Tái Ông Mất Ngựa
"Tái ông thất mã" là "ông già ở biên giới mất ngựa".
Sách của Hoài Nam Tử có chép:Một
ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc
(Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến
thăm hỏi, chia buồn. Ông lão nói:
- Mất ngựa thế mà phúc cho tôi đấy, biết đâu!
Cách
mấy tháng, con ngựa trở về lại quyến thêm một con ngựa hay tốt. Những
người quen thuộc kéo đến xem ngựa và chúc mừng. Ông lão nói:
- Được ngựa thế mà họa cho tôi đấy, biết đâu!
Từ
khi được ngựa hay tốt, con ông lão thích cưỡi. Chẳng may té què chân.
Người quen thuộc đều đến hỏi thăm, chia buồn. Ông lão nói:
- Con què thế mà phúc cho tôi đấy, biết đâu!
Cách
một năm có giặc Hồ. Nhà vua bắt lính đi đánh giặc. Quân lính mười người
chết đến chín. Chỉ con ông lão vì què, không phải đi lính mà cho con
vẫn họp nhau.
"Tái
ông thất mã" trở nên một thành ngữ để chỉ sự họa, phúc xoay vần, khó
biết trước được. Trong cái phúc thường khi có cái họa; trong cái họa lại
có cái phúc.
Cổ ngữ cũng có câu: "Họa tùng phúc sở ỷ, phúc tùng họa sở
phục".
Sách của Úc Ly Tử cũng có chép:
Một
người nhà quê trải cỏ phơi ở chân giậu. Hôm sau ra vơ cỏ, nghe tiếng
kêu "tích tích", lật lên xem thì bắt ngay được một con trĩ.Anh
ta thấy thế lại vẫn để cỏ ở đấy, có ý mong ngày mai lại được con trĩ
nữa. Mai ra, lắng tai nghe tiếng "tích tích" như hôm trước, bụng mừng
thầm. Nhưng vừa bới cỏ lên thì ra một con rắn cắn ngay vào tay làm anh
ta bị thương rồi chết.
Úc
Ly Tử nói:
"Trong thiên hạ có cái phúc không tưởng được thế mà may được
thế; cũng có cái họa không ngờ đến thế mà xảy ra thế".
Trong một bài thơ của nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng có câu:
Kìa tụ tán chẳng qua là tiễn biệt,
Ngựa tái ông họa phước biết về đâu.
Ngọc Tỉnh Liên Phú
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc".
Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi.Ông
đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung
ông xấu xí quá, không muốn cho đỗ.
Ông liền làm bài phú "Ngọc tỉnh liên"
để tự ví mình. Vì hoa sen vốn có tiết tháo thanh cao, không hoa nào
sánh được, tuy gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn; vả lại sen này lại
trồng trong giếng ngọc nữa thì sen càng cao quý biết bao. Ông như sen,
dù có phải ở vào hoàn cảnh ô trọc thế nào thì cũng vẫn giữ khí tiết
thanh cao, huống chi ở phải vào một thời tốt đẹp, vua minh chánh thì
người ông càng cao quý biết mấy. Sen quý nhưng phải có người sành mới
biết thưởng thức.Vua đọc bài phú của ông cho là kiệt tác nên mới yêu dùng.
Dưới đây là bài phú "Ngọc tỉnh liên" dịch ra văn nôm:
"Đương
khi lửa hạ, khách cao trai thư thả,
lời dòng nước biếc, vịnh khúc phù
dung;
đến bến ao trong, ngâm câu nhạc phủ.
Bỗng bóng ai, áo trắng mũ
vàng,
phất phơ điệu cốt xương tiên,
hớn hở tinh thần khác tục.
Khách
hỏi: từ đâu mà lại?
Thưa rằng: từ núi Hoa san.
Khách kéo ghế mời ngồi
vồn vã,
này dưa ngon quả quý bày ra.
Chuyện gần thôi lại chuyện xa,
nói
cười lơi lả, tiệc hoa tơi bời.
Chuyện xong, mới hỏi khách rằng:
khách
đây quân tử ái liên chăng là?
Tiện đây sẵn có giống nhà,
vẫn từng gìn
giữ nâng niu hoa vàng.
Nọ đào lý bỉ thô còn kém,
kể trúc mai đơn lạnh
còn xa;
nào phải giống tăng phòng câu kỷ,
nào phải phường lạc thổ mẫu
đơn,
cũng chẳng phải đông ly đào cúc,
mà cũng không cửu uyển linh lan;
chính là một giống sen thần,
đầu non núi Họa giếng vàng sinh ra.
Khách
nghe nói:
-Khen thay quý lạ!
Phải chăng giống hoa cao mười trượng,
ngó
cong như thuyền,
lạnh giá như băng,
ngọt ngon tựa mật,
xưa từng nghe
tiếng,
nay được thực trông.
Nghe qua đạo sĩ vui lòng,
hoa trong tay áo
giữ liền tặng đưa.
Khách trông thấy trong lòng hồi hộp,
bút ngũ lăng tay
thảo nên ca.
Ca rằng:
Thủy tinh làm mái cung đình,
Lưu ly lạc để nên hình cung môn,
Pha lê nát nhỏ làm bùn,
Minh châu làm nóc trên cành tưới cây.
Hương thơm bay thấu từng mây,
Bích thiên âu cũng mê say tấc lòng.
Quế xanh khóc vụng tủi thầm,
Tố Nga luống những mười phần giận thân.
Cỏ dao hái chốn Phương tân,
Sông Tương trông ngóng mỹ nhân dãi dầu.
Giữa dòng lơ lửng vì đâu?
Non sông đất cũ cớ sao chẳng về?
Đành nơi lưu lạc quản gì,
Thuyền quyên lỡ bước lắm bề gian truân.
Một lòng trung chính nghĩa nhân.
Lo chi mưa gió, phong trần, tuyết sương!
Chỉn e lạt phấn phai hương,
Tháng ngày thắm thoát, mỹ nhân ai hoài.
Nghe
xong, đạo sĩ than rằng: nói chi ai oán thiết tha!
Kìa chẳng xem đóa tử
vi nở trên ao phượng,
Hoa thược dược mọc trước bệ vàng, cũng là địa vị
thanh cao,
Thanh danh hiển hách, ơn trên thánh chúa, mưa móc dồi dào.
Vội chi tủi phận hờn duyên, nước non lẩn thẩn toan bề đi đâu?
Khách nghe
nói như tình, như cảm, đem lòng kính mộ xiết bao.
Khúc trai đình tay
tiên đề vịnh, thơ phong đầu giọng ngọc ngâm nga.
Nỗi lòng xin giải gần
xa, kính dâng một phú hải hà xét xoi.
(Bản dịch của C... Đ...)
Mạc
Đĩnh Chi người làng Lũng Động, huyện Chí Linh (nay thuộc phủ Nam Sách,
tỉnh Hải Dương), thông minh tuyệt vời, diện mạo rất xấu xí. Vì cái xấu
xí đó mà xuýt chút con đường hoạn lộ của ông bị bế tắc; tuy vậy mà cũng
nhờ đó, trên đài văn học, ông để lại cho đời một bài phú "Ngọc tỉnh
liên" có giá trị.Ông
tài giỏi quá nên đời ông có nhiều giai thoại ngộ nghĩnh nửa thực nửa
hư. Ông được người tôn sùng là "Lưỡng quốc Trạng nguyên". Vì ông đỗ
Trạng nguyên ở nước nhà, rồi đi sứ sang Tàu, ông lại được vua Tàu sau
khi xem văn ông lại cầm viết phê là Trạng nguyên nữa.Thật là chuyện nửa tin nửa ngờ. Nguyên
ông đi sứ sang Tàu đời nhà Nguyên. Khi vào triều, vừa gặp người ngoại
quốc dâng nhà vua một cây quạt. Vua bảo ông làm một bài minh (một thể
văn ngày xưa) để đề vào quạt. Ông cầm bút viết ngay:
Lưu kim thước thạch, thiên địa vi lô
Nhĩ ư tư thời hề, Y, Chu cự nho.
Bắc phong kỳ lương, vũ tuyết tái đồ,
Nhĩ ư tư thời hề, Di, Tề ngã phu,
Y!
Dụng chi tắc hành, xã chi tắc tàng
Duy ngã dữ nhĩ hữu thị phù!
Nghĩa là:
"Vàng chảy đá tan, trời đất như lò lửa, lúc ấy ngươi được như Y Doãn, Chu công là bực cự nho.Gió bấc lạnh lùng mưa tuyết đầy đường, lúc ấy ngươi phải như Bá Di, Thúc Tề là kẻ bị đói.Ôi! Dùng thì làm, bỏ thì cất,Ta cùng ngươi cũng giống nhau chăng?"
Quần
thần nhà Nguyên thấy bài minh cho là hay, cực kỳ khen ngợi.
Có truyện
chép: từ chữ "Y" trở xuống, vua Nguyên phê 4 chữ "Lưỡng quốc Trạng
nguyên".Ông
đi sứ tàu, vì trời mưa gió nên đến cửa ải trễ. Lính đã đóng cửa. Nhưng
muốn thử tài sứ Việt, quan Tàu đưa một vế câu đối xuống để ông đối. Vế
rằng:
"Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan"
Nghĩa:
"Qua ải chậm, cửa ải đóng, xin khách qua qua ải"
.Ông liền đối:
"Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh trên đối"
Nghĩa:
"Ra đối dễ, đối lại, khó, xin mời tiên sinh đối trước".
Người Tàu phục tài mở cửa quan cho qua.
Một
quan Tể tướng nhà Nguyên mời ông vào phủ, cùng ngồi đàm luận. Trong phủ
có treo một bức trướng thêu con chim sẻ vàng (hoàng tước) đậu trên cành
trúc. Thêu khéo đẹp quá, ông tưởng là chim thật, bước đến đưa tay bắt.
Người Nguyên cười ầm lên. Ông liền kéo ngay bức trướng xé toang ra.
Chúng lấy làm lạ hỏi. Ông nói:
-
Tôi nghe người ta họa bức mai tước (cây mai và chim sẻ) thì có, chớ
chưa thấy họa bức trúc tước (cây trúc và chim sẻ) bao giờ. Vả chăng trúc
là quân tử, tước là tiểu nhân, nay bức trướng thêu trúc tước, ấy là cho
tiểu nhân đứng trên quân tử. Tôi sợ e quân tử đạo tiêu, tiểu nhân đạo
trưởng, nghĩa là quân tử suy mà tiểu nhân thịnh, cho nên tôi vì Thánh
triều mà trừ đi đó.
Chúng nghe rất lấy làm phục.Nhưng cũng rất vô lý.Ai
đời sứ thần một nước dù là nước nhỏ đi nữa cũng là sứ thần, lỡ đi trễ
mà chúng đóng cửa ải quan không cho vào, rồi ra câu đối ... Ông Trạng
của một nước dù là nước nhỏ nhưng nước ấy đã từng phá Tống, bình Chiêm,
vậy mà nhìn tranh thêu lại tưởng là thật; rồi giữa lúc đàm luận với vị
Tể tướng cùng quan khách lại bỏ chạy chụp chim, thì thật là ngớ ngẩn hết
chỗ nói.
Họa
chăng, ông Trạng Việt Nam thẳng thắn phê bình tranh Tàu trước vị Tể
tướng nước Tàu, rồi người sau thêm nhưn nhị vào cho vui câu truyện có
tính cách khôi hài chăng?
Ngôn Quá Kỳ Hành
"Ngôn
quá kỳ hành..." nguyên câu là: "Ngôn quá kỳ hành bất khả trọng dụng" đó
là lời nói của Lưu Bị chúa nước Tây Thục đời Tam Quốc, có nghĩa: "Nói
nhiều hơn làm, không dùng việc lớn được."
Lưu
Bị đánh Ngô bị đại bại, chạy về Bạch Đế Thành, lâm bịnh nặng. Trước
phút lâm chung, các quan chầu chực bên long sàng. Lưu Bị nhìn thấy có Mã
Thốc bèn truyền cho tạm lui ra. Đoạn hỏi Khổng Minh:
- Thừa tướng xem tài Mã Thốc thế nào?
Nguyên
Thốc là người có tài bác lãm quần thư, quán thông kim cổ, không có điều
nào hỏi mà không biết, không có sách nào hỏi mà không nhớ, nên Khổng
Minh thành thật đáp:
- Cũng là bậc anh tài đời này.
Lưu Bị nói:
-
Không đâu! Trẫm xét thấy người ấy thường nói lớn quá sự thực mà làm thì
không được như lời, không thể dùng vào việc lớn. Thừa tướng nên xét kỹ
lại.
Lưu Bị chết.Khổng Minh đem binh ra Kỳ Sơn đánh Ngụy. Ngụy chúa là Tào Duệ dùng Tư Mã Ý làm đô đốc cầm binh đánh Thục.Nguyên
phía tây núi Tần Lĩnh có một con đường quan yếu gọi là Nhai Đình. Cạnh
đó có thành Liệt Liễu. Hai chỗ ấy là yết hầu của Hán Trung (đất của
Thục). Tư Mã Ý định kéo binh thẳng tới Nhai Đình, chiếm được điểm giao
thông quan trọng này thì Dương Bình Quan của Thục cũng sắp lọt vào tay
Ngụy. Nhai
Đình mất, tất Ngụy sẽ cắt đứt đường vận tải lương thực thì một vùng
Lũng Tây của Thục khó giữ nổi. Như vậy Thục chỉ còn hai cách bị động:
rút lui hay ở lại cố thủ. Hể Ngụy nghe quân Thục chuyển động rút quân về
Hán Trung, lập tức chia binh chận các đường nhỏ mà đánh. Nhược bằng
quân Thục không lui, Ngụy sẽ cho các lộ quân đào hào, đắp lũy cố giữ
chặt đứt các đường rút về của Thục, như vậy chỉ trong vòng một tháng,
Thục sẽ bị tuyệt lương, quân chết đói hết.Khổng Minh vẫn nhận thấy điều đó cho nên chọn tướng đem binh giữ Nhai Đình.
Mã Thốc xin đi. Khổng Minh nói:
-
Nhai Đình chỉ là một mảnh đất nhỏ, nhưng can hệ vô cùng. Nếu chỗ ấy
thất thủ thì cả đại quân ta nguy hết đường cứu! Ngươi tuy thâm thông mưu
lược nhưng hiềm nơi ấy không có thành quách, lại cũng chẳng có thế hiểm
nào mà dựạ khó giữ vô cùng.
Thốc nói:
- Tôi làu thuộc binh thơ từ nhỏ lại cũng biết phép dùng binh, lẽ nào không giữ nổi một chỗ như Nhai Đình.
Thấy
Thốc cương quyết xin đi và lập "quân lịnh trạng" nên Khổng Minh phát
cho 2 vạn 5 ngàn tinh binh và cho thêm một thượng tướng là Vương Bình
trợ giúp. Khổng Minh lại kêu Bình vào dặn dò riêng:
-
Ta vốn biết ngươi bình sinh cẩn thận nên mới đem việc này phó thác cho.
Vậy phải thận trọng đề phòng. Đóng trại ở Nhai Đình thì phải đóng chặn
ngang đường chính yếu, khiến giặc không đi qua lọt. Hạ dinh trại xong,
hãy vẽ ngay đường lối bốn mặt tám phương và hình thế địa lý, lập thành
bản đồ đầy đủ, gởi về cho ta xem. Ngoài ra, việc gì cũng phải bàn nhau
kỹ càng rồi hãy làm, chớ có coi thường. Nếu giữ được nơi ấy an toàn tức
là được công đầu trong việc đánh chiếm Trường An vậy.
Mã
Thốc và Vương Bình kéo quân lên đường rồi, nhưng Khổng Minh còn cẩn
thận sai thêm tướng giỏi dẫn binh đóng giữ phía đông bắc và phía sau
Nhai Đình để tiếp cứu khi Nhai Đình bị nguy.Mã Thốc, Vương Bình đến Nhai Đình, trước hết đi quan sát địa thế đóng quân.
Thốc xem xét rồi cười nói:
- Sao Thừa Tướng cẩn thận đến thế! Một nơi ven núi thế này, quân Ngụy đâu dám bén mảng tới.
Vương Bình nói:
- Dù quân Ngụy không dám đến, ta cũng phải đóng trại vào chỗ ngã năm kia để canh giữ năm mặt đường.
Nói rồi truyền quân sĩ đi đẵn cây đóng trại, tính kế giữ lâu dài. Mã Thốc không bằng lòng, nói:
-
Ai đóng trại giữa đường bao giờ? Tiện đây có ghềnh núi, bốn mặt đều kín
đáo, cây cối lại rất nhiều, chính là chỗ hiểm trời dành cho ta, cứ đóng
quân ngay trên núi là hơn.
Bình nói:
-
Tham quân tính sai rồi, đóng trại giữa đường đi, đào hào đắp lũy chấn
ngang thì quân giặc dẫu có 10 vạn cũng không thoát qua lọt. Chớ bỏ ngã
năm xung yếu này mà lên núi đóng đồn, nếu quân Ngụy ào đến bổ vây bốn
mặt thì chống làm sao?
Thốc cười ha hả:
-
Ngươi liệu tính không khác gì... đàn bà! Binh pháp có dạy: "Từ trên cao
nhìn xuống, đánh địch dễ như chẻ tre". Nếu quân Ngụy đến đây, ta sẽ
đánh cho không còn mảnh giáp.
Bình lại cãi:
- Trái núi này thật là chỗ tuyệt địa. Quân Ngụy cứ chặn đứt đường lấy nước thì quân ta chẳng đánh cũng rối loạn ngay.
Thốc gạt đi:
-
Đừng bàn nhảm như thế! Tôn Tử có nói: "Lăn vào chỗ chết mà tìm được cái
sông". Nếu quân giặc chặn đường lấy nước thì quân ta cũng liều mình tử
chiến, một người địch nổi trăm tên. Ta học binh thư đã chán ra rồi. Mọi
việc đến Thừa Tướng còn phải hỏi ta nữa là! Sao ngươi cứ cản trở ta vậy?
Bình đành phải khuyên:
-
Nếu Tham Quân nhất định đóng đồn trên núi thì xin chia binh cho tôi
đóng một trại nhỏ dưới chân núi phía tây, làm thế "ỷ dốc". Quân Ngụy
đến, ta có thể cứu ứng lẫn nhau.
Nhưng
Thốc vẫn không nghe. Bỗng thấy dân cư trong núi rầm rộ đổ ra, kéo từng
tốp chạy đến, nháo nhác kêu rằng:
"Giặc sắp đến nơi". Vương Bình sốt
ruột toan bỏ đi. Mã Thốc bảo:
-
Ngươi đã không chịu nghe lịnh, giờ quân Ngụy sắp đến rồi, vậy ta cho
ngươi 5 ngàn binh, cứ đi mà đóng trại tùy ý. Rồi đây khi phá xong quân
giặc, về trước mặt Thừa Tướng, ngươi đừng mong chia công với ta.
Bình
chẳng nói gì nữa, kéo ngay 5 ngàn binh xuống cách xa chân núi 10 dặm
rồi hạ trại, rồi lập tức vẽ thành bản đồ, sai người đi suốt đêm về trình
Khổng Minh, bẩm rõ mọi việc Mã Thốc tự ý đóng đồn trên núi...Khổng Minh đặt bản đồ lên án, mở xem qua một lượt bỗng ông đập tay xuống ánh đánh "bùng", kinh hãi kêu lên:
- Chết chưa! Mã Thốc ngu dốt, hãm quân ta vào chỗ nguy rồi.
Đoạn
vội cho người thay Mã Thốc. Nhưng chưa kịp thì có tin cấp báo:
"Nhai
Đình và Liệt Liễu thất thủ cả rồi". Khổng Minh giậm chân đập gối than
rằng:
- Ôi thôi, việc lớn hỏng rồi! Đây là lỗi tại ta!
Mã Thốc phải nhờ Vương Bình, Cao Tường, Ngụy Diên đem binh tiếp ứng mới được toàn mạng.Thốc bị xử tử theo quân pháp.Khi võ sĩ dâng đầu Mã Thốc dưới thềm, Khổng Minh òa lên khóc! Có người hỏi:
- Mã Ấu Thường phạm tội bất khả dung. Thừa tướng đã giết đi để minh chính phép quân, sao còn sầu não?
Khổng Minh sụt sùi nói:
-
Có phải ta khóc Mã Thốc đâu! Vì ta nhớ lại tiên đế lâm chung ở Bạch Đế
Thành, đã dặn ta rằng: "Mã Thốc là kẻ hay nói quá sức mình, không nên
giao cho việc lớn". Nay quả đúng như thế. Ta càng giận mình ngu tối, lại
càng nhớ đến đức sáng suốt của tiên đế, cho nên đau lòng mà khóc vậy!
Lễ Tang
Lễ tang là lễ đặt ra để tỏ lòng thương trọng và kính thờ người chết.Theo
Khổng Tử thì trị thiên hạ "trọng nhứt là ba việc: ăn, tang và tế" (Sở
trọng giả, thực tang tế). Theo Mạnh Tử thì: "Đạo trị thiên hạ cần nhứt
là khiến dân nuôi người sống và tang người chết mà không có điều di hám"
(Dưỡng sinh tang tử vô hám, vương đạo chi thủy giả). Bởi thế ở xã hội
Việt Nam cũng như ở xã hội Trung Hoa, lễ tang còn có phong tục và lễ
nghi phiền phức hơn việc hôn nhân nữa.Việc tang trọng nhứt là tang cha mẹ.Khi
cha mẹ hấp hối thì phải đem ngay ra giữa nhà để tỏ rằng cha mẹ chết vì
lẽ quang minh chính đáng. Bấy giờ phải đặt tên thụy, tục gọi là tên hèm
hay tên cúng cơm, rồi thưa cho cha mẹ biết. Đoạn lấy một mảnh lụa trắng
dài 7 thước để lên mặt, sau khi kết thành hình người gọi là hồn bạch để
hồn người chết tựa vào đó. Khi tắt hơi thì người nhà lấy một chiếc khăn
tay hay một tờ giấy phủ trên mặt, khiêng xác đặt xuống đất rồi lại
khiêng lên giường, có ý để cho người hấp thụ sinh khí của đất may ra có
sống lại được. Đoạn một người cầm cái áo của người chết, tay tả cầm cổ,
tay hữu cầm lưng, do đường trước trèo lên mái nhà để gọi tên và hú hồn
người chết ba lần, rồi do đường sau nhà mà xuống. Đó là lễ phục hồn. Bấy
giờ con cháu mới khóc và thay bỏ hết đồ trang sức mà quấn tóc và đi
chân không, cùng ăn cháo để tỏ lòng đau thương.Sau
khi lập người tang chủ (thường là người con trưởng, là cháu trưởng thừa
trọng) và người chủ phụ (vợ người chết hay vợ tang chủ) thì phải lo
việc trị quan, nghĩa là sửa soạn quan tài theo nghi tiết nhứt định, rồi
tắm gội và thay quần áo mới cho người chết để sắp sửa làm lễ phạm hàm.
Lễ này, người nhà dùng một chén gạo nếp và ba đồng tiền, chia ra ba lần
mà bỏ vào miệng người chết. Bấy giờ đến lễ tiểu liệm (một mảnh dọc, ba
mảnh ngang) và đại liệm (một mảnh dọc, năm mảnh ngang), theo nghi tiết
mà lấy vải bọc lấy xác người chết cho kín.Khi
nhập quan, con cháu sắp hàng ở trước quan tài để khóc và làm lễ. Những
người giúp việc khiêng xác bỏ vào quan rồi khiêng quan đặt ở giữa nhà.
Từ bây giờ, con cháu phải trải rơm ở hai bên linh cữu và thay phiên nhau
ngồi hầu suốt đêm ngày.Khi
đặt cữu đã xong, nhà giàu sang thì đặt linh sàng ở phía đông có đủ mùng
màn chăn gối. Nhà hẹp thì chỉ đặt linh tọa ở trước cữu mà thôi. Cứ sáng
và tối thì làm lễ triêu tịch điện, rước hồn bạch ở linh sàng ra linh
tọa, rồi lại rước từ linh tọa vào linh sàng.Trước
khi làm lễ thành thục, phải lập minh tinh là thứ cờ hiệu bằng lụa đỏ có
chữ ghi họ tên, chức tước cùng thụy hiệu chết bằng phấn trắng. Khi làm
lễ thành phục thì con cháu người chết theo nghi tiết phủ phục mà mặc đồ
tang, rồi quỳ lạy và khóc trước linh cữu.Đồ tang phục có năm bực gọi là ngũ phục.Áo
đại tang để cha mẹ là áo trảm thôi (vải sô chặt bằng dao chớ không dùng
kéo hay sổ gấu có mảnh vải đính ở sau lưng (phụ phiến), hai mảnh đính ở
hai vai (thích). Ở lưng thắt một dây chuối hai vòng, ngoài phủ một cái
áo rộng bằng vải sô. Trên đầu có một cái khăn bằng vải sô bỏ múi sau
gáy. Con trai có mũ vành bằng bẹ chuối (mũ nùn) và gậy tre đẽo tròn nếu
tang cha hay gậy vông đeo vuông nếu tang mẹ. Gái thì đội mũ nhọn (mũ
mấn) bằng vải to che kín cả mặt.Nếu
mẹ chết trước cha, thì con để tang là áo cũng may theo kiểu trảm thôi
(sổ gấu) nhưng gấu có viền qua loa. Về tang ông bà, chị em, anh em, chú
bác cô dì thì tùy theo thứ tự thân sơ mà may đồ cơ phục (để một năm), đồ
đại công (để chín tháng) bằng vải to, đồ tiểu công bằng vải hơi thô và
đồ ti ma (để ba tháng) bằng vải nhỏ.Trước
khi tống táng thì làm lễ thiên cữu (dời cữu đi chỗ khác hoặc xích đi
một chút), và lễ yết tổ tức rước hồn bạch đến từ đường để cáo tổ tiên.
Đến
ngày phát dẫn thì làm lễ khiển diện tức là lễ tiễn biệt, rồi rước linh
cữu đến đại dư. Khi phát dẫn thì đi trước hết là phương tướng (người mặc
áo mũ đạo sĩ, đeo nạ cầm dao) để khu trục tà quỷ; thứ đến có cờ đan
triệu viết chữ "trung tín" (nếu đàn ông) hoặc "trinh thuận" (nếu đàn bà)
bằng phấn trắng; thứ đến là các đồ minh khí cùng đối trướng của người
phúng điếu, kế đến minh tinh, linh xa rước hồn bạch, rồi đến đại dư. Con
trai thì chống gậy tre (tang cha), hoặc gậy vông (tang mẹ) đi lùi ở
trước linh cữu. Còn con gái, dâu thì đi theo sau linh cữu trong một cái
màn trắng (bạch mạc). Sau cùng là các người tôn trưởng họ hàng và bằng
hữu đi đưa.
Dọc
đường, con gái con dâu có lệ là thỉnh thoảng phải nằm lăn xuống đường
khóc lóc kể lể để cỗ đại dư vượt qua. Người ta lại rắc những thoi vàng
giấy để đánh dấu lối cho linh hồn người chết mà biết lối về.Đám
tang nhà phú quý, dọc đường thỉnh thoảng có làm trạm trung đồ (đạo
trung) để dừng linh cữu lại làm điện tế. Đến huyệt lại có trạm để tế hạ
huyệt. Trước khi hạ huyệt thì làm lễ tế Thổ thần. Khi đặt quan tài vào
huyệt thì có thầy phong thủy phân kim lấy hướng, trải minh tinh lên mặt
quan tài rồi cho đắp mồ. Đắp xong thì làm lễ thành phần. Đoạn rước hồn
bạch hay thần chủ vào linh xa về nhà rồi đưa lên linh tọa. Sau đó làm lễ
phản khốc (khóc lại) và lễ sơ ngu (cầu cho vong hồn được an tĩnh). Sau
gặp ngày nhu nhựt (ất, đinh, tỵ, tân, quý) thì làm lễ tái ngu; gặp ngày
cương nhựt (thân, bính, tuất, canh, nhâm) thì làm lễ tam ngu.
Tống
táng được ba ngày thì phải ra thăm mộ, làm lễ "mở cửa mả". Rồi cứ 7
ngày làm một tuần chay cho đến 49 ngày thì làm lễ chung tất, cùng lễ 50
ngày và 100 ngày. Được một năm thì làm lễ tiểu tường (giỗ đầu), sau một
năm nữa thì làm lễ đại tường (giỗ hết). Được 27 tháng thì làm lễ đoạn
tất hay lễ trừ phục (mãn tang). Từ đấy về sau cứ hàng năm đến ngày kỵ
lại phải làm lễ, cho đến khi người chết lên đến bực tổ ngũ đại thì chôn
thần chủ rồi thờ chung ở từ đường, chớ không làm giỗ riêng nữa. Trong
khoảng tiểu đại tường, cứ đến tuần trung nguyên (rằm tháng bảy), người
ta thường đốt đồ mã cho người chết hai kỳ. Kỳ đầu gọi là mã biếu (quỷ
sứ), kỳ sau mới thực cho người chết dùng. Có nhiều nơi, người ta đốt đồ
mã vào kỳ giỗ đầu và giỗ hết.Tục
đốt mã nguyên theo tục xưa chôn đồ dùng thật kèm với người chết, sau
mới thay bằng đồ giấy. Người ta tin rằng người chết xuống âm phủ cũng
tiêu dùng tiền và quần áo nên phải đốt đồ mã để cho người chết khỏi
thiếu thốn. Bởi theo mê tín và lý luận đơn giản, người ta cho rằng:
"Dương sao thì âm vậy".
Về
đại tang thì sau khi chôn cất yên rồi, con cháu đem mũ gậy và áo rộng
treo ở bên linh tọa. Khi làm lễ thì mới dùng đến. Lúc thường thì chỉ mặc
quần áo và chít khăn tang mà thôi. Trong thời hạn đại tang, người con
còn phải ăn ở theo lễ. Theo sách Gia lễ: khi con cái có tang cha mẹ phải
nằm rơm gối đất, không được vui chơi, không được nghe đàn hát, ăn uống
thịt rượu, không được kết hôn, phải kiêng phòng sự (đàn bà có thai trong
kỳ đại tang thì phải vạ). Người đương làm quan mà gặp đại tang thì phải
xin nghỉ để cư tang, hết hạn mới xin bổ lại.Sau
ba năm đoạn tang, hoặc vài năm sau nữa, người ta thường cải táng. Khi
ấy phải mời thầy phong thủy tìm lấy huyệt tốt rồi làm lễ bốc mả (cải
táng). Trước hết là khai mả nhặt lấy xương xếp vào một cái tiểu sành rồi
đậy thực kín. Nhà giàu sang thì dùng quan quách khâm liệm như khi hung
táng.Tục cải
táng ở miền Bắc rất phổ thông, người ta thường gọi là làm ma khô, đối
với lễ hung táng là làm ma tươi. Từ Hoành Sơn trở vào Nam thì trừ khi
người ta tưởng rằng mộ động thì phải cải táng, còn thường thì chôn cất
một lần là xong.Lễ
tang rất phiền phức. Tục lệ tang ma khôn dứt bỏ được dễ dàng vì tôn
giáo, luân lý, nghi lễ, phong tục và luật lệ phối hợp lại gây nên một áp
lực mạnh mẽ, thúc bách cá nhân phải tuân theo. Trừ khi dân trí tiến bộ
bớt mê tín và khi điều kiện sinh hoạt thay đổi hẳn. Cho nên ta đã thấy
.Từ
khi người chết vừa tắt hơi cho đến lễ đạm tất thì mỗi lần làm lễ phải
có thầy phù thủy hay thầy tu tụng kinh và làm phép. Nếu ngày chết là
ngày xấu, như ngày trùng tang trùng phục thì người ta phải tìm thầy phù
thủy làm phép, đại khái là bỏ bùa vào quan tài và yểm bùa ở cửa để hung
sát sợ mà không dám làm hại; hoặc làm chay, lập đàn cúng lễ. Những kẻ
chết oan, chết trẻ chưa thành gia thất, những kẻ bất đắc kỳ tử đều là
những thứ ma thiêng hay hãm hại người sống nên muốn trừ tai ách, người
ta phải làm chay để siêu độ vong hồn hoặc để giải oan.Những
thứ phiền toái này làm tê ngừng dòng tình cảm giữa người sống và người
chết cùng huyết thống của một ông tổ. Đúng như điều nhận xét của dân
chúng vốn thiết thực, nhưng không thể chống lại được sức mạnh của những
"sự vật đã thành" mà họ vẫn ngấm ngầm phản đối:
Sống thì hít hít, hôn hôn,
Chết thì bùa yểm, bùa chôn, bùa trừ!...
hoặc:
Sống thì chả được cho ăn,
Chết thì làm giỗ, làm văn tế ruồi.
Thôi Xao
"Thôi" là "đẩy"."Xao" là "gõ".
Giả
Đảo là một nhà sư giỏi thơ đời Đường. Một hôm trăng sáng, sư cưỡi lừa
thong thả trên con độc đạo, định đến thăm nhà một người bạn. Cảnh vắng,
trăng thanh, chim đậu trên cành cây bên bến nước, bóng người chiếu xuống
mặt nước đầm, sư thấy lòng thơ lai láng, tức cảnh ngâm:
Điểu túc trì biên thọ.
Tăng thôi (xao) nguyệt hạ môn.
Độc hành đàm để ảnh,
Sác tức thụ biên thân.
Tạm dịch:
Chim đỗ cây bến nước,
Sư đẩy (gõ) cửa dưới trăng.
Mình đi bóng chiếu xuống,
Tựa cây mà thở than.
Giả
Đảo ngâm đi ngâm lại, nhận thấy chữ "thôi" trong câu "Tăng thôi nguyệt
hạ môn" không được ổn, nên đổi lại "xao". Nhưng cũng không vừa ý. Ông
đọc "thôi" rồi lại "xao", lại đọc "xao" rồi đọc "thôi". Rốt cuộc ông
phân vân không biết dùng chữ nào cho thích hợp.Ông
tức quá, bước xuống lừa, đứng giữa đường đi, đưa tay đẩy (thôi) rồi gõ
(xao), gõ rồi đẩy giả như đứng trước nhà bạn vậy. Ông cứ làm như thế mãi
mà không thấy phải dùng chữ nào.Hàn
Dũ vì can vua nên bị giáng chức tại triều ra làm thứ sử ở Triều Châu.
Buồn cho thân thế, thấy trăng thanh gió mát nên cũng thong thả dạo chơi.
Xa xa thấy một nhà sư đứng bên con lừa, tay lúc đưa tới đưa lui, lúc
đưa qua đưa lại như thằng điên thì rất lấy làm lạ. Hàn lần bước đến gần
lên tiếng, nhà sư mới giựt mình ngừng lạị Hàn Dũ hỏi thì Giả Đảo thuật
lại sự tình. Hàn bật cười và bàn: "Nên dùng chữ "Xao" (gõ) là đúng hơn".Giả Đảo đồng ý nên câu "Tăng thôi nguyệt hạ môn" đổi ra "Tăng xao nguyệt hạ môn".Hai
tiếng "thôi xao", trong văn chương ngày nay để chỉ là "chọn chữ làm văn
thơ". Đây cũng là một gương sáng cho những người làm thơ, làm văn phải
chọn chữ cho xác đáng, thích hợp. Chớ không được dùng từ ngữ "ẩu"!Ta cũng có thành ngữ: "Nghĩ ra một chữ rụng mấy sợi râu", cũng đồng một ý nghĩa như trên. Giả Đảo lại có một bài thơ:
Nhị cú tam niên đắc,
Ngâm thành son lệ lưu.
Tri âm như bất thưởng,
Qui ngọa cố sơn thu.
Dưới đây là bản dịch của Hoài Nam Tử:
Ba năm được hai câu,
Ngâm lên giọt lệ trào,
Tri âm bằng chẳng hiểu,
Về ẩn chốn non cao.
Hết phần 19
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét