Huy Hiệu của Do Thái Giáo
Do Thái
Giáo là một tôn giáo lâu đời nhất thờ độc thần, tức là chỉ thờ phượng
một Đức Chúa Trời duy nhất. Lịch sử và những luân lý đạo đức của Do Thái giáo có ảnh hưởng ít nhiều đến các tôn giáo khác, bao gồm cả KiTô Giáo và Hồi Giáo. Theo người Do Thái, Do Thái giáo khởi nguồn từ Giao ước giữa Thiên Chúa và ông Abraham.Là
một tôn giáo gắn liền với Kinh Thánh Do Thái và lịch sử dân tộc Isriel,
như đã được giải thích và nói rất rõ trong sách Talmud và các sách
thánh khác. Do Thái giáo
xem mình là mối quan hệ giao ước giữa Con Cái Isriel (sau này là, nhà
nước Do Thái) với Thiên Chúa. Căn cứ vào Thánh Kinh Cựu Ước
người ta được biết Do Thái Giáo tin rằng Yahweh hay Yehôwâh là Đấng Tạo
Hóa tự hữu hằng hữu, vô sở bất tại, toàn năng, toàn tri đang cai quản vũ
trụ và muôn loài vạn vật trên thế gian này.
Kinh Thánh Cựu Ước cho biết Đức Chúa Trời đã dùng Áp-ram hay Áp-ra-ham
sáng lập ra Do Thái Giáo vào khoảng thế kỷ XX (TCN). Áp-ra-ham ra đời
vào khoảng năm 2166 TCN, tại U-rơ, xứ Canh-đê (I-rắc). Áp-ra-ham thuộc
giống dân A-ram, cùng vợ là Sa-rai theo cha mình rời U-rơ, để đi đến
Cha-ran kiều ngụ. Tại Cha-ran Đức Chúa Trời hiện ra bảo Áp-ra-ham rời bỏ
Cha-ran để đi đến Ca-na-an, tức là Palestine ngày nay. Đức Chúa Trời
hứa sẽ ban phước và sẽ làm cho dòng dõi của Áp-ra-ham trở thành một dân
tộc lớn.
Hai
mươi lăm năm sau, khi Áp-ra-ham được 100 tuổi, người sanh ra Y-sác. Đến
năm Y-sác 60 tuổi, Y-sác sanh ra Ê-sau và Gia-cốp. Đến năm 1991 TCN,
Áp-ra-ham qua đời, hưởng thọ được 175 tuổi.
Năm 1876 TCN, vùng đất Ca-na-an gặp cơn đói kém, nên Gia-cốp cũng gọi là
Y-sơ-ra-ên, cùng gia đình của các người con, gồm có khoảng 70 người, di
cư qua Ai-cập sinh sống. Sau 430 năm sống bên Ai-cập, con cháu của
Gia-cốp sanh sôi nảy nở trở thành dân tộc Do Thái, cũng gọi dân
Y-sơ-ra-ên, có dân số vào khoảng 2.000.000 người.
Năm 1446 TCN, Đức Chúa Trời dấy lên tiên tri Môi-se để đưa dẫn dân Do
Thái từ Ai-cập trở về đất hứa Ca-na-an. Dưới quyền lãnh đạo của Môi-se,
dân Do Thái vượt Biển Đỏ như đi trên đất khô tiến về Ca-na-an. Khi đến
được vùng núi Si-nai, Môi-se lên núi Si-nai kiến diện Đức Chúa Trời để
nhận 10 điều răn mà Đức Chúa Trời ban cho dân Do Thái tuân giữ. Mười điều răn
này đòi hỏi dân Do Thái thực thi trách nhiệm của họ đối với Đức Chúa
Trời và người đồng loại của mình. Tại nơi này, Môi-se tái xác nhận với
người Do Thái là dân tộc họ đã được Đức Chúa Trời tuyển chọn để thờ
phượng Ngài, như lời Môi-se nói,“Ngài đã chọn ngươi trong muôn dân trên mặt đất, đặng làm một dân thuộc riêng về Ngài”
Trong
thời gian bốn mươi năm sống lưu lạc trong đồng vắng, Môi-se dựng Đền Tạm
(đền thờ tạm) để thờ phượng Đức Chúa Trời. Khi chiếm được đất Ca-na-an,
dân Do Thái tiếp tục thờ phượng Đức Chúa Trời trong Đền Tạm cho đến khi
vua Sa-lô-môn xây được một đền thờ thực thụ tại Giê-ru-sa-lem vào năm
966 TCN.
Đến
năm 66 SC, người Do Thái nổi dậy chống quyền đô hộ của La Mã. Hoàng đế
La Mã đưa quân đến dẹp tan cuộc nổi dậy vào năm 70. Để trả thù cho cuộc
nổi dậy này, quân La Mã phá hủy đền thờ và thành Giê-ru-sa-lem; bắt
người Do Thái phải sống lưu vong. Dầu phải sống lưu vong, người Do Thái
vẫn tiếp tục duy trì sinh hoạt tôn giáo của mình trong các nhà hội cho
đến ngày nay. Năm 1948, Liên Hiệp Quốc cho người Do Thái lưu vong trở về
lập lại quốc gia Do Thái (Y-sơ-ra-ên) trên đất Ca-na-an xưa, nay gọi là
Palestine. Sau khi đã thành lập được quốc gia cho mình rồi, điều kế
tiếp họ dự định là xây cất lại đền thờ ở Giê-ru-sa-lem để có nơi dâng
sinh tế chuộc tội và cử hành các nghi lễ thờ phượng Thiên Chúa như ngày
xưa.
Do Thái
Giáo tin rằng Đức Chúa Trời Yahweh (Giê-hô-va) là chân thần thực hữu duy
nhất, vô hình, vô thể, là Đấng Tạo Hóa đã tạo dựng nên loài người và vũ
trụ. Chỉ có Ngài mới đáng để loài người tôn thờ. Ngài biết ý tưởng và
việc làm của từng người. Ngài sẽ thưởng cho người làm điều lành và hành
phạt kẻ làm điều ác. Người Do Thái tin có các thần khác, nhưng đều là tà
thần không đáng được tôn vinh và thờ phượng.
Do Thái Giáo tin rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng loài người bình đẳng theo “ảnh tượng” Ngài,
nghĩa là loài người có phần tâm linh, tâm hồn, trí phán đoán và sự
thông minh. Ngài cho con người có tự do làm điều mình muốn nhưng phải
chịu trách nhiệm những việc mình làm.
Do
Thái Giáo không tin có thuyết luân hồi, nhưng tin có sự sống lại của kẻ
chết, tin con người có một đời để sống, rồi sau khi chết sẽ bị xét đoán
để được thưởng hay bị hành phạt tùy theo việc mình làm lúc còn trong
xác thịt.
Người Do Thái cho rằng Đức Chúa Trời có lập giao ước với tổ phụ họ, ban
bố luật pháp cho dân tộc họ để làm tuyển dân cho Đức Chúa Trời. Họ tin
rằng Đấng Mê-si hay Đấng Christ (Đấng chịu xức dầu) sẽ là một người sanh
ra từ dòng dõi của vua Đa-vít, thuộc chi phái Giu-đa của dân tộc Do
Thái. Đấng Mê-si sẽ đến làm vua cai trị thế gian này và Ngài sẽ đem các
nước lại để cùng nhau sống trong hòa bình. Quốc gia Do Thái sẽ trở
thành “nước của thầy tế lễ” làm trung gian giữa Đức Chúa Trời và các quốc gia trên thế giới.
Theo lịch sử, Do Thái giáo xem niềm tin vào sự mặc khải và sự chấp nhận sách Torah (sách Ngũ Kinh) là cốt lõi căn bản của đức tin, nhưng Do Thái giáo lại không có một cơ quan trung ương để hướng dẫn các giáo điều. Việc này làm phát sinh nhiều nghi thức khác nhau tuỳ vào niềm tin thần học cụ thể vốn gắn liền với sách Torah và Talmud. Trong khi một số thầy rabbi chấp nhận một nghi thức, số khác lại bất đồng, nhiều người lại chỉ trích những nỗ lực như thế là giảm thiểu sự tuân phục toàn bộ sách Torah. Đáng chú ý, trong sách Talmud một số nguyên tắc đức tin lại được xem là rất quan trọng mà những ai phản kháng lại đều có thể bị xếp vào loại "apikoros" (Dị Giáo)
Hiện nay, Do Thái Giáo chia ra làm ba môn phái như sau:
Chánh Thống:
Người Do Thái theo môn phái Chánh Thống cố làm đúng theo các giáo lý đã
có từ lúc ban đầu; họ cẩn thận làm theo các luật kiêng cử về thức ăn,
và thận trọng giữ ngày sa-bát.
Bảo Thủ:
Người Do Thái theo môn phái Bảo Thủ làm theo các luật lệ của Kinh
Talmud. Họ thi hành các nghi lễ tôn giáo theo truyền thống, nhưng uyển
chuyển để thích hợp cho từng thế hệ.
Cải Cách:
Người Do Thái theo môn phái Cải Cách không coi trọng các luật lệ truyền
khẩu của Kinh Talmud, nhưng chú trọng nhiều đến việc giáo dục đạo đức
cho tín hữu.
Cách thức cầu nguyện của các hệ phái Do Thái giáo cũng khác nhau. Các khác biệt có thể kể đến là kinh đọc, mức độ thường xuyên của các buổi cầu nguyện, số lượng kinh cầu trong các buổi phụng vụ, cách sử dụng nhạc cụ và thánh ca, các lời kinh cầu theo ngôn ngữ tế lễ truyền thống hoặc tiếng địa phương. Nhìn chung, các giáo đoàn Do Thái giáo chính thống và Do Thái giáo bảo thủ tuân thủ chặt chẽ các truyền thống còn Do Thái giáo cải cách và Do Thái giáo tái thiết thì sử dụng các bản dịch và các bản văn đương đại khi cầu nguyện. Thêm vào đó, trong hầu hết các cộng đoàn Do Thái giáo bảo thủ, và toàn bộ các giáo đoàn Do Thái giáo cải cách và tái thiết, phụ nữ cũng được tham gia các nghi thức phụng vụ như nam giới, bao gồm cả những nghi thức mà trước đây chỉ dành riêng cho nam giới như là đọc sách Torah. Trong các đền thờ Do Thái giáo cải cách còn sử dụng cả đàn và hợp xướng.
Triết học Do Thái giáo là sự kết hợp giữa các nghiên cứu triết học và thần học Do Thái giáo. Có thể kể đến các triết gia Do Thái giáo nổi tiếng là Solomon ibn Gabirol, Saadia Gaon, Maimonides và Gersonides. Những thay đổi chính yếu xảy ra trong Thời ÀD9ai5 Ánh Sáng (cuối những năm 1700 đến đầu những năm 1800) dẫn đến việc xuất hiện các triết gia thời kỳ hậu Thời đại ánh sáng. Triết học Do Thái giáo hiện đại bao gồm cả triết học Do Thái giáo chính thống và Do Thái giáo phi chính thống. Các triết gia Do Thái giáo chính thống nổi bật là Eliyahu Eliezer Dessler, Joseph B. Soloveitchik, và Yitzchok Hutner. Các triết gia Do Thái giáo phi chính thống nổi tiếng là Martin Buber, Franz Rosenzweig, Mordecai Kaplan, Abraham Joshua Heschel và Emmanuel Lévinas.
Huỳnh Hữu Đức Sưu Tầm và Biên Soạn
(Theo http://vpcgg.org - wikipedia.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét