"Thà làm Quỉ nước Nam còn hơn làm Vương đất Bắc"
Trần
Bình Trọng gốc người họ Lê, dòng dõi của Lê Hoàn, nguyên quán là làng
Bảo Thái, huyện Thanh Liêm, nay thuộc tỉnh Hà Nam nhưng sinh trưởng tại
kinh thành Thăng Long. Ông và cha đều làm quan cho nhà Trần, do có nhiều
công lao nên được lấy theo họ Trần. Bản thân Trần Bình Trọng vì là con
nhà gia thế lại rất giỏi võ nghệ nên được phong làm tướng và được kết
hôn với Công Chúa Thụy Bảo (con gái của Hoàng Đế Trần Thánh Tông), tước
Bảo Nghĩa Hầu, khi mất được truy phong là Bảo Nghĩa Vương.
Trần
Bình Trọng sinh năm kỷ mùi (1259), quê ở xã Bảo Thái, nay thuộc huyện
Thanh Liêm tỉnh Hà Nam, nguyên là dòng giỏi Lê Đại Hành, nhưng vì ông
nội có công dưới triều vua Trần Thái Tông, nên được phong quốc tích,
mang họ vua. Bình Trọng mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, từ nhỏ đã
theo võ nghiệp, sức mạnh siêu quần, không ai địch nổi. Năm mười bốn tuổi
theo cha đi săn, từng đánh chết hổ ở núi Tản Viên. Ngài lại giỏi cả
binh thư, lầu thông kinh sử, ngày sau có cơ trở thành cây cột chống
trời. Gia đình mấy đời làm đại tướng.
Tháng
1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên-Mông do Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con
trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt , cầm đầu chia quân làm hai
cánh tấn công xâm lược Đại Việt lần thứ hai.
Quân Nguyên Mông là đạo quân cực kỳ thiện chiến, nhanh chóng chiếm ưu
thế tuyệt đối trước quân Đại Việt, ít hơn và không quen chiến trận. Sau
thất bại trong vài trận đánh mở màn, tổng tư lệnh quân Đại Việt, Quốc
công tiết chế Hưng Đạo Vương quyết định lui quân về giữ Vạn Kiếp (nay
thuộc vùng vạn Yên, Chí Linh, Hải Dương). Sau đó, quân Đại Việt lui về
Thăng Long , nhưng cũng không giữ được trước sức tấn công ồ ạt của quân
Nguyên.
Hưng Đạo Vương quyết định rút khỏi Thăng Long, lui về Thiên Trường (nay là tỉnh Nam Định ).
Tháng 2-1285 Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương và hai vua Trần giao cho một nhiệm
vụ nặng nề: giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc (nay là vùng giáp giới giữa hai tỉnh
Hưng Yên và Hải Dương), ngăn chặn và cầm chân quân
Nguyên, đảm bảo cho toàn quân rút lui an toàn và bí
mật, không để lại dấu vết.
Tướng Nguyên là Thoát Hoan đặc biệt ưu tiên cho cánh quân truy đuổi này với hai đạo cả thủy lẫn bộ đều do những tướng giỏi, hữu thừa Khoan Triệt và tả thừa Lý Hằng cùng Ô Mã Nhi, chỉ huy, đều dùng quân khinh kỵ và thuyền nhẹ để truy đuổi bằng được hai vua Trần.
Trần Bình Trọng đã tổ chức cuộc đánh chặn ngay tại bãi Thiên Mạc. Do sự chênh lệch quá lớn về quân số, Trần Bình Trọng bị bắt, nhưng trận đánh là một thắng lợi cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược với cuộc kháng chiến khi kể từ đó, quân Nguyên hoàn toàn mất dấu bộ chỉ huy kháng chiến.
Khi Trần Bình Trọng bị bắt, Lý Hằng sai giải lại cho Thoát Hoan. Hoan thấy Bình Trọng người cao lớn, dáng đi hùng dũng, nét mặt đường hoàng, không có chút gì là sợ sệt thì biết không phải là tướng thường, nên muốn khuyên dỗ về hàng. Liền tiếp đãi rất tử tế, mời ăn uống hẳn hoi. Nhưng Bình Trọng không ăn. Hỏi đến việc nước, Bình Trọng cũng không nói. Sau Hoan lại hỏi:
Tướng Nguyên là Thoát Hoan đặc biệt ưu tiên cho cánh quân truy đuổi này với hai đạo cả thủy lẫn bộ đều do những tướng giỏi, hữu thừa Khoan Triệt và tả thừa Lý Hằng cùng Ô Mã Nhi, chỉ huy, đều dùng quân khinh kỵ và thuyền nhẹ để truy đuổi bằng được hai vua Trần.
Trần Bình Trọng đã tổ chức cuộc đánh chặn ngay tại bãi Thiên Mạc. Do sự chênh lệch quá lớn về quân số, Trần Bình Trọng bị bắt, nhưng trận đánh là một thắng lợi cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược với cuộc kháng chiến khi kể từ đó, quân Nguyên hoàn toàn mất dấu bộ chỉ huy kháng chiến.
Khi Trần Bình Trọng bị bắt, Lý Hằng sai giải lại cho Thoát Hoan. Hoan thấy Bình Trọng người cao lớn, dáng đi hùng dũng, nét mặt đường hoàng, không có chút gì là sợ sệt thì biết không phải là tướng thường, nên muốn khuyên dỗ về hàng. Liền tiếp đãi rất tử tế, mời ăn uống hẳn hoi. Nhưng Bình Trọng không ăn. Hỏi đến việc nước, Bình Trọng cũng không nói. Sau Hoan lại hỏi:
- Tướng quân có muốn làm vương đất Bắc không?
Bình Trọng trả lời:
- Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Nay ta đã bị bắt
thì chỉ có chết là cùng, can gì phải hỏi lôi thôi.
Thoát
Hoan không thuyết phục nổi Trần Bình Trọng hàng, nhưng vì có ý mến
phục, cũng không lỡ giết, cho giải theo quân. Được mấy hôm lại sợ Bình
Trọng trốn mất, mới sai mang ra chém. Rồi ra lệnh cho mai táng chôn cất
tử tế theo tục lệ Trung Hoa , dùng lễ nghi dành cho thượng tướng quân.
Nhưng đến lúc y điên loạn thì lại sai quật mả lên. Trần Bình Trọng bấy
giờ mới có 26 tuổi.
Ông đã để lại một câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử
chống xâm lăng cũng như lịch sử Việt Nam nói chung, trở thành một trong
những biểu tượng của tinh thần yêu nước của dân tộc
Việt :
“
Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt
thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi"
Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét