1 - Hoàng hậu Trương Tôn – người phụ nữ đức hạnh nhất
Có người nói rằng, đằng sau một người đàn ông thành đạt là một người phụ
nữ tuyệt vời. Đường thái tông đại trị thiên hạ, thịnh chí một thời,
ngoài dựa vào những thuộc hạ đại thần dưới trướng, mà còn chia sẻ cùng
người trợ thủ đắc lực không thể tách rời, cũng chính là người vợ hiền
từ, đảm đang của mình – Trương Tôn thái hậu. Người đời có câu “Tề gia,
trị quốc, bình thiên hạ”, có lẽ nếu không có một chỗ dựa vững chắc sau
lưng, chúng ta sẽ không thể thấy được một Đường Thái Tông lẫy lừng trong
lịch sử.
2 - Thượng quan Vãn nhi – nữ thủ tướng đầu tiên
Thương quan Vãn nhi là một nữ nhi tài khí nhất trong lịch sử Trung Quốc,
Thượng quan Vãn nhi là người Thiểm Châu, tổ phụ là một danh thần dưới
triều Đường Thái Tông. Cuộc đời cô có thể gọi là một huyền thoại thăng
trầm. Tuy rằng không có danh thủ tướng, nhưng trên thực tế cô là một nữ
thủ tướng độc nhất vô nhị trong lịch sử.
3 - Điêu Thuyền – nữ điệp viên đầu tiên trong lịch sử
Hầu như ai cũng đã từng nghe đến cái tên Điêu Thuyền – một trong bốn tứ
đại mỹ nhân nổi tiếng Trung Quốc cổ đại, “bế nguyệt” chính là chỉ Điêu
Thuyền. Cô cũng chính là một trong những người phát minh ra “nữ điệp
viên”, bản thân Điêu Thuyền đã thực hành “mỹ nhân kế”. Điêu Thuyền là
con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn, được Vương Doãn bày kế gả cho cả
Đổng Trác và Lã Bố để tùy cơ ly gián họ nhằm mục đích lật đổ Đổng Trác.
Một mặt nàng tỏ vẻ yêu quí Đổng Trác, nhưng khi đến với Lã Bố thì lại ra
sức quyến rũ, khi đến cao trào thì Lã Bố chịu không nổi đả kích giết
luôn Đổng Trác vì muốn cướp lấy Điêu Thuyền từ tay Đổng Trác.
4 - Lã Trĩ –người phụ nữ độc ác nhất
Lã Trĩ là hoàng hậu đầu tiên đời nhà Hán – vợ Hán Cao Tổ Lưu Bang, có
thể coi là một nữ chính trị gia rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc,
nhưng cho đến nay mọi người nhắc đến tên bà, điều đầu tiên hiện ra chính
là sự độc ác và quyền biến của bà.
Tương truyền rằng, Lưu Bang gặp gỡ và nên duyên vợ chồng với Lã Trĩ khi
cuộc sống còn khó khăn, suốt ngày lo chuyện binh đao. Sau khi chiến
thắng Hạng Vũ và lập nên triều đại nhà Hán và trở thành Hoàng Đế. Lưu
Bang không quên ước hẹn đưa người vợ đồng cam cộng khổ của mình lên làm
hoàng hậu. Lên ngôi hoàng hậu khi không còn trẻ trung, nhan sắc lại
không nổi trội nên Lã Hậu không còn được sủng ái trong mắt hoàng thượng.
Để bù đắp những ngày chinh chiến gian khổ trước kia, Lưu Bang tuyển
hàng loạt cung tần mỹ nữ xinh đẹp vào hậu cung. Nhìn thấy Lưu Bang đem
lòng say mê ái phi, cơn ghen của bà hoàng hậu tàn ác nổi lên mở màn cho
âm mưu tàn độc lưu truyền vạn kiếp. Để trả thù ái phi được Lưu Bang sủng
ái – Thích Phu Nhân, Lã Hậu đã sai người trói bà vào trục đá lớn của
cối xay rồi bắt kéo. Để “diệt cỏ tận gốc", Lã Hậu còn sai người đem
thuốc độc để bắt Như Ý – con trai Thích Phu Nhân, lúc này đã được phong
là Triệu Việt Vương uống.
Tuổi già của Lã Hậu sống trong sự giàu sang phú quý nhưng cô độc và luôn
nhận được sự oán hận của người đời vì sự tàn bạo và độc ác của mình.
5 - Liễu Như Thị - hồng trần nữ nhi có mệnh tốt nhất
Liễu Như Thị là một trong những tài nữ ca kỹ nổi tiếng cuối thời nhà
Minh đầu nhà Thanh, tính cách mạnh mẽ, chính thực thông minh, dũng cảm,
quyết đoán. Cô là người đứng đầu trong "Tần Hoài Bát Diễm" (8 danh kỹ
lừng danh tại Nam Kinh thời bấy giờ). Ngoài vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng
thành", Liễu Như Thi còn tinh thông cầm kỳ thi họa, làm say mê trái tim
nam giới. Về sau cô được quan Tiền Khiêm Ích cưới về làm vợ. Sau đó,
khi chồng muốn đầu hàng nhà Thanh, đi Bắc Kinh nhận chức, Liễu thị đã
không theo và cổ vũ chồng tham gia các phong trào kháng Thanh phục Minh.
Vì thế, mặc dù xuất thân là kỹ nữ nhưng Liễu Như Thị được mọi người vô
cùng kính trọng. Khi Tiền Khiêm Ích chết, nàng tự vẫn bằng một dải lụa
trắng.
6
- Thu Cẩn –người phụ nữ anh hùng hào khí nhất
Vào thời điểm quốc gia dân tộc đang phải đối mặt với nguy vong sinh
tử, chứng kiến cảnh nước nhà bị Nhật xâm chiếm, vì bất đồng quan điểm
với chồng, Thu Cẩn đã quyết định cải trang thành nam nhi, đến Nhật Bản
theo đuổi một cuộc sống mới, tìm con đường chấn hưng đất nước, dân tộc.
Cô trở thành biên tập của “Bạch thoại báo”. Đề xướng quyền nam nữ bình
đẳng và chuẩn bị cho cuộc nổi dậy vào tháng 7/1907, trận chiến đã khiến
các sinh viên biểu tình hy sinh vô số, cách mạng thất bại khiến Thu Cẩn
bị xử tử khi cô mới 31 tuổi. Tinh thần yêu nước của vị nữ anh hùng khiến
mọi người tôn kính, cô cũng là nữ cách mạng đầu tiền trong lịch sử
Trung Quốc.
7
-
Lý Thanh Chiếu –người phụ nữ tài hoa nhất
Lý Thanh Chiếu hiệu là Dị An cư sĩ, là một nữ tác gia chuyên sang
tác “từ” nổi tiếng thời nhà Tống. Theo đánh giá của nhà văn Lâm Ngữ
Đường, bà là thi nữ bậc nhất Trung Hoa. Lý Thanh Chiếu là người Tế Nam,
tỉnh Sơn Đông. Bà là con gái của học giả kiêm nhà viết tản văn Lý Cách
Phi, mẹ bà cũng là người thông thạo văn chương. Năm 18 tuổi, bà kết hôn
với thái học sinh Triệu Minh Thành (1801-1129), là một nhà khảo chứng
kim thạch học nổi tiếng và là con trai Tể tướng Triệu Đĩnh. Cưới xong,
chồng bà đi làm thái thú ở Lai Châu, Truy Châu, bà được đi theo.
8 -
Hạ Cơ – người phụ nữ gợi cảm nhất
Hạ Cơ là con gái Mục Công nước Trịnh, ngay từ nhỏ đã nhan sắc tuyệt
vời, môi son má phấn, mắt phượng mày ngài, lại thêm tình tứ, ai nhìn
cũng thấy nao lòng. Cô được nhớ đến sau vài nghìn năm không chỉ vì có
sắc đẹp có thể làm mê hồn bất cứ trang nam tử nào, mà vì đời sống ái ân
lừng lẫy. Ngoài sắc đẹp, đây là điều khiến tiếng tăm của Hạ Cơ vang lừng
cả mấy nước, tất cả đàn ông đều thèm ước được một lần chung chăn gối
với nàng, và ai đã có diễm phúc ấy rồi thì coi như đời mình đã gặp được
thần tiên.
Làm đàn ông ngất ngây nhưng chính bản thân Hạ Cơ cũng là người đam mê
tình dục. Nàng không bao giờ có thể sống thiếu đàn ông. Người ta cho
rằng nhờ biết lấy dương bổ âm mà nàng mới có nhan sắc trẻ trung và sức
khỏe tuyệt vời như vậy. Lần đầu gặp vua nước Trần rồi trở thành tình
nhân của ông ta, Hạ Cơ đã xấp xỉ tứ tuần nhưng trông như gái 15, và khi
ân ái thì bậc quân vương đê mê như được khám phá một trinh nữ.
9
- Công chúa Văn Thành – nhà ngoại giao thành công nhất
Trong lịch sử Trung Quốc , có rất nhiều công chúa hay nữ tộc được gả cho
quốc vương một nước láng giềng vì một lý do chính trị nào đó. Vào thời
Đường Thái tông Lý Thế Dân, công chúa Văn Thành gả đi xa cho
Thổ Phan, nàng là mẫu mực cho việc thông gia với nước láng giềng để
giữ gìn an ninh cho khu vực biên giới. Nhờ có Văn Thành công chúa mà
tình hữu nghị bang giao hai bên đã có bước phát triển rất lớn, bởi vậy
nói Văn Thành công chúa là một trong những nữ ngoại giao thành công nhất
cũng không hề cường điệu quá.
10
- Vạn quý phi – người phụ nữ quyến rũ nhất
Vạn thị tiến cung từ năm 4 tuổi và về sau được cắt cử tới phục dịch
thái tử Châu Kiến Thâm. Vạn thị lớn hơn Châu Kiến Thâm mười tám tuổi,
thông minh tuyệt đỉnh, không biết từ bao giờ đã dùng thủ đoạn lôi kéo
dẫn dụ được chàng thái tử niên thiếu này quan hệ xác thịt, để rồi thái
tử không thể rời khỏi Vạn thị, coi Vạn thị là nơi ký thác sinh mệnh
mình.
Châu Kiến Thâm đối với Vạn thị, ngoài đòi hỏi về tình dục, còn có sự
thuần phục và kính sợ. Năm 18 tuổi, Châu Kiến Thâm lên ngôi, Vạn thị đã
bước sang tuổi 36. Châu Kiến Thâm tuổi xuân đang thịnh, nhưng vẫn sủng
ái người phụ nữ tuổi trung niên, ban thưởng danh hiệu cho Vạn thị lên
tới chức quý phi. Về già, đối với Vạn, Hiến Tông vẫn sủng ái như xưa,
không hề giảm sút. Năm Vạn quý phi 58 tuổi, một lần giận dữ đánh cung
nữ, vì thân thể béo phị, nên đã tắc hơi, từ đó không tỉnh lại nữa. Hiến
Tông nghe tin, ruột gan đứt từng khúc ruột, kêu gào than khóc: "Vạn bỏ
đi rồi, ta còn ở lâu sao được?". Chưa đầy vài tháng, Hiến Tông vì âu sầu
u uất đã bỏ đi theo Vạn quý phi, năm đó mới 40 tuổi.
Huỳnh Hữu Đức Sưu Tầm
Theo http://www.lamsao.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét