nhà Tây Sơn bị tiêu diệt thì trở thành vợ của vua Gia Long ( tức Nguyễn Ánh). Nhưng vì Gia Long thời ấy không đặt ngôi vị Hoàng Hậu.
Lật lại lịch sử và các truyền thuyết hư thực trong dân gian có thể thấy, có những giả thuyết khác nhau về tướng mạo của Dương Vân Nga song phần lớn đều chung một nhận định, bà chắc chắn là một phụ nữ đẹp.
Chim sa cá lặn
Tương truyền, sinh thời Dương Vân Nga rất xinh đẹp. Bà có khuôn mặt bầu bĩnh rất phúc hậu song vẫn có nét thanh tú, cao sang. Nước da của bà hoàng hậu họ Dương trắng hồng và cặp mắt phượng, mày ngài lúc nào cũng long lanh đầy tình tứ.
Nhan sắc bà được tả trong cuốn Hoàn Vương ca tích, sản phẩm của tâm hồn, trí tuệ nhân dân tỉnh Hà Nam, không chỉ đẹp mà còn tràn đầy sinh lực: “Môi son rừng rực, mặt hoa rờn rờn/Mắt kia sao mọc cờn cờn/Cổ kia đã trắng lại tròn hân hân...”.
Sự thanh thoát và uyển chuyển của người con gái đẹp họ Dương khiến mỗi nước nàng đi cả vùng thiên nhiên, cây cỏ xao động, bừng sáng: “Ðồi đông điểm ngọc, đồi tây mây vàng/Suối trong tựa ánh nguyệt tràn/Mây ngồi xổm, cá lượn đàn lên mây/Chim kề mỏ, bướm xỏ mày/Bao nhiêu suối chảy thành cây đàn cầm...”.
Chắc hẳn chính vẻ đẹp thanh tú, mỹ miều và uyển chuyển của bà đã khiến cho cả vị chúa động Hoa Lư Đinh Bộ Lĩnh và sau này Thập đạo tướng quân Lê Hoàn mê đắm. Đó phải chăng cũng là lý do bà được làm chính cung ở cả hai triều đại Đinh và Tiền Lê đồng thời cũng khiến những tranh cãi về con người và phẩm hạnh của bà đến nay dường như vẫn chưa có hồi kết thúc.
Cố đô Hoa Lư, nơi ghi dấu cuộc đời hoàng hậu Dương Vân Nga.
Sử xưa chỉ trích, sử nay thông cảm
Hoàng hậu họ Dương bị các sử gia phong kiến buộc tội là “gian dâm” với tướng Lê Hoàn từ trước. Bà bị họ chỉ trích rất nặng nề trong việc không tròn đạo vợ chồng khi chúa động Hoa Lư Đinh Bộ Lĩnh vừa bị bị sát hại đã nhanh chóng trao giang sơn cho Thập đạo tướng quân Lê hoàn và trở thành hoàng hậu của vị vua này.
Không biết hoàng hậu Dương Vân Nga có thực sự “gian dâm’ với tướng quân Lê Hoàn hay không chỉ biết, chuyện bà và vị tướng trẻ tài ba Lê Hoàn có tình cảm với nhau là có thực. Hành động bà tự tay khoác áo long bào lên tướng quân, việc khi trở thành hoàng đế, vua Lê Đại Hành mang theo bà đi đánh Tống, bình Chiêm có thể chứng minh điều này.
Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là bởi, thực tế trong hoàn cảnh của mình hoàng hậu Dương Vân Nga vẫn còn sự lựa chọn. Khi Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn bị sát hại, Đinh Toàn còn nhỏ (6 tuổi) bà có thể thay quyền nhiếp chính như tiền nhân đã làm. Hoặc giả bà cứ thủ tiết, lánh đời để con cháu nhà Đinh mặc ý lựa chọn hoàng thân… Tuy nhiên, quyết định của bà là nhường lại ngai vàng cho tướng tài Lê Hoàn.
Mối tư tình của hoàng hậu Dương Vân Nga đối với thập đạo tướng quân Lê Hoàn còn thể hiện rõ nét hơn khi bà đồng ý trở thành vợ ông. Ngày vua Lê Đại Hành lên đường bình Chiêm bà đã theo ông lên chiến trường, trong khi cung cấm có vô vàn cung tần mỹ nữ có thể sẵn sàng sung sướng được “giúp’ bà thay thế.
Rồi có lần, khi vua Lê Đại Hành thắng trận trở về từ biên ải, Dương Vân Nga còn mang thuyền rồng và long sàng ra đón. Hai người đã có những giây phút cực kỳ mặn nồng bên nhau trong tiết trời mây mù vần vũ và cái tên sông Vân Sàng (Giường mây) được đặt cho cuộc gặp gỡ ấy đã khẳng định điều này ít nhiều là có thực.
Thậm chí, có một giai thoại kể rằng, vị tướng trẻ Lê Hoàn ngay lần đầu gặp đã tức khắc bị Dương Vân Nga chinh phục. Tối đó, ông mộng thấy chim thần mang mình lên chín tầng mây, rồi thả chàng rơi trúng phòng Dương Vân Nga...
Sưu tầm
Lịch sử nước nhà vẫn còn 1 vị nữa đó là vợ vua Quang Toản sau khi nhà Tây Sơn bị tiêu diệt thì trở thành vợ của vua Gia Long ( tức Nguyễn Ánh). Nhưng vì Gia Long thời ấy không đặt ngôi vị Hoàng Hậu.
(http://www.daovien.net/t3949-topic)
Lê Long Đỉnh
Lê Long Đỉnh (Ất Dậu 985 – Kỉ Dậu 1009)
Vua nhà Lê, có tên húy khác nữa là Chí Trung, con
thứ 5 của Đại Hành hoàng đế Lê Hoàn, tước Khai Minh vương.
Tháng
10 năm Ất Tị 1005, Trung tông Lê Long Việt ở ngôi mới 3 ngày thì Long
Đỉnh lén sai người trèo tường vào cung giết chết, rồi cướp ngôi. Sau đó
các anh em ông đánh nhau để tranh quyền. Ngự Bắc vương Lê Long Cân và
Trung Quốc vương Lê Long Cảnh đánh chiếm trại Phù Lan, cùng lúc với giặc
Cử Long vào cướp phá ở huyện Cẩm Thủy thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Lê
Long Đỉnh nổi tiếng hoang dâm, bạo ngược, hiếu sát. Vì hoang dâm, ông
mắc bịnh phải nằm mà coi triều, sử gọi là vua Ngoạ Triều. Vì ông bạo
ngược, hiếu sát, nên lòng người đều oán giận. Năm Kỉ Dậu 1009, tháng 10
ông chết mới 24 tuổi, ở ngôi 4 năm, hiệu năm là Ứng Thiên (1005 - 1007)
và Cảnh Thụy (1008 - 1009).
Khi
còn sống, ông phong cho con ruột là Lê Xạ làm Khai Phong vương, con
nuôi là Lê Thiệu Luỹ làm Sở vương và Thiệu Hưng làm Hán vương. Nhưng vì
các con ông còn nhỏ, mà lòng dân thì đã oán ghét tột độ, nên ngay khi
ông mất, triều thần lật đổ nhà Lê, đưa Lý Công Uẩn lên ngôi dựng nên
nghiệp nhà Lý
(http://www.lichsuvietnam.vn/)
Có phải Lê Long Đĩnh là một vị vua của tàn ác và dâm đãng ?
. Tại sao người ta gọi ông là Ngọa Triều Hoàng Đế ?
. Long Đĩnh có mắc bệnh tâm thần và bệnh trĩ?
. Tại sao người ta gọi ông là Ngọa Triều Hoàng Đế ?
. Long Đĩnh có mắc bệnh tâm thần và bệnh trĩ?
Đại Việt Sử Lược
là bộ sách viết về sử xưa nhất của nước ta , được lưu giữ trong " Tứ
Khố Toàn Thư " của triều Mãn Thanh Trung Quốc , nó có trước bộ Đại Việt
Sử Ký của Lê Văn Hưu , trang 107 chép về cái chết của Ngọa triều Hoàng
Đế như sau :
"
Mùa đông tháng 10 ngày Tân Hợi năm Mậu Thân (1008), vua qua đời tại
phòng ngủ trong điện, Hiệu là Ngọa Triều , vì vua có bệnh trĩ phải nằm
để thị triều "
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư , Bản kỷ , quyển I , trang 235 chép :
Ngoạ
Triều Hoàng Đế tên húy là Long Đĩnh , lại có tên là Chí Trung, con thứ
năm của Đại Hành ở ngôi 4 năm , thọ 24 tuổi , băng ở tẩm điện. Vua làm
việc càn dỡ giết vua cướp ngôi ,thích dâm đãng tàn bạo��"
Hay
ở trang 236 viết "Vua tính hiếu sát , phàm người bị hành hình , hoặc
sai lấy cỏ gianh quân vào người mà đốt, đề cho lửa cháy gần hết, hoặc
sai kép hát người nước Tống là Liêu Thủ Tâm lấy dao ngắn dao cùn xèo
từng mảnh, để cho không được chết chóng. Người ấy đau đớn kêu gào thì
Thủ Tâm nói đùa rằng: "Nó không quen chịu chết" Vua cả cười. Đi đánh dẹp
bắt được tù binh thì đến bờ sông, khi nươv1 triều rút, sai người làm
lao dưới nước , dồn cả vào trong ấy, đến khi nước triều lên, ngập nước
mà chết; hoặc bắt trèo lên ngọn cây cao rồi chặt gốc cho cây đổ, người
rơi xuống chết Vua thân đến xem , lấy làm vui .Có lần Vua đi đến sông
Ninh, sông ấy nhiều rắn, vua sai trói người vào mạng thuyền,đi lại giữa
dòng muốn cho rắn cắn chết. Phàm bò lợn muốn làm thịt thì tự tay vua cầm
dao chọc tiết trước , rồi mới đưa vào nhà bếp sau . Có lần vua róc mía
trên đầu sư Quách Ngang , giả vờ lỡ tay làm đầu sư chảy máu rồi cả cười.
Hoặc nhân yến tiệc , giết mèo cho các vương ăn, ăn xong, lấy đầu mèo
dâng lên cho xem, các vương đều sợ, vua lấy làm thích. Mỗi khi ra chầu,
tất sai bọn khôi hài hầu hai bên; Vua có nói câu gì thì bọn ấy nhao nhao
pha trò cười để cho loạn lời tâu việc của quan chấp chính. Lại lấy
thạch sùng làm gỏi, bắt bọn khôi hài tranh nhau ăn ."
Chuyện
tranh giành ngôi báu , anh em giết nhau để không phải là việc hiếm thấy
, cũng như Đinh Liễn giết Hạng Lang năm 979 hay Nghi Dân giết Bang Cơ
năm 1459.
Cái tội của Khai Minh Vương rõ ràng nhưng "Vua làm việc càn dỡ giết vua cướp ngôi , thích dâm đãng tàn bạo "
liệu có thật như thế không hay là đây là chuyện dời sau thêm vào , ngay
cái danh hiệu là Ngọa Triều cũng còn nghi ngờ. Có phải Long Đĩnh tự
mình đặt cho mình cái thụy quái gở này hay là đời sau gán cho ông ta.
Ngô sĩ Liên cho rằng " Ngoạ Triều không những thích giết người . mà còn oán vua cha.."
Chỉ
có những người mắc bệnh tâm thần , với một đầu óc bệnh hoạn mới tưởng
tượng ra các trò chơi giết người phong phú như đoạn văn trên mô tả những
hành vi độc ác mất hết tính người
LONG ĐĨNH CÓ DẤU HIỆU BỆNH TÂM THẦN VÀ MẮC BỆNH TRĨ KHÔNG ?
Một bệnh án và chẩn đoán phân biệt được mô phỏng theo các tài liệu lịch sử đáng tin cậy có thể được biện luận như sau :
Về
phương diện tâm thần xét hành vi của Long Đĩnh trong vai trò lảnh đạo
đất nước hoàn toàn đối nghịch với một số hành vi tàn bạo hung ác như
trích dẫn sau đây làm thí dụ như :
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục , Chính biên , quyển 1 trang 274 chép: "
Đinh Mùi (1007 ) Mùa xuân Long Đĩnh sai em là Minh Xưởng và Chưởng thư
ký là Hoàng Thành Nhã đem con tê trắng sang biếu nhà Tống , dâng biểu
xin cửu kinh và kinh sách Đại Tạng "
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư trang 235 chép "
Nhà vua đi Ái Châu , đến sông Vũ Lung . Tục truyền : người lội qua sông
này phần nhiều bị hại , nhân thể vua sai người bơi lội qua lại đến ba
lần , không hề gì , xuống chiếu đóng thuyền để ở (các bến sông ) Vũ Lung
, Bạt Cừ , Động Lung bốn chỗ để chở người qua lại "
Trong Đại Việt Sử Lược trang 107 chép " Năm Định Vị ( Mùi) tức năm 1007 Vua sửa định lại quan chế văn võ theo nhà Tống"
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, trang 274 chép :
" Vua xin với nhà Tống cho ta sang "hồ thị" ở Ung Châu, mua bán đổi
chác với người Tông , nhưng vua Tống không nghe , chỉ cho mua bán đổi
chác ở Liêm Châu và Trấn Như Hồng thôi " ( Ung Châu thuộc Tỉnh Quảng Tây nằm sâu trong nội địa Trung Quốc )
Hoặc Trong Đại Việt Sử Ký Tiền Biên của Ngô Thì Sỉ , Bản kỷ , Quyển I , trang 39a chép: "Khai Minh Vương sai dân Ái Châu đào kênh , đắp đường từ cửa Vân Long qua Đỉnh Sơn đến sông Vũ Lũng.."
Long Đĩnh trong 4 năm cầm quyền cho đến trước khi chết , ông vua trẻ này đã 5 lần tự
tay cầm quân đánh giặc.
Lần thứ nhất ( năm 1005) dẹp tan bạo loạn giữa các anh em thu phục mọi người ĐVSKTT trang 233 chép "�Từ đấy về sau các Vương và giặc cướp đều hàng phục ".
Lần
thứ hai ( 1005 ) Khi quan quân đang đánh nhau với người ở trại Phù Lan
chợt thấy trạm báo tin là giặc Cử Long vào cướp đã đến cửa biển Thần Đầu
( Ninh Bình ) Vua về đến sông Tham , đi sang Ái Châu để đánh giặc Cử
Long.
Lần thứ ba ( 1008 ) Đánh người Man ở hai châu Đô Lương và Vị Long.
Lần thứ tư ( 1008) Đánh giặc ở Hoan châu và châu Thiên Liêu.
Lần thứ năm (1009) Tháng 7 vua đi đánh giặc ở các châu Hoan Đường và Thạch Hà.
Và đến tháng 10 ngày Tân Hợi năm Kỷ Dậu (1009) , vua qua đời tại phòng ngủ trong điện.
Một cái chết mà Ngô Thì Sỉ đã nêu ra một nghi vấn , ông cho rằng Long Đĩnh bị thanh toán trong Đại Việt Sử Ký Tiền Biên, trang 185, ông viết như sau :" Lý Thái tổ rất căm phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi
của Khai minh Vương , nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật , sai người vào đầu độc giết đi rồi dấu kín việc đó , nên sử không được chép "
Qua những hành vi nêu trên thật khó tưởng tượng và xác định Long Đĩnh là một vị vua chuyên làm việc càn dở như sử ký đã ghi.
Long Đĩnh lại có thể là một người lai Chiêm Thành vì
trong Đại Việt Sử Lược Quyển I trang 21 chép và Đại Việt Sử Ký Toàn Thư trang 232 chú giải như sau : Mẹ của Lê Long Việt và Lê Long Đĩnh là Hầu Di Nữ( Con người hầu gái người Chiêm Thành ).
Như vậy cái chết của Ngọa Triều Hoàng Đế có thể vẫn còn là một bí ẩn mà nguyên nhân sâu xa hơn ngoài Tội Ác Giết Anh Cướp Ngôi , còn cái gì nữa hay không ? Có lẽ Điện
Tiền Chỉ Huy Sứ Lý Công Uẩn ,Hữu Điện Tiền Chỉ Huy Sứ Nguyễn Đê , Chi
hậu Đào Cam Mộc và Khuôn Việt Thái Sư, Vạn Hạnh Thiền sư và những Đại
thần từng giúp cho Lê đại Hành là những người biết rõ điều này cho nên
lời bàn của Ngô thì Si không phải là không có căn cứ ( Xem thêm ĐVSKTT
trang 238 ).
Không biết Ngô Thì Sĩ khi nói nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật , sai người vào đầu độc giết đi là
có ý gì ? bởi vì trước khi vua chết một hoặc hai tháng ông ta vẫn còn
cầm quân đi đánh giặc ở các châu Hoan Đường và Thạch Hà.
Nhiều quyển sử ghi là vua bị bệnh Trĩ , đam mê tửu sắc thích dâm đãng tàn bạo , điều này quả thật có như vậy không ?
Bệnh trĩ là bệnh thế nào ?
Bệnh
Trĩ là bệnh có liên quan đến cấu tạo của thành tỉnh mạch và huyết động
học vùng chậu , các tỉnh mạch ở vùng hậu môn phồng lớn ra tạo thành bướu
trĩ , nếu các bướu trĩ chiếm trên 180 độ thì được xếp vào loại 4 ,
nguyên nhân chưa rõ nhưng người ta ghi nhận những người bị viêm đại
tràng mãn tính , táo bón , viêm gan , các nghề nghiệp mà phải đứng lâu
ngồi lâu như ,thư ký tài xế..thì dễ bị bệnh trĩ hơn các người.
Theo quan niệm của đông y thì là do Khí hư hạ lãm là khí hư bị hãm , bị chận lại ở dưới không lưu thông được.
Người
ta hay nói đau khổ vì bệnh trĩ , điều đó rất đúng , người nào có mắc
phải bệnh này mới hiểu được nổi khổ của họ , nhất lại là bệnh nhân phải
nằm để thị triều kiểu như người ta mô tả cho Lê Long Đĩnh với thụy hiệu
Ngọa Triều.
Bệnh
trĩ ở giai đoạn mà bệnh nhân phải nằm thì thường ở giai đoạn 4 , là
giai đoạn nặng mà biện pháp điều trị là giải phẫu , mà giải phẫu hay
tiêm thuốc để cho teo bướu trĩ thì 1000 năm trước làm gì có , nếu không
được giải phẫu kịp thời thì bướu trĩ sẽ lan rộng ra , sưng tấy đau nhức ,
chảy máu , sa bít hậu môn làm bệnh nhân không dám đi cầu . Vì đau đớn
và cấn ở hậu môn làm cho bệnh nhân phải nằm , không thể đi đứng , di
chuyển , nhất là bệnh trĩ trong giai đoạn diễn tiến cấp tính
Khó mà tin Long Đĩnh là " Ngọa triều "
được vì trong suốt thời gian ngắn ngủi 4 năm ông cầm quyền ông ta đã tự
mình làm tướng đi chinh phạt đến 5 lần và trận chiến cuối cùng mà Long
Đĩnh tham dự trước khi ông chết là 2 tháng , đó là trận vua đem quân đi
đánh châu Hoan Đường , Thạch Hà vào mùa thu tháng 7 năm Kỷ Dậu ( 1009 )
.Thử hỏi một " ngọa triều " làm sao mà đi đánh giặc được
Nếu
Lê Long Đĩnh mắc bệnh trĩ mà phải nằm để thiết triều thì e rằng khó mà
giải thích được những cuộc chinh chiến liên miên của ông ta
Để
thực hiện được những cuộc chinh chiến liên miên , lâu dài và thành công
như vậy chắc chắn vua phải có một sức khỏe thật tốt cho nên nói là vua
là kẻ ham mê tửu sắc , đau bệnh trĩ , lâm triều phải nằm là chuyện cần
phải xét lại
Người
gọi là đam mê tửu sắc thì suốt ngày chè chén say sưa , hoan lạc liên
tục thì đầu óc trống rỗng , sức khỏe lụn bại làm gì có những quyết định
sáng suốt cấp tiến như Cho người sang Tống xin chín bộ sách vĩ đại nhất
của Trung Quốc là Dịch , Thi , Thư , Lễ , Xuân thu , Hiếu kinh , Luận
ngữ , Mạnh Tử , Chu lễ và kinh sách Đại Tạng , xuống chiếu đóng thuyền
để ở các bến sông Vũ Lung , Bạt Cừ , Động Lung bốn chỗ để chở người qua
lại , sửa định lại quan chế văn võ theo nhà Tống , xin cho ta sang "hồ
thị" ở Ung Châu, mua bán đổi chác với người Tông , sai dân Ái Châu đào
kênh , đắp đường từ cửa Vân Long qua Đỉnh Sơn đến sông Vũ Lũng..v.v�vì
có lần Ngô Thì Sỉ nói như thế này : " Xét việc Long Đĩnh cướp ngôi , cố
nhiên không đáng được thụy hiệu đẹp , mà cái tên Ngọa Triều cũng không
đúng. Có lẽ Lý Thái Tổ muốn dùng thụy hiệu xấu để gán cho , mà không
biết rằng từ xưa những đế vương nào không đáng làm vua thì gọi là phế đế
, mạt đế hoặc lấy cái tên khi bị phế mà chép. Còn như cái hiệu "Ngoạ
Triều" thì thô bỉ không căn cứ �." cho nên lý luận của Ngô thì Sĩ không
phải là không có căn cứ về phương diện Y Khoa.
Rất
khó mà giải thích được những tư tưởng cấp tiến về ngoại giao với Trung
Quốc, kinh sách giáo dục và các cuộc chinh chiến tảo thanh nội loạn ,
giặc cướp thổ phỉ trong nước nếu cho rằng Lê Long Đĩnh là một vị vua chỉ
làm việc càn dỡ, thích dâm đãng tàn bạo�và mắc bệnh trĩ được . cho nên
nói là vua là kẻ ham mê tửu sắc , đau bệnh trĩ , lâm triều phải nằm là
chuyện cần phải xét lại
BS Hồ Đắc Duy
BS Hồ Đắc Duy
(http://chimviet.free.fr/lichsu/)
Thái Hậu Ỷ Lan
Ỷ
Lan - có thuyết cho rằng tên thật của bà là Lê Thị Yến Loan - là một cô
gái hái dâu, chăn tằm ở ngoại thành Thăng Long thời Lý. Ỷ Lan ra đời ở
làng Thổ Lỗi (làng Sủi sau đổi là Siêu Loại, nay là xã Dương Xá, huyện
Gia Lâm - Hà Nội) - năm nào không rõ, sử sách chỉ ghi lờ mờ: bà mất ở
kinh thành Thăng Long vào năm 1117 - trên dưới 70 tuổi - thời Lý Nhân
Tông. Sách Mộng khê bút đàm của Thẩm Hoạt có chép: "Nhật Tôn (tức Lý
Thánh Tông) mất, Càn Đức (Lý Nhân Tông) lên, dùng quan là Lý Thượng Cát
(Lý Thường Kiệt) và mẹ là thái phi Lê Thị Yến Loan cùng coi việc nước".
Thuở
ấy vào năm Quý Mão (1063) Lý Thánh Tông đã đến bốn mươi tuổi. Vua chưa
có con trai để truyền ngôi báu, đêm ngày triều thần lo ngại. Vua bèn
thân hành đi cầu tự khắp các chùa chiền, miếu mạo nhưng không hiệu
nghiệm, Lý Thánh Tông lo lắng cho triều đình nhà Lý và xã tắc Đại Việt.
Một sớm mùa xuân, vua về viếng thăm chùa Dâu (tổng Dương quang phủ Thuận
Thành) dân làng mở hội nghênh giá. Thánh Tông hoàng đế cùng hoà vào dân
chúng trong hội làng đông vui. Trai gái, già trẻ các làng đều ra rước
vua. Đoàn xa giá của vua đi đến đâu, các làng lân cận nô nức, đổ xô về
phía ấy. Duy chỉ cô thôn nữ xinh đẹp của làng Sủi vẫn điềm nhiên hái
dâu, xem việc ngự giá của vua không có quan hệ gì đến mình. Cô gái vẫn
miệt mài bên bãi dâu, mặc cho đoàn ngự diễu qua. Lý Thánh Tông lấy làm
lạ, bèn cho đòi người con gái có vẻ "kiêu căng" đang đứng bên nương dâu
kề gốc lan ấy đến trước kiệu rồng để hỏi. Cô gái ung dung nhẹ nhàng tới
quỳ tâu:
- Thiếp là con nhà nghèo hèn, phải làm lụng đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng cha mẹ có đâu dám mong đi xem rước và nhìn mặt rồng.
Vua
thấy cô gái ăn mặc quê mùa, nhưng cử chỉ đoan trang dịu dàng, lời lời
phong nhã, đối đáp phân minh, lễ nghĩa khác hẳn những người con gái mà
vua đã từng gặp. Vua yêu vì sắc, trọng vì nết, nên cho cô gái theo long
giá về kinh đô. Cô gái làng quê được đón về cung vua ấy là Yến Cô Nương
xinh đẹp, nết na của làng Siêu-Loại (Sủi). Nhưng Lý Thánh Tông là ông
vua chăm việc nước, luôn luôn thân chinh dẹp giặc. Vua ít nhàn rỗi để
ngự tới cung Ỷ Lan. Đương lúc cung Ỷ Lan vắng tiếng đàn, tiếng sáo, thì
bỗng một hôm sau khi Thánh Tông đi trảy hội chùa Thổ Lỗi, cung Ỷ Lan lại
nhộn nhịp hơn xưa. Yến Cô Nương nhờ "thông minh vốn sẵn tư trời" được
học tập, trau dồi đã trở thành một cung phi "nổi danh tài sắc một thời"
kinh sử làu thông, văn chương uyên bác. Lý Thánh Tông đem lòng yêu mến,
phong làm Ỷ Lan phu nhân, lấy tên cung Ỷ Lan và cũng có ý kỷ niệm cô gái
đứng tựa bên gốc lan, khi tuân lệnh đến bệ kiến buổi đầu ở làng Sủi
(Siêu Loại).
Sau đó (1066), Ỷ Lan sinh hạ được một hoàng tử lấy tên là Kiền Đức. Kiền Đức trán cao, tay dài quá gối, thông minh, tuấn tú, vua càng yêu dấu hơn, Yến Loan được tôn là Ỷ Lan nguyên phi - đứng đầu các cung phi, sau thái hậu; con trai được lập làm thái tử.
Năm
Kỷ Dậu (1069), Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh giặc ngoại xâm. Trong
khi vua cùng Lý Thường Kiệt ở ngoài biên cương, Ỷ Lan nguyên phi đảm
đang, chăm lo quốc sự, trị nước điều khiển có kỷ cương khiến thần dân
thán phục, cõi nước được yên vui. Lý Thánh Tông từ ngoài biên ải đánh
trận lâu ngày không thắng, chán nản rút quân quay về. Về chưa đến nơi,
nghe dân chúng Châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hải Hưng) ca ngợi nguyên phi Ỷ Lan
ở nhà trị nước rất giỏi, lòng dân cảm hoá, được suy tôn là bà Quan Âm,
vua Thánh Tông tự trách mình: "Nguyên phi là đàn bà còn làm được như
thế, ta là đàn ông há thua sao!"
Vua
lại tiếp tục trở ra đánh giặc, lần này thắng trận. Năm đó, mùa hạ vua
đem quân về ca khúc khải hoàn, đại xá cho thiên hạ, giảm thuế khoá, phát
tiền lụa, thóc cho dân nghèo. Ỷ Lan rất nhân từ dạy con ngoan, đào tạo
con trở thành một nhà vua anh minh sau này; lại lo cho dân giàu nước
mạnh, yêu thương nhân dân được mọi người kính phục.
Năm
Nhâm Tý (1072) tháng giêng mùa xuân, Lý Thánh Tông mất ở điện Hội Tiên.
Hoàng thái tử Kiền Đức lên ngôi vua, tức vua Lý Nhân Tông. Khi ấy vua
mới lên bảy, tôn mẹ là Ỷ Lan nguyên phi lên làm Linh Nhân hoàng thái
hậu. Ỷ Lan vừa giúp coi triều chính, vừa làm nhiệm vụ bà mẹ dạy dỗ con.
Trong khi vua còn thơ ấu, Ỷ Lan điều khiển cả quốc gia, cùng tể tướng Lý
Thường Kiệt chủ trương đánh quân Tống xâm lược. Hai lần quân Tống đến
(1075, 1077) vua Lý Nhân Tông chưa quá 10 tuổi, Ỷ Lan đã cùng Thái sư Lý
Đạo Thành lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến. Trong lúc Tổ quốc
lâm nguy Ỷ Lan đã cùng Lý Thường Kiệt giữ vững giang sơn, xã tắc; công
ấy đời sau còn nhắc mãi.
Ỷ Lan
xuất thân là một thôn nữ, nên hiểu thấu những khổ đau của người phụ nữ
nông dân vì nghèo khổ phải đem thân gán nợ cho nhà giàu, bà cho xuất của
trong kho chuộc về, và xây dựng chồng con hạnh phúc cho họ. Về việc này
Ngô Sĩ Liên đã có lời bàn: "Con gái nghèo đến nỗi phải đợ mình làm
mướn, con trai nghèo đến nỗi không vợ đó là cùng dân của thiên hạ. Thái
hậu (tức Ỷ Lan) đổi mệnh cho họ cũng là việc nhân chính vậy!".
Ỷ
Lan không những sửa sang việc quốc chính, tăng cường quân đội, bố
phòng, chăm lo việc mở mang dân trí, việc thi cử học hành và còn ban
hành nhiều điều ích quốc lợi dân. Ỷ Lan còn khuyên vua làm điều thiện,
trị điều ác. Bà hiểu những gian nan của nông dân khi việc nông trang cày
bừa không có trâu cày. Ỷ Lan bảo vua phạt tội nặng những kẻ trộm trâu
và giết trâu bừa bãi; có lần bà đã nói với vua: "Gần đây người kinh
thành và làng ấp đã có kẻ trốn đi chuyên nghề trộm trâu. Nông dân cùng
quẫn. Mấy nhà phải cày chung một trâu. Trước đây, ta đã từng mách việc
ấy, và nhà nước đã ra lệnh cấm. Nhưng nay việc giết trâu lại có nhiều
hơn trước".
Nhân Tông bèn ra lệnh phạt rất nặng những người trộm và giết trâu, phạt cả vợ con và hàng xóm vì tội không tố giác.
Sống trong lầu son, gác tía mà lúc nào Ỷ Lan cũng không quên đến người nghèo, Ỷ Lan vẫn chăm sóc đến đời sống cùng cực của nông dân lao động. Cũng như Lý Thánh Tông, Ỷ Lan thường phát chẩn thóc lúa cho kẻ nghèo. Bà sùng đạo Phật, ưa làm việc từ thiện lập nhiều đình chùa.
Bà thường lui tới các đình chùa, trao đổi với các tăng ni thuyết giáo đạo Phật. Năm 1096, bà bày cỗ chay ở chùa Khai Quốc (tức sau là chùa Trấn Quốc ở Thăng Long) thết các sư. Tiệc xong, bà ngồi kê cứu đạo Phật với các vị sư già học rộng. Bà hỏi về nguồn gốc đạo Phật ở các nước và ở ta. Bà có óc phán đoán đòi hỏi các sư "nói có sách mách có chứng". Chính nhờ câu chuyện giữa bà và các vị sư thời Lý (sách Thiên uyển tập anh ngữ lục đời Trần còn ghi lại tường tận chuyện này), mà đến nay ta còn biết gốc tích sự truyền bá đạo Phật vào nước ta. Có lần bà đến chùa Phổ Minh (Từ Liêm) tranh luận với sư Thông Biến về những điều của Phật giáo. Bà cũng có làm những bài kinh, có câu kệ còn truyền lại đến ngày nay:
Sống trong lầu son, gác tía mà lúc nào Ỷ Lan cũng không quên đến người nghèo, Ỷ Lan vẫn chăm sóc đến đời sống cùng cực của nông dân lao động. Cũng như Lý Thánh Tông, Ỷ Lan thường phát chẩn thóc lúa cho kẻ nghèo. Bà sùng đạo Phật, ưa làm việc từ thiện lập nhiều đình chùa.
Bà thường lui tới các đình chùa, trao đổi với các tăng ni thuyết giáo đạo Phật. Năm 1096, bà bày cỗ chay ở chùa Khai Quốc (tức sau là chùa Trấn Quốc ở Thăng Long) thết các sư. Tiệc xong, bà ngồi kê cứu đạo Phật với các vị sư già học rộng. Bà hỏi về nguồn gốc đạo Phật ở các nước và ở ta. Bà có óc phán đoán đòi hỏi các sư "nói có sách mách có chứng". Chính nhờ câu chuyện giữa bà và các vị sư thời Lý (sách Thiên uyển tập anh ngữ lục đời Trần còn ghi lại tường tận chuyện này), mà đến nay ta còn biết gốc tích sự truyền bá đạo Phật vào nước ta. Có lần bà đến chùa Phổ Minh (Từ Liêm) tranh luận với sư Thông Biến về những điều của Phật giáo. Bà cũng có làm những bài kinh, có câu kệ còn truyền lại đến ngày nay:
Sắc là không, không tức sắc
Không là sắc, sắc tức không
Sắc? Không? thôi mặc cả,
Mới thấu được chân tông (*)
(*)Bản chữ Hán trong Thiền uyển tập anh - Hoa Bằng dịch.
Không là sắc, sắc tức không
Sắc? Không? thôi mặc cả,
Mới thấu được chân tông (*)
(*)Bản chữ Hán trong Thiền uyển tập anh - Hoa Bằng dịch.
Là
một nữ nông dân nghèo, được hưởng phú quý vinh hoa, bà vẫn cho là điều
"sắc sắc, không không", đó là phù vân... Bà là một người phụ nữ vương
giả, ngọc ngà vàng son không làm vẩn đục tâm hồn bà, cũng là một phụ nữ
hiếm có trong lịch sử nghìn năm trước.
Ngày
25 tháng 7 năm Đinh Dậu, Hội tường đại khánh năm thứ 8 (1117) đời Lý
Nhân Tông, bà mất, được hoả táng, dâng thuỵ là Phù Thánh Linh Nhân Hoàng
thái hậu, mai táng ở Thọ Lăng phủ Thiên Đức. Hiện nay còn miếu thờ bà ở
hai xã Cẩm Đới và Cẩm Cầu huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn
Hùng Ca Sử Việt 2 gồm 4 phần:
Hùng Ca Sử Việt Phần 2 : Bài Đọc Thêm
Hùng Ca Sử Việt 2 : Chiến Tranh Lý Tống
Hùng Ca Sử Việt 2 : Ngô Vương Quyền
huynhhuuduc.blogspot.com/2020/08/hung-ca-su-viet-2-bo-cai-ai-vuong-khuc.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét