Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Hùng Ca Sử Việt Phần Cuối : Bài Đọc Thêm 1


- Hội Nghị Bình Than
- Hội Nghị Diên Hồng
- Vua Trần Thánh Tông(1240-1290)
- Vua Trần Nhân Tông ( 1258 - 1308 )


Cuộc chiến chống quân Mông cổ lần thứ hai, Trần Triều đã có cuộc hai hội nghị rất quan trong. Một là hội nghị các tướng sĩ ở Bình Than. Hai là Hội nghị Diên Hồng, người tham dự là các Bô Lão, tại sân trước điện Diên Hồng, kinh đô Thăng Long.
Hội Nghị Bình Than
 
Hội nghị Bình Than
Tên gọi hội nghị quân sự của các vương hầu, bá quan, dưới triều Trần (1226 - 1400) bàn kế sách chống quân xâm lược Nguyên - Mông, bảo vệ đất nước

Hội nghị Bình Than được tổ chức vào tháng 10 âm lịch năm 1282 ở Bình Than, gần vũng Trần Xá Nguyên tác: Mùa đông, tháng 10, vua ngự ra Bình Than đóng ở vũng Trần Xá họp vương hầu và trăm quan, bàn kế sách công thủ và chia nhau đóng giữ những nơi hiểm yếu. Có thể vì sợ Nguyên triều biết, nên hội nghị không tổ chức ở Thăng Long mà dời về Bình Than.
Bình Than là tên sông
"Sông Bình Than, có tên khác là Bàu Than, Bài Than ở huyện Chí Linh, phát nguyên từ Xương Giang (sông Thương) đến sông Thị Cầu (sông Cầu). Hai nhánh hợp lưu chảy qua hai núi Chí Linh, Phả Lại" (theo bản Viễn Đông Bác cổ). An Nam chí nguyện lại cho biết "Núi Phả Lại... mặt kề Bình Than", "Sông Như Nguyệt (sông Cầu) thông với sông Bình Than", "Sông Thiên Đức (sông Đuống) dưới thông với sông Bình Than". Căn cứ những cứ liệu ấy, chắc chắn rằng sông Bình Than là sông Lục Đầu ngày nay. Trên tiếp nước sông Thương và sông Cầu, dưới tiếp nước sông Đuống. Xã Trần Xá ở gần nơi hợp lưu hai con sông, sông Thái Bình và sông Kinh Thầy ngày nay. Đây là hội nghị quý tộc rộng rãi, lần đầu tiên được sử biên niên phong kiến Việt Nam ghi chép lại. Một hội nghị do vua Trần Nhân Tông triệu tập vào năm 1282 để bàn phương hướng kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần Hai.

Ở hội nghị Bình Than, vua Trần Nhân Tông và Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đã quyết định trao quyền chỉ huy quân đội cho Trần Quốc Tuấn; Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư làm Phó đô tướng quân
Chính tại hội nghị này, Trần Quốc Toản vì quá trẻ tuổi nên không được dự đã bóp nát quả cam đang cầm trong tay rồi về tập trung hơn một nghìn gia nô và thân thuộc tham gia kháng chiến


 
Hội nghị Diên Hồng

Hội nghị năm 1284 do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
Hội nghị này được tổ chức trước thềm điện Diên Hồng vào tháng Chạp năm Giáp Thân 1284, hội nghị Diên Hồng không bàn đến chiến lược, chiến thuật quân sự mà chỉ bàn: nên đánh hay nên hoà.
Hội nghị Diên Hồng được xem như hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử. Các phụ lão có thể coi là những đại biểu của dân. Sau hội nghị, chính các phụ lão là những người truyền đạt lại chủ trương của triều đình đến người dân.

Thượng hoàng triệu phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão điều nói "đánh", muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng.(Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)

Nhà Sử Học Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản kỷ toàn thư quyển 5:
"Giặc Hồ vào cướp nước là nạn lớn nhất của đất nước. Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp bàn há lại không có kế sách gì chống giặc mà phải đợi đến ban yến hỏi kế ở các phụ lão hay sao? Là vì Thánh Tông muốn làm thế để xét lòng thành ủng hộ của dân chúng, để dân chúng nghe theo lời dụ hỏi mà cảm kích hăng hái lên thôi. Đó là giữ được cái nghĩa người xưa nuôi người già để xin lời hay vậy.

Cuối năm 1284, để thống nhất ý chí và cũng là để tập hợp sức mạnh của toàn dân chống quân Nguyên, triều đình nhà Trần đã mời các vị bô lão đại diện cho nhân dân các làng xã về dự một cuộc hội nghị đặc biệt tổ chức tại kinh thành Thăng Long. Địa điểm hội nghị là cung điện Diên Hồng, vì thế, sử thường gọi đây là Hội nghị Diên Hồng. Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và Hoàng Đế Trần Nhân Tông đích thân chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị Diên Hồng, các vị bô lão đã được chính thức nghe thông báo về việc quân giặc đã áp sát biên giới phía bắc nước ta và đã “trưng cầu dân ý” : Nếu chấp nhận hòa với quân giặc nghĩa là mất tất cả, còn như nếu toàn dân đồng lòng liều chết để đánh thì có thể giữ được tất cả. Vậy, chúng ta nên hòa hay nên chiến? Đáp lại là tiếng hô vang “quyết chiến” đã làm rung chuyển cả điện Diên Hồng. Nắm được lòng dân, nhà Trần đã tự tin vạch ra được những quyết sách chống xâm lăng, tập hợp được sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ tổ quốc. Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống quân Nguyên diễn ra vào năm 1285 gắn chặt với thành công của hội nghị này. Hội nghị Diên Hồng là một sáng tạo rất độc đáo của nhà Trần, là biểu hiện của ý thức tin tưởng vào sức mạnh và trí tuệ của toàn dân. Nhiều nhà sử học đã trân trọng gọi đây là điển hình của tinh thần dân chủ thời trung đại.

Trần Thánh Tông(1240-1290)

Tên thật là Trần Hoảng; miếu hiệu Thánh Tông (1258-1278). Là con trưởng vua Trần Thái Tông. Sinh ngày 13/10/1240 . Quê làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường, Nam Định.

Ông ở ngôi 21 năm, luôn chăm lo việc nước, biết sử dụng nhân tài. Về sau, truyền ngôi cho con là Nhân Tông (Trần Khâm) rồi làm Thái thượng hoàng. Khi quân Nguyên-Mông xâm lược nước ta lần thứ 2 và 3, ông cùng Vua con lãnh đạo cuộc kháng chiến thắng lợi. Sau đó, ông lui về Bắc cung tu Phật, chuyên tâm sọan kinh, viết sách và làm thơ.

Ông mất ngày 03/06/1290 .

Trong cuộc chiến tranh Nguyên Mông- Đại Việt lần thứ 1, vào ngày 24 tháng 12 năm 1257 (năm Nguyên Phong thứ bảy), Thái tử Hoảng cùng với vua cha Thái Tông ngự lâu thuyền mà kéo quân đến Đông Bộ Đầu, đập tan tác quân Nguyên Mông trong trận đánh ở đây, buộc họ phải rút chạy và cuộc xâm chiếm Đại Việt lần thứ 1 bị thất bại.
Trần Thánh Tông ( 陳聖宗 : 1240 - 1290 ) là vị Hoàng Đế thứ hai của Nhà Trần (sau vua cha Trần Thái Tông và trước vua con Trần Nhân Tông ), ở ngôi từ năm 1258 - 1278 và Làm Thái Thượng Hoàng từ năm 1278 (sau khi Thượng hoàng Thái Tông mất) cho đến khi qua đời.

Ông tên thật là Trần Hoảng (陳晃) (sách Việt Sử Toàn Thư chép là Khoán) là con trai thứ, nhưng mà là con trưởng dòng đích của vua Trần Thái Tông và bà Hiển từ Thuận Thiên Hoàng Thái Hậu Lý Thị. Ông sinh ngày 25 tháng Chín âm lịch năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (tức 12 tháng 10 năm 1240 ) và ngay lập tức được lập làm Đông cung thái tử. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, trước khi Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng thái hậu mang thai ông, vua Thái Tông nằm mơ thấy Thượng Đế trao tặng bà một thanh gươm báu.
Ông là một vị Hoàng đế tài năng, có công rất lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Dưới Triều đại của ông, nước Đại Việt thái bình và quân Nguyên không sang xâm lược nữa. Không những đẩy mạnh chính sách phát triển kinh tế và giáo dục, ông đã thực hiện chính sách đối ngoại khôn khéo, nhưng cương quyết, đề cao quyền lợi của Đại Việt chứ quyết không để cho người Nguyên sang thôn tính. Trong thời gian làm Thái thượng hoàng, ông đã cùng với vua con Nhân Tông lãnh đạo đất nước giành chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.
Ông là vị Hoàng đế có lòng thương dân và thân thiết với anh em trong Hoàng gia.
Vua Thánh Tông ở ngôi 21 năm, đất nước được yên trị. Vào năm Tân Dậu 1261, ông phong cho em là Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải làm Thái Uý, chứ không phong cho Tĩnh Quốc Đại Vương Quốc Khang do ông này kém tài năng. Thánh Tông được xem là một vị vua nhân hậu, hòa ái đối với mọi người từ trong ra ngoài.
Nhà vua thường bảo các người trong tôn thất rằng:
"Thiên hạ này là thiên hạ của tổ tông, người nối cơ nghiệp tổ tông nên cùng anh em trong tôn thất cùng hưởng phú quý. Dầu rằng cả thiên hạ cùng phụng thờ một người, đó là sự tôn kính điển thường theo về danh phận, nhưng anh em là xương thịt rất thân, gặp lúc lo thì cùng lo, gặp lúc vui thì cùng vui. Trẫm với các khanh, nói về tình thân cũng như thân thể một người không thể chia cắt được. Các khanh nên đem lời nói này của trẫm truyền bá cho con cháu, để ghi nhớ không bao giờ quên, thế là phúc trạch muôn đời của tông miếu, xã tắc nhà ta đấy".
Đến nay nhà vua hạ chiếu cho tước vương, tước hầu trong họ nội thất, sau khi bãi trào thì vào chầu trong Nội Điện và Lan Đình, cùng nhau ăn uống; có khi trời tối không về được, thì trải gối dài, chăn rộng, kê giường liền sát vào nhau để cùng nằm chung, yêu kính nhau về đủ mọi mặt. Nhưng đến khi có lễ lớn, như thiết triều, khánh hạ, ban yến, tế tự, thì thứ vị người tôn người ti rất nghiêm chỉnh rõ ràng. Vì thế lúc bấy giờ vương hầu ai cũng hòa mục, kính sợ, không người nào có thái độ khinh nhờn kiêu căng.

Do vậy, trong nội cung khi ăn uống nô đùa không có phân tôn ti trật tự (các hoàng thân trong nội điện thường ăn chung một cỗ và cùng ngủ trên một giường với nhau, rất là đầm ấm), chỉ lúc nào có việc công, hay buổi chầu, thì mới phân thứ tự theo lẽ phép
Việc học hành được mở mang: Trần Ích Tắc (em trai Thánh Tông) nổi tiếng là một người hay chữ trong nước nên được cử ra mở trường dạy học để các văn sĩ học tập. Danh nho Mạc Đỉnh Chi, người đỗ Trang Nguyên đời Trần Anh Tông sau này cũng học ở trường ấy
Vào năm Nhâm Tuất, niên hiệu Thiệu Long thứ năm (1262), Trần Thánh Tông xuống lệnh cho quan quân chế tạo vũ khí và đóng thuyền. Tại chín bãi phù sa ở sông Bạch Hạc, Bộ binh và Thủy quân nhà Trần đã tổ chức tập trận. Vào tháng Chín (âm lịch) năm ấy, ông truyền lệnh cho rà soát ngục tù, và thẳng tay xử lý những kẻ đã đầu hàng quân xâm lược Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất thời Nguyên Phong.
Ông còn cho Lê Văn Hưu tiếp tục biên soạn sách Đại Việt Sử Ký. Lê Văn Hưu đã làm được bộ sử sách gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Vũ Vương đến đời Lý Chiêu Hoàng. Việc biên tập bộ sử này được khởi đầu từ đời vua Thái Tông, đến năm Nhân Thâm ( 1271 ) đời Thánh Tông mới xong.
Trần Thánh Tông cho phép vương hầu, phò mã họp các dân nghèo để khẩn hoang. Vương hầu có điền trang bắt đầu từ đây. Nhà vua xuống chiếu kén chọn văn học sĩ xung vào quan ở Quán và Các, Đặng Kế được kén làm Hàn Lâm Học sĩ, liền được thăng chức Trung Thư. Theo quy chế cũ: không phải người trong họ vua thì không được làm chức Hành khiển. Những người Văn học được giữ quyền binh bắt đầu từ đây.
Mùa đông ngày 22 tháng Mười âm lịch năm sau (tức 8 tháng 11 năm 1278), Trần Thánh Tông nhường ngôi cho con trai là Thái tử Trần Khâm - tức là vua Trần Nhân Tông, lên làm Thái thượng hoàng. Ông về ở Bắc cung rồi đi tu, nghiên cứu Phật học, viết sách. Trần Nhân Tông nối ngôi tôn ông là Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế, tôn Thiên Cảm hoàng hậu (vợ Thánh Tông) làm Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng thái hậu. Bầy tôi dâng tôn hiệu cho ông là Pháp Thiên Ngự Cực Anh Liệt Vũ Thánh Minh Nhân hoàng đế.
Trên danh nghĩa là Thái thượng hoàng, nhưng Trần Thánh Tông vẫn tham gia việc triều chính trong bối cảnh chuẩn bị chống xâm lược của Nguyên Mông.
Quan hệ hai bên căng thẳng và đến cuối năm 1284 thì chiến tranh bùng nổ bùng nổ. Thượng hoàng Thánh Tông cùng vua con Nhân Tông đặt hết niềm tin vào người anh họ là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn , phong làm Tiết chế chỉ huy quân đội trong nước để chống Nguyên Mông. Trong hai cuộc chiến tranh với Nguyên lần 2 và 3 thắng lợi có vai trò đóng góp của thượng hoàng Thánh Tông.
Năm 1289, sau khi chiến tranh kết thúc, ông lui về phủ Thiên Trường làm thơ. Các bài thơ thường được truyền lại là: Hành cung Thiên Trường, Cung viên nhật hoài cực.
Ngày 25 tháng Năm năm Trùng Hưng thứ 6 (tức 3 tháng 7 năm 1290), Thượng hoàng Trần Thánh Tông qua đời tại cung Nhân Thọ. Ông làm vua 21 năm, làm Thượng hoàng 12 năm, hưởng thọ 51 tuổi, được táng ở Dụ Lăng - phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà,Thái Bình ngày nay).

Tượng Trần Thánh Tông

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của nhà Hậu Lê ca ngợi Trần Thánh Tông “trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững”, tuy nhiên trên quan điểm Nho Giáo lại phê phán ông sùng Đạo Phật “thì không phải phép trị nước hay của đế vương”.
Sử gia Ngô Sĩ Liên ca ngợi công lao của ông :

"Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp giặc cướp biến loạn, ủy nhiệm cho tướng thần cùng với Nhân Tông giúp sức làm nên việc, khiến thiên hạ đã tan lại hợp, xã tắc nguy lại an. Suốt đời Trần không có viêc giặc Hồ nữa, công to lắm."
Thánh Tông là vị hoàng đế hiền tài; đối với anh em họ hàng thân mật, không phân biệt chúa tôi, chỉ kể tình ruột thịt đối với dân trong nước mở mang king tế và học hành … Ông lại chỉnh đốn võ bị, chống ngoại xâm, biết ngoại giao mềm mỏng mà bảo vệ quyền lợi của đất nước, dùng kế hoãn binh trong nhiều năm. Khi chiến tranh nổ ra, ông cùng quân dân đồng cam cộng khổ để đi đến thắng lợi, có thể coi là vua tài đức toàn vẹn.
 
Trần Nhân Tông ( 1258 - 1308 )


Tượng Vua Trần Nhân Tông

Nhân Tông (陳仁宗; ), tên thật là Trần Khâm (陳昑) là vị vua thứ ba của Nhà Trần.
Ông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông với Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần Thị Thiều, sinh ngày 11 tháng 1 âm lịch năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thiệu Long năm thứ 1 (tức 7 tháng 12 nă 1258).
 
Ông ở ngôi 15 năm (1278 - 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm.
Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điều ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong Lịch Sử Việt Nam , có vai trò lãnh đạo quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ 2 và lần thứ 3.
Lúc bấy giờ sứ nhà Nguyên 元 đi lại hạch điều này, trách điều nọ, triều-đình cũng có lắm việc bối-rối. Nhưng nhờ có Thánh-tông thượng-hoàng còn coi mọi việc và các quan triều-đình nhiều người có tài-trí, vua Nhân-tông lại là ông vua thông-minh, quả-quyết, mà người trong nước thì từ vua quan cho chí dân-sự đều một lòng cả, cho nên từ năm giáp-thân (1284) đến năm mậu-tí (1288) hai lần quân Mông-cổ sang đánh phá rồi không làm gì được.
Trừ việc chiến-tranh với Mông-cổ ra, để sau sẽ nói, trong đời vua Nhân-tông lại còn giặc Lào, thường hay sang quấy-nhiễu ở chỗ biên-thùy, bởi vậy năm canh-dần (1290) vua Nhân-tông lại phải ngự giá đi đánh Lào.
Đời vua Nhân-tông có nhiều giặc-giã, tuy vậy việc văn-học cũng hưng-thịnh lắm. Xem bài hịch của Hưng-đạo-vương 興 道 王, thơ của ông Trần quang Khải 陳 光 啓 và của ông Phạm ngũ Lão 范 五 老 thì biết là văn-chương đời bấy giờ có khí-lực mạnh-mẽ lắm.
Lại có quan Hình-bộ Thượng-thư là ông Nguyễn Thuyên 阮 詮 khởi đầu dùng chữ Nôm mà làm thơ-phú. Ông Nguyễn Thuyên là người Thanh-lâm 青 林, tỉnh Hải-dương, có tiếng tài làm văn như ông Hàn Dũ 韓 愈 bên Tàu ngày xưa, bởi vậy vua cho đổi họ là Hàn 韓. Về sau người mình theo lối ấy mà làm thơ, gọi là Hàn-luật.
Năm quí-tị (1293) Nhân-tông truyền ngôi cho Thái-tử tên là Thuyên 烇, rồi về Thiên-trường làm Thái-thượng-hoàng.
Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành tại Cung Vũ Lâm Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này. Về sau ông được gọi cung kính là “Phật Hoàng” nhờ những việc này.
Ông mất ngày 3 tháng 1 năm Mậu Thân (tức 16 tháng 12 năm 1308), được an táng ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân; miếu hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế.
 
Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, quyết đoán, được sử sách ngợi ca là vị anh hùng cứu nước. Sau 15 năm làm vua, Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông rồi làm Thái thượng hoàng và đi tu, trở thành thủy tổ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một phái thiền để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt nam. Nhân Tông thực sự là một triết gia lớn của Phật học, giúp triết học Phật giáo Việt Nam phát triển rực rỡ.

VUA PHẬT TRẦN NHÂN TÔNG

Thái tử Trần Khâm niên Thiệu Bảo
Nhân Tông vua Phật thật anh hùng
Hai lần Mông Cổ sang xâm lấn
Sáu trận nước Nam lập chiến công
Yên Tử danh sơn xây thánh địa
Trúc Lâm thiền phái lập môn tông
Rỡ ràng ân đức như trời biển
Cảm niệm muôn dân một tấc lòng…
                                     Thiềng Đức

 
                 Trần Nhân Tông

Phật Hoàng Thánh Đế chính Nhân Tông
Vì nước vì dân đã hết lòng
Bao bận rời đô mưu kế sách
Hai lần đuổi giặc diệt Nguyên Mông
Thiên Trường nhân kiệt vầng dương sáng
Sơ Tổ Trúc Lâm đấng Phật tông
Sử sách bao năm đà định rõ
Phật Hoàng Thánh Đế chính Nhân Tông.

                                                       Quên Đi



x X x


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét