Thấy nhàn luống tưởng thư phong
Trong "Chinh phụ ngâm", bản dịch của bà Đoàn Thị Điểm, đoạn diễn tả
tình cảm của người chinh phụ trông tin chồng, có câu:
Trải mấy thu, tin đi, tin lại,
Tới xuân này, tin hãy vắng không.
Thấy nhàn, luống tưởng thư phong,
Nghe hơi sương, sắm áo bông sẵn sàng.
"Thấy nhàn" là thấy chim nhạn. Theo nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn là: "Kiến nhạn uổng nhiên tư tái bạch". "Thấy nhàn" có nghĩa là thư tín, do điển Tô Võ.
Tô Võ tự Tử Khanh, quê ở Mậu Lăng, huyện Hưng Bình, tỉnh Thiểm Tây, người đời Tây Hán (206 trước-196 sau D.L.) làm quan triều vua Nguyên Đế (48-33 trước D.L.). Lúc bấy giờ, giặc Hung Nô xâm lấn Trung Nguyên. Nhà Hán thất bại, vua Hán phải sai Tô Võ làm sứ sang Hung Nô xin giảng hòa. Chúa Hung Nô thấy Tô Võ ứng đối cứng cỏi, lưu loát tỏ ra người có ý chí tài ba lỗi lạc nên ý muốn thu dùng, tìm lời dụ hàng. Không kết quả, nhưng chúa Hung Nô không chán nản, truyền cho Vệ Luật, nguyên là người Hán đầu hàng, lấy tình đồng bang mà dùng lời ngon ngọt khuyên nhủ Tô Võ. Vệ đến nói với Tô Võ:
- Tô quân nếu không nghe lời tất bị giết. Chịu chết như thế phỏng có ích gì. Chi bằng đầu hàng đi, tài hèn như tôi còn được trọng dụng, nếu là bực đại tài như Tô quân tất được phong vương bái tướng, sự đại phú quý hẳn cầm chắc trong tay.
Tô Võ đứng phắt dậy, chỉ mặt Vệ Luật mắng nhiếc:
- Ta không ngờ mày lại vô lương tâm đến thế. Đã muối mặt thờ kẻ thù để cầu vinh, tưởng không còn dám trông ta, ai ngờ mày lại mặt dày mày dạn quá, đến đây khuyên ta đầu hàng. Mày bước ngay đi, chớ nhận ta là người cùng nòi cùng nước nữa. Vì nòi giống Trung Quốc không bao giờ lại có hạng vô sỉ như mày.
Bị sỉ nhục thậm tệ, Vệ Luật đỏ mặt trở về, phục mạng chúa Hung Nô rằng Tô quyết một chết, không chịu đầu hàng và xin đem giết đi. Chúa Hung Nô thâm độc, mỉm cười nói:
- Nó muốn chết thì có khó gì, nhưng khi nào ta cho nó chết ngay đâu. Ta còn phải làm cho nó chịu đủ điều khổ nhục để xem cái gan nó to bằng nào.
Rồi chúa Hung Nô sai giam Tô vào một cái hầm đất tối tăm, hằng ngày chẳng cho ăn uống gì cả.
Thương hại cho Tô Võ, bị giam trong hầm chăn chiếu không có, ngày đêm lại có mưa tuyết, đã đói lại rét, chẳng biết kiếm gì ăn cho no lòng, đành phải lượm những cục tuyết và nhặt những lông áo chiên tạm nhai cho đỡ đói. Đến năm hôm, chúa Hung Nô lại sai người đến dò xem thì thấy Tô vẫn ngồi chẩm hẩm, vẻ mặt như thường.
Lấy làm lạ, chúa Hung Nô hạ lịnh đem Tô Võ lên Bắc Hải là một miền hoang vu, quanh năm giá rét, giao cho một đàn dê đưa, bắt phải chăn nuôi; và ra lịnh nếu bao giờ đàn dê ấy đẻ con thì mới cho về nước.
Biết rõ sự tàn bạo đê hèn của chúa Hung Nô, Tô Võ chỉ mỉm cười.
Nhờ sự luyện tập chịu đựng khổ cực, có lúc đun mình bên lửa nóng, có lúc lại mình trần tắm tuyết, gội mưa ngày còn nhỏ nên Tô Võ xem thường cảnh đọa đày, vất vả. Ở Bắc Hải, ban ngày Tô đuổi đàn dê ra một bãi cỏ cho tự do đi lại kiếm ăn; còn mình thì tìm bắt những chuột đồng và bứt cỏ ăn tạm qua ngày. Tối đến lại dồn đàn dê về trong hầm nằm nghỉ. Ở đây, ngoài đàn dề làm bầu bạn, Tô Võ còn một lá cờ tiết mao của vua giao cho khi đi sứ là biểu hiện của một sứ mạng trọng đại, Tô cầm luôn trong tay, không lúc nào rời. Tháng lụn ngày qua, trải năm này sang năm khác, những lông trên thân lá cờ dần dần trút rụng hết, chỉ còn trơ lại cán không.
Ở sa mạc Bắc Hải lâu năm, một hôm Tô Võ nghĩ được một kế viết thư về Hán báo tin. Tô viết nhiều bức thư vào mảnh lụa áo, rồi buộc vào chân chim nhạn mà Tô bắt được, thả cho chim nhạn bay đi.
Về mùa đông, chim nhạn ở Bắc Hải đổ về Trung Nguyên, bay vào vườn Thượng Lâm của nhà vua làm ổ. Vua Hán bắt được, mở thư ra xem mới biết Tô Võ còn sống ở một chỗ cực kỳ khổ cực, lấy làm mủi lòng, thương xót vô cùng. Mãi đến 19 năm, bấy giờ Hung Nô yếu thế, thất bại, xin hòa. Chúa Hung Nô nói dối là Tô Võ đã bị bịnh chết từ lâu, nhưng vua Hán đưa thủ thư của Tô Võ, bấy giờ chúa Hung Nô không dám giam cầm nữa, đành sai một đạo quân hộ tống đến biên cảnh, cho về nước.
Trong truyện "Song phụng kỳ duyên" lúc Chiêu Quân cống Hồ đến Nhạn Môn Quan, nàng cũng xé vạt áo lụa, cắn móng tay viết thư buộc vào chân chim nhạn để gởi về vua Hán.
Bởi điển này, sau dùng "tin nhạn", "tin hồng", đều chỉ tin tức. Dùng chữ "tái bạch" là lụa ngoài ải, tức áo lụa của Tô Võ xé để viết thư.
Để nhắc lại gương oanh liệt, khẳng khái và khí tiết của Tô Võ, đồ sứ của Tàu thường vẽ hình một người tay cầm cờ tiết mao, chăn bầy dê giữa một chốn hoang vu cực kỳ buồn thảm, có đề 4 chữ "Tô Võ mục dương" (Tô Võ chăn dê).
Truyện Tàu chép: khi Tô Võ sống ở Bắc Hải có kết duyên chồng vợ với một con vượn người. Con vượn này rất yêu quý Tô Võ, hằng ngày đi tìm thực phẩm về nuôi Tô Võ. Khi được chúa Hung Nô cho về nước, Tô Võ ra đi nhưng lòng còn chua xót thương cảm mối tình xưa.
Bà Ngô Chi Lan, người đời Lê Thánh Tông (1460-1497), có tài văn chương, làm bài thơ nhan đề "Tô Võ từ Hồ phụ":
Ngập ngừng bưng chén ly bôi,
Nghĩ mình muôn dặm, thương người năm canh.
Nhớ duyên kỳ ngộ ba sinh,
Trăm năm xin gởi chút tình tại đây.
Ngọn sứ tiết lung lay chín bệ,
Nặng chữ trung nên nhẹ chữ tình riêng.
Ngỡ ngàng khi quảy gánh buộc yên,
Rượu một chén, lụy đôi hàng lã chã.
Trách ông Tơ, bà Nguyệt sao khuấy khỏa,
Đem duyên em mà vấn chạ Xích Thằng,
Phỏng xưa kia vương lấy chàng Lăng,
Tìm xum hiệp chiếu chăn càng mãi mãi.
Hay là cá nước chẳng ưa màu phấn đại?
Đem duyên em mà buộc lại chàng Tô.
Xui nên kẻ Hán người Hồ,
Lạnh lẽo đem thu màn phỉ thúy.
Có câu rằng:
Đỗ Quyên đề đoạn vân thiên lý,
Ô Thước sào hàng nguyệt nhứt chi.
Dứt nhân duyên mà để lại biên thùy,
Cho nặng gánh chung tình ra thế thế.
Dầu Hồ lễ có cam lời hải thệ,
Tội thông thiên biết để cho ai.
Còn non, còn nước, còn dài.
Ôn Đình Quân, một thi hào đời nhà Đường khi qua miếu của Tô Võ có cảm đề:
Tô Võ hồn tiêu Hán sứ tiền,
Cổ từ cao thụ lưỡng man nhiên.
Vân biên nhạn đoạn Hồ thiên nguyệt,
Lũng thượng dương quý tái thảo yên.
Hồi nhật lâu đài phi giáp trướng,
Khứ thời thư kiếm thị đinh niên.
Mậu Lăng bất kiến phong hầu ấn?
Không hướng thu ba khốc thệ xuyên.
Trải mấy thu, tin đi, tin lại,
Tới xuân này, tin hãy vắng không.
Thấy nhàn, luống tưởng thư phong,
Nghe hơi sương, sắm áo bông sẵn sàng.
"Thấy nhàn" là thấy chim nhạn. Theo nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn là: "Kiến nhạn uổng nhiên tư tái bạch". "Thấy nhàn" có nghĩa là thư tín, do điển Tô Võ.
Tô Võ tự Tử Khanh, quê ở Mậu Lăng, huyện Hưng Bình, tỉnh Thiểm Tây, người đời Tây Hán (206 trước-196 sau D.L.) làm quan triều vua Nguyên Đế (48-33 trước D.L.). Lúc bấy giờ, giặc Hung Nô xâm lấn Trung Nguyên. Nhà Hán thất bại, vua Hán phải sai Tô Võ làm sứ sang Hung Nô xin giảng hòa. Chúa Hung Nô thấy Tô Võ ứng đối cứng cỏi, lưu loát tỏ ra người có ý chí tài ba lỗi lạc nên ý muốn thu dùng, tìm lời dụ hàng. Không kết quả, nhưng chúa Hung Nô không chán nản, truyền cho Vệ Luật, nguyên là người Hán đầu hàng, lấy tình đồng bang mà dùng lời ngon ngọt khuyên nhủ Tô Võ. Vệ đến nói với Tô Võ:
- Tô quân nếu không nghe lời tất bị giết. Chịu chết như thế phỏng có ích gì. Chi bằng đầu hàng đi, tài hèn như tôi còn được trọng dụng, nếu là bực đại tài như Tô quân tất được phong vương bái tướng, sự đại phú quý hẳn cầm chắc trong tay.
Tô Võ đứng phắt dậy, chỉ mặt Vệ Luật mắng nhiếc:
- Ta không ngờ mày lại vô lương tâm đến thế. Đã muối mặt thờ kẻ thù để cầu vinh, tưởng không còn dám trông ta, ai ngờ mày lại mặt dày mày dạn quá, đến đây khuyên ta đầu hàng. Mày bước ngay đi, chớ nhận ta là người cùng nòi cùng nước nữa. Vì nòi giống Trung Quốc không bao giờ lại có hạng vô sỉ như mày.
Bị sỉ nhục thậm tệ, Vệ Luật đỏ mặt trở về, phục mạng chúa Hung Nô rằng Tô quyết một chết, không chịu đầu hàng và xin đem giết đi. Chúa Hung Nô thâm độc, mỉm cười nói:
- Nó muốn chết thì có khó gì, nhưng khi nào ta cho nó chết ngay đâu. Ta còn phải làm cho nó chịu đủ điều khổ nhục để xem cái gan nó to bằng nào.
Rồi chúa Hung Nô sai giam Tô vào một cái hầm đất tối tăm, hằng ngày chẳng cho ăn uống gì cả.
Thương hại cho Tô Võ, bị giam trong hầm chăn chiếu không có, ngày đêm lại có mưa tuyết, đã đói lại rét, chẳng biết kiếm gì ăn cho no lòng, đành phải lượm những cục tuyết và nhặt những lông áo chiên tạm nhai cho đỡ đói. Đến năm hôm, chúa Hung Nô lại sai người đến dò xem thì thấy Tô vẫn ngồi chẩm hẩm, vẻ mặt như thường.
Lấy làm lạ, chúa Hung Nô hạ lịnh đem Tô Võ lên Bắc Hải là một miền hoang vu, quanh năm giá rét, giao cho một đàn dê đưa, bắt phải chăn nuôi; và ra lịnh nếu bao giờ đàn dê ấy đẻ con thì mới cho về nước.
Biết rõ sự tàn bạo đê hèn của chúa Hung Nô, Tô Võ chỉ mỉm cười.
Nhờ sự luyện tập chịu đựng khổ cực, có lúc đun mình bên lửa nóng, có lúc lại mình trần tắm tuyết, gội mưa ngày còn nhỏ nên Tô Võ xem thường cảnh đọa đày, vất vả. Ở Bắc Hải, ban ngày Tô đuổi đàn dê ra một bãi cỏ cho tự do đi lại kiếm ăn; còn mình thì tìm bắt những chuột đồng và bứt cỏ ăn tạm qua ngày. Tối đến lại dồn đàn dê về trong hầm nằm nghỉ. Ở đây, ngoài đàn dề làm bầu bạn, Tô Võ còn một lá cờ tiết mao của vua giao cho khi đi sứ là biểu hiện của một sứ mạng trọng đại, Tô cầm luôn trong tay, không lúc nào rời. Tháng lụn ngày qua, trải năm này sang năm khác, những lông trên thân lá cờ dần dần trút rụng hết, chỉ còn trơ lại cán không.
Ở sa mạc Bắc Hải lâu năm, một hôm Tô Võ nghĩ được một kế viết thư về Hán báo tin. Tô viết nhiều bức thư vào mảnh lụa áo, rồi buộc vào chân chim nhạn mà Tô bắt được, thả cho chim nhạn bay đi.
Về mùa đông, chim nhạn ở Bắc Hải đổ về Trung Nguyên, bay vào vườn Thượng Lâm của nhà vua làm ổ. Vua Hán bắt được, mở thư ra xem mới biết Tô Võ còn sống ở một chỗ cực kỳ khổ cực, lấy làm mủi lòng, thương xót vô cùng. Mãi đến 19 năm, bấy giờ Hung Nô yếu thế, thất bại, xin hòa. Chúa Hung Nô nói dối là Tô Võ đã bị bịnh chết từ lâu, nhưng vua Hán đưa thủ thư của Tô Võ, bấy giờ chúa Hung Nô không dám giam cầm nữa, đành sai một đạo quân hộ tống đến biên cảnh, cho về nước.
Trong truyện "Song phụng kỳ duyên" lúc Chiêu Quân cống Hồ đến Nhạn Môn Quan, nàng cũng xé vạt áo lụa, cắn móng tay viết thư buộc vào chân chim nhạn để gởi về vua Hán.
Bởi điển này, sau dùng "tin nhạn", "tin hồng", đều chỉ tin tức. Dùng chữ "tái bạch" là lụa ngoài ải, tức áo lụa của Tô Võ xé để viết thư.
Để nhắc lại gương oanh liệt, khẳng khái và khí tiết của Tô Võ, đồ sứ của Tàu thường vẽ hình một người tay cầm cờ tiết mao, chăn bầy dê giữa một chốn hoang vu cực kỳ buồn thảm, có đề 4 chữ "Tô Võ mục dương" (Tô Võ chăn dê).
Truyện Tàu chép: khi Tô Võ sống ở Bắc Hải có kết duyên chồng vợ với một con vượn người. Con vượn này rất yêu quý Tô Võ, hằng ngày đi tìm thực phẩm về nuôi Tô Võ. Khi được chúa Hung Nô cho về nước, Tô Võ ra đi nhưng lòng còn chua xót thương cảm mối tình xưa.
Bà Ngô Chi Lan, người đời Lê Thánh Tông (1460-1497), có tài văn chương, làm bài thơ nhan đề "Tô Võ từ Hồ phụ":
Ngập ngừng bưng chén ly bôi,
Nghĩ mình muôn dặm, thương người năm canh.
Nhớ duyên kỳ ngộ ba sinh,
Trăm năm xin gởi chút tình tại đây.
Ngọn sứ tiết lung lay chín bệ,
Nặng chữ trung nên nhẹ chữ tình riêng.
Ngỡ ngàng khi quảy gánh buộc yên,
Rượu một chén, lụy đôi hàng lã chã.
Trách ông Tơ, bà Nguyệt sao khuấy khỏa,
Đem duyên em mà vấn chạ Xích Thằng,
Phỏng xưa kia vương lấy chàng Lăng,
Tìm xum hiệp chiếu chăn càng mãi mãi.
Hay là cá nước chẳng ưa màu phấn đại?
Đem duyên em mà buộc lại chàng Tô.
Xui nên kẻ Hán người Hồ,
Lạnh lẽo đem thu màn phỉ thúy.
Có câu rằng:
Đỗ Quyên đề đoạn vân thiên lý,
Ô Thước sào hàng nguyệt nhứt chi.
Dứt nhân duyên mà để lại biên thùy,
Cho nặng gánh chung tình ra thế thế.
Dầu Hồ lễ có cam lời hải thệ,
Tội thông thiên biết để cho ai.
Còn non, còn nước, còn dài.
Ôn Đình Quân, một thi hào đời nhà Đường khi qua miếu của Tô Võ có cảm đề:
Tô Võ hồn tiêu Hán sứ tiền,
Cổ từ cao thụ lưỡng man nhiên.
Vân biên nhạn đoạn Hồ thiên nguyệt,
Lũng thượng dương quý tái thảo yên.
Hồi nhật lâu đài phi giáp trướng,
Khứ thời thư kiếm thị đinh niên.
Mậu Lăng bất kiến phong hầu ấn?
Không hướng thu ba khốc thệ xuyên.
Nghĩa: (Bản dịch của Tô Nam)
Hán sứ nghe tin bỗng hết hồn,
Cây cao miếu cũ bóng hoàng hôn.
Chân mây nhạn vắng trăng hồ nhạt,
Sườn núi dê về khói ải tuôn.
Trở lại lâu đài nguyên nếp cổ,
Ra đi thư kiếm buổi xuân còn.
Mậu Lăng sao chẳng phong hầu nhỉ?
Trông loáng thua ba khóc nước nguồn.
Trong tác phẩm "Cung oán ngâm khúc" của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều cũng có câu:
Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng.
Đêm năm canh lắng tiếng chiêng rền.
"Nhạn vắng" cũng do điển cố trên.
Cây cao miếu cũ bóng hoàng hôn.
Chân mây nhạn vắng trăng hồ nhạt,
Sườn núi dê về khói ải tuôn.
Trở lại lâu đài nguyên nếp cổ,
Ra đi thư kiếm buổi xuân còn.
Mậu Lăng sao chẳng phong hầu nhỉ?
Trông loáng thua ba khóc nước nguồn.
Trong tác phẩm "Cung oán ngâm khúc" của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều cũng có câu:
Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng.
Đêm năm canh lắng tiếng chiêng rền.
"Nhạn vắng" cũng do điển cố trên.
Sát thê cầu tướng
Trong tác phẩm "Lục Vân Tiên" của cụ
Nguyễn Đình Chiểu, đoạn Võ Thể Loan tiễn Lục Vân Tiên đi thi, Vân Tiên
nhắn nhủ nàng có câu:
May duyên rủi nợ dễ phô,
Chớ nghi Ngô Khởi, hãy lo Mãi Thần.
Tại sao nghi Ngô Khởi? Vì Ngô Khởi đã giết vợ nhà để được làm tướng. Chớ nghi Ngô Khởi, hãy lo Mãi Thần.
Ngô Khởi, người nước Vệ đời Chiến Quốc (481-221 trước D.L.). Lúc còn bé, Khởi chuyên học nghề đánh gươm, luyện võ. Bà mẹ rầy la. Khởi cắt lấy tay chảy máu, thề rằng:
- Nay con xin từ tạ mẹ, đi du học tha phương, nếu không làm đến bực khanh, tướng thì con quyết không trở về đất Vệ này mà trông thấy mẹ nữa!
Bà mẹ khóc lóc khuyên can nhưng Khởi không nghe, nhứt quyết quảy gói ra đi. Khởi qua nước Lỗ xin học đạo với thầy Tăng Sâm. Khởi rất chăm học. Một hôm có quan Đại phu nước Tề là Điền Cử sang Lỗ, ngồi bàn luận sách vở, thấy Ngô Khởi là người hiếu học, có tài mới gả con gái cho. Tuy đã lấy vợ, nhưng Ngô Khởi vẫn còn ở học.
Thầy Tăng Sâm biết Ngô Khởi còn mẹ già, một hôm gọi lại hỏi:
- Ngươi du học đã 6 năm rồi, sao không trở về thăm mẫu thân nhà ngươi. Đạo làm con, xa cha mẹ làm sao yên tâm học hành được?
Ngô Khởi thuật lại lời thề xưa là chừng nào làm được bực khanh, tướng thì mới trở về. Thầy Tăng Sâm bảo:
- Làm trai có chí lập thân là hay, nhưng chỉ nên thề với người khác, chớ sao lại thề với mẹ già. Vả lại vì khanh, tướng mà quên bổn phận làm con sớm hôm phụng dưỡng mẹ già thì làm sao ra người được.
Từ đấy, thầy Tăng Sâm có ý không bằng lòng Ngô Khởi.
Một hôm, Ngô Khởi đang ngồi học, có người nước Vệ đến báo tin cho Khởi biết là mẹ Khởi đã chết. Ngô Khởi nghe tin khóc lên ba tiếng rồi lau nước mắt, ngồi học như thường. Tăng Sâm thấy thế cả giận, gọi Ngô Khởi, bảo:
- Nước không gốc thì mau khô, cây không gốc thì dễ gãy. Làm người mà vô nghĩa thì giữ toàn đời sao được. Như nhà ngươi nghe tin mẹ chết mà chẳng động lòng thì thật là kẻ vong ân bội nghĩa, quên gốc mất nguồn, chẳng xứng là học trò của ta. Kể từ nay, ta cấm mi đến trường của ta nữa.
Ngô Khởi bỏ trường thầy Tăng Sâm đi học võ. Ba năm, Khởi giỏi binh pháp trận đồ bèn qua nước Sở xin làm quan. Tướng nước Sở là Công Nghi Hưu bàn luận binh pháp với Khởi, biết là người có tài, nên tâu xin với Lỗ hầu dùng Khởi và phong chức Đại phu. Được bổng lộc cao, Khởi mua thêm hầu gái để làm thú vui riêng.
Lúc bấy giờ nước Tề sang đánh Lỗ. Công Nghi Hưu tâu với Lỗ Mục Công là muốn lui binh Tề nên phong tướng cho Ngô Khởi. Ý của Khởi cũng muốn làm tướng, cầm quân đánh Tề. Lỗ Mục Công biết Khởi là người có tài nhưng vì thấy Khởi có vợ là người nước Tề nên phân vân, không dám tin dùng. Công Nghi Hưu thuật lại chuyện cho Khởi nghe. Khởi cười nói:
- Tưởng điều chi? Tôi sẽ làm cho chúa công hết nghi.
Ngô Khởi trở về tư dinh, hỏi vợ là Điền Thị:
- Người ta có vợ quý vì lẽ gì?
Điền thị đáp:
- Gia đạo có trong, có ngoài mới nên. Làm cho nên nổi nghiệp nhà mới gọi là vợ quý.
Ngô Khởi lại hỏi:
- Nay ta muốn làm nên nghiệp lớn, khanh tướng ăn lộc muôn chung, gia nghiệp lẫy lừng, vậy nàng hãy giúp ta.
Điền thị đáp:
- Thiếp là đàn bà có thế gì giúp cho phu tướng thành công được.
Ngô Khởi nghiêm nghị nói:
- Nay Tề đánh Lỗ, chúa công muốn dùng ta làm tướng, hiềm vì nàng họ Điền vốn dòng quốc thích nước Tề nên chúa công e ngại. Vậy ta xin nàng cái đầu để Lỗ hầu khỏi nghi, ta chắc công danh sẽ thành toại.
Điền thị hoảng hốt, chưa mở miệng nói được gì thì đã bị Ngô Khởi chém rụng đầu. Đoạn Khởi dâng đầu vợ lên cho Lỗ Mục Công bảo rằng để tỏ lòng vì nước Lỗ.
Mục Công có ý không bằng lòng, nhưng ngại không dùng thì Khởi sẽ giúp Tề đánh lại Lỗ nên phong Khởi làm tướng cử hai vạn quân đánh Tề.
Khởi thật là người có tài, đại thắng Tề, được phong chức Thượng khanh, bổng lộc cao nhứt nước Lỗ.
Tướng nước Tề là Trương Lưu biết Khởi có tính tham lam, hiếu sắc nên đem ngàn lượng vàng và gái đẹp đến kinh đô nước Lỗ hối lộ cho Khởi để cầu hòa. Khởi lấy làm thích, nhận ngay. Trương Bưu liền làm kế ly gián, phao đồn lên là Khởi ăn hối lộ của Tề làm Lỗ Mục Công nghi ngờ định tước hết quan chức và hạ ngục Khởi.
Ngô Khởi hoảng sợ bỏ chạy qua nước Ngụy được Ngụy hầu cho trấn thủ đất Tây Hà. Nhưng chẳng bao lâu thì thế tử Kích lên nối ngôi Ngụy hầu, không dùng Khởi nữa, nên Khởi trốn sang nước Sở.
Sở Niệu vương tin dùng, phong Khởi làm tướng quốc. Ngô Khởi định lại quan chế, cất tước quan, bổng lộc của nhiều người làm cho cánh hoàng thân quốc thích căm tức. Sở lúc bấy giờ càng giàu mạnh, làm cho các nước Tấn, Tề, Tần, Lỗ đều phải khiếp phục.
Nhưng khi Sở Niệu vương mất, chưa kịp khâm liệm thì dòng họ Niệu vương và các con cháu của các vị đại thần vì chế độ định quan của Ngô Khởi là mất tước lộc, nhân cơ hội quốc tang, nên nổi dậy làm loạn, vây bắt Ngô Khởi.
Khởi hoảng hốt bỏ chạy trốn nhưng bị bọn hoàng tộc cầm cùng tên đuổi nà theo bắn chết.
Cử án tề mi
Đời Hậu Hán (25-219), ở đất Giang Nam có một chàng hàn sĩ tên Lương
Hồng. Nhà nghèo, Lương Hồng ở trong túp lều tranh vách đất. Họ Lương
chăm học biết trọng liêm sỉ, khí tiết, giữ đạo thanh bần cao đẹp. Đức
hạnh, tài năng của chàng được người khâm phục, nổi tiếng khắp nơi.
Ở vùng địa phương có nàng Mạnh Quang vốn dòng nho gia giàu có nhứt vùng. Nàng tính nết đoan trang đức hạnh, đương độ kén chồng. Nhiều người thân hỏi, nàng trả lời rằng chỉ có người hiền đức như Lương Hồng mới xứng đáng là chồng.
Thấy nhà họ Mạnh đạo đức, Lương Hồng cùng nàng Mạnh Quang kết nghĩa đá vàng.
Khi làm lễ thành hôn, nàng Mạnh Quang mặc xiêm y lộng lẫy, trang sức toàn vàng ngọc đắt tiền, cốt làm đẹp cho chàng vừa ý. Nào ngờ trông thấy vợ trang sức rực rỡ, Lương Hồng không bằng lòng, bảy ngày đêm, chàng không làm lễ động phòng hoa chúc.
Nàng Mạnh Quang lấy làm lạ, kiểm điểm lại lời nói cử chỉ của mình không tỏ vẻ gì vô lễ. Nghĩ mãi, nàng ngờ rằng vì nàng trang sức lộng lẫy mà chồng không bằng lòng chăng. Nàng liền trút bỏ lớp áo quần tốt đẹp, đồ trang sức ngọc vàng, để mặc y phục vải bô, cài thoa gai ra hầu chồng.
Thấy vợ như thế, Lương Hồng vui vẻ nói:
- Đây mới chính là vợ của ta. Hồng này không màng danh lợi, không ham của bạc vàng. Hồng chỉ muốn cùng vợ cày lấy ruộng, trồng lấy lúa, dệt lấy vải, sinh sống trong cảnh nghèo mà lúc nào cũng giữ tròn khí tiết, đạo đức, vợ lúc nào cũng kính trọng chồng và chồng lúc nào cũng nể yêu vợ.
Mạnh Quang nghe chồng nói rất lấy làm vui vẻ. Nàng đối với chồng rất mực cung kính. Mỗi bữa cơm, đối diện, nàng nâng mâm ngang mày để tỏ lòng kính trọng chồng.
Trong tác phẩm "Nhị độ mai", tác giả Vô danh, đoạn diễn tả cảnh Hoài Nguyên đi cống Hồ có làm bài thơ tặng tình nhân là Mai Lương Ngọc lúc chia ly, có câu:
Ngang mày Mạnh thị chưa nâng án,
Thấy mặt Chiêu Quân đã mất tranh.
"Mạnh thị" đây chỉ nàng Mạnh Quang. Về sau, những nhà có hôn lễ, nhà trai thường viết 4 chữ "Cử án tề mi" dán ở cửa phòng, chỉ rằng người vợ hiền đức.
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, lúc Kiều sang chơi nhà Kim Trọng, chàng nho sinh này có chiều âu yếm lả lơi, Kiều sợ chàng đi quá vòng lễ giáo, mới có câu khuyên:
Ở vùng địa phương có nàng Mạnh Quang vốn dòng nho gia giàu có nhứt vùng. Nàng tính nết đoan trang đức hạnh, đương độ kén chồng. Nhiều người thân hỏi, nàng trả lời rằng chỉ có người hiền đức như Lương Hồng mới xứng đáng là chồng.
Thấy nhà họ Mạnh đạo đức, Lương Hồng cùng nàng Mạnh Quang kết nghĩa đá vàng.
Khi làm lễ thành hôn, nàng Mạnh Quang mặc xiêm y lộng lẫy, trang sức toàn vàng ngọc đắt tiền, cốt làm đẹp cho chàng vừa ý. Nào ngờ trông thấy vợ trang sức rực rỡ, Lương Hồng không bằng lòng, bảy ngày đêm, chàng không làm lễ động phòng hoa chúc.
Nàng Mạnh Quang lấy làm lạ, kiểm điểm lại lời nói cử chỉ của mình không tỏ vẻ gì vô lễ. Nghĩ mãi, nàng ngờ rằng vì nàng trang sức lộng lẫy mà chồng không bằng lòng chăng. Nàng liền trút bỏ lớp áo quần tốt đẹp, đồ trang sức ngọc vàng, để mặc y phục vải bô, cài thoa gai ra hầu chồng.
Thấy vợ như thế, Lương Hồng vui vẻ nói:
- Đây mới chính là vợ của ta. Hồng này không màng danh lợi, không ham của bạc vàng. Hồng chỉ muốn cùng vợ cày lấy ruộng, trồng lấy lúa, dệt lấy vải, sinh sống trong cảnh nghèo mà lúc nào cũng giữ tròn khí tiết, đạo đức, vợ lúc nào cũng kính trọng chồng và chồng lúc nào cũng nể yêu vợ.
Mạnh Quang nghe chồng nói rất lấy làm vui vẻ. Nàng đối với chồng rất mực cung kính. Mỗi bữa cơm, đối diện, nàng nâng mâm ngang mày để tỏ lòng kính trọng chồng.
Trong tác phẩm "Nhị độ mai", tác giả Vô danh, đoạn diễn tả cảnh Hoài Nguyên đi cống Hồ có làm bài thơ tặng tình nhân là Mai Lương Ngọc lúc chia ly, có câu:
Ngang mày Mạnh thị chưa nâng án,
Thấy mặt Chiêu Quân đã mất tranh.
"Mạnh thị" đây chỉ nàng Mạnh Quang. Về sau, những nhà có hôn lễ, nhà trai thường viết 4 chữ "Cử án tề mi" dán ở cửa phòng, chỉ rằng người vợ hiền đức.
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, lúc Kiều sang chơi nhà Kim Trọng, chàng nho sinh này có chiều âu yếm lả lơi, Kiều sợ chàng đi quá vòng lễ giáo, mới có câu khuyên:
Vẻ chi một đóa yêu đào,
Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh.
Đã cho vào bực bố kinh.
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.
"Bố kinh" là "Bố quần, kinh thoa", nghĩa là quần bằng vải, trâm cài đầu bằng gai, chỉ người vợ hiền đức.Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh.
Đã cho vào bực bố kinh.
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.
Tết Hàn Thực
Tết này ăn vào ngày mồng 3 tháng 3. Vào ngày này người Tàu ăn toàn đồ nguội và tổ chức những cuộc chơi vui vẻ lắm. Nguyên con của Tấn Hiếu Công là công tử Trùng Nhĩ bị cha ghét bỏ muốn giết chết để lập dòng thứ, phải chạy trốn sang nước ngoài. Theo phò Trùng Nhĩ có một số bề tôi.
Lưu lạc từ nước này sang nước khác, chúa tôi trải qua bao nhiêu nỗi vất vả gian lao. Một hôm đói quá, họ phải hái rau sam ăn. Trùng Nhĩ không nuốt được. Bỗng có một bề tôi tòng vong là Giới Tử Thôi đem một bát cháo thịt đến dâng. Trùng Nhĩ ăn lấy làm ngon lắm. Ăn xong, hỏi: ở đâu mà có?
Giới Tử Thôi thưa:
- Ấy là thịt đùi của tôi đó. Tôi nghe nói kẻ hiếu tử bỏ thân để thờ cha mẹ, người trung thần bỏ thân để thờ vua. Nay công tử không có gì ăn, nên tôi phải cắt đùi tôi mà dâng công tử.
Trùng Nhĩ sa nước mắt, nói:
- Ơn này biết bao giờ đền lại được.
Mãi 20 năm sau Trùng Nhĩ mới được trở về nước, lên ngôi vua là Tấn Văn Công.
Để ban thưởng công lao cho những người phục quốc, Trùng Nhĩ chia làm ba hạng:
1) Những người tòng vong (những người theo đi trốn).
2) Những người tống khoản (những người giúp đỡ tiền bạc).
3) Những người nghinh hàng (những người xin làm nội ứng để đón về làm vua).
Trong ba hạng này lại tùy theo những người nào có công khó nhọc nhiều hay ít mà chia hơn kém.
Ban thưởng công thần xong, nhà vua còn yết một tờ chiếu ở cửa thành rằng: "Nếu người nào có công lao mà chưa thưởng thì cho phép được tự tiện nói ra".
Giới Tử Thôi vốn người trong bọn tòng vong, nhưng tính khí điềm đạm. Khi Trùng Nhĩ lên ngôi, ông chỉ vào chúc mừng một lần đầu, rồi cáo ốm về nhà, yên phận nghèo khổ, vẫn đi khâu giày thuê để lấy tiền nuôi mẹ.
Khi Tấn Văn Công ban thưởng công thần, không thấy Giới Tử Thôi đến thì cũng quên mất, chẳng hỏi chi đến. Người láng giềng nhà Giới Tử Thôi tên Giải Trương, thấy thế không bằng lòng, nhưng khi thấy trên cửa thành có chiếu yết thì vội vàng gọi cửa báo tin cho Giới Tử Thôi biết. Ông chỉ mỉm cười, không nói gì. Bà mẹ ở dưới bếp nghe tiếng, ra bảo con:
- Mày khó nhọc trong 19 năm trời, cắt thịt đùi để dâng chúa công, sao bây giờ mày không nói ra để lãnh thưởng? Họa may được một vài chung thóc, chẳng còn hơn đi khâu giày thuê hay sao?
Giới Tử Thôi thưa:
- Các con của Hiến Công cả thảy 9 người, chỉ có chúa công hiền đức hơn cả. Huệ công và Hoài công không có đức, vậy nên trời đất truất ngôi mà để cho chúa công. Các người theo hầu không biết ý trời, dám tự nhận là công mình, con nghĩ lấy làm xấu hổ lắm, chẳng thà đi khâu giày mà sống còn hơn.
Bà mẹ nói:
- Con làm được người liêm sỉ, có lẽ ta lại không làm được mẹ của người liêm sỉ hay sao! Vậy thì mẹ con ta tìm nơi rừng núi ẩn thân.
Giới Tử Thôi cả mừng, liền cõng mẹ đến đất Miên Thượng, làm nhà trong hang mà ở. Láng giềng hàng xóm không biết là đi đâu, chỉ có Giải Trương biết chỗ ở mà thôi. Giải Trương thấy ức, viết một bức thư, đang đêm đem treo ở triều môn. Sáng hôm sau, có người cận thần bắt gặp đem vào dâng cho nhà vua. Tấn Văn công mở ra đọc:
Có một con rồng,
khi còn thất thế,
Đàn rắn đi theo,
chu du thiên hạ.
Rồng không có ăn,
một rắn cắt đùi.
Nay rồng trở về,
đã được yên sở.
Đàn rắn theo vào
đều sung sướng cả.
Chỉ có một rắn,
không ai hỏi đến.
Nhà vua giựt mình, nhớ ngay lại Giới Tử Thôi, lấy làm hối hận, liền cho người đi triệu nhưng Giới Tử Thôi đã đi mất rồi. Nhà vua truyền bắt những người láng giềng đến hỏi, ai biết chỉ dẫn thì cho làm quan, Giải Trương tâu với Tấn Văn công: vì Giới Tử Thôi không muốn cầu thưởng nên cõng mẹ đi ẩn ở đất Miên Thượng, còn bức thư đó là của Giải Trương.
Tấn Văn Công liền cho Giải Trương làm chức hạ đại phu, và bảo Giải Trương đưa đường vào Miên Thượng. Nhưng khi vào đến nơi chỉ thấy non cao rừng rậm, nước chảy hoa trôi, chim hót véo von, mây che mù mịt, còn tung tích Giới Tử Thôi thì chẳng thấy đâu cả. Quân lính tìm được mấy người nông phu gần đấy, Tấn Văn công gọi đến tận mặt hỏi. Họ thưa: mấy hôm trước có trông thấy một người cõng bà cụ già ngồi nghỉ ở núi này rồi vốc nước suối uống, xong lại cõng bà cụ trèo lên núi, không biết đi đâu.
Tấn Văn công truyền đỗ xe dưới chân núi, sai người đi dò tìm khắp nơi. Suốt cả mấy ngày trời mà chẳng thấy tăm hơi. Tấn Văn công có vẻ không bằng lòng, buồn bã bảo Giải Trương:
- Sao Giới Tử Thôi giận ta quá như vậy! Ta nghe Giới Tử Thôi là con chí hiếu, nếu ta đốt rừng tất Giới Tử Thôi phải cõng mẹ chạy ra.
Quân lính vâng lịnh phóng lửa đốt cả mấy phía rừng. Lửa to gió mạnh làm cháy lan cả mấy dặm, đến ba ngày mới tắt. Nhưng Giới Tử Thôi nhứt định không ra, mẹ con ôm nhau chết ở dưới gốc cây liễu.
Quân lịnh tìm được đống xương. Tấn Văn công trông thấy, ôm mặt khóc, truyền quân lính đem chôn dưới chân núi, rồi lập miếu thờ. Những ruộng xung quanh núi đều để làm tự điền cả, đổi tên núi gọi là Giới Sơn.
Ngày đốt rừng đang là tiết thanh minh, mồng 3 tháng 3. Sau người trong nước nhớ đến Giới Tử Thôi vì chết cháy nên hàng năm đến ngày hôm ấy không nỡ đốt lửa, phải làm sẵn lương khô để ăn, gọi là tết "Hàn thực", nghĩa là ngày ấy cấm lửa, chỉ ăn đồ nguội.
Tết Hàn thực, nhà nào cũng cắm cành liễu ở ngoài cửa để chiêu hồn Giới Tử Thôi. Cũng có nhà làm cỗ bàn và đốt giấy tiền để cúng tế.
Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn diễn tả mụ Tú Bà khấn vái thần "Mày trắng" (Bạch Mi) phò hộ làm ăn khá, có câu:
Cửa hàng buôn bán cho may,
Đêm đêm Hàn thực ngày ngày Nguyên tiêu.
"Nguyên tiêu" là tết rằm tháng giêng. "Hàn thực" là do điển tích trên. Ở đây có ý ngày đêm lúc nào cũng được như ngày hội, ngày tết.
Giấc Nam Kha
Trong "Nam Kha ký thuật" của Lý Công Tá đời nhà Đường có kể truyện
Thuần Vu Phần nằm mộng thấy chàng đến nước Hòe An. Thuần được vua Hòe
An cho vào bái yết. Thấy Thuần tướng mạo khôi vĩ nên gả con gái, cho
làm phò mã và đưa ra quận Nam Kha làm quan Thái thú, cai trị cả một
vùng to lớn.Đương lúc vợ chồng Thuần sống một cuộc vương giả, cực kỳ sung sướng thì bỗng có giặc kéo đến vây quận Nam Kha. Thuần đem quân chống cự. Giặc đông mạnh, Thuần thua chạy. Quân giặc vây thành đánh phá. Công chúa nước Hòe An, vợ của Vu Phần chết trong đám loạn quân.
Thuần Vu Phần đem tàn quân về kinh đô tâu lại vua cha. Nhà vua nghi kỵ Thuần đã đầu hàng giặc, nên tước hết phẩm hàm, đuổi về làm thường dân. Thuần oan ức vừa tủi nhục, khóc lóc bi thương... Vừa lúc ấy thì Thuần chợt tỉnh dậy, thấy mình nằm dưới gốc cây hòe, trên đầu một nhành cây hòe chĩa về phía nam. Cạnh Thuần lại có một ổ kiến lớn. Bầy kiến kéo hàng đàn hàng lũ trèo lên cây hòe.
Cũng có sách chép:
Đời nhà Đường có một nho sinh họ Lữ đi thi không đỗ. Trở về, dọc đường, vừa buồn lại vừa đói nên ghé vào một ngôi chùa con bên cạnh khu rừng, xin đỡ lòng. Chùa nghèo, nhà sư nấu kê thay gạo đãi khách.
Vì mệt mỏi nên họ Lữ nằm một lúc thì ngủ khò. Chàng thấy mình đã thi đỗ, được quan chức cao, nhà vua lại còn gả công chúa, phong cho chàng làm phò mã và cho đi trấn nhậm một nơi. Thật là vinh quang phú quý, không ai bằng. Nhưng khi đi đến nửa đường thì bỗng gặp quân giặc đỗ đến đánh. Lữ chống cự không lại. Lính hộ vệ bị giết. Xe kiệu bị đập phá tan tành. Chúng thộp cổ cả vợ chồng Lữ, đưa gươm kề họng... Lữ hoảng hốt, kêu lên một tiếng, giựt mình thức dậy mới biết là chiêm bao.
Mà giữa lúc ấy nồi kê cũng chưa chín.
Trong tác phẩm "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu
Giấc Nam Kha khéo bất bình,
Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không.
Trong bài "Lạc đường" của Tú Xương cũng có câu: Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không.
Giấc mộng Nam Kha khéo chập chờn,
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, có câu:
Tiếng sen khẽ động giấc hòe.
Trong "Bích câu kỳ ngộ" cũng có câu:
Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa an.
Cổ thi có câu:
Trăm năm một giấc kê vàng.
Trong "Đoạn trường tân thanh" có câu:
Hoàng lương chợt tỉnh hồn mai.
"Giấc Nam Kha", "Giấc hòe", "Giấc mộng kê vàng" hay "Giấc hoàng
lương" đều do điển tích trên. Có nghĩa sự phú quý vinh hoa chẳng khác
nào một giấc mộng.
Ngàn dâu
"Ngàn dâu" do chữ "Mạch thượng tang".
Ở Trung Hoa ngày xưa, nơi thôn quê, người ta thường trồng dâu gần bên đường.
"Mạch thượng tang" cũng là tên khúc hát cổ nhạc phủ của nàng La Phu nước Triệu thời Xuân Thu.
Trong "Chinh phụ ngâm", nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn, đoạn tả tình cảm của nàng chinh phụ lúc tiễn chồng ra đi, có câu:
Tương cố bất tương kiến,
Thanh thanh mạch thượng tang.
Mạch thượng tang, mạch thượng tang,
Thiếp ý quân tâm thùy đoản trường.
Bà Đoàn Thị Điểm dịch nôm:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
Nguyên nàng La Phu là một thiếu phụ sắc nước hương trời, văn
chương âm nhạc nổi tiếng. Chồng nàng là một chiến sĩ hải hồ. Cả hai vẫn
yêu nhau tha thiết. Nhưng rồi "trượng phu thoắt đã động lòng bốn
phương" nên chàng xách kiếm sang Tần, ước hẹn vợ một thời gian trở về. Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
Nàng La Phu ở quê nhà, ngày ngày hái dâu chăn tằm, dệt vải. Những lúc đêm dài canh vắng, nàng lẻ loi, thui thủi bóng mình nên thường sáng tạo những bài thơ điệu cổ nhạc phủ để tỏ nỗi lòng thương nhớ người xa vắng.
Một hôm, nàng đương hái dâu bên vệ đường, bất chợt Triệu vương du ngoạn sang ngang, nhìn thấy người thiếu phụ thô quê nhưng sắc đẹp mỹ miều lấy làm động lòng. Hỏi người biết nàng là kẻ tài hoa, văn hay đàn giỏi, Triệu vương càng say mê hơn nữa. Về triều, Triệu vương cho người đến đòi La Phu tới. Nhà vua dọn tiệc khoản đãi ân cần, mong được cùng giai nhân vầy duyên ân ái.
Nàng buồn rầu ứa lệ nhưng còn vị nể chúa tôi nên nàng ngồi vào tiệc, đoạn cầm đàn lên gẩy, hát khúc"Mạch thượng tang" để tỏ ý mình. Triệu vương tuy hiếu sắc những thông minh. Nghe qua bài hát, bản đàn biết thâm ý của nàng là bao giờ cũng liều chết để bảo vệ trinh tiết cùng chồng, giàu sang, uy quyền và bạo lực không làm lay chuyển lòng người trinh phụ. Triệu vương vừa hối hận vừa thẹn thuồng nên truyền cho La Phu về, bỏ mộng luyến ái giai nhân.
Tác giả mượn điển tích "Mạch thượng tang" (ngàn dâu) ngoài cái ý tả cảnh còn có ý tả mối tình chung thủy giữa trinh phụ đối với chinh phu một cách tế nhị.
"Ngàn dâu" do chữ "Mạch thượng tang".
Ở Trung Hoa ngày xưa, nơi thôn quê, người ta thường trồng dâu gần bên đường.
"Mạch thượng tang" cũng là tên khúc hát cổ nhạc phủ của nàng La Phu nước Triệu thời Xuân Thu.
Trong "Chinh phụ ngâm", nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn, đoạn tả tình cảm của nàng chinh phụ lúc tiễn chồng ra đi, có câu:
Tương cố bất tương kiến,
Thanh thanh mạch thượng tang.
Mạch thượng tang, mạch thượng tang,
Thiếp ý quân tâm thùy đoản trường.
Bà Đoàn Thị Điểm dịch nôm:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
Nguyên nàng La Phu là một thiếu phụ sắc nước hương trời, văn
chương âm nhạc nổi tiếng. Chồng nàng là một chiến sĩ hải hồ. Cả hai vẫn
yêu nhau tha thiết. Nhưng rồi "trượng phu thoắt đã động lòng bốn
phương" nên chàng xách kiếm sang Tần, ước hẹn vợ một thời gian trở về. Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
Nàng La Phu ở quê nhà, ngày ngày hái dâu chăn tằm, dệt vải. Những lúc đêm dài canh vắng, nàng lẻ loi, thui thủi bóng mình nên thường sáng tạo những bài thơ điệu
cổ nhạc phủ để tỏ nỗi lòng thương nhớ người xa vắng.
Một hôm, nàng đương hái dâu bên vệ đường, bất chợt Triệu vương du ngoạn sang ngang, nhìn thấy người thiếu phụ thô quê nhưng sắc đẹp mỹ miều lấy làm động lòng. Hỏi người biết nàng là kẻ tài hoa, văn hay đàn giỏi, Triệu vương càng say mê hơn nữa. Về triều, Triệu vương cho người đến đòi La Phu tới. Nhà vua dọn tiệc khoản đãi ân cần, mong được cùng giai nhân vầy duyên ân ái.
Nàng buồn rầu ứa lệ nhưng còn vị nể chúa tôi nên nàng ngồi vào tiệc, đoạn cầm đàn lên gẩy, hát khúc"Mạch thượng tang" để tỏ ý mình. Triệu vương tuy hiếu sắc những thông minh. Nghe qua bài hát, bản đàn biết thâm ý của nàng là bao giờ cũng liều chết để bảo vệ trinh tiết cùng chồng, giàu sang, uy quyền và bạo lực không làm lay chuyển lòng người trinh phụ. Triệu vương vừa hối hận vừa thẹn thuồng nên truyền cho La Phu về, bỏ mộng luyến ái giai nhân.
Tác giả mượn điển tích "Mạch thượng tang" (ngàn dâu) ngoài cái ý tả cảnh còn có ý tả mối tình chung thủy giữa trinh phụ đối với chinh phu một cách tế nhị.
"Ngàn dâu" do chữ "Mạch thượng tang".
Ở Trung Hoa ngày xưa, nơi thôn quê, người ta thường trồng dâu gần bên đường.
"Mạch thượng tang" cũng là tên khúc hát cổ nhạc phủ của nàng La Phu nước Triệu thời Xuân Thu.
Trong "Chinh phụ ngâm", nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn, đoạn tả tình cảm của nàng chinh phụ lúc tiễn chồng ra đi, có câu:
Tương cố bất tương kiến,
Thanh thanh mạch thượng tang.
Mạch thượng tang, mạch thượng tang,
Thiếp ý quân tâm thùy đoản trường.
Bà Đoàn Thị Điểm dịch nôm:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
Nguyên nàng La Phu là một thiếu phụ sắc nước hương trời, văn
chương âm nhạc nổi tiếng. Chồng nàng là một chiến sĩ hải hồ. Cả hai vẫn
yêu nhau tha thiết. Nhưng rồi "trượng phu thoắt đã động lòng bốn
phương" nên chàng xách kiếm sang Tần, ước hẹn vợ một thời gian trở về. Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
Nàng La Phu ở quê nhà, ngày ngày hái dâu chăn tằm, dệt vải. Những lúc đêm dài canh vắng, nàng lẻ loi, thui thủi bóng mình nên thường sáng tạo những bài thơ điệu
cổ nhạc phủ để tỏ nỗi lòng thương nhớ người xa vắng.
Một hôm, nàng đương hái dâu bên vệ đường, bất chợt Triệu vương du ngoạn sang ngang, nhìn thấy người thiếu phụ thô quê nhưng sắc đẹp mỹ miều lấy làm động lòng. Hỏi người biết nàng là kẻ tài hoa, văn hay đàn giỏi, Triệu vương càng say mê hơn nữa. Về triều, Triệu vương cho người đến đòi La Phu tới. Nhà vua dọn tiệc khoản đãi ân cần, mong được cùng giai nhân vầy duyên ân ái.
Nàng buồn rầu ứa lệ nhưng còn vị nể chúa tôi nên nàng ngồi vào tiệc, đoạn cầm đàn lên gẩy, hát khúc"Mạch thượng tang" để tỏ ý mình. Triệu vương tuy hiếu sắc những thông minh. Nghe qua bài hát, bản đàn biết thâm ý của nàng là bao giờ cũng liều chết để bảo vệ trinh tiết cùng chồng, giàu sang, uy quyền và bạo lực không làm lay chuyển lòng người trinh phụ. Triệu vương vừa hối hận vừa thẹn thuồng nên truyền cho La Phu về, bỏ mộng luyến ái giai nhân.
Tác giả mượn điển tích "Mạch thượng tang" (ngàn dâu) ngoài cái ý tả cảnh còn có ý tả mối tình chung thủy giữa trinh phụ đối với chinh phu một cách tế nhị.
"Ngàn dâu" do chữ "Mạch thượng tang".
Ở Trung Hoa ngày xưa, nơi thôn quê, người ta thường trồng dâu gần bên đường.
"Mạch thượng tang" cũng là tên khúc hát cổ nhạc phủ của nàng La Phu nước Triệu thời Xuân Thu.
Trong "Chinh phụ ngâm", nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn, đoạn tả tình cảm của nàng chinh phụ lúc tiễn chồng ra đi, có câu:
Tương cố bất tương kiến,
Thanh thanh mạch thượng tang.
Mạch thượng tang, mạch thượng tang,
Thiếp ý quân tâm thùy đoản trường.
Bà Đoàn Thị Điểm dịch nôm:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
Nguyên nàng La Phu là một thiếu phụ sắc nước hương trời, văn
chương âm nhạc nổi tiếng. Chồng nàng là một chiến sĩ hải hồ. Cả hai vẫn
yêu nhau tha thiết. Nhưng rồi "trượng phu thoắt đã động lòng bốn
phương" nên chàng xách kiếm sang Tần, ước hẹn vợ một thời gian trở về. Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
Nàng La Phu ở quê nhà, ngày ngày hái dâu chăn tằm, dệt vải. Những lúc đêm dài canh vắng, nàng lẻ loi, thui thủi bóng mình nên thường sáng tạo những bài thơ điệu
cổ nhạc phủ để tỏ nỗi lòng thương nhớ người xa vắng.
Một hôm, nàng đương hái dâu bên vệ đường, bất chợt Triệu vương du ngoạn sang ngang, nhìn thấy người thiếu phụ thô quê nhưng sắc đẹp mỹ miều lấy làm động lòng. Hỏi người biết nàng là kẻ tài hoa, văn hay đàn giỏi, Triệu vương càng say mê hơn nữa. Về triều, Triệu vương cho người đến đòi La Phu tới. Nhà vua dọn tiệc khoản đãi ân cần, mong được cùng giai nhân vầy duyên ân ái.
Nàng buồn rầu ứa lệ nhưng còn vị nể chúa tôi nên nàng ngồi vào tiệc, đoạn cầm đàn lên gẩy, hát khúc"Mạch thượng tang" để tỏ ý mình. Triệu vương tuy hiếu sắc những thông minh. Nghe qua bài hát, bản đàn biết thâm ý của nàng là bao giờ cũng liều chết để bảo vệ trinh tiết cùng chồng, giàu sang, uy quyền và bạo lực không làm lay chuyển lòng người trinh phụ. Triệu vương vừa hối hận vừa thẹn thuồng nên truyền cho La Phu về, bỏ mộng luyến ái giai nhân.
Tác giả mượn điển tích "Mạch thượng tang" (ngàn dâu) ngoài cái ý tả cảnh còn có ý tả mối tình chung thủy giữa trinh phụ đối với chinh phu một cách tế nhị.
Giảm bếp, tăng bếp
Đời Chiến Quốc, nước Ngụy và nước Tề giao tranh. Tướng Tề là Tôn Cẩn nói với Điền Kỵ:
- Quân của Bàng Quyên vốn dũng mãnh mà khinh thường Tề, chi bằng nay ta giả ra thế yếu dụ nó.
Điền Kỵ hỏi:
- Dụ cách nào?
- Ngày nay nên làm 10 vạn bếp, ngày hôm sau nên dần dần bớt đi. Nó thấy bếp của quân ta bỗng bớt mất, tất cho quân ta nhát sợ mà trốn đi, sẽ gấp đường tiến đánh. Như thế khí nó tất kiêu và sức nó tất kiệt, ta sẽ dùng kế mà đánh tất thế nào cũng thắng.
Tướng của Ngụy là Bàng Quyên khi thấy quân Tề rút lui để lại địa điểm cũ rộng rãi, cho người đến quan sát, xem chỗ bếp đun thấy 10 vạn bếp. Quân Tề báo cáo, Bàng Quyên lấy làm sợ hãi, cho rằng quân Tề quá nhiều, không thể khinh địch. Hôm sau, đến một chỗ dinh trại bỏ lại thì chỉ thấy có hơn 5 vạn bếp. Lại hôm sau nữa, chỉ còn thấy có 3 vạn bếp. Bàng Quyên mừng rỡ nói với thái tử Thân:
- Tôi vốn biết người nước Tề hèn nhát, nay vào đất Ngụy mới có 3 ngày mà quân lính bỏ trốn quá nửa rồi, còn dám đánh nhau nữa ư!
Đoạn truyền lịnh tấn binh.
Khi đi đến Mã Lăng thì mặt trời đã lặn. Đường Mã Lăng là một nơi hiểm yếu, ở giữa hai quả núi, hang khe sâu hẹp. Bấy giờ vào lúc hạ tuần tháng 10, trời không trăng... Tiền quân của Bàng Quyên báo cho Quyên hay là có nhiều cây bị chặt chận ngang đường, khó tiến lên được. Quyên bảo: đó là quân Tề sợ bị đuổi theo nên lập ra kế ấy.
Nhưng Quyên vừa ra lịnh cho quân lính khuân gỗ mở đường, bỗng ngẩng đầu thấy chỗ thân cây đẽo trắng, thấp thoáng có dấu chữ; nhưng vì đêm tối không nhận rõ mới sai tên lính đánh lửa soi xem, nhận thấy hai câu: "Bàng Quyên chết dưới cây này" và "Quân sư Tôn bảo". Bàng Quyên bây giờ hốt hoảng, biết là mắc mưu, vội vàng hạ lịnh cho quân lui mau. Nhưng chưa kịp lui, thì hai toán phục binh cung nỏ của Tề trông thấy lửa sáng, liền bắn ra như mưa. Quân Ngụy rối loạn hàng ngũ. Bàng Quyên bị tên trọng thương, liệu không thoát được rút kiếm đâm cổ tự tử.
Đó là kế "Giảm bếp" của Tôn Tẩn.
Ngược lại kế của Tôn Tẩn, Khổng Minh dùng kế "Tăng bếp".
Đời Tam quốc, nhà Ngụy và Thục giao tranh.
Thừa tướng nhà Thục là Gia Cát Lượng tự Khổng Minh cầm quân phạt Ngụy ... Đô đốc nhà Ngụy là Tư Mã Ý cầm quân chống cự. Hậu chúa nhà Thục vì nghe lời gièm pha nên nghi kỵ Khổng Minh làm phản, liền giáng chiếu triệu Khổng Minh rút quân ngay về để tước hết binh quyền. Vì sợ trái lịnh vua mà bị nghi kỵ thêm, nên Khổng Minh phải đành rút quân.
Tướng là Khương Duy hỏi:
- Đại quân rút lui. Tư Mã Ý thừa thế đuổi đánh thì làm thế nào?
- Nay ta lui quân, phải chia làm 5 tốp mà rút dần. Như hôm nay rút khỏi một trại, nếu trong trại còn lại một ngàn quân thì phải đào hai ngàn cái bếp. Ngày hôm trước đào 3 ngàn bếp thì hôm sau đào thêm 4 ngàn. Cứ ngày ngày rút bớt quân, đào thêm bếp mà về.
Đoạn ra lịnh nhổ trại lui quân.
Tư Mã Ý nghe tin sợ Khổng Minh đa mưu, chưa dám khinh tiến. Trước hết đem hơn trăm kỵ binh đến trại Thục quan sát. Đến nơi, sai quân sĩ đếm số bếp, rồi quay về trại nghỉ. Hôm sau, lại sai quân đến chỗ nền trại mới mà đếm. Quân về báo: "Số bếp trại này nhiều hơn số bếp trại hôm qua một phần ba". Ý bảo các tướng:
- Ta đoán Gia Cát Lượng lập mẹo giả lui dụ địch, nay quả nhiên hắn vừa lui vừa gọi thêm quân! Nếu ta đuổi đánh, ắt đã mắc mẹo phục binh. Thôi, giờ ta hãy rút về, rồi hãy hay.
Đoạn rút quân về.
Thế là Khổng Minh không hao một tên lính, vẫn yên ổn kéo quân về Thành Đô.
Sau, có người ở cửa ngõ Tây Xuyên đến báo cho Tư Mã Ý hay việc ấy. Ý ngửa mặt than:
- Thì ra Lượng dùng phép của Ngu Hủ mà đánh lừa được ta.
- Quân của Bàng Quyên vốn dũng mãnh mà khinh thường Tề, chi bằng nay ta giả ra thế yếu dụ nó.
Điền Kỵ hỏi:
- Dụ cách nào?
- Ngày nay nên làm 10 vạn bếp, ngày hôm sau nên dần dần bớt đi. Nó thấy bếp của quân ta bỗng bớt mất, tất cho quân ta nhát sợ mà trốn đi, sẽ gấp đường tiến đánh. Như thế khí nó tất kiêu và sức nó tất kiệt, ta sẽ dùng kế mà đánh tất thế nào cũng thắng.
Tướng của Ngụy là Bàng Quyên khi thấy quân Tề rút lui để lại địa điểm cũ rộng rãi, cho người đến quan sát, xem chỗ bếp đun thấy 10 vạn bếp. Quân Tề báo cáo, Bàng Quyên lấy làm sợ hãi, cho rằng quân Tề quá nhiều, không thể khinh địch. Hôm sau, đến một chỗ dinh trại bỏ lại thì chỉ thấy có hơn 5 vạn bếp. Lại hôm sau nữa, chỉ còn thấy có 3 vạn bếp. Bàng Quyên mừng rỡ nói với thái tử Thân:
- Tôi vốn biết người nước Tề hèn nhát, nay vào đất Ngụy mới có 3 ngày mà quân lính bỏ trốn quá nửa rồi, còn dám đánh nhau nữa ư!
Đoạn truyền lịnh tấn binh.
Khi đi đến Mã Lăng thì mặt trời đã lặn. Đường Mã Lăng là một nơi hiểm yếu, ở giữa hai quả núi, hang khe sâu hẹp. Bấy giờ vào lúc hạ tuần tháng 10, trời không trăng... Tiền quân của Bàng Quyên báo cho Quyên hay là có nhiều cây bị chặt chận ngang đường, khó tiến lên được. Quyên bảo: đó là quân Tề sợ bị đuổi theo nên lập ra kế ấy.
Nhưng Quyên vừa ra lịnh cho quân lính khuân gỗ mở đường, bỗng ngẩng đầu thấy chỗ thân cây đẽo trắng, thấp thoáng có dấu chữ; nhưng vì đêm tối không nhận rõ mới sai tên lính đánh lửa soi xem, nhận thấy hai câu: "Bàng Quyên chết dưới cây này" và "Quân sư Tôn bảo". Bàng Quyên bây giờ hốt hoảng, biết là mắc mưu, vội vàng hạ lịnh cho quân lui mau. Nhưng chưa kịp lui, thì hai toán phục binh cung nỏ của Tề trông thấy lửa sáng, liền bắn ra như mưa. Quân Ngụy rối loạn hàng ngũ. Bàng Quyên bị tên trọng thương, liệu không thoát được rút kiếm đâm cổ tự tử.
Đó là kế "Giảm bếp" của Tôn Tẩn.
Ngược lại kế của Tôn Tẩn, Khổng Minh dùng kế "Tăng bếp".
Đời Tam quốc, nhà Ngụy và Thục giao tranh.
Thừa tướng nhà Thục là Gia Cát Lượng tự Khổng Minh cầm quân phạt Ngụy ... Đô đốc nhà Ngụy là Tư Mã Ý cầm quân chống cự. Hậu chúa nhà Thục vì nghe lời gièm pha nên nghi kỵ Khổng Minh làm phản, liền giáng chiếu triệu Khổng Minh rút quân ngay về để tước hết binh quyền. Vì sợ trái lịnh vua mà bị nghi kỵ thêm, nên Khổng Minh phải đành rút quân.
Tướng là Khương Duy hỏi:
- Đại quân rút lui. Tư Mã Ý thừa thế đuổi đánh thì làm thế nào?
- Nay ta lui quân, phải chia làm 5 tốp mà rút dần. Như hôm nay rút khỏi một trại, nếu trong trại còn lại một ngàn quân thì phải đào hai ngàn cái bếp. Ngày hôm trước đào 3 ngàn bếp thì hôm sau đào thêm 4 ngàn. Cứ ngày ngày rút bớt quân, đào thêm bếp mà về.
Đoạn ra lịnh nhổ trại lui quân.
Tư Mã Ý nghe tin sợ Khổng Minh đa mưu, chưa dám khinh tiến. Trước hết đem hơn trăm kỵ binh đến trại Thục quan sát. Đến nơi, sai quân sĩ đếm số bếp, rồi quay về trại nghỉ. Hôm sau, lại sai quân đến chỗ nền trại mới mà đếm. Quân về báo: "Số bếp trại này nhiều hơn số bếp trại hôm qua một phần ba". Ý bảo các tướng:
- Ta đoán Gia Cát Lượng lập mẹo giả lui dụ địch, nay quả nhiên hắn vừa lui vừa gọi thêm quân! Nếu ta đuổi đánh, ắt đã mắc mẹo phục binh. Thôi, giờ ta hãy rút về, rồi hãy hay.
Đoạn rút quân về.
Thế là Khổng Minh không hao một tên lính, vẫn yên ổn kéo quân về Thành Đô.
Sau, có người ở cửa ngõ Tây Xuyên đến báo cho Tư Mã Ý hay việc ấy. Ý ngửa mặt than:
- Thì ra Lượng dùng phép của Ngu Hủ mà đánh lừa được ta.
Hết Phần 9
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét