Trong "Tình sử" có chép như sau: Vào cuối triều nhà Chu đời Ngũ Quý (Ngũ Đại), có người con gái của Lương Tiêu Hồ 梁瀟湖 tên Ý Nương 意娘, cùng với Lý Sinh 李生 là họ hàng con cô con cậu. Lý Sinh thường qua lại rất nhiều. Nhân ngày Trung Thu ngắm trăng, ngầm hẹn ước với Ý Nương, lưu luyến không rời. Sự việc lâu ngày lộ ra, Tiêu Hồ nổi giận, ngăn cấm hai người gặp nhau. Gặp tiết đang thu, Ý Nương viết bài thơ nổi tiếng " Trường Tương Tư ", Trong đó có hai câu được nhiều người biết đến:
我 在 湘 江 頭
Ngã tại Tương giang đầu
(Thiếp ở đầu sông Tương)
君 在 湘 江 尾
Quân tại Tương giang vỹ.
(Chàng ở cuối sông Tương)
Thế nhưng cũng có bản viết:
君 在 湘 江 頭
Quân tại Tương giang đầu
(Chàng ở đầu sông Tương)
我 在 湘 江 尾
Thiếp tại Tương giang vỹ
(Thiếp ở cuối sông Tương)
Chúng ta thử tìm hiểu tại sao có một số bản ghi như trên. Bản nào hợp lý hơn?
君 在 湘 江 頭
Quân tại Tương giang đầu
(Chàng ở đầu sông Tương)
我 在 湘 江 尾
Thiếp tại Tương giang vỹ
(Thiếp ở cuối sông Tương)
Chúng ta thử tìm hiểu tại sao có một số bản ghi như trên. Bản nào hợp lý hơn?
Ông
Bà Ta có câu " Nói có sách, mách có chứng ". Nên chúng tôi cố gắng đi
tìm trong những Điển Xưa, Tích Cũ có trước thời Lương Ý Nương mong có một
cái nhìn tương đối chính xác và khách quan để chứng minh câu nào hợp lý hơn :
- Thiên Thai
Thiên thai là tên một hòn núi thuộc huyện Thiên thai, tỉnh Chiết Giang ở Trung Hoa . Sách "Thần tiên truyện" chép: Đời Hán Minh đế, niên hiệu Vĩnh bình (58 sau DL) có hai chàng nho sĩ tên Lưu Thần và Nguyễn Triệu quê đất Diêm Khê. Gặp tiết Đoan Ngọ cũng gọi Đoan dương (mùng 5 tháng 5 âm lịch), theo tục lệ, người ta thường vào núi Thiên thai hái thuốc chữa bệnh. Hai chàng Lưu, Nguyễn cùng đi, nhưng chẳng may bị lạc, không tìm được lối về.
Vơ vẩn trong núi gần tháng trời mà không tìm được lối ra. Lương thực mang theo đã hết đành phải hái những quả đào chín mọng hai bên bờ suối hay ven chân núi để ăn đỡ đói, rồi vốc nước khe mà uống.
Nhìn dòng nước trong núi chảy ra, hai chàng Lưu, Nguyễn thấy có những hột cơm vừng và lá rau tươi lững lờ trôi, nên đoán chắc cách chỗ người ở không xa nữa. Cả hai bèn lần mò theo đường nước chảy, vượt qua mấy ngọn núi liền mới đến đầu ngọn khe thì thấy cây cỏ xinh tươi, phong cảnh cực kỳ đẹp đẽ. Thế là hai chàng gặp hai nàng tiên Ngọc Kiều và Giáng Tiên kết nghĩa phu thê.
- Thiên Thai
Thiên thai là tên một hòn núi thuộc huyện Thiên thai, tỉnh Chiết Giang ở Trung Hoa . Sách "Thần tiên truyện" chép: Đời Hán Minh đế, niên hiệu Vĩnh bình (58 sau DL) có hai chàng nho sĩ tên Lưu Thần và Nguyễn Triệu quê đất Diêm Khê. Gặp tiết Đoan Ngọ cũng gọi Đoan dương (mùng 5 tháng 5 âm lịch), theo tục lệ, người ta thường vào núi Thiên thai hái thuốc chữa bệnh. Hai chàng Lưu, Nguyễn cùng đi, nhưng chẳng may bị lạc, không tìm được lối về.
Vơ vẩn trong núi gần tháng trời mà không tìm được lối ra. Lương thực mang theo đã hết đành phải hái những quả đào chín mọng hai bên bờ suối hay ven chân núi để ăn đỡ đói, rồi vốc nước khe mà uống.
Nhìn dòng nước trong núi chảy ra, hai chàng Lưu, Nguyễn thấy có những hột cơm vừng và lá rau tươi lững lờ trôi, nên đoán chắc cách chỗ người ở không xa nữa. Cả hai bèn lần mò theo đường nước chảy, vượt qua mấy ngọn núi liền mới đến đầu ngọn khe thì thấy cây cỏ xinh tươi, phong cảnh cực kỳ đẹp đẽ. Thế là hai chàng gặp hai nàng tiên Ngọc Kiều và Giáng Tiên kết nghĩa phu thê.
- Tương Phi Trúc
Theo
Huyền Thoại Cổ Trung Hoa, sau khi truyền ngôi cho vua Đại Vũ, Vua Ngu
Thuấn cùng hai vợ của mình là Nga Hoàng và Nữ Anh đi chu du khắp thiên
hạ, chỉ dạy cho dân cách trị thủy và cách canh tác trồng trọt. Thấy hai
Vợ phải chịu khổ cực trên đường thiên lý, Vua Thuấn đã để hai bà ở lại
nơi bến Tiêu Tương (chỗ giao nhau của hai sông Tiêu và sông Tương) Còn
Người thì tiếp tục hành trình về phương Nam. Khi đến Thương Ngô thọ bệnh
và mất. Mòn mỏi chờ chồng nơi bến Tiêu Tương, đến khi được tin chồng
mất. Hai Bà khóc đến nước mắt biến thành đỏ như máu rơi thấm vào trúc
nơi đây, khiến trúc có vân tuyệt đẹp gọi là "Tương Phi Trúc".
Thi Hào Nguyễn Du có bài thơ "Thương Ngô Tức Sự" nói về Tích này:
Ngu đế nam tuần
cánh bất hoàn
Nhị phi sái lệ trúc thành ban
Nhị phi sái lệ trúc thành ban
...
(Vua Ngu đi tuần phương nam chẳng trở lại.
Hai bà phi khóc, nước mắt vương vào cây trúc thành những vệt lốm đốm)
Trên đây là hai tích có trước bài thơ Trường Tương Tư của Lương Ý Nương.
(Vua Ngu đi tuần phương nam chẳng trở lại.
Hai bà phi khóc, nước mắt vương vào cây trúc thành những vệt lốm đốm)
Trên đây là hai tích có trước bài thơ Trường Tương Tư của Lương Ý Nương.
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
- Trong bài thơ "Thề Non Nước" của Tản Đà :
Nước non nặng một lời thề,
Nước đi đi mãi, không về cùng non.
Nhớ lời nguyện nước thề non,
Nước đi chưa lại, non còn đứng không.
...
- Trong văn học truyền khẩu
của dân gian cũng có câu: "Trâu
tìm cột, cột không tìm trâu"
Như vừa trình bày, chúng ta thấy Người Nữ luôn ở trên nguồn (tích Thiên Thai). Người Nữ chờ nơi bến Tiêu Tương (Tương Phi Trúc).
Từ những dẫn chứng và phân tích bên trên cho chúng ta thấy: Ngã tại Tương Giang đầu ; Quân tại Tương Giang vỹ là hợp lý hơn.
- Nhưng tại sao lại xuất hiện câu "Quân tại Tương Giang đầu; Thiếp tại Tương Giang vỹ" trong một số bản của ngày nay?
Thông thường, Người Xưa làm thơ hay đưa những điển cố hay thơ cổ thời trước đó vào trong bài thơ của mình. Cũng từ suy nghĩ này, chúng tôi cố gắng tìm các tích xưa chuyện cũ để chứng minh. Nhưng cuối cùng, chỉ tìm thấy những chứng minh cho Ngã tại Tương Giang đầu ; Quân tại Tương Giang vỹ chớ không hề thấy điều nào chứng minh cho Quân tại Tương Giang đầu; Ngã tại Tương Giang vỹ. ( Có thể do hiểu biết chúng tôi có giới hạn)
Như vừa trình bày, chúng ta thấy Người Nữ luôn ở trên nguồn (tích Thiên Thai). Người Nữ chờ nơi bến Tiêu Tương (Tương Phi Trúc).
Từ những dẫn chứng và phân tích bên trên cho chúng ta thấy: Ngã tại Tương Giang đầu ; Quân tại Tương Giang vỹ là hợp lý hơn.
- Nhưng tại sao lại xuất hiện câu "Quân tại Tương Giang đầu; Thiếp tại Tương Giang vỹ" trong một số bản của ngày nay?
Thông thường, Người Xưa làm thơ hay đưa những điển cố hay thơ cổ thời trước đó vào trong bài thơ của mình. Cũng từ suy nghĩ này, chúng tôi cố gắng tìm các tích xưa chuyện cũ để chứng minh. Nhưng cuối cùng, chỉ tìm thấy những chứng minh cho Ngã tại Tương Giang đầu ; Quân tại Tương Giang vỹ chớ không hề thấy điều nào chứng minh cho Quân tại Tương Giang đầu; Ngã tại Tương Giang vỹ. ( Có thể do hiểu biết chúng tôi có giới hạn)
Từ việc này, chúng tôi suy luận. Có thể bắt nguồn từ những nhà Nho Học (Tống Nho trở về sau), với quan niệm trọng nam khinh nữ, phụ nữ phải "Tam Tùng Tứ Đức"...Các nhà nho sau này đã sửa lại cho phù hợp với quan niệm Nho Giáo. Nên đã gây ra sự sai biệt với câu viết nguyên thuỷ trong bài thơ Trường Tương Tư " của Lương Ý Nương.
Từ đó, thi văn ngày nay cũng dựa vào quan điểm trên nên thường nói theo như "Anh ở đầu sông, em cuối sông"...để chứng tỏ sự lệ thuộc của nữ giới vào nam giới.
我在湘江頭,君在湘江尾
Trả lờiXóaHai câu này có trong bài Trường tương tư của Lương Ý Nương như trong bài trên có nói
君在湘江頭,妾在湘江尾
Hai câu nằm trong bài 湘妃怨 Tương phi oán, đoạn 4. Có thể xem ở đây: https://zh.wikipedia.org/wiki/湘妃怨