Tam Bành Lục Tặc
Đạo
gia (tức Đạo giáo, theo học thuyết của Lão Tử) cho rằng cái Thần (tinh
thần) của con người ở vào ba nơi. Một ở óc, hai ở minh đường (quả tim),
ba ở dạ dày. Theo sách "Chư chân huyền ảo" thì cái Thần ấy có thể làm
hại người. Ba nơi chư Thần ấy, Đạo giáo gọi là Tam thi.Theo
sách "Thái thượng tam thi trung kính" thì: thượng thi tên Bành Cứ vốn ở
đầu con người; trung thi tên Bành Chất vốn ở bụng người; hạ thi tên
Bành Kiêu ở chân người. Ba thần này gọi là thần Tam Bành hay xúi giục
người làm bậy. Đến ngày Canh Thân, ba vị thần này lén tâu với Ngọc Hoàng
Thượng Đế cho người mau chết để khỏi phải theo dõi nữa. Người ta tin
rằng những sự giận dữ, nóng nảy là do thần Tam Bành xúi giục gây ra để
cho người dễ làm bậy. Vì giận dữ, nóng nảy dễ làm cho người làm những
điều sai lầm. Nhiều việc không thành, đổ vỡ vì giận giỗi, nóng nảy.
Cũng như tục ngữ ta có câu:
"No mất ngon, giận mất khôn".
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn Tú Bà nghe Kiều đã lấy Mã Giám Sinh (chồng bình phong của mụ), mụ ghen tức, có câu:
"No mất ngon, giận mất khôn".
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn Tú Bà nghe Kiều đã lấy Mã Giám Sinh (chồng bình phong của mụ), mụ ghen tức, có câu:
Mụ nghe nàng nói hay tình
Bấy giờ mới nổi tam bành mụ lên.
Bấy giờ mới nổi tam bành mụ lên.
Nghĩa
là mụ nghe Kiều nói rõ sự tình (tình hình, tình trạng về việc nàng đã
thất thân với Mã Giám Sinh, coi Giám Sinh là chồng rồi) tức thì mụ mới
nổi giận lên đùng đùng."Lục tặc" là sáu thứ hại.Theo
Phật giáo thì sáu thứ hại cho sự tu hành là: sắc, thinh, hương, vị,
xúc, pháp. Sắc đẹp, tiếng thanh tao, mùi thơm, vị ngọt, ấm áp, êm ái dễ
làm lòng người giao động xao xuyến. Chúng như có một ma lực huyền bí để
quyến rũ, hấp dẫn lôi cuốn người vào bến mê, đọa lạc. Bởi vậy, người tu
hành mắt không xem sắc đẹp, tai không nghe tiếng thanh, mũi không ngửi
mùi thơm, miệng không nếm vị ngọt, thân thể xa kẻ khác, lòng không tưởng
điều tà vậy.
Con
người, một khi để Tam Bành, Lục Tặc dậy lên thì tất nguy khốn cho thân
mạng, cho cuộc đời. Người nào giết được Tam Bành, Lục Tặc tức là một vị
chân tu vậy.
Suối Vàng Hay Chín Suối
Trong
tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, lúc Thúy Kiều cùng
hai em đi dự hội đạp thanh và lễ thanh minh thấy mộ của Đạm Tiên vắng
lạnh hoang tàn, Kiều động lòng thương xót hỏi thăm. Được Vương Quan kể
lại cuộc đời bi thảm của nàng ca nhi nằm dưới mộ, Kiều ngậm ngùi khóc, có câu:
Đã không kẻ đoái, người hoài,
Sẵn đây ta thắp một vài nén hương.
Gọi là gặp gỡ giữa đường,
Họa là người dưới suối vàng biết cho.
Sẵn đây ta thắp một vài nén hương.
Gọi là gặp gỡ giữa đường,
Họa là người dưới suối vàng biết cho.
"Suối
vàng" do chữ "Huỳnh tuyền" tức là suối nước màu vàng. Người Tàu ngày
xưa tin rằng ở dưới âm phủ có chín cái suối nước vàng, nên có chữ "Cửu
tuyền" tức là "Chín suối". Huỳnh tuyền hay Cửu tuyền, Suối vàng hay Chín
suối đều chỉ chỗ ở của người chết.
Đời
Xuân Thu (722-479 trước D.L.), chúa nước Trịnh là Trịnh Trang công tên
Ngộ Sinh rất có hiếu với mẹ. Vì mẹ bất chính nên Trang công có lời thề
rằng: "Chẳng phải chốn suối vàng thì chẳng nhìn nhau" (Bất cập huỳnh
tuyền vô tương kiến dã).
Nguyên
vợ của Trịnh Vũ công là Khương thị sinh được hai con. Con trưởng là Ngộ
Sinh, con thứ tên là Đoạn. Cái tên Ngộ Sinh là do sự đẻ thình lình làm
cho Khương thị chịu nhiều đau đớn. Vì đó mà Khương thị đâm ra ghét Ngộ
Sinh, thương Đoạn. Lại Đoạn người khôi ngô, thông minh, mặt trắng như
dồi phấn, môi đỏ như son, sức khỏe lạ thường, thêm tài kỵ xạ. Khương thị
rất mực thương yêu, muốn sau này được nối ngôi nên thường khoe Đoạn là
người hiền trước mặt chồng và tỏ ý muốn Đoạn được nối ngôi thế tử. Trịnh
Vũ công bảo:- Anh em có thứ bực, không nên xáo trộn đạo lý. Hơn nữa Ngộ Sinh không có tội lỗi gì, sao lại bỏ trưởng mà lập thứ được.Trịnh Vũ công lập Ngộ Sinh làm thế tử. Còn Đoạn thì đem đất Cung phong cho. Khương thị càng bất bình.Vũ công mất, Ngộ Sinh lên kế vị tức là Trịnh Trang công. Khương thị rất buồn bả, bảo Trịnh Trang công:-
Con nối ngôi cha làm chủ nước Trịnh, đất rộng ngoài mấy trăm dặm mà chỉ
để cho người em ruột thịt một chỗ đất nhỏ bé không đủ dung thân, sao
yên lòng được?
- Vậy xin mẫu thân dạy cho biết ý muốn?
- Sao con không lấy đất Chế Ấp mà phong cho em con.- Chế Ấp là một nơi hiểm yếu, tiên vương ngày xưa có di mạng cấm phong cho bất cứ ai. Vậy trừ đất ấy, mẫu thân muốn chỗ nào, con sẽ vâng lời.- Nếu vậy phong cho Đoạn ở Kinh Thành.Trịnh Trang công im lặng, không nói gì. Khương thị thấy thế nổi giận, nói:
- Nếu con không nhận như vậy thì cứ đuổi Đoạn đi sang nước khác, để nó kiếm cách gì làm ăn được thì nó làm!Trịnh Trang công thở dài:
- Con đâu lại làm thế được!Hôm sau, Trang công vời Đoạn vào phong cho đất Kinh Thành.Đại phu là Sái Túc can rằng:
- Kinh Thành là một ấp lớn, đất rộng, người đông. Nếu đem phong cho Đoạn thì mai hậu người tất cậy thế chuyên quyền.
Trang công nói:
- Mẫu thân ta muốn như vậy thì ta phải làm theo vậy.Đoạn được phong đất Kinh Thành, vào cáo biệt mẹ. Khương thị đuổi kẻ hầu cận rồi bảo Đoạn:
- Anh mày không nghĩ đến tình ruột thịt, đãi mày lắm điều bạc. Nhờ ta ba lần khẩn khoản, nó mới phong đất Kinh Thành cho mày, ấy là vị nể chưa chắc thành thật. Con về Kinh Thanh nên lo luyện tập binh mã, phòng bị sẵn sàng, nếu có cơ hội thì đem quân lại đánh, ta sẽ nội ứng cho mà chiếm lấy nước Trịnh. Nếu con đoạt được ngôi của Ngộ Sinh thì ta có chết cũng được hả dạ.
- Vậy xin mẫu thân dạy cho biết ý muốn?
- Sao con không lấy đất Chế Ấp mà phong cho em con.- Chế Ấp là một nơi hiểm yếu, tiên vương ngày xưa có di mạng cấm phong cho bất cứ ai. Vậy trừ đất ấy, mẫu thân muốn chỗ nào, con sẽ vâng lời.- Nếu vậy phong cho Đoạn ở Kinh Thành.Trịnh Trang công im lặng, không nói gì. Khương thị thấy thế nổi giận, nói:
- Nếu con không nhận như vậy thì cứ đuổi Đoạn đi sang nước khác, để nó kiếm cách gì làm ăn được thì nó làm!Trịnh Trang công thở dài:
- Con đâu lại làm thế được!Hôm sau, Trang công vời Đoạn vào phong cho đất Kinh Thành.Đại phu là Sái Túc can rằng:
- Kinh Thành là một ấp lớn, đất rộng, người đông. Nếu đem phong cho Đoạn thì mai hậu người tất cậy thế chuyên quyền.
Trang công nói:
- Mẫu thân ta muốn như vậy thì ta phải làm theo vậy.Đoạn được phong đất Kinh Thành, vào cáo biệt mẹ. Khương thị đuổi kẻ hầu cận rồi bảo Đoạn:
- Anh mày không nghĩ đến tình ruột thịt, đãi mày lắm điều bạc. Nhờ ta ba lần khẩn khoản, nó mới phong đất Kinh Thành cho mày, ấy là vị nể chưa chắc thành thật. Con về Kinh Thanh nên lo luyện tập binh mã, phòng bị sẵn sàng, nếu có cơ hội thì đem quân lại đánh, ta sẽ nội ứng cho mà chiếm lấy nước Trịnh. Nếu con đoạt được ngôi của Ngộ Sinh thì ta có chết cũng được hả dạ.
Đoạn lãnh lịnh mẹ rồi ra đóng ở đất Kinh Thành.
Từ
đấy, Đoạn giả cách đi săn bắn mà luyện tập binh mã, tìm kiếm mưu mô
chiếm lấy nước Trịnh. Đoạn lại chiếm luôn cả hai ấp gần đó. Quan ấp tể
trốn vào Trịnh kêu cứu. Trịnh Trang công không nói gì chỉ cười lạt mà
thôi.
Đại phu Sái Túc và quan thượng khanh là công tử Lữ nằng nằng tâu xin Trang công cho đem quân đi dẹp. Trang công nói:
- Đoạn dẫu vô đạo nhưng chưa rõ tội lỗi. Nếu ta đem quân đánh thì quốc mẫu ắt tìm cách ngăn cản. Người ngoài không biết lại bảo ta bất hữu, bất hiếu. Chi bằng cứ để thế, Đoạn tất làm càn, không hề kiêng nể, lúc ấy ta sẽ kể tội trạng đem quân đi đánh thì người trong nước chẳng ai giúp Đoạn, mà đến mẫu thân ta cũng không trách oán gì được.
Công tử Lữ nói:
- Mặc dù vậy nhưng tôi sợ thế lực Đoạn ngày một to, lan ra như cỏ mọc, cắt không hết được thì mới làm sao? Chúa công nên mưu cách gì cho Đoạn phản nghịch, nổi loạn sớm thì đánh hắn mới chắc được.
Trang công cho là phải. Bấy giờ cả hai mới tính kế nhau.Sáng hôm sau, Trang công ra lịnh giao việc quốc chính cho Sái Túc để vào triều nhà Chu. Khương thị nghe biết mừng lắm, cho là có dịp cướp được nước, vội vã viết thư sai người tâm phúc đem đến Kinh Thành, hẹn với Đoạn chiếm lấy nước Trịnh. Nhưng công tử Lữ đã cho người đón đường, giết tên đưa thư và đoạt lấy thư. Trang công xem xong niêm lại, rồi sai kẻ tâm phúc giả làm người của Khương thị đem thư sang đưa cho Đoạn và lấy thư trả lời về. Thư của Đoạn hẹn đến ngày mùng 5 tháng 5 thì khởi sự.Trang công tiếp được thư, mừng nói:
- Tờ cung chiêu của Đoạn sẵn có đây rồi. Mẫu thân hẳn không còn binh vực thế nào được.
Đoạn từ khi tiếp được thư mẹ liền sai con là Hoạt sang nước Vệ mượn binh; rồi phao tin rằng mình về Trịnh phụng mạng coi việc quốc chính và mở cửa thành tiến quân. Công tử Lữ sai quân giả dạng lái buôn vào thành, đợi khi Đoạn cất quân thì đốt lửa làm hiệu cho Lữ biết mà đem quân đến, trong thành sẽ mở cửa đón.Lữ vào được thành liền kể tội trạng của Đoạn và đem những đức tính của Trang công yết cho nhân dâng biết. Đoạn biết cớ sự không thành, rút quân về Cung Thanh. Trịnh Trang công đem quân tiến đánh. Đoạn tự tử.
- Đoạn dẫu vô đạo nhưng chưa rõ tội lỗi. Nếu ta đem quân đánh thì quốc mẫu ắt tìm cách ngăn cản. Người ngoài không biết lại bảo ta bất hữu, bất hiếu. Chi bằng cứ để thế, Đoạn tất làm càn, không hề kiêng nể, lúc ấy ta sẽ kể tội trạng đem quân đi đánh thì người trong nước chẳng ai giúp Đoạn, mà đến mẫu thân ta cũng không trách oán gì được.
Công tử Lữ nói:
- Mặc dù vậy nhưng tôi sợ thế lực Đoạn ngày một to, lan ra như cỏ mọc, cắt không hết được thì mới làm sao? Chúa công nên mưu cách gì cho Đoạn phản nghịch, nổi loạn sớm thì đánh hắn mới chắc được.
Trang công cho là phải. Bấy giờ cả hai mới tính kế nhau.Sáng hôm sau, Trang công ra lịnh giao việc quốc chính cho Sái Túc để vào triều nhà Chu. Khương thị nghe biết mừng lắm, cho là có dịp cướp được nước, vội vã viết thư sai người tâm phúc đem đến Kinh Thành, hẹn với Đoạn chiếm lấy nước Trịnh. Nhưng công tử Lữ đã cho người đón đường, giết tên đưa thư và đoạt lấy thư. Trang công xem xong niêm lại, rồi sai kẻ tâm phúc giả làm người của Khương thị đem thư sang đưa cho Đoạn và lấy thư trả lời về. Thư của Đoạn hẹn đến ngày mùng 5 tháng 5 thì khởi sự.Trang công tiếp được thư, mừng nói:
- Tờ cung chiêu của Đoạn sẵn có đây rồi. Mẫu thân hẳn không còn binh vực thế nào được.
Đoạn từ khi tiếp được thư mẹ liền sai con là Hoạt sang nước Vệ mượn binh; rồi phao tin rằng mình về Trịnh phụng mạng coi việc quốc chính và mở cửa thành tiến quân. Công tử Lữ sai quân giả dạng lái buôn vào thành, đợi khi Đoạn cất quân thì đốt lửa làm hiệu cho Lữ biết mà đem quân đến, trong thành sẽ mở cửa đón.Lữ vào được thành liền kể tội trạng của Đoạn và đem những đức tính của Trang công yết cho nhân dâng biết. Đoạn biết cớ sự không thành, rút quân về Cung Thanh. Trịnh Trang công đem quân tiến đánh. Đoạn tự tử.
Trang
công vào thành, ôm thây Đoạn than khóc, lại đem tất cả thư từ của mẹ
gởi cho Đoạn và thư của Đoạn gởi cho mẹ gói làm một gói, truyền Sái Túc
trao lại cho Khương thị. Trong lúc buồn tức, Trang công truyền an trí mẹ
ở Đỉnh Ấp và thề rằng:
"Chỉ đến khi xuống suối vàng, mẹ con mới gặp mặt được".
"Chỉ đến khi xuống suối vàng, mẹ con mới gặp mặt được".
Khương
thị trông thấy cả hai bức thu, lấy làm hổ thẹn, tự nghĩ không còn mặt
mũi nào nhìn thấy Trang công nữa nên theo lịnh an trí ở Đỉnh Ấp.Trang
công về cung, thấy vắng mẹ, lòng chua xót than thở:
"Ta buộc lòng mà để em chết, nay nỡ tình nào lìa mẹ nữa. Ta thật có tội với luân lý."
Nhà vua rất lấy làm hối nhưng đã lỡ thề rồi. Quan trấn Đỉnh Ấp là Đĩnh Khảo Thúc biết ý Trang công nên mới bày cách giải lời thề là cho người đào đất đến tận mạch nước, rồi làm một cái nhà dưới hầm bên cạnh suối đem Khương thị xuống ở, đặt thang dài để Trang công xuống gặp mẹ. Trang công sụp lạy mẹ, nói:
- Ngộ Sinh này bất hiếu, lâu nay thiếu sự phụng thờ mẹ, xin mẹ tha tội cho.
Khương thị nói:
- Đó là lỗi của mẹ, con không có tội gì.
"Ta buộc lòng mà để em chết, nay nỡ tình nào lìa mẹ nữa. Ta thật có tội với luân lý."
Nhà vua rất lấy làm hối nhưng đã lỡ thề rồi. Quan trấn Đỉnh Ấp là Đĩnh Khảo Thúc biết ý Trang công nên mới bày cách giải lời thề là cho người đào đất đến tận mạch nước, rồi làm một cái nhà dưới hầm bên cạnh suối đem Khương thị xuống ở, đặt thang dài để Trang công xuống gặp mẹ. Trang công sụp lạy mẹ, nói:
- Ngộ Sinh này bất hiếu, lâu nay thiếu sự phụng thờ mẹ, xin mẹ tha tội cho.
Khương thị nói:
- Đó là lỗi của mẹ, con không có tội gì.
Đoạn
đỡ Trang công dậy, mẹ con khóc lên não ruột. Trang công liền dắt mẹ lên
thang rồi ngồi xe, và tự tay cầm cương đưa mẹ về cung.Hình thức đào đất tận mạch nước suối để xuống tận nơi gặp mẹ cho đúng lời thề "gặp nhau ở suối vàng".
Cơm Phiếu Mẫu, trôn Ác Thiểu
Hàn
Tín người đất Hoài Âm nước Sở đời Tây Hán, thuở hàn vi thường câu cá ở
sông Hoài. Có khi cả ngày tìm không được một bữa cơm. Phiếu mẫu thương
thình thường cho cơm ăn. Tín tạ ơn, nói:
- Tôi ngày sau được đắc đạo sẽ xin báo đáp.
Một hôm, Hàn Tín đem cá ra chợ bán, gặp đứa tiểu nhân tên Ác Thiểu đón đường làm nhục, bảo:
- Chà, bán cá mà còn đeo gươm cho oai, nhưng có dám đâm ta không?
Tín ngẩn ngơ. Tên Ác Thiểu lại tiếp:
- Nếu không dám thì hãy chui dưới trôn của ta đây mà qua ...
Tín không do dự, cúi mình chui dưới trôn của nó mà đi. Người ở chợ đều cười ồ lên, cho Tín quá hèn nhát. Có người tên Hứa Phụ vốn xem tướng giỏi, nói với Tín:
- Tướng ngươi sang lắm, hưởng đến tước vương hầu, oai danh thiên hạ.Hàn Tín phì cười:
- Một ngày chẳng có một bữa cơm no, còn trông giàu sang sao được.Khi Hạng Lương khởi binh đánh Tần Thủy Hoàng, Hàn Tín đến đầu mong lập công, nhưng Lương khinh Tín, chỉ cho làm chức Chấp kích lang để dùng hầu hạ nơi trướng mà thôi. Sau Hạng Lương chết, cháu là Hạng Võ lên thay cầm quân, vẫn khinh thường Tín, cho Tín là tên "lòn trôn", hèn nhát nên không dùng vào việc lớn.Trương Lương là quân sư của Hán Lưu Bang, biết Hàn Tín là người có tài kinh bang tế thế nên tìm đến, yêu cầu Tín bỏ Sở sang giúp Hán. Tín bằng lòng.Hàn Tín được Hán Lưu Bang đăng đàn bái tướng phong chức Nguyên nhung, cầm quân đánh Sở. Đánh được nhiều trận thắng lợi to, cuối cùng hạ được Sở Hạng Võ, gồm thâu thiên hạ, thống nhứt đất nước, giúp Lưu Bang lập nên cơ nghiệp Hán triều, Tín được phong làm Sở vương.Về quê cũ cai trị, Hàn Tín cho người tìm Phiếu mẫu và Ác Thiểu đến. Cả hai phủ phục, gầm đầu không dám nhìn lên. Hàn Tín sai người lấy ngàn vàng thưởng cho Phiếu mẫu gọi là đền đáp ơn ngày xưa. Phiếu mẫu lạy tạ ra về. Đoạn Tín lại phong cho Ác Thiểu làm chức Trung húy.Ác Thiểu cực kỳ ngạc nhiên, thờ thẫn một lúc mới nói:
- Lúc trước tôi ngu lậu thô bỉ, chẳng biết đại nhân mà xúc phạm uy nghiêm, nay tội ấy được tha chết là may, còn dám mong đâu được ban chức tước.
Hàn Tín ôn hòa bảo:
- Ta chẳng phải là kẻ tiểu nhân hay cố chấp, đem lòng cừu hận. Hành động đối xử của nhà ngươi ngày xưa xem qua tuy có vẻ quá đáng nhưng cũng là một bài học luyện chí cho ta. Vậy nhà ngươi đừng tị hiềm, mà hãy nhận lấy chức ta ban.
Ác Thiểu cảm mến lạy tạ ra về. Hàn Tín lại nói với kẻ tả hữu:
- Tráng sĩ đó trước kia làm nhục ta. Lúc ta còn hàn vi, không thế lực gì, nếu ta chống cự, giết nó đi thì chưa chắc ta được như ngày hôm nay. Nhờ ta biết nhẫn nhục nên mới yên thân mà giúp được nước lập nên công danh. Nó giúp ta đấy, nên ta mới phong thưởng chớ không phải là việc vô cớ.
Cổ thi có câu: "Mà lòng Phiếu mẫu mấy vàng cho cân" Mang ơn người, đền đáp ơn âu cũng một lẽ thường. Bị người làm nhục mà cũng đền đáp, cho là công ơn "mạ nhân như giáo nhân", thật là thái độ của một sĩ quân tử.
Một hôm, Hàn Tín đem cá ra chợ bán, gặp đứa tiểu nhân tên Ác Thiểu đón đường làm nhục, bảo:
- Chà, bán cá mà còn đeo gươm cho oai, nhưng có dám đâm ta không?
Tín ngẩn ngơ. Tên Ác Thiểu lại tiếp:
- Nếu không dám thì hãy chui dưới trôn của ta đây mà qua ...
Tín không do dự, cúi mình chui dưới trôn của nó mà đi. Người ở chợ đều cười ồ lên, cho Tín quá hèn nhát. Có người tên Hứa Phụ vốn xem tướng giỏi, nói với Tín:
- Tướng ngươi sang lắm, hưởng đến tước vương hầu, oai danh thiên hạ.Hàn Tín phì cười:
- Một ngày chẳng có một bữa cơm no, còn trông giàu sang sao được.Khi Hạng Lương khởi binh đánh Tần Thủy Hoàng, Hàn Tín đến đầu mong lập công, nhưng Lương khinh Tín, chỉ cho làm chức Chấp kích lang để dùng hầu hạ nơi trướng mà thôi. Sau Hạng Lương chết, cháu là Hạng Võ lên thay cầm quân, vẫn khinh thường Tín, cho Tín là tên "lòn trôn", hèn nhát nên không dùng vào việc lớn.Trương Lương là quân sư của Hán Lưu Bang, biết Hàn Tín là người có tài kinh bang tế thế nên tìm đến, yêu cầu Tín bỏ Sở sang giúp Hán. Tín bằng lòng.Hàn Tín được Hán Lưu Bang đăng đàn bái tướng phong chức Nguyên nhung, cầm quân đánh Sở. Đánh được nhiều trận thắng lợi to, cuối cùng hạ được Sở Hạng Võ, gồm thâu thiên hạ, thống nhứt đất nước, giúp Lưu Bang lập nên cơ nghiệp Hán triều, Tín được phong làm Sở vương.Về quê cũ cai trị, Hàn Tín cho người tìm Phiếu mẫu và Ác Thiểu đến. Cả hai phủ phục, gầm đầu không dám nhìn lên. Hàn Tín sai người lấy ngàn vàng thưởng cho Phiếu mẫu gọi là đền đáp ơn ngày xưa. Phiếu mẫu lạy tạ ra về. Đoạn Tín lại phong cho Ác Thiểu làm chức Trung húy.Ác Thiểu cực kỳ ngạc nhiên, thờ thẫn một lúc mới nói:
- Lúc trước tôi ngu lậu thô bỉ, chẳng biết đại nhân mà xúc phạm uy nghiêm, nay tội ấy được tha chết là may, còn dám mong đâu được ban chức tước.
Hàn Tín ôn hòa bảo:
- Ta chẳng phải là kẻ tiểu nhân hay cố chấp, đem lòng cừu hận. Hành động đối xử của nhà ngươi ngày xưa xem qua tuy có vẻ quá đáng nhưng cũng là một bài học luyện chí cho ta. Vậy nhà ngươi đừng tị hiềm, mà hãy nhận lấy chức ta ban.
Ác Thiểu cảm mến lạy tạ ra về. Hàn Tín lại nói với kẻ tả hữu:
- Tráng sĩ đó trước kia làm nhục ta. Lúc ta còn hàn vi, không thế lực gì, nếu ta chống cự, giết nó đi thì chưa chắc ta được như ngày hôm nay. Nhờ ta biết nhẫn nhục nên mới yên thân mà giúp được nước lập nên công danh. Nó giúp ta đấy, nên ta mới phong thưởng chớ không phải là việc vô cớ.
Cổ thi có câu: "Mà lòng Phiếu mẫu mấy vàng cho cân" Mang ơn người, đền đáp ơn âu cũng một lẽ thường. Bị người làm nhục mà cũng đền đáp, cho là công ơn "mạ nhân như giáo nhân", thật là thái độ của một sĩ quân tử.
Mấy Cảnh Dương Quan
Trong
tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, lúc Kiều tiễn Thúc
Sinh trở về quê cũ huyện Vô Tích, tỉnh Giang Tô với vợ cả là Hoạn Thư,
có câu:
Tiễn đưa một chén quan hà,
Xuân đình thoắt đã dạo ra cao đình.
Sông Tần một dải xanh xanh,
Loi thoi bờ liễu, mấy cành Dương Quan.
Xuân đình thoắt đã dạo ra cao đình.
Sông Tần một dải xanh xanh,
Loi thoi bờ liễu, mấy cành Dương Quan.
"Xuân
đình", "Cao đình" chưa từng tìm được nguyên ngữ, nhưng theo Tản Đà
Nguyễn Khắc Hiếu thì tạm cho rằng đại khái "Xuân đình" là chỗ hợp vui;
"Cao đình" là chỗ chia rẽ. Cổ thi có câu: "Cao đình tương biệt xứ" nghĩa
là: "Chỗ ở biệt nhau ở cao đình".Ông
Hồ Đắc Hàm cho rằng: "Núi Cao đình" ở tại tỉnh Chiết Giang, phía đông
bắc Hàng Châu, chính là một chỗ người ta thường qua lại nghỉ chân và làm
nơi tiễn biệt nhau. Đường phú có câu: "Đình cao hề mộc diệp lạc", nghĩa
là "Chốn Cao đình kia lá xanh rụng".Thời
xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương
Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống
Nguyên Nhị sứ An Tây" của Vương Duy là một bài thơ tiễn biệt rất đặc
sắc. Vua Đường Huyền Tông lấy vào Nhạc phủ phổ thành một bài hát gọi là
"Khúc Dương Quan tam điệp" (ba dịp Dương Quan) dùng để hát khi tiễn biệt
nhau.Dưới đây là bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây" (Đưa Nguyên Nhị đi sứ An Tây) của thi hào Vương Duy:
Vị thành chiêu vũ ấy khinh trần,
Khách xá thanh thanh liễu sắc tân!
Khuyến quân khánh tận nhất bôi tửu,
Tây xuất Dương Quan vô cố nhân.
Khách xá thanh thanh liễu sắc tân!
Khuyến quân khánh tận nhất bôi tửu,
Tây xuất Dương Quan vô cố nhân.
Nghĩa:
Trời mai mưa ướt Vị Thành,
Xanh xanh trước quán, mấy cành liễu non.
Khuyên người hãy cạn chén son,
Dương Quan tới đó không còn ai quen.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Xanh xanh trước quán, mấy cành liễu non.
Khuyên người hãy cạn chén son,
Dương Quan tới đó không còn ai quen.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Dương Quan là tên một cửa ải nhưng dùng nghĩa bóng là chỉ nơi tiễn
biệt. Trong kinh Thi cũng có câu:
Trường đoạn Dương Quan,
Chiêm vọng phất cập
Trữ lập dĩ khấp.
Trường đoạn Dương Quan,
Chiêm vọng phất cập
Trữ lập dĩ khấp.
Nghĩa:
Dương Quan đứt ruột
Khuất bóng người đi
Dừng chân ứa lệ.
Dương Quan đứt ruột
Khuất bóng người đi
Dừng chân ứa lệ.
Đuốc Hoa, Hoa Đèn
Đuốc
hoa do chữ "hoa chúc" là đèn cầy, nến đốt trong phòng của vợ chồng đêm
tân hôn. Tiếng "chúc" thời cổ là "đuốc" tức bó đóm to. Ngày nay gọi là
"Hỏa bả".Bó
đuốc chưa đốt gọi là "tiêu". Đuốc châm lửa cầm tay gọi là "chúc". Đuốc
lớn đóng cọc xuống đất mà đốt gọi là "đình liệu". Lệ xưa bên Tàu đời nhà
Chu, khi đầu canh năm, vua sắp ra thị triều, thì ở trước điện đình, bày
hai hàng hoặc sáp, hoặc đuốc để sáng đường cho bá quan vào triều.Từ
đời Lục triều, Đường, Tống có tục đốt hoa chúc trong lễ kết hôn. Về sau
này, để nói việc chính thức kết hôn, người ta thường dùng hai chữ "Hoa
chúc".Hoa
chúc đời Lục triều và đời Đường không biết phải là bó đuốc có kết hoa ở
ngoài cho đẹp không? Riêng về đời Tống thì "Hoa chúc" vừa là đuốc hoa,
lại vừa là nến sáp hoa. Sách "Mộng lương lục" đời Tống có chép: "Cô dâu
xuống xe, mấy con hát cầm đuốc làm bằng cuống hoa sen đi trước đưa
đường". Sách "Qui điền lục" của Âu Dương Tu đời Tống có chép rằng: Ở
Đằng Châu có thứ hoa lạp chúc (thứ nến làm bằng sáp hoa) nổi tiếng nhứt,
ở Kinh đô cũng không chế nổi.Điều chắc chắn là từ thời cận kim, người Trung Hoa đều hiểu "chúc" là nến, chớ không hiểu là đuốc như thời cổ.Và, từ nghĩa đuốc hoa, hoa chúc dần dần biến nghĩa thành nến hoa, đèn hoa.Ta có câu:
Động phòng hoa chúc dạ,
Kim bảng quải danh thì.
Động phòng hoa chúc dạ,
Kim bảng quải danh thì.
"Động
phòng hoa chúc" là những chữ thường được dùng để chỉ đêm động phòng đầu
tiên của cô dâu chú rể. Trong phòng kín có đèn nến đốt trong đêm tân
hôn. Dũ Tín, một thi hào đời Nam Bắc triều cũng có câu: "Động phòng hoa
chúc minh", nghĩa là: "Phòng kín đuốc hoa sáng".Trong
tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn diễn tả hành
động cục xúc lỗ mãng, ghẻ lạnh của tên Mã Giám Sinh đối với Kiều, sau
cuộc truy hoan, có câu:
Tiếc thay một đóa trà mi,
Con ong đã mở đường đi lối về!
Một cơn mưa gió nặng nề,
Thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hương.
Đêm xuân một giấc mơ màng,
Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ.
Con ong đã mở đường đi lối về!
Một cơn mưa gió nặng nề,
Thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hương.
Đêm xuân một giấc mơ màng,
Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ.
Mặc
dù họ Mã không dám nhận Kiều là vợ vì sợ Tú Bà, nhưng Kiều là gái mới
lớn lên, đêm này là đêm đầu tiên, để thay đổi con người của nàng sang
một giai đoạn khác, mà nàng coi đó là đêm bắt đầu làm công việc vợ chồng
với người đã bỏ tiền ra mua nàng. Có lẽ do đó mới có tiếng "đuốc hoa".Cũng
như khi Kiều được đoàn tụ gia đình sau 15 năm lưu lạc, Kim Trọng xin
Kiều cùng chàng xe tơ kết tóc, Kiều từ chối bằng những câu:
Chữ trinh đáng giá nghìn vàng,
Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa!
Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa!
Vì:
Thiếp từ ngộ biến đến giờ,
Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa.
Bấy chầy gió táp mưa sa,
Mấy trăng cũng khuyết, mấy hoa cũng tàn!
Còn chi là cái hồng nhan,
Đã xong thân thế, còn toan nỗi nào?
Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa.
Bấy chầy gió táp mưa sa,
Mấy trăng cũng khuyết, mấy hoa cũng tàn!
Còn chi là cái hồng nhan,
Đã xong thân thế, còn toan nỗi nào?
Cho nên nàng:
Nghĩ mình chẳng hổ mình sao?
Dám đem trần cấu dự vào bố kinh!
Đã hay chàng nặng vì tình,
Trông hoa đèn chẳng thẹn mình lắm ru?
Từ nay khép cửa phòng thu,
Chẳng tu thì cũng như tu mới là!
Dám đem trần cấu dự vào bố kinh!
Đã hay chàng nặng vì tình,
Trông hoa đèn chẳng thẹn mình lắm ru?
Từ nay khép cửa phòng thu,
Chẳng tu thì cũng như tu mới là!
"Đuốc
hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa", và "Trông hoa đèn chẳng thẹn mình
lắm ru?", ý Kiều đã cho rằng dù Kim Trọng còn nặng lòng yêu nàng, nhưng
nếu nàng bằng lòng lấy chàng, thì rồi đây đêm động phòng, nhìn đuốc hoa
hay hoa đèn (đèn hoa) kia chẳng là hổ thẹn lắm. Vì nàng đã cùng ai ở
dưới hoa đèn...; cũng như hoa đèn đã chứng kiến... thì khi nàng nhìn hoa
đèn (đuốc hoa) làm sao lại khỏi thẹn với lòng mình!
Ma Rồng Gặp Trâu Bồ Tác
Đời
nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh
Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
Bên sông có nhà ông chài tên Trương Lão, cạnh rừng có nhà ông tiều tên
Lý Định. Cả hai vốn bạn thân và đều học giỏi, nhưng không thích chuộng
công danh mà chỉ lấy nghiệp ngư tiều làm thú.
Một hôm, cả hai ra chợ người bán củi, kẻ bán cá tôm vào quán đối ẩm. Xong, cùng dắt nhau về. Dọc đường, Trương nói với Lý:
- Này anh Lý! Tôi nghĩ kẻ giành danh vì danh bỏ mạng, người cướp lợi bởi lợi liều mình. Mang ơn vua như bọc rắn mà đi, ăn lộc chúa như ôm hùm mà ngủ. Kể ra thì họ đều thua chúng ta cả. Non xanh nước biếc, thong thả thảnh thơi, lạt lẽo qua ngày tuy không vinh mà khỏi nhục.
Lý Định cười, tán thành nói:
- Anh Trương phân phải lắm. Tuy vậy nước biếc còn thua núi xanh đây.
Trương Lão mỉm cười đáp lại:
- Nhưng tôi lại xem non xanh chưa bằng nước biếc đấy!
Cả hai nhìn nhau cất tiếng cười.Rượu bấy giờ thấm say, hồn thơ bắt đầu nhóm dậy, Lý Định vui vẻ bảo Trương Lão:
- Chúng mình cũng đã theo đòi nghiên bút, hôm nay lại đồng cảm hứng về cuộc sống của con người, vậy thiết nghĩ, mình cũng nên làm thơ liên vịnh thử nào?
Trương Lão gật gù:
- Được. Vậy là hay lắm.
Hai người vừa đi vừa ngâm. Đến ngã tẻ, cả hai bái nhau từ giã. Trương Lão khôi hài, nói:
- Anh Lý ơi! Đi lên rừng phải coi chừng hùm cọp cho lắm. Nếu anh có mạng hệ nào, thì ắt là tôi: ngày mai đầu chợ thiếu bằng hữu đó anh.
Lý Định nghe nói phát giận nhưng bật cười nói:
- Chú thật độc ác. Bằng hữu tốt, người ta còn chết thế cho nhau, sao chú lại nỡ rủa tôi như vậy? Tôi nói cho mà giữ hồn; nếu hùm dữ ăn tôi thì sóng thần nhận chú.
- Sóng thần nào nhận tôi được?
- Biết chừng đâu. Trời khi nắng khi mưa, người khi phúc khi họa. Sao chú chắc là không chìm xuống đáy sông?
- Anh nói vậy chớ không chắc gì. Thật ra nghề làm ăn của tôi vững lắm.
Lý Định xì một tiếng, nói:
- Chú làm ăn chân trời mặt nước, hiểm nghèo quá đỗi, mạng có ba phân, sao chú gọi là vững?
Trương Lão nghiêm nghị đáp:
- Anh không hiểu. Tôi xin nói anh nghe. Nguyên phía tây chợ Trường An có một ông thày bói linh lắm. Mỗi ngày đem cho ông một con cá chài vàng thì coi một quẻ. Ông sẽ chỉ hướng nào cá nhiều, vãi trăm chài không sai một. Bữa nay tôi đi coi quẻ. Ông bảo tôi bủa lưới phía đông trên ngọn sông Kinh, rồi qua phía tây vãi chài thì trúng. Quả như lời nói, chở tôm cá khẳm ghe.
Tục có câu: "Nhà có mạch, vách có tai", câu chuyện giữa hai người bỗng có kẻ nghe được. Nguyên có quỷ Dạ Xoa ở sông Kinh đi tuần dưới nước, nghe ông chài nói "Vãi trăm chài không sai một" thì hoảng kinh hối hả trở về thủy cung báo với vua Rồng về lời của lão chài nói. Đoạn hắn lại kết luận:- Vãi trăm chài không sai một, nếu mãi như vậy thì dưới thủy cung này hết binh tướng, lấy ai mà giúp việc vua.Vua Rồng nghe nói nổi giận, xách gươm toan đi, quyết đến Trường An hạ sát thày bói giỏi. Nhưng Rồng con, Rồng cháu, tướng Chạch, quan Cua, quân sư Cháy, thừa tướng Chài ... đồng ra quỳ tâu:
- Xin chúa công bớt giận, lời huyễn chớ khá nghe. Nếu chúa công xuống chợ, nổi dông tố mây mưa, sợ dân Trường An khốn hại. Trời sẽ bắt tội chẳng dung. Vậy nên giả tú tài, đến chợ Trường An xem thử. Nếu thực như lời thì giết, dối thì thôi.
Vua Rồng nhận lời, lên bờ giả làm tú tài áo trắng, thẳng đến chợ Trường An thấy thiên hạ đương bao vây ông thày xin xem quẻ. Ông thày bói tên Viên Thủ Thành, người cốt cách thanh kỳ. Tú tài áo trắng chen vào. Thày bói đãi trà xong, hỏi bói chuyện gì? Tú tài áo trắng bảo:
- Xin bói chừng nào mưa?Thày bói gieo quẻ đoán:Mây che đỉnh núi,Mù tỏa non đoài,Hỏi thăm mưa rưới,Ắt tại ngày mai.Tú tài áo trắng lại hỏi tiếp:
- Mai mưa giờ nào? Nước dâng lên bao nhiêu?Thày bói đáp:- Giờ thìn kéo mây, giờ tỵ nổi sấm, giờ ngọ mưa, cuối giờ mùi tạnh. Nước dâng 3 thước 3 tấc, có lẽ 48 giọt tức 4 phân 8 ly.Tú tài áo trắng cười, bảo:- Lời này không phải nói chơi, nếu ngày mai y như lời đoán thì ta thưởng 50 lượng bạc. Bằng không mưa hay mưa sai giờ, thiếu nước thì ta sẽ phá nhà thày, đuổi khỏi chợ Trường An, không cho ở đây gạt chúng nữa.
Thày bói họ Viên vui vẻ:
- Được. Được. Tôi rất đồng ý, xin cuộc với ông.Tú tài áo trắng từ tạ ra về.Tại thủy cung, vua Rồng đương thuật chuyện lại cho quần thần nghe. Ai cũng vui cười hỉ hả, cho rằng thế nào tên thày bói cũng bại cuộc. Vì mưa nhiều ít là do ở nhiệm vụ của vua Rồng.
Bỗng có tiếng gọi:
- Long vương mau ra tiếp chiếu trời.
Vua Rồng cùng quần thần giựt nảy mình, vội chạy ra quỳ tiếp chiếu chỉ, đoạn mở ra xem:
Rồng tám sông vâng lịnh,Y theo giờ khắc ban.Ngày mai không được trễ. Mưa tại thành Trường An.- Giờ thìn kéo mây, giờ tỵ nổi sấm, giờ ngọ mưa, cuối giờ mùi tạnh. Nước dâng 3 thước 3 tấc, có lẽ 48 giọt tức 4 phân 8 ly.
Vua Rồng hoảng hốt nói với quần thần:
- Trên đời sao có người tài thông trời thấu đất? Thế này chắc ta phải chịu thua.
Quân sư Cháy tâu rằng:
- Xin chúa công đừng lo. Muốn thắng nó cũng không khó. Tôi dùng một kế, nó sẽ cứng họng đi.
Vua Rồng dồn dập hỏi kế chi? Quân sư Cháy tâu:
- Chúa công là vị thần coi 8 sông này, mưa đúng hay sai là ý của chúa công. Vậy ta mưa không đúng giờ và bớt nước lại, không đứng lời đoán tất nó thua ngay.
Vua Rồng cho là thượng sách. Hôm sau tập trung Thiên Lôi, Điển Mẩu, Vân Đồng... kéo đến Trường An, ra lịnh giờ tỵ kéo mây, giờ ngọ nổi sấm, giờ mùi mưa, giờ thân tạnh, nước lên 3 thức 4 phân...Vua Rồng lại giả làm tú tài áo trắng như trước, đến nhà thày bói họ Viên. Chẳng nói chẳng rằng, hắn một mạch đập phá đồ đạc, xé tấm bảng treo. Thày bói họ Viên vẫn ngồi trên sập, nghiễm nhiên như không có việc gì xảy ra.Càng trêu tức, tú tài áo trắng phát cáu, đùng đùng nổi giận, tay xách tấm ván cửa dóa vào mặt thày bói họ Viên, quát:
- Mày là đồ mị gạt chúng ăn tiền, coi quẻ không linh đặt điều nói bậy. Đoán sai giờ sai nước, vậy mà còn ngồi làm tỉnh. Cút đi mau, kẻo ta đập chết.
Thày bói họ Viên cười ha hả:
- Không sợ. Không sợ. Tôi không phạm tội chết, e cho ai chết kìa. Ông gạt ai chớ gạt tôi sao được. Ông không phải là tú tài áo trắng mà là Rồng Bạch sông Kinh. Ông dám cải lịnh trời tráo giờ bớt nước, phạm tội chết chém lại còn dám hành hung với tôi sao?
Vua Rồng nghe nói rởn tóc gáy, vỡ mật tan hồn, buông tấm ván cửa, xốc áo quỳ lạy xin cứu mạng. Thày bói họ Viên nói:
- Tôi cứu ông không được, nhưng chỉ chỗ cho ông cầu khẩn họa may. Giờ ngọ mai, ông sẽ bị Ngụy Trưng xử trảm, mà Ngụy Trưng đương là tướng của hoàng đế bây giờ. Ông cầu hoàng đế nói giúp, may ra cứu được.
Vua Rồng lau nước mắt từ tạ ra đi.Bấy giờ trời đổ tối, trăng thượng tuần lố mọc, vua Rồng không về phủ, lững thững nửa lừng, chờ đến canh ba, hiện vào cung cấm. Thấy vía vua Thái Tông đi dạo, vua Rồng đến phủ phục, thuật lại sự tình rồi cầu xin cứu mạng. Nhà vua thương tình chấp thuận lời yêu cầu.Sáng lại, nhà vua mời Ngụy Trưng vào cung đánh cờ, cố ý trì hoãn cho mãn ngày để Ngụy Trưng không rảnh mà giết vua Rồng có tội. Nhưng giữa lúc Ngụy Trưng và nhà vua say sưa trước bàn cờ, thì Ngụy Trưng bỗng gục đầu xuống bàn ngáy pho pho. Thái Tông cho thừa tướng mệt mỏi nên vẫn để yên...Giữa lúc ấy, bỗng có người xách đầu Rồng Bạch, máu chảy đầm đề, vào quỳ tại sân chầu, báo cho nhà vua biết là đầu Rồng từ trên trời sa xuống tại ngã tư, thật là điềm lạ. Ngụy Trưng lúc ấy cũng vừa tỉnh dậy, nhà vua đem chuyện đầu Rồng thình lình rớt xuống rồi hỏi duyên cớ. Ngụy Trưng tâu rõ sự tình. Nguyên đêm hôm rồi, Ngụy Trưng tiếp được chiếu của Ngọc Hoàng ra lịnh giờ ngọ ngày mai phải chém Rồng Bạch phạm tội tại sông Kinh. Vì thiên cơ bất khả lậu, nên trong lúc hầu cờ phải giả ngủ để xuất hồn đi chém...Vua Thái Tông đã chót hứa mà không cứu được vua Rồng nên lấy làm không vui.Vua Rồng bị xử tử, lấy làm tức giận, cho Lý Thái Tông sai lời hứa, nên tay vịn đầu máu me lênh láng, rồi đêm đến, đột nhập vào cung, kêu Thái Tông đòi thường mạng. Đồng thời xuống Diêm vương đầu cáo.Truyện trên đây thuật theo quyển "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân. Theo "Tây du ký" của họ Ngô thì ma Rồng xuống âm phủ kiện vua Lý Thái Tông, Diêm vương phải mời hồn Thái Tông xuống để đối chất. Chuyện còn dài ... Người đọc truyện "Tây du diễn nghĩa" đều biết.Nhưng tiếp theo câu chuyện trên, có người viết khác
"Bấy giờ trăng thượng tuần vàng vọt chiếu trên dải đồng xanh, ma Rồng nương theo gió lơ lửng trên không, thẳng đường tiến xuống địa phủ. Nhưng thình lình hắn dừng lại, lấy làm ngạc nhiên vì nhìn thấy một con trâu đương cặm cụi kéo chiếc cày to, theo sau là một thằng bé đương đẩy cày. Trâu có ừ mệt nhọc, vậy mà còn bị thằng bé dùng roi tre to đập vào mông, vào đít đôm đốp. Cho là kỳ lạ, ma Rồng bước đến.Thằng bé nông dân trông thấy một vật hình thù kỳ quái, người chẳng ra người, vật chẳng ra vật, lù lù tiến đến gần thì đâm hoảng, ba hồn bảy vía tan mất, rồi ba chân bốn cẳng ù té chạy.Ma Rồng đến gần trâu, bảo:
- Này Ngưu thần! Nhà ngươi to lớn, có một sức mạnh hơn người lại có cả một cặp võ khí dài nhọn hoắc lợi hại, vậy mà để cho một thằng bé đánh đập tàn nhẫn trong khi phải làm việc vất vả cho nó như thế? Có phải nhà ngươi quá dại dột lắm ư?
Trâu mỉm cười, bảo:
- Tại sao đại huynh lại bảo tiểu đệ dại dột? Đại huynh không biết tiểu đệ đã phạm tội ở thiên tào nên nay phải đền tội hay sao?
Nghe Trâu nhắc, Rồng mới nhớ lại Trâu vớn là vị Bồ Tát ở thiên đình, vâng lịnh Ngọc Đế đem một nắm lúa và một nắm cỏ rải xuống trần gian. Vì thực hành sai lời dặn, không rải lúa trước mà lại rải cỏ trước, làm cho thế gian mọc cỏ dẫy đầy, không còn đất trống để rải lúa nữa. Ngọc Đế bắt tội lơ đễnh nên đày xuống trần gian làm kiếp trâu cày đất tạo lúa cho người, và chừng nào ăn hết cỏ kia thì mới được hóa kiếp... Ma Rồng nghĩ đến đó, thở dài, lẩm bẩm:
- Mình cũng bị tội chắc cũng phải đền tội!Nhìn thấy vua Rồng tay xách đầu, máu nhỏ giọt lênh láng, Trâu hỏi:
- Vừa rồi, tiểu đệ được nghe đầu Rồng rớt tại thành Trường An vì bị thừa tướng Ngụy Trưng ngủ thiếp chém Rồng. Vậy có phải là đại huynh đây không?
Ma Rồng ngậm ngùi, đáp:
- Chính thế.
Đoạn thuật cả lại sự việc xảy ra cho Trâu nghe rồi tiếp:
- Thật cả giận cho vua Đường, đã hứa lại sai lời. Giờ đây ta quyết xuống âm phủ đầu cáo hắn, vì hắn mà ta chết.
Trâu mỉm cười, ôn tồn nói:
- Lúc nãy, đại huynh nóng nảy nên cho tiểu đệ là ngu muội, nhưng xét ra đại huynh lại ngu muội hơn. Tại sao đại huynh dám cải lịnh Trời? Trời đã sinh ra nhân loại tất phải chăm lo phụng sự nhân loại. Trời đã phân 4 mùa 8 tiết để cho nhân loại sống hạnh phúc, cây cỏ hoa màu tốt tươi. Dân mong ước như thế tất Trời phải làm như thế. Ý Dân là ý Trời. Đại huynh mưa sai giờ bớt nước, không đủ cung cấp vật cần thiết cho muôn dân tất là trái ý Dân, trái ý Trời. "Thiên thính tự ngã dân thính; thiên thị tự ngã dân thị", vậy Trời không vì Dân mà bắt tội đại huynh sao được?
Trâu nói đến đây ngừng lại, nhai ngổm ngoảm vài lụm cỏ bên bờ ruộng, vẻ bình thản, vô tư. Ma Rồng im lặng, trầm ngâm tư lự. Một lúc, Trâu đĩnh đạc nói tiếp:
- Xưa kia ở dưới trần, các đấng thánh vương đời Tam đại: vua Võ, vua Thang, vua Văn là người làm thuận ý Trời mà được hưởng. Cũng ở đời này: vua Kiệt, vua Trụ, vua U, vua Lệ là người làm trái ý Trời mà bị phạt. Hậu Nghệ, vua nước Hữu Cùng ngày xưa, bắn 9 mặt trời để cứu muôn dân thoát khỏi cảnh hỏa ngục, vậy mà sau làm trái ý dân đến nỗi phải chết một cách thảm thiết để đền tội ác. Đại huynh từng xem sách sử, không noi gương xưa để sửa mình, nay còn đòi thường mạng. Xuống Diêm vương đầu cáo, e mắc phải tội nặng hơn nữa. Vua Đường không vì tình cảm mà cứu đại huynh được nên khiến Ngụy Trưng ngủ thiếp trong khi hầu cờ. Trời không vì tư ý mà vì dân ý mới kết tội đại huynh; cũng như thừa tướng Ngụy Trưng chém đầu đâu phải vì thiếu tình cảm, vì hiếu sát. Tất cả hành động đó đều vì ý dân mà thôi.Trâu nói đến đây ngừng lại, quật sừng, đập đuôi đuổi muỗi bám vào mình. Ma Rồng nghe Trâu giảng giải một hồi, đoạn thở dài hỏi:
- Vậy theo ý của hiền đệ, ngu huynh làm sao đây?Trâu mỉm cười, đáp:
- Có gì khó. Cứ nhìn tiểu đệ đây thì biết.
Ma Rồng gật đầu, khẽ buông một tiếng ngắn ngủi, não ruột:
- À!
Bây giờ, trăng đã chìm sau dãy núi mờ xa. Bóng tối chập chùng lan rộng. Bầu trời tô đậm một màu nâu thẫm. Giữa cánh đồng hoang vắng, gió rít dài tăng thêm sự lạnh lẽo trong cảnh tịch mịch đìu hiu.Bóng ma Rồng tội lỗi phưởng phất rồi chìm dần trong thâm u. Trâu thẫn thờ từng bước về chuồng.
- Này anh Lý! Tôi nghĩ kẻ giành danh vì danh bỏ mạng, người cướp lợi bởi lợi liều mình. Mang ơn vua như bọc rắn mà đi, ăn lộc chúa như ôm hùm mà ngủ. Kể ra thì họ đều thua chúng ta cả. Non xanh nước biếc, thong thả thảnh thơi, lạt lẽo qua ngày tuy không vinh mà khỏi nhục.
Lý Định cười, tán thành nói:
- Anh Trương phân phải lắm. Tuy vậy nước biếc còn thua núi xanh đây.
Trương Lão mỉm cười đáp lại:
- Nhưng tôi lại xem non xanh chưa bằng nước biếc đấy!
Cả hai nhìn nhau cất tiếng cười.Rượu bấy giờ thấm say, hồn thơ bắt đầu nhóm dậy, Lý Định vui vẻ bảo Trương Lão:
- Chúng mình cũng đã theo đòi nghiên bút, hôm nay lại đồng cảm hứng về cuộc sống của con người, vậy thiết nghĩ, mình cũng nên làm thơ liên vịnh thử nào?
Trương Lão gật gù:
- Được. Vậy là hay lắm.
Hai người vừa đi vừa ngâm. Đến ngã tẻ, cả hai bái nhau từ giã. Trương Lão khôi hài, nói:
- Anh Lý ơi! Đi lên rừng phải coi chừng hùm cọp cho lắm. Nếu anh có mạng hệ nào, thì ắt là tôi: ngày mai đầu chợ thiếu bằng hữu đó anh.
Lý Định nghe nói phát giận nhưng bật cười nói:
- Chú thật độc ác. Bằng hữu tốt, người ta còn chết thế cho nhau, sao chú lại nỡ rủa tôi như vậy? Tôi nói cho mà giữ hồn; nếu hùm dữ ăn tôi thì sóng thần nhận chú.
- Sóng thần nào nhận tôi được?
- Biết chừng đâu. Trời khi nắng khi mưa, người khi phúc khi họa. Sao chú chắc là không chìm xuống đáy sông?
- Anh nói vậy chớ không chắc gì. Thật ra nghề làm ăn của tôi vững lắm.
Lý Định xì một tiếng, nói:
- Chú làm ăn chân trời mặt nước, hiểm nghèo quá đỗi, mạng có ba phân, sao chú gọi là vững?
Trương Lão nghiêm nghị đáp:
- Anh không hiểu. Tôi xin nói anh nghe. Nguyên phía tây chợ Trường An có một ông thày bói linh lắm. Mỗi ngày đem cho ông một con cá chài vàng thì coi một quẻ. Ông sẽ chỉ hướng nào cá nhiều, vãi trăm chài không sai một. Bữa nay tôi đi coi quẻ. Ông bảo tôi bủa lưới phía đông trên ngọn sông Kinh, rồi qua phía tây vãi chài thì trúng. Quả như lời nói, chở tôm cá khẳm ghe.
Tục có câu: "Nhà có mạch, vách có tai", câu chuyện giữa hai người bỗng có kẻ nghe được. Nguyên có quỷ Dạ Xoa ở sông Kinh đi tuần dưới nước, nghe ông chài nói "Vãi trăm chài không sai một" thì hoảng kinh hối hả trở về thủy cung báo với vua Rồng về lời của lão chài nói. Đoạn hắn lại kết luận:- Vãi trăm chài không sai một, nếu mãi như vậy thì dưới thủy cung này hết binh tướng, lấy ai mà giúp việc vua.Vua Rồng nghe nói nổi giận, xách gươm toan đi, quyết đến Trường An hạ sát thày bói giỏi. Nhưng Rồng con, Rồng cháu, tướng Chạch, quan Cua, quân sư Cháy, thừa tướng Chài ... đồng ra quỳ tâu:
- Xin chúa công bớt giận, lời huyễn chớ khá nghe. Nếu chúa công xuống chợ, nổi dông tố mây mưa, sợ dân Trường An khốn hại. Trời sẽ bắt tội chẳng dung. Vậy nên giả tú tài, đến chợ Trường An xem thử. Nếu thực như lời thì giết, dối thì thôi.
Vua Rồng nhận lời, lên bờ giả làm tú tài áo trắng, thẳng đến chợ Trường An thấy thiên hạ đương bao vây ông thày xin xem quẻ. Ông thày bói tên Viên Thủ Thành, người cốt cách thanh kỳ. Tú tài áo trắng chen vào. Thày bói đãi trà xong, hỏi bói chuyện gì? Tú tài áo trắng bảo:
- Xin bói chừng nào mưa?Thày bói gieo quẻ đoán:Mây che đỉnh núi,Mù tỏa non đoài,Hỏi thăm mưa rưới,Ắt tại ngày mai.Tú tài áo trắng lại hỏi tiếp:
- Mai mưa giờ nào? Nước dâng lên bao nhiêu?Thày bói đáp:- Giờ thìn kéo mây, giờ tỵ nổi sấm, giờ ngọ mưa, cuối giờ mùi tạnh. Nước dâng 3 thước 3 tấc, có lẽ 48 giọt tức 4 phân 8 ly.Tú tài áo trắng cười, bảo:- Lời này không phải nói chơi, nếu ngày mai y như lời đoán thì ta thưởng 50 lượng bạc. Bằng không mưa hay mưa sai giờ, thiếu nước thì ta sẽ phá nhà thày, đuổi khỏi chợ Trường An, không cho ở đây gạt chúng nữa.
Thày bói họ Viên vui vẻ:
- Được. Được. Tôi rất đồng ý, xin cuộc với ông.Tú tài áo trắng từ tạ ra về.Tại thủy cung, vua Rồng đương thuật chuyện lại cho quần thần nghe. Ai cũng vui cười hỉ hả, cho rằng thế nào tên thày bói cũng bại cuộc. Vì mưa nhiều ít là do ở nhiệm vụ của vua Rồng.
Bỗng có tiếng gọi:
- Long vương mau ra tiếp chiếu trời.
Vua Rồng cùng quần thần giựt nảy mình, vội chạy ra quỳ tiếp chiếu chỉ, đoạn mở ra xem:
Rồng tám sông vâng lịnh,Y theo giờ khắc ban.Ngày mai không được trễ. Mưa tại thành Trường An.- Giờ thìn kéo mây, giờ tỵ nổi sấm, giờ ngọ mưa, cuối giờ mùi tạnh. Nước dâng 3 thước 3 tấc, có lẽ 48 giọt tức 4 phân 8 ly.
Vua Rồng hoảng hốt nói với quần thần:
- Trên đời sao có người tài thông trời thấu đất? Thế này chắc ta phải chịu thua.
Quân sư Cháy tâu rằng:
- Xin chúa công đừng lo. Muốn thắng nó cũng không khó. Tôi dùng một kế, nó sẽ cứng họng đi.
Vua Rồng dồn dập hỏi kế chi? Quân sư Cháy tâu:
- Chúa công là vị thần coi 8 sông này, mưa đúng hay sai là ý của chúa công. Vậy ta mưa không đúng giờ và bớt nước lại, không đứng lời đoán tất nó thua ngay.
Vua Rồng cho là thượng sách. Hôm sau tập trung Thiên Lôi, Điển Mẩu, Vân Đồng... kéo đến Trường An, ra lịnh giờ tỵ kéo mây, giờ ngọ nổi sấm, giờ mùi mưa, giờ thân tạnh, nước lên 3 thức 4 phân...Vua Rồng lại giả làm tú tài áo trắng như trước, đến nhà thày bói họ Viên. Chẳng nói chẳng rằng, hắn một mạch đập phá đồ đạc, xé tấm bảng treo. Thày bói họ Viên vẫn ngồi trên sập, nghiễm nhiên như không có việc gì xảy ra.Càng trêu tức, tú tài áo trắng phát cáu, đùng đùng nổi giận, tay xách tấm ván cửa dóa vào mặt thày bói họ Viên, quát:
- Mày là đồ mị gạt chúng ăn tiền, coi quẻ không linh đặt điều nói bậy. Đoán sai giờ sai nước, vậy mà còn ngồi làm tỉnh. Cút đi mau, kẻo ta đập chết.
Thày bói họ Viên cười ha hả:
- Không sợ. Không sợ. Tôi không phạm tội chết, e cho ai chết kìa. Ông gạt ai chớ gạt tôi sao được. Ông không phải là tú tài áo trắng mà là Rồng Bạch sông Kinh. Ông dám cải lịnh trời tráo giờ bớt nước, phạm tội chết chém lại còn dám hành hung với tôi sao?
Vua Rồng nghe nói rởn tóc gáy, vỡ mật tan hồn, buông tấm ván cửa, xốc áo quỳ lạy xin cứu mạng. Thày bói họ Viên nói:
- Tôi cứu ông không được, nhưng chỉ chỗ cho ông cầu khẩn họa may. Giờ ngọ mai, ông sẽ bị Ngụy Trưng xử trảm, mà Ngụy Trưng đương là tướng của hoàng đế bây giờ. Ông cầu hoàng đế nói giúp, may ra cứu được.
Vua Rồng lau nước mắt từ tạ ra đi.Bấy giờ trời đổ tối, trăng thượng tuần lố mọc, vua Rồng không về phủ, lững thững nửa lừng, chờ đến canh ba, hiện vào cung cấm. Thấy vía vua Thái Tông đi dạo, vua Rồng đến phủ phục, thuật lại sự tình rồi cầu xin cứu mạng. Nhà vua thương tình chấp thuận lời yêu cầu.Sáng lại, nhà vua mời Ngụy Trưng vào cung đánh cờ, cố ý trì hoãn cho mãn ngày để Ngụy Trưng không rảnh mà giết vua Rồng có tội. Nhưng giữa lúc Ngụy Trưng và nhà vua say sưa trước bàn cờ, thì Ngụy Trưng bỗng gục đầu xuống bàn ngáy pho pho. Thái Tông cho thừa tướng mệt mỏi nên vẫn để yên...Giữa lúc ấy, bỗng có người xách đầu Rồng Bạch, máu chảy đầm đề, vào quỳ tại sân chầu, báo cho nhà vua biết là đầu Rồng từ trên trời sa xuống tại ngã tư, thật là điềm lạ. Ngụy Trưng lúc ấy cũng vừa tỉnh dậy, nhà vua đem chuyện đầu Rồng thình lình rớt xuống rồi hỏi duyên cớ. Ngụy Trưng tâu rõ sự tình. Nguyên đêm hôm rồi, Ngụy Trưng tiếp được chiếu của Ngọc Hoàng ra lịnh giờ ngọ ngày mai phải chém Rồng Bạch phạm tội tại sông Kinh. Vì thiên cơ bất khả lậu, nên trong lúc hầu cờ phải giả ngủ để xuất hồn đi chém...Vua Thái Tông đã chót hứa mà không cứu được vua Rồng nên lấy làm không vui.Vua Rồng bị xử tử, lấy làm tức giận, cho Lý Thái Tông sai lời hứa, nên tay vịn đầu máu me lênh láng, rồi đêm đến, đột nhập vào cung, kêu Thái Tông đòi thường mạng. Đồng thời xuống Diêm vương đầu cáo.Truyện trên đây thuật theo quyển "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân. Theo "Tây du ký" của họ Ngô thì ma Rồng xuống âm phủ kiện vua Lý Thái Tông, Diêm vương phải mời hồn Thái Tông xuống để đối chất. Chuyện còn dài ... Người đọc truyện "Tây du diễn nghĩa" đều biết.Nhưng tiếp theo câu chuyện trên, có người viết khác
"Bấy giờ trăng thượng tuần vàng vọt chiếu trên dải đồng xanh, ma Rồng nương theo gió lơ lửng trên không, thẳng đường tiến xuống địa phủ. Nhưng thình lình hắn dừng lại, lấy làm ngạc nhiên vì nhìn thấy một con trâu đương cặm cụi kéo chiếc cày to, theo sau là một thằng bé đương đẩy cày. Trâu có ừ mệt nhọc, vậy mà còn bị thằng bé dùng roi tre to đập vào mông, vào đít đôm đốp. Cho là kỳ lạ, ma Rồng bước đến.Thằng bé nông dân trông thấy một vật hình thù kỳ quái, người chẳng ra người, vật chẳng ra vật, lù lù tiến đến gần thì đâm hoảng, ba hồn bảy vía tan mất, rồi ba chân bốn cẳng ù té chạy.Ma Rồng đến gần trâu, bảo:
- Này Ngưu thần! Nhà ngươi to lớn, có một sức mạnh hơn người lại có cả một cặp võ khí dài nhọn hoắc lợi hại, vậy mà để cho một thằng bé đánh đập tàn nhẫn trong khi phải làm việc vất vả cho nó như thế? Có phải nhà ngươi quá dại dột lắm ư?
Trâu mỉm cười, bảo:
- Tại sao đại huynh lại bảo tiểu đệ dại dột? Đại huynh không biết tiểu đệ đã phạm tội ở thiên tào nên nay phải đền tội hay sao?
Nghe Trâu nhắc, Rồng mới nhớ lại Trâu vớn là vị Bồ Tát ở thiên đình, vâng lịnh Ngọc Đế đem một nắm lúa và một nắm cỏ rải xuống trần gian. Vì thực hành sai lời dặn, không rải lúa trước mà lại rải cỏ trước, làm cho thế gian mọc cỏ dẫy đầy, không còn đất trống để rải lúa nữa. Ngọc Đế bắt tội lơ đễnh nên đày xuống trần gian làm kiếp trâu cày đất tạo lúa cho người, và chừng nào ăn hết cỏ kia thì mới được hóa kiếp... Ma Rồng nghĩ đến đó, thở dài, lẩm bẩm:
- Mình cũng bị tội chắc cũng phải đền tội!Nhìn thấy vua Rồng tay xách đầu, máu nhỏ giọt lênh láng, Trâu hỏi:
- Vừa rồi, tiểu đệ được nghe đầu Rồng rớt tại thành Trường An vì bị thừa tướng Ngụy Trưng ngủ thiếp chém Rồng. Vậy có phải là đại huynh đây không?
Ma Rồng ngậm ngùi, đáp:
- Chính thế.
Đoạn thuật cả lại sự việc xảy ra cho Trâu nghe rồi tiếp:
- Thật cả giận cho vua Đường, đã hứa lại sai lời. Giờ đây ta quyết xuống âm phủ đầu cáo hắn, vì hắn mà ta chết.
Trâu mỉm cười, ôn tồn nói:
- Lúc nãy, đại huynh nóng nảy nên cho tiểu đệ là ngu muội, nhưng xét ra đại huynh lại ngu muội hơn. Tại sao đại huynh dám cải lịnh Trời? Trời đã sinh ra nhân loại tất phải chăm lo phụng sự nhân loại. Trời đã phân 4 mùa 8 tiết để cho nhân loại sống hạnh phúc, cây cỏ hoa màu tốt tươi. Dân mong ước như thế tất Trời phải làm như thế. Ý Dân là ý Trời. Đại huynh mưa sai giờ bớt nước, không đủ cung cấp vật cần thiết cho muôn dân tất là trái ý Dân, trái ý Trời. "Thiên thính tự ngã dân thính; thiên thị tự ngã dân thị", vậy Trời không vì Dân mà bắt tội đại huynh sao được?
Trâu nói đến đây ngừng lại, nhai ngổm ngoảm vài lụm cỏ bên bờ ruộng, vẻ bình thản, vô tư. Ma Rồng im lặng, trầm ngâm tư lự. Một lúc, Trâu đĩnh đạc nói tiếp:
- Xưa kia ở dưới trần, các đấng thánh vương đời Tam đại: vua Võ, vua Thang, vua Văn là người làm thuận ý Trời mà được hưởng. Cũng ở đời này: vua Kiệt, vua Trụ, vua U, vua Lệ là người làm trái ý Trời mà bị phạt. Hậu Nghệ, vua nước Hữu Cùng ngày xưa, bắn 9 mặt trời để cứu muôn dân thoát khỏi cảnh hỏa ngục, vậy mà sau làm trái ý dân đến nỗi phải chết một cách thảm thiết để đền tội ác. Đại huynh từng xem sách sử, không noi gương xưa để sửa mình, nay còn đòi thường mạng. Xuống Diêm vương đầu cáo, e mắc phải tội nặng hơn nữa. Vua Đường không vì tình cảm mà cứu đại huynh được nên khiến Ngụy Trưng ngủ thiếp trong khi hầu cờ. Trời không vì tư ý mà vì dân ý mới kết tội đại huynh; cũng như thừa tướng Ngụy Trưng chém đầu đâu phải vì thiếu tình cảm, vì hiếu sát. Tất cả hành động đó đều vì ý dân mà thôi.Trâu nói đến đây ngừng lại, quật sừng, đập đuôi đuổi muỗi bám vào mình. Ma Rồng nghe Trâu giảng giải một hồi, đoạn thở dài hỏi:
- Vậy theo ý của hiền đệ, ngu huynh làm sao đây?Trâu mỉm cười, đáp:
- Có gì khó. Cứ nhìn tiểu đệ đây thì biết.
Ma Rồng gật đầu, khẽ buông một tiếng ngắn ngủi, não ruột:
- À!
Bây giờ, trăng đã chìm sau dãy núi mờ xa. Bóng tối chập chùng lan rộng. Bầu trời tô đậm một màu nâu thẫm. Giữa cánh đồng hoang vắng, gió rít dài tăng thêm sự lạnh lẽo trong cảnh tịch mịch đìu hiu.Bóng ma Rồng tội lỗi phưởng phất rồi chìm dần trong thâm u. Trâu thẫn thờ từng bước về chuồng.
Hết Phần 18
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét