Xe Dê
"Xe dê" do chữ "Dương xa".
Ngày xưa, nhà vua nào cũng vậy, ngoài có hoàng hậu, thứ phi còn có hàng ngàn cung nữ, chọn lấy người đẹp trong toàn quốc để vào cung hầu hạ, làm vui cho nhà vua. Đời nhà Tần (221-209 trước D.L.), vua Tần Thủy Hoàng (246-209 trước D.L.) có trên 3000 cung nữ. Ở Việt Nam, đời nhà Lý (1010-1225), vua Lý Thái Tông (1028-1054) quy định số hậu phi và cung nữ: hậu và phi 13 người, ngự nữ 18 người, nhạc kỹ 1000 người.
Đó là con số ít nhứt so với các triều vua, nhứt là các vua Tàu. Kể ra là một sự ... tiến bộ.
Cung của nhà vua chia làm từng phòng đặc biệt. Mỗi nàng cung phi ở riêng một phòng. Đêm đến, nhà vua muốn vui say với một cung phi nào thì vào cung đó. Vì nhiều cung phi quá, và nàng nào cũng sắc nước hương trời, nhà vua, rốt cuộc, trông ai cũng như ai rồi ... đêm nay, mình không biết là phải ngự ở cung nào?
Sách "Tấn thư" có chép: vua Võ Đế có nhiều cung nhân, mỗi đêm muốn đến với cung nhân nào thì vua ngồi trên một chiếc xe nhỏ khảm châu ngọc có con dê kéo, để tùy ý dê đi đến cung điện nào thì nhà vua vào đấy.
Xe dê gọi là "Xe dê", tên chữ là "Dương xa".
Con dê trở thành một tên hướng đạo quan trọng.
Rồi cứ chiều đến, hoàng hôn vừa buông mình rủ xuống nhà vua ngồi trên chiếc xe dê để dê lững thững kéo đi. Các cung phi vì muốn được hưởng ơn mưa móc của quân vương, muốn sưởi ấm thân để cõi lòng khỏi đơn côi trống trải, nhưng không biết tìm thế nào cho dê kéo xe ngừng lại trước cung mình. Sau, có vài nàng có sáng kiến, biết dê thích ăn lá dâu nên tìm lá dâu rắc trước cung để nhử dê dừng xe lại. Dần dần trước cung nào cũng thấy dẫy đầy lá dâu.
Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, đoạn nói về nàng cung nữ oán trách nhà vua ghẻ lạnh đối với mình, có câu:
Phải duyên hương lửa cùng nhau,
Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào.
Ý nói duyên nợ với vua từ bao kiếp trước, chứ đâu như các cung phi khác, muốn được hầu vua thì tất phải rắc lá dâu cho xe dê vào rồi mới được gần vua.
"Xe dê" lấy ở điển tích trên.
Ngày xưa, nhà vua nào cũng vậy, ngoài có hoàng hậu, thứ phi còn có hàng ngàn cung nữ, chọn lấy người đẹp trong toàn quốc để vào cung hầu hạ, làm vui cho nhà vua. Đời nhà Tần (221-209 trước D.L.), vua Tần Thủy Hoàng (246-209 trước D.L.) có trên 3000 cung nữ. Ở Việt Nam, đời nhà Lý (1010-1225), vua Lý Thái Tông (1028-1054) quy định số hậu phi và cung nữ: hậu và phi 13 người, ngự nữ 18 người, nhạc kỹ 1000 người.
Đó là con số ít nhứt so với các triều vua, nhứt là các vua Tàu. Kể ra là một sự ... tiến bộ.
Cung của nhà vua chia làm từng phòng đặc biệt. Mỗi nàng cung phi ở riêng một phòng. Đêm đến, nhà vua muốn vui say với một cung phi nào thì vào cung đó. Vì nhiều cung phi quá, và nàng nào cũng sắc nước hương trời, nhà vua, rốt cuộc, trông ai cũng như ai rồi ... đêm nay, mình không biết là phải ngự ở cung nào?
Sách "Tấn thư" có chép: vua Võ Đế có nhiều cung nhân, mỗi đêm muốn đến với cung nhân nào thì vua ngồi trên một chiếc xe nhỏ khảm châu ngọc có con dê kéo, để tùy ý dê đi đến cung điện nào thì nhà vua vào đấy.
Xe dê gọi là "Xe dê", tên chữ là "Dương xa".
Con dê trở thành một tên hướng đạo quan trọng.
Rồi cứ chiều đến, hoàng hôn vừa buông mình rủ xuống nhà vua ngồi trên chiếc xe dê để dê lững thững kéo đi. Các cung phi vì muốn được hưởng ơn mưa móc của quân vương, muốn sưởi ấm thân để cõi lòng khỏi đơn côi trống trải, nhưng không biết tìm thế nào cho dê kéo xe ngừng lại trước cung mình. Sau, có vài nàng có sáng kiến, biết dê thích ăn lá dâu nên tìm lá dâu rắc trước cung để nhử dê dừng xe lại. Dần dần trước cung nào cũng thấy dẫy đầy lá dâu.
Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, đoạn nói về nàng cung nữ oán trách nhà vua ghẻ lạnh đối với mình, có câu:
Phải duyên hương lửa cùng nhau,
Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào.
Ý nói duyên nợ với vua từ bao kiếp trước, chứ đâu như các cung phi khác, muốn được hầu vua thì tất phải rắc lá dâu cho xe dê vào rồi mới được gần vua.
"Xe dê" lấy ở điển tích trên.
Khắc Lậu
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn tả về thời gian có những câu:
Đêm thu khắc lậu canh tàn,
Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm sương.
và: Đêm thu khắc lậu canh tàn,
Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm sương.
Giọt rồng canh đã điểm ba,
Tiểu thư nhìn mặt đường đà cam tâm.
Tiểu thư nhìn mặt đường đà cam tâm.
"Khắc lậu", "Giọt rồng" là vật đo lường thời gian (ấn định thời giờ) ngày xưa.
Về thời thượng cổ, người ta chưa có cơ khí gì để đo lường thời gian mà chỉ có một ít dụng cụ thô sơ. Dụng cụ đó là cái đồng hồ thái dương, xuất hiện có lẽ trước nhứt. Đồng hồ này gồm có một cái trụ đứng thẳng giữa một cái khung bán nguyệt bằng phẳng gọi là nhật quỹ, có chia từng gạch. Mỗi gạch là một giờ. Mặt trời chiếu cái trụ và bóng trụ ấy rọi xuống nhật quỹ, rồi người ta căn cứ vào đó mà định giờ.
Lẽ cố nhiên, cái đồng hồ thái dương chỉ có thể dùng ban ngày và khi trời tốt, có bóng mặt trời mà thôi. Còn ban đêm là cả một vấn đề.
Về thời thượng cổ, người ta chưa có cơ khí gì để đo lường thời gian mà chỉ có một ít dụng cụ thô sơ. Dụng cụ đó là cái đồng hồ thái dương, xuất hiện có lẽ trước nhứt. Đồng hồ này gồm có một cái trụ đứng thẳng giữa một cái khung bán nguyệt bằng phẳng gọi là nhật quỹ, có chia từng gạch. Mỗi gạch là một giờ. Mặt trời chiếu cái trụ và bóng trụ ấy rọi xuống nhật quỹ, rồi người ta căn cứ vào đó mà định giờ.
Lẽ cố nhiên, cái đồng hồ thái dương chỉ có thể dùng ban ngày và khi trời tốt, có bóng mặt trời mà thôi. Còn ban đêm là cả một vấn đề.
Ở Việt Nam, ban đêm đại khái chia làm 5 canh:
Canh một từ 8 giờ đến 10 giờ (giờ Tuất).
Canh hai từ 10 giờ đến 12 giờ (giờ Hợi).
Canh ba từ 12 giờ đến 2 giờ khuya (giờ Tí).
Canh tư từ 2 giờ đến 4 giờ sáng (giờ Sửu).
Canh năm từ 4 giờ đến 6 giờ sáng (giờ Dần).
Ca dao ta có câu hài hước:
Nửa đêm: giờ Tí: canh ba,
Trổ sanh nam tử vậy mà con trai.
Hay là: Trổ sanh nam tử vậy mà con trai.
Nửa đêm: giờ Tí: canh ba,
Vợ tôi: con gái: đàn bà: nữ nhi.
Vì đồng hồ thái dương chỉ dùng được ban ngày và những lúc có mặt
trời, nên người ta phải tìm dùng vật khác để tiện lợi trong việc đo
thời gian, phân định
Vợ tôi: con gái: đàn bà: nữ nhi.
Năm Gai Nếm Mật
"Nằm gai nếm mật" do chữ "Ngọa tân thường đảm".
Đời Xuân Thu (722-479 trước D.L.), hai nước Ngô và Việt đánh nhau. Sau trận đại bại tại Cối Kê, vua Việt là Câu Tiễn phải mình trần sang lạy vua Ngô là Phù Sai xin hàng. Ngô vương bắt vợ chồng Câu Tiễn phải sang Ngô làm con tin, có quan Tướng Quốc là Phạm Lãi theo hầu. Cả ba đều bị giam trong ngục đá.
Hằng ngày vợ chồng Câu Tiễn và Phạm Lãi phải cắt cỏ, hốt phân ngựa, gánh nước rửa dọn chuồng ngựa, kiếm củi nấu cơm... Suốt thời gian ba năm, chúa tôi sống một cách vô cùng vất vả cực nhọc, những vẫn bền chí đợi thời.
Một hôm vua Ngô đau, Câu Tiễn nghe theo lời của Phạm Lãi là chịu nếm phân của vua Ngô để được vua Ngô tin kẻ hàng giữ dạ trung thành. Nhờ đó mà cả ba được phóng thích về nước.
Được trở về cố quốc, nhớ đến nỗi thất bại nhục nhã và bị giam cầm làm nô lệ, Câu Tiễn vô cùng căm uất, lòng canh cánh mưu toan báo thù. Tướng quốc Phạm Lãi nói:
- Chúa công chớ lúc nào quên cái nhục ở ngục đá thì mới có cơ báo thù được nước Ngô.
Câu Tiễn đáp:
- Xin vâng lời dạy bảo!
Bấy giờ giao quốc chính cho Văn Chủng, giao quân chính cho Phạm Lãi, nhà vua tôn hiền đãi sĩ, kính người già, thương kẻ nghèo, đối xử trăm họ như anh em nên được mọi người mến phục.
Đến mùa làm ruộng, Câu Tiễn cũng vác cày đi cày. Vương phi Câu Tiễn cũng chăm việc dệt cửi. Cùng đám dân chia sự lao khổ, ăn mặc rất tiết kiệm.
Muốn gấp báo thù, Câu Tiễn cố sức chăm chỉ làm việc suốt ngày đêm. Khi nào buồn ngủ thì lấy cỏ lục (rau răm) xoa vào mắt cho cay làm mắt phải mở. Chân lạnh muốn co thì dầm nước lạnh. Mùa đông lạnh thì ôm giá. Mùa hè nóng nực thì ngồi bên lửa. Bỏ cả giường nệm, lấy gai lấy củi lót nằm. Quả mật luôn luôn treo ở chỗ ngồi, chỗ nằm, thỉnh thoảng lại nếm một ít như để nhắc lại nỗi tủi nhục, khổ đau. Đêm nào cũng sùi sụt khóc. Khóc chán lại thở dài. Hai chữ "Cối Kê" lúc nào cũng lẩm nhẩm ở miệng.
Theo 7 kế phá Ngô của Văn Chủng, mới thi hành được 3 thì nước Việt hưng thịnh, nước Ngô suy. Cuối cùng nước Việt báo được thù, thôn tính nước Ngô, và vua Ngô tự tử.
Trong bài "Văn tế trận vong tướng sĩ" của Nguyễn Văn Thành đời vua Gia Long, có câu: "Nằm gai nếm mật chung nỗi ân ưu; mở suối bắc cầu riêng phần lao khổ".
"Nằm gai nếm mật" có nghĩa chịu những việc lao khổ để trả thù cho kỳ được là do điển tích trên.
Điểu Tận Cung Tàng
"Điểu tận cung tàng" nghĩa là: khi chim đã chết thì người ta vác cung
đi một nơi mà không dùng đến nữa. Nguyên câu Hán văn: "Giảo thố tử, tẩu
cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàn; địch quốc phá, mưu thần
vong". Nghĩa là: "Thỏ khôn chết, chó săn bị mổ làm thịt; chim bay cao
hết, cung tốt vất bỏ; nước địch phá xong mưu thần bị giết".
Nguyên đời Xuân Thu (722-479 trước D.L.), nước Việt và nước Ngô giao tranh. Vua Ngô là Phù Sai thất bại. Thế cùng lực tận và bị bao vây bức bách quá, định xin hàng. Phù Sai biết có hai bề tôi có uy quyền của Việt Vương Câu Tiễn là Tướng Quốc Phạm Lãi và Đại Phu Văn Chủng, nên viết một bức thư, buộc vào mũi tên, bắn vào thành Việt, mong hai người tâu giúp vua Việt cho hàng. Quân Việt lượm được đệ trình lên Phạm Lãi và Văn Chủng. Thư ấy nói:
"Tôi nghe giảo thỏ chết thì chó săn tất bị mổ, địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn. Sao quan Đại Phu không lưu cho nước Ngô tôi còn lại một chút để làm cái dư địa sau này".
Nhưng Phạm Lãi và Văn Chủng không cho hàng. Cuối cùng Phù Sai tự tử.
Việt Vương Câu Tiễn chiếm được nước Ngô, bày tiệc rượu trên Văn Đài nước Ngô. Các quan vui say đánh chén nhưng Câu Tiễn lại có vẻ không vui. Phạm Lãi biết ý nhà vua không muốn nói đến công của kẻ hầu hạ đã diệt được Ngô mà lòng vua lại mang mối nghi kỵ, nên xin từ quan trí sĩ.
Nhưng trước khi bỏ nước đi du Ngũ Hồ, Phạm Lãi có viết thư gởi cho bạn là Văn Chủng. Thư nói: "Vua Ngô có nói: "Giảo thỏ đã chết thì chó săn tất bị mổ, địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn". Ngài không nhớ hay sao! Vua Việt môi dài mỏ quạ là người nhẫn nhục mà ghét kẻ có công. Cùng ở lúc hoạn nạn thì được, chớ cùng ở lúc an lạc thì không toàn, nay ngài không đi ắt có tai vạ".
Văn Chủng xem thư phàn nàn Phạm Lãi, cho họ Phạm xử như thế là khí quá!
Quả thực như lời Phạm Lãi nói. Câu Tiễn không chia cho các quan một thước đất nào, lại có ý khinh dể công thần. Văn Chủng buồn bã, cáo ốm không vào triều. Câu Tiễn vốn biết tài của Văn Chủng, nghĩ thầm: Ngô đã diệt, còn dùng hắn chi nữa, một khi hắn làm loạn thì sao trị nổi, nên muốn trừ đi.
Một hôm, Câu Tiễn đến thăm bịnh Văn Chủng, bảo:
- Ta nghe người chí sĩ không lo cái thân mình chết mà lo cái đạo mình không được thực hành. Nhà ngươi có 7 thuật, ta mới thi hành có 3 mà Ngô đã diệt, còn thừa 4 thuật, nhà ngươi định dùng làm gì?
Văn Chủng đáp:
- Tôi cũng không biết dùng làm gì cho được!
Câu Tiễn nói:
- Xin nhà ngươi đem 4 thuật ấy mà mưu hộ cho tiền nhân nước Ngô ở dưới âm phủ, phỏng có nên chăng?
Nói xong, lên xe đi về, bỏ thanh kiếm đeo tại chỗ ngồi. Văn Chủng cầm lấy xem thấy vỏ kiếm có đề chữ Chúc Lâu, là thanh kiếm của Phù Sai đưa cho Ngũ Viên tự tử khi trước. Văn Chủng ngửa mặt lên trời than: "Cổ nhân có nói "Ơn to thì không báo nữa", ta không nghe lời Thiếu Bá đến nỗi bị giết, chẳng cũng ngu lắm ru!"
Văn Chủng nói xong, cầm kiếm tự tử.
Lời nói: "Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàn; địch quốc phá, mưu thần vong" được nhiều người về sau nhắc lại.
Đời Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Hàn Tín,người đất Hoài Âm phò Hán Lưu Bang, có tài cầm quân nên diệt Triệu, phá Ngụy, thắng Sở, làm cho Sở Bá Vương Hạng Võ phải bức tử ở Ô Giang. Hán Lưu Bang thấy tài của Hàn Tín quán thế thiên hạ và Tín có ý cậy công nên nghi Tín làm phản, lòng toan mưu mẹo chờ dịp giết Tín.
Khoái Triệt là tướng tâm phúc của Hàn Tín có khuyên: "Tôi lo thầm cho túc hạ, vì thấy túc hạ chắc rằng Hán Vương chẳng hại thì là lầm lắm: Hể thú rừng hết thì ắt làm thịt chó săn, túc hạ phải lo cho xa mới được. Vả lại, dõng lược mà rúng chúa, thì mình khốn, công trùm thiên hạ lại chẳng được thưởng. Nay túc hạ mang cái oai rúng chúa, cầm cái công chẳng thưởng mà muốn cho được an thân sao?"
Hàn Tín cho là phải nhưng không nghe theo để đề phòng. Sau Hàn Tín bị vua lừa bắt tại Vân Mộng, kết án mưu phản, toan đem xử tử. Hàn Tín thở dài, than:
- Chim rừng hết thì cung ná quăng, chồn thỏ hết thì chó săn chết, nước giặc phá thì mưu thần mất, nay thiên hạ định thì tôi phải chết.
May nhờ trung thần là Đại Phu Điền Khẳn can gián nhà vua nên Tín được tha, nhưng bị tước hết binh quyền. Tuy vậy, cuối cùng, Tín bị vợ của Hán Vương là Lữ Hậu tên Lữ Trỉ âm mưu dụ bắt Hàn Tín và xử tử tại Vị Ương Cung.
Người đời sau có làm hai bài thơ tứ tuyệt tiếc Hàn Tín. Trong đó có những câu:
Nguyên đời Xuân Thu (722-479 trước D.L.), nước Việt và nước Ngô giao tranh. Vua Ngô là Phù Sai thất bại. Thế cùng lực tận và bị bao vây bức bách quá, định xin hàng. Phù Sai biết có hai bề tôi có uy quyền của Việt Vương Câu Tiễn là Tướng Quốc Phạm Lãi và Đại Phu Văn Chủng, nên viết một bức thư, buộc vào mũi tên, bắn vào thành Việt, mong hai người tâu giúp vua Việt cho hàng. Quân Việt lượm được đệ trình lên Phạm Lãi và Văn Chủng. Thư ấy nói:
"Tôi nghe giảo thỏ chết thì chó săn tất bị mổ, địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn. Sao quan Đại Phu không lưu cho nước Ngô tôi còn lại một chút để làm cái dư địa sau này".
Nhưng Phạm Lãi và Văn Chủng không cho hàng. Cuối cùng Phù Sai tự tử.
Việt Vương Câu Tiễn chiếm được nước Ngô, bày tiệc rượu trên Văn Đài nước Ngô. Các quan vui say đánh chén nhưng Câu Tiễn lại có vẻ không vui. Phạm Lãi biết ý nhà vua không muốn nói đến công của kẻ hầu hạ đã diệt được Ngô mà lòng vua lại mang mối nghi kỵ, nên xin từ quan trí sĩ.
Nhưng trước khi bỏ nước đi du Ngũ Hồ, Phạm Lãi có viết thư gởi cho bạn là Văn Chủng. Thư nói: "Vua Ngô có nói: "Giảo thỏ đã chết thì chó săn tất bị mổ, địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn". Ngài không nhớ hay sao! Vua Việt môi dài mỏ quạ là người nhẫn nhục mà ghét kẻ có công. Cùng ở lúc hoạn nạn thì được, chớ cùng ở lúc an lạc thì không toàn, nay ngài không đi ắt có tai vạ".
Văn Chủng xem thư phàn nàn Phạm Lãi, cho họ Phạm xử như thế là khí quá!
Quả thực như lời Phạm Lãi nói. Câu Tiễn không chia cho các quan một thước đất nào, lại có ý khinh dể công thần. Văn Chủng buồn bã, cáo ốm không vào triều. Câu Tiễn vốn biết tài của Văn Chủng, nghĩ thầm: Ngô đã diệt, còn dùng hắn chi nữa, một khi hắn làm loạn thì sao trị nổi, nên muốn trừ đi.
Một hôm, Câu Tiễn đến thăm bịnh Văn Chủng, bảo:
- Ta nghe người chí sĩ không lo cái thân mình chết mà lo cái đạo mình không được thực hành. Nhà ngươi có 7 thuật, ta mới thi hành có 3 mà Ngô đã diệt, còn thừa 4 thuật, nhà ngươi định dùng làm gì?
Văn Chủng đáp:
- Tôi cũng không biết dùng làm gì cho được!
Câu Tiễn nói:
- Xin nhà ngươi đem 4 thuật ấy mà mưu hộ cho tiền nhân nước Ngô ở dưới âm phủ, phỏng có nên chăng?
Nói xong, lên xe đi về, bỏ thanh kiếm đeo tại chỗ ngồi. Văn Chủng cầm lấy xem thấy vỏ kiếm có đề chữ Chúc Lâu, là thanh kiếm của Phù Sai đưa cho Ngũ Viên tự tử khi trước. Văn Chủng ngửa mặt lên trời than: "Cổ nhân có nói "Ơn to thì không báo nữa", ta không nghe lời Thiếu Bá đến nỗi bị giết, chẳng cũng ngu lắm ru!"
Văn Chủng nói xong, cầm kiếm tự tử.
Lời nói: "Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàn; địch quốc phá, mưu thần vong" được nhiều người về sau nhắc lại.
Đời Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Hàn Tín,người đất Hoài Âm phò Hán Lưu Bang, có tài cầm quân nên diệt Triệu, phá Ngụy, thắng Sở, làm cho Sở Bá Vương Hạng Võ phải bức tử ở Ô Giang. Hán Lưu Bang thấy tài của Hàn Tín quán thế thiên hạ và Tín có ý cậy công nên nghi Tín làm phản, lòng toan mưu mẹo chờ dịp giết Tín.
Khoái Triệt là tướng tâm phúc của Hàn Tín có khuyên: "Tôi lo thầm cho túc hạ, vì thấy túc hạ chắc rằng Hán Vương chẳng hại thì là lầm lắm: Hể thú rừng hết thì ắt làm thịt chó săn, túc hạ phải lo cho xa mới được. Vả lại, dõng lược mà rúng chúa, thì mình khốn, công trùm thiên hạ lại chẳng được thưởng. Nay túc hạ mang cái oai rúng chúa, cầm cái công chẳng thưởng mà muốn cho được an thân sao?"
Hàn Tín cho là phải nhưng không nghe theo để đề phòng. Sau Hàn Tín bị vua lừa bắt tại Vân Mộng, kết án mưu phản, toan đem xử tử. Hàn Tín thở dài, than:
- Chim rừng hết thì cung ná quăng, chồn thỏ hết thì chó săn chết, nước giặc phá thì mưu thần mất, nay thiên hạ định thì tôi phải chết.
May nhờ trung thần là Đại Phu Điền Khẳn can gián nhà vua nên Tín được tha, nhưng bị tước hết binh quyền. Tuy vậy, cuối cùng, Tín bị vợ của Hán Vương là Lữ Hậu tên Lữ Trỉ âm mưu dụ bắt Hàn Tín và xử tử tại Vị Ương Cung.
Người đời sau có làm hai bài thơ tứ tuyệt tiếc Hàn Tín. Trong đó có những câu:
Mươi năm chinh chiến công lao nặng,
Một phút phủi rồi uổng xiết chi.
Một phút phủi rồi uổng xiết chi.
Và:
Chim hết ná quăng đà chẳng biết,
Hoài âm sao chẳng sớm lo âu.
Hoài âm sao chẳng sớm lo âu.
Ở nước Việt Nam đời nhà Nguyễn (1802-1945), vua Gia Long Nguyễn
Ánh sau khi thống nhất đất nước lại có ý nghi kỵ các công thần có tài
cán lật đổ ngai vàng của mình, nên tìm dịp để giết hại. Nguyễn Văn
Thành có tài thao lược đã theo phò Gia Long từ lúc còn nhỏ, lận đận lao
đao với nhà vua, cũng như Đặng Trần Thường có tài văn học, trốn Tây
Sơn vào Gia Định giúp vua, thế mà cả hai ông đều bị xử tử vì những lỗi
tầm thường.
Tương truyền Đặng Trần Thường khi còn bị giam trong ngục, có làm bài "Hàn Vương tôn phú" bằng quốc âm để ví mình như Hàn Tín đời Hán.
Sử gia Việt Nam, Trần Trọng Kim, soạn giả quyển "Việt Nam sử lược", chép về đoạn này có viết: "...chỉ hiềm có một điều là khi công việc xong rồi, ngài không bảo toàn cho những công thần, mà lại những chuyện nhỏ nhặt đem giết hại những người có công với ngài, khiến cho hậu thế ai xem đến những chuyện ấy cũng nhớ đến vua Hán Cao, và lại thở dài mà thương tiếc cho những người ham mê hai chữ công danh về đời áp chế ngày xưa".
Ngày xưa, phần đông nhà vua nào cũng thế, chớ riêng gì vua Gia Long. Ngày nay cũng vậy thôi, mới có câu thành ngữ: "Được chim bẻ ná, được cá quăng nơm" để chỉ sự phản bội của nhà vua mà cũng là sự phản bội của những người đối với kẻ giúp mình được lập nên thân thế, địa vị.
Tương truyền Đặng Trần Thường khi còn bị giam trong ngục, có làm bài "Hàn Vương tôn phú" bằng quốc âm để ví mình như Hàn Tín đời Hán.
Sử gia Việt Nam, Trần Trọng Kim, soạn giả quyển "Việt Nam sử lược", chép về đoạn này có viết: "...chỉ hiềm có một điều là khi công việc xong rồi, ngài không bảo toàn cho những công thần, mà lại những chuyện nhỏ nhặt đem giết hại những người có công với ngài, khiến cho hậu thế ai xem đến những chuyện ấy cũng nhớ đến vua Hán Cao, và lại thở dài mà thương tiếc cho những người ham mê hai chữ công danh về đời áp chế ngày xưa".
Ngày xưa, phần đông nhà vua nào cũng thế, chớ riêng gì vua Gia Long. Ngày nay cũng vậy thôi, mới có câu thành ngữ: "Được chim bẻ ná, được cá quăng nơm" để chỉ sự phản bội của nhà vua mà cũng là sự phản bội của những người đối với kẻ giúp mình được lập nên thân thế, địa vị.
Không Vào Hang Hùm Sao Bắt Được Cọp Con
"Không vào hang hùm sao bắt được cọp
con", nguyên Hán văn: "Bất nhập hổ huyệt an đắc hổ tử". Đó là lời nói
bất hủ của tướng Ban Siêu đời nhà Hán ở Trung Hoa.
Ban Siêu người đất Bình Lăng. Cha là Ban Bưu, anh cả là Ban Cố, em gái là Ban Chiêu, đều là những người học vấn uyên thâm nổi tiếng một thời. Siêu cũng là người học rộng tài cao, hay thích biện luận.
Năm thứ năm, niên hiệu Vĩnh Bình đời Hán Minh Đế (58-76), Siêu theo anh và mẹ lên Lạc Dương. Nhà nghèo, phải viết mướn trong dinh quan Tri Phủ để kiếm tiền nuôi mẹ. Cuộc đời chật vật và vô vị đã khiến Ban Siêu chán nản uất ức. Đã nhiều đêm nằm trên chiếc chiếu rách, quạt phì phạch chiếc quạt nan, Siêu nhìn lại dĩ vãng mà đau lòng, rồi trông vào hiện tại mà lo lắng cho tương lai của mình và cả gia đình. Là một thanh niên có học thức, huyết chí phương cương, Ban Siêu không thể để cuộc đời trôi theo dòng đời một cách tầm thường, vô vị.
Một hôm, đang viết công văn cho quan phủ, Ban Siêu bỗng vứt mạnh bút xuống giường, hét lên một tiếng, khẳng khái nói: "Đại trượng phu sinh ra ở trên đời phải lập cho mình một sự nghiệp hiển hách mới thỏa chí bình sinh, chớ sao lại chịu chết già chốn bút nghiên đói lạnh này!" Đoạn Siêu bỏ đi.
Mười sáu năm sau, Đậu Cố vâng lịnh vua Hán đem binh đánh Hung Nô, Siêu tùng quân, giúp nhiều kế hay, có công lớn, được phong chức Tư Mã.
Đậu Cố thấy Ban Siêu có tài bèn sai đi sứ cùng Quách Tuân sang Tây Vực.
Quách Tuân và Ban Siêu đến nước Thiên Thiện. Vua nước này tiếp đãi rất nồng hậu. Nhưng ít lâu sau, Siêu nhận thấy thái độ nhà vua bỗng lạnh nhạt với mình nên sinh nghi. Tìm cách hỏi dò lính hầu thì mới biết nhà vua nghe lời gièm pha của bọn sứ thần Hung Nô vừa mới đến đây vài ngày nên nhà vua không ưa chuộng bọn Ban Siêu nữa. Là người thông minh quyết đoán, Siêu tiên đoán ngay tương lai nguy hiểm nên vội tìm cách đối phó.
Biết Quách Tuân là người nhu nhược nên Siêu không tính kế với hắn; chỉ triệu tập thủ hạ cả 36 người uống rượu bàn mưu. Rượu đã ngà ngà, Siêu lấy lời nói khích:
-Anh em cùng tôi xa xôi ngàn dặm đến đây, ai cũng muốn lập công lớn để mong cầu phú quý. Sự nghiệp chưa thành mà nguy cơ đã đến. Hiện nay sứ Hung Nô vừa tới đã cố ý gièm pha, khiến vua Thiên Thiện thay lòng đổi ý lãnh đạm với chúng ta. Nếu chẳng may chúng ta bị nhà vua bắt nạp cho Hung Nô, chết uổng mạng nơi đồng hoang, làm mồi cho hổ báo, thì anh em liệu có cam tâm chịu chết nhục không?
Bọn thủ hạ nghe nói vừa sợ vừa tức, đồng thanh nói:
-Việc gấp rút như thế, sống chết xin theo lịnh ngài.
Siêu bảo:
-Không vào hang hùm sao bắt được cọp con. Chúng ta bây giờ thừa đêm tối trời, xông vào đốt phá dinh trại Hung Nô. Xuất kỳ bất ý hẳn phải toàn thắng.
Thế rồi, vào canh ba đêm đó, Siêu dẫn thủ hạ đến gần trại Hung Nô, chia làm hai đội. Một đội phục đằng sau có đủ khí giới trống chiêng; một đội phục đằng trước, tay sẵn sàng cung tên chờ lịnh.
Quân Hung Nô ngon giấc.
Ban Siêu tức tốc hạ lịnh nổi lửa đốt trại.
Lửa bốc cháy. Khói mù mịt. Lửa theo gió, gió thổi lửa. Gió lửa tung hoành trong bầu trời mù mịt bóng đêm. Quân Hung Nô choàng dậy, hoảng hốt, kêu khóc vang dầy, bỏ chạy tán loạn.
Phục binh của Siêu nhất tề đứng dậy, hò hét inh ỏi. Kẻ dùng tên bắn, người dùng giáo đâm, kẻ dùng đao chém. Chỉ trong chốc lát, quân Hung Nô bị mất ba bốn chục đầu. Còn hơn trăm tên khác đều bị cháy trong đống lửa, không một kẻ thoát thân.
Thắng trận, Ban Siêu lên mặt, hạ lịnh đòi vua Thiên Thiện đến, cho xem mấy chục thủ cấp Hung Nô. Vua sợ hãi quá, phải xin hàng làm thuộc quốc Hán triều.
Hoàn thành nhiệm vụ, Ban Siêu trở về nước, được vua Minh Đế khen thưởng, phong chức quan Tư Mã, ban cho 200 tấm vải.
Sau 31 năm tung hoành Tây Vực, Ban Siêu đã 71 tuổi.
Trong tác phẩm "Chinh phụ ngâm", bản dịch của Đoàn Thị Điểm, có câu:
Ban Siêu người đất Bình Lăng. Cha là Ban Bưu, anh cả là Ban Cố, em gái là Ban Chiêu, đều là những người học vấn uyên thâm nổi tiếng một thời. Siêu cũng là người học rộng tài cao, hay thích biện luận.
Năm thứ năm, niên hiệu Vĩnh Bình đời Hán Minh Đế (58-76), Siêu theo anh và mẹ lên Lạc Dương. Nhà nghèo, phải viết mướn trong dinh quan Tri Phủ để kiếm tiền nuôi mẹ. Cuộc đời chật vật và vô vị đã khiến Ban Siêu chán nản uất ức. Đã nhiều đêm nằm trên chiếc chiếu rách, quạt phì phạch chiếc quạt nan, Siêu nhìn lại dĩ vãng mà đau lòng, rồi trông vào hiện tại mà lo lắng cho tương lai của mình và cả gia đình. Là một thanh niên có học thức, huyết chí phương cương, Ban Siêu không thể để cuộc đời trôi theo dòng đời một cách tầm thường, vô vị.
Một hôm, đang viết công văn cho quan phủ, Ban Siêu bỗng vứt mạnh bút xuống giường, hét lên một tiếng, khẳng khái nói: "Đại trượng phu sinh ra ở trên đời phải lập cho mình một sự nghiệp hiển hách mới thỏa chí bình sinh, chớ sao lại chịu chết già chốn bút nghiên đói lạnh này!" Đoạn Siêu bỏ đi.
Mười sáu năm sau, Đậu Cố vâng lịnh vua Hán đem binh đánh Hung Nô, Siêu tùng quân, giúp nhiều kế hay, có công lớn, được phong chức Tư Mã.
Đậu Cố thấy Ban Siêu có tài bèn sai đi sứ cùng Quách Tuân sang Tây Vực.
Quách Tuân và Ban Siêu đến nước Thiên Thiện. Vua nước này tiếp đãi rất nồng hậu. Nhưng ít lâu sau, Siêu nhận thấy thái độ nhà vua bỗng lạnh nhạt với mình nên sinh nghi. Tìm cách hỏi dò lính hầu thì mới biết nhà vua nghe lời gièm pha của bọn sứ thần Hung Nô vừa mới đến đây vài ngày nên nhà vua không ưa chuộng bọn Ban Siêu nữa. Là người thông minh quyết đoán, Siêu tiên đoán ngay tương lai nguy hiểm nên vội tìm cách đối phó.
Biết Quách Tuân là người nhu nhược nên Siêu không tính kế với hắn; chỉ triệu tập thủ hạ cả 36 người uống rượu bàn mưu. Rượu đã ngà ngà, Siêu lấy lời nói khích:
-Anh em cùng tôi xa xôi ngàn dặm đến đây, ai cũng muốn lập công lớn để mong cầu phú quý. Sự nghiệp chưa thành mà nguy cơ đã đến. Hiện nay sứ Hung Nô vừa tới đã cố ý gièm pha, khiến vua Thiên Thiện thay lòng đổi ý lãnh đạm với chúng ta. Nếu chẳng may chúng ta bị nhà vua bắt nạp cho Hung Nô, chết uổng mạng nơi đồng hoang, làm mồi cho hổ báo, thì anh em liệu có cam tâm chịu chết nhục không?
Bọn thủ hạ nghe nói vừa sợ vừa tức, đồng thanh nói:
-Việc gấp rút như thế, sống chết xin theo lịnh ngài.
Siêu bảo:
-Không vào hang hùm sao bắt được cọp con. Chúng ta bây giờ thừa đêm tối trời, xông vào đốt phá dinh trại Hung Nô. Xuất kỳ bất ý hẳn phải toàn thắng.
Thế rồi, vào canh ba đêm đó, Siêu dẫn thủ hạ đến gần trại Hung Nô, chia làm hai đội. Một đội phục đằng sau có đủ khí giới trống chiêng; một đội phục đằng trước, tay sẵn sàng cung tên chờ lịnh.
Quân Hung Nô ngon giấc.
Ban Siêu tức tốc hạ lịnh nổi lửa đốt trại.
Lửa bốc cháy. Khói mù mịt. Lửa theo gió, gió thổi lửa. Gió lửa tung hoành trong bầu trời mù mịt bóng đêm. Quân Hung Nô choàng dậy, hoảng hốt, kêu khóc vang dầy, bỏ chạy tán loạn.
Phục binh của Siêu nhất tề đứng dậy, hò hét inh ỏi. Kẻ dùng tên bắn, người dùng giáo đâm, kẻ dùng đao chém. Chỉ trong chốc lát, quân Hung Nô bị mất ba bốn chục đầu. Còn hơn trăm tên khác đều bị cháy trong đống lửa, không một kẻ thoát thân.
Thắng trận, Ban Siêu lên mặt, hạ lịnh đòi vua Thiên Thiện đến, cho xem mấy chục thủ cấp Hung Nô. Vua sợ hãi quá, phải xin hàng làm thuộc quốc Hán triều.
Hoàn thành nhiệm vụ, Ban Siêu trở về nước, được vua Minh Đế khen thưởng, phong chức quan Tư Mã, ban cho 200 tấm vải.
Sau Ban Siêu còn lập nhiều chiến công vĩ đại nữa là đánh bại nước Quy
Tư, uy danh lẫy lừng. Suốt cõi Tây Vực, 50 nước rải rác khắp bắc đạo
cũng như nam đạo đều phải dâng biểu triều cống nhà Hán, Siêu được vua
Hán trọng đãi phong chức Đinh Viễn Hầu.
Sau 31 năm tung hoành Tây Vực, Ban Siêu đã 71 tuổi.
Trong tác phẩm "Chinh phụ ngâm", bản dịch của Đoàn Thị Điểm, có câu:
Chàng trẻ tuổi vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Và:
Múa gươm rượu tiễn chưa tàn,
Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo.
Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo.
"Hang beo" hay "hang cọp" (hổ huyệt) cùng đồng nghĩa để chỉ chỗ nguy hiểm. "Xếp bút nghiên", "Hang beo" đều do điển tích trên.
Quyển Tiểu Thuyết Tẩm Thuốc Độc
Quyển tiểu thuyết tẩm thuốc độc này là quyển "Kim Bình Mai" ở Trung Hoa, tác giả Vương Thế Trinh, người đời nhà Minh.
"Kim Bình Mai" là một bộ tiểu thuyết vừa nổi tiếng vừa mang tiếng. Nổi tiếng nhờ nghệ thuật tả chân cao, nhờ nội dung chống bọn cường hào khá. Nhưng lại mang tiếng vì những đoạn diễn tả khiêu dâm đậm đà. Mà những đoạn này muốn chiếm cả toàn quyển truyện.
Sự tích Kim Bình Mai vốn rút trong truyện "Thủy Hử" của Thi Nại Am. Trong "Thủy Hử", tên kỳ hào lưu manh là Tây Môn Khánh thông dâm với vợ của Võ Đại Lang là Phan Kim Liên và âm mưu giết Võ đi. Sau em của Võ Đại Lang là Võ Tòng giết cả hai để báo thù cho anh.
Trong "Kim Bình Mai", sự việc gian dâm này được miêu tả một cách tinh tường, vô cùng "hấp dẫn". Nguyên tên thổ hào Tây Môn Khánh có một chánh thất và ba thứ thiếp, ngày đêm chơi bời phóng đãng. Dưới tay hắn có một bọn tay sai toàn đầu trộm đuôi cướp chuyên đánh thuê giết mướn. Hắn thấy Phan Kim Liên là vợ của Võ Đại Lang có sắc đẹp bèn lập kế giết Đại Lang để giựt Phan Kim Liên về làm tỳ thiếp. Võ Tòng, em của Đại Lang về báo thù nhưng lại giết lầm một người khác, Tây Môn Khánh trốn thoát được.
Sau đó, hắn lại lấy thêm con tỷ tất của Kim Liên là Xuân Mai, rồi nạp thêm Bình Nhi làm thiếp. Vì thế truyện mới lấy tên ba nàng là "Kim Bình Mai".
Tây Môn Khánh vốn tay cự phú, với quan phủ địa phương rất thân mật nên mặc sức tung hoành, tác oai, tác ác thiên hạ. Hắn hoang dâm quá độ cùng bầy mỹ nữ chuyên môn nghệ thuật khích dâm. Một hôm hắn bị bạo bệnh chết ngay trên mình người tỳ thiếp.
"Kim Bình Mai" đã bóc trần được bộ mặt xấu xa tàn ác dâm bạo của tên thổ hào Tây Môn Khánh nói riêng, và những tên thổ hào khác đời Tống nói chung. Về phương diện nghệ thuật, "Kim Bình Mai" đạt đến một mức khá cao. Những nhân vật và hành động được tác giả vẽ lên như sống. Nhưng "Kim Bình Mai" thuộc về loại dâm thư vì lối diễn tả những chuyện dâm tình quá bạo, dễ kích thích người đọc.
Quyển tiểu thuyết này được người Pháp dịch ra Pháp văn. Tên dịch giả không được nhớ.
Tương truyền: tác giả quyển "Kim Bình Mai" là Vương Thế Trinh, người đời nhà Minh vốn có phụ thù với Nghiêm Thế Phồn. Thân phụ của tác giả là Vương Dư bị cha của Thế Phồn là Nghiêm Tung vốn quan thái sư đương triều hại thác. Uy thế họ Nghiêm rất mạnh. Vương Thế Trinh không làm gì được. Thế Phồn là con trai duy nhứt của Nghiêm Tung, họ Vương biết hắn thích đọc truyện khiêu dâm nên viết bộ "Kim Bình Mai", "lòn" cho người chuyền đến tay Thế Phồn. Và mỗi góc tờ sách đều có tẩm thuốc độc, để khi Thế Phồn lấy tay thấm vào môi lật sách, cố nhiên sẽ ngộ độc.
Truyện "Kim Bình Mai" đến tận tay Thế Phồn. Hắn vốn có tật thấm nước miếng lật sách. Nhưng lần này lại khác. Vì đọc qua chương đầu, hắn cảm thấy bị "hấp dẫn" ngay. Rồi vì muốn giữ cho sách được lâu, đừng bị ướt nên hắn không thấm nước miếng mà lại cẩn thận giở từng tờ. Do đó, mục đích của tác giả "Kim Bình Mai" không đạt được.
Quyển truyện không giết được kẻ thù. Nó lại được lưu hành trong dân chúng. Lần này nó lại đầu độc tinh thần quần chúng quá tợn. Nhứt là thanh niên nam nữ xem đến thì càng cảm thấy sóng lòng thèm khát bồng bột ... quá chừng!
Hết Phần 12
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét