Mỗi Dân Tộc, đều có
một nét văn hoá riêng, trong đó có Tết Cổ Truyền. Việt Nam với hơn 4000
năm văn hiến, nhiều người vẫn nghĩ Tết Cổ Truyền từ Trung Hoa truyền
sang
?
Chúng ta thử đi
tìm nguồn cội ngày lễ quan trọng nhất của Dân Tộc.Truy Nguyên Tết Cổ Truyền
Nhiều người cho rằng, chữ "Tết" do chữ "Tiết" (節) mà thành. Tết cổ truyền cũng được gọi là "Tết Nguyên Đán". Hai chữ "Nguyên Đán" (元旦) có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán". Tết cổ truyền của Việt Nam được người Trung Quốc hiện nay gọi là Xuân tiết (春節) hoặc Nông lịch tân niên (農曆新年), còn tết của Trung Quốc ngày nay lại là Tết dương lịch tức ngày 1 tháng 1 hằng năm. Nhưng với cộng đồng người Hoa ở Đài Loan, Hồng Kông hay nhiều nước khác, Tết Nguyên Đán vẫn là tết cổ truyền của họ.
Theo người Trung Hoa, Tiết Nguyên Đán( *) có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ.
Đời Tam Vương:
- Nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng Giêng, tức tháng Dần.
- Nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng Giêng, tức tháng Dần.
- Nhà Thương thích màu trắng nên chọn tháng Sửu, tức tháng Chạp, làm tháng đầu
năm.
- Nhà Chu ưa màu đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng một làm tháng Tết.
Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ tạo thiên lập địa như sau:
- giờ Tý thì có trời,
- giờ Sửu thì có đất,
- giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tiết khác nhau.
- giờ Sửu thì có đất,
- giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tiết khác nhau.
Đời nhà Đông Chu, Khổng Phu Tử đổi ngày Tiết vào một tháng nhất định là tháng
Dần.
Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN),Tần Thuỷ Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng
mười.
Cho đến khi nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tiết vào tháng Dần, tức tháng
Giêng.
Từ đó về sau, trải qua bao thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tiết
nữa.
Đến đời Đông Phương Sóc. Ông cho rằng:
- ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà,
- ngày thứ hai có thêm Chó,
- ngày thứ ba có thêm Lợn,
- ngày thứ tư sinh Dê,
- ngày thứ năm sinh Trâu,
- ngày thứ sáu sinh Ngựa,
- ngày thứ bảy sinh loài Người
- và ngày thứ tám mới sinh ra Ngũ Cốc.
Vì thế ngày Tiết thường được kể từ ngày mùng một cho đến ngày mùng bảy tháng giêng (8 ngày).
(*)Vào thời này người Trung Hoa chưa có Lệ ăn tết như Tộc Việt. Các triều đại trên chỉ chọn ngày đầu của Tiết mà thôi. Khổng Tử cũng xác nhận việc này trong Kinh Lễ
Theo người Việt, chữ Tiết để chỉ khí hậu, thời tiết. Còn chữ Tết có thể do biến âm từ ngôn ngữ cổ"Thêts" là một lễ hội cổ truyền của dân tộc. Tết của Việt Nam hay còn gọi đầy đủ là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Năm Mới hay chỉ đơn giản Tết, là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam được hình thành từ nền văn minh lúa nước. Chính từ việc trồng lúa Nước, phải dựa vào mặt Trăng mới biết thuỷ triều lên xuống thế nào. Để canh tác được thuận lợi, âm lịch được hình thành. Dần dần mọi người nhận thấy Âm lịch này không theo đúng thời tiết, nên chỉnh từ từ bằng cách cho nhuần để theo kịp thời tiết. Âm Lịch chúng ta sử dụng ngày nay tuy gọi là Âm Lịch, nhưng thực ra phải gọi là Âm Dương Lịch mới đúng vì có điều chỉnh theo khí hậu tức dựa vào mặt trờiVì Âm lịch(**) là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận 2 năm tái nhuận một tháng của Âm lịch(5 năm sẽ nhuần 2 lần nhuần tức có thêm 2 tháng để bắt kịp thời tiết) nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch, mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Hoa cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng với Xuân tiết của người Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa khác.
Sách “Việt sử đại toàn” đã ghi lại việc này, tuy không cụ thể nhưng qua phân tích ta có thể suy đoán một cách tương đối về thời gian hình thành mỹ tục ăn Tết cổ truyền của dân tộc Việt.
Truyền thuyết và lịch sử cho thấy: Họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2879 trước công nguyên, trị vì cả 2.622 năm. Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân, sau khi nối ngôi, vị vua hiền đức này kết hôn cùng bà Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Từ thời đó, người Việt ta đã ăn Tết. Bắt đầu có bánh chưng, bánh dầy nhờ sáng kiến của Lang Liêu - con trai thứ 18 của vua Hùng Vương 6. Có thể nói, nước ta sớm hình thành một nền văn hoá truyền thống mang màu sắc riêng của người Việt. Nền văn hoá với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, cùng những sản vật từ lúa gạo. Gạo - thứ thực phẩm chính nuôi sống con người, trong đó gạo nếp là thứ ngon nhất, thơm, dẻo, nhiều chất. Chính vì lẽ đó, gạo nếp được chọn để làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm.
Nói thêm về ảnh hưởng của Tết cổ truyền Việt Nam đến Trung Hoa, Khổng Tử là bậc tổ sư lễ nhạc của Trung Hoa viết trong sách Kinh Lễ như sau: “:”Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó, họ gọi tên cho ngày đó là “TẾ SẠ” (Tế Sạ là Khổng Tử phát âm chữ Thêts, là lễ hội năm mới của người Thái đất Phong Châu- TN)
Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống vui chơi trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, chúng gọi ngày đó là Nèn- Thêts, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này. Chỉ có bọn man di mới có ngày hội mà người trên kẻ dưới cùng nhau nhảy múa như cuồng vậy, bên ta không có sự Quân thần điên đảo như thế.”
Hai đoạn trích từ hai cuốn Kinh sử nổi tiếng của Văn hóa Trung Hoa đều khẳng định Tết của Việt có trước ngày “Tân Niên” Chinese new Year “, Thrếts Chìn” của người Tần Trung Hoa rất xa và Tết nguyên đán Trung Hoa thay đổi rất nhiều so với Tết gốc của dân tộc Việt. Trong khi đó ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt vốn không thay đổi từ thời thượng cổ cho đến nay.
Như vậy, có thể nói Tết cổ truyền của Việt Nam phải hình thành từ trước thế kỷ thứ nhất, không phải do người Hoa khai hoá hay đồng hoá. Tuy nhiên, do hai nước kề nhau nên không thể không mang những ảnh hưởng của nhau. Sau này, khi Trung Hoa đô hộ nước ta nhiều năm liền những ảnh hưởng đó càng lớn hơn. Song về cơ bản bánh chưng, bánh dày là đặc trưng của dân tộc Việt. Trong ngày Tết cổ truyền có thể thiếu câu đối đỏ song không thể không có bánh chưng xanh ngoài Bắc,bánh tét trong Nam để cúng tế tổ tiên.Từ những dẫn chứng trên, chúng ta có thể xác định tục ăn mừng ngày tết xuất phát từ Tổ Tiên Của Tộc Việt, của Nền Văn Minh Lúa Nước rồi lan truyền sang Trung Hoa.
Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn.
(**) Vùng Trung Đông cũng có Âm Lịch riêng
*****
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét