Đào Yêu
Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn thuật cảnh Thúy Kiều sang thư phòng người yêu là Kim Trọng, khi chàng này sắp sửa không còn giữ vẻ đứng đắn, Kiều mới khuyên ý trung nhân, có câu:
Rẽ cho thưa hết một lời đã nao!
Vẻ chi một đóa yêu đào!
Vườn hồng khi dám ngăn rào chim xanh.
Đã cho vào bực bố kinh,
Đạo tùng phu lấy chữ trinh làm đầu."
Thưa rằng: "Đừng lấy làm chơi,
"Yêu đào" nguyên lấy chữ "Đào yêu" trong kinh Thi. Thơ "Đào yêu" gồm ba chương:
I
Đào chi yêu yêu,
Thước thước kỳ hoa.
Chi tử vu qui,
Nghi kỳ thất gia.
II
Đào chi yêu yêu,
Hữu phần kỳ thật.
Chi tử vu qui.
Nghi kỳ gia thất.
III
Đào chi yêu yêu,
Kỳ điệp trăn trăn.
Chi tử vu qui.
Nghi kỳ gia nhân.
Tạm dịch:
I
Mơn mởn đào non,
Rực rỡ nở hoa.
Cô ấy lấy chồng,
Êm ấm cửa nhà.
II
Mơn mởn đào non,
Lúc trĩu quả sai.
Cô ấy lấy chồng,
Êm ấm nhà ai.
III
Mơn mởn đào non,
Lá xanh rườm rà.
Cô ấy lấy chồng,
Thuận với người nhà.
(Bản dịch của Lê Văn Hòe)
"Yêu đào" tức là cây đào non mơn mởn. Người ta ví một người con gái dậy thì đến tuổi lấy chồng với "Yêu đào".
Trong "Đoạn trường tân thanh", đoạn Kim Trọng và Thúy Kiều tái hợp, Thúy Vân khuyên chị kết duyên lại cùng Kim Trọng, cũng có câu: "Đào non, sớm liệu, xe tơ kịp thì"
Mười Bài Thơ Đoạn Trường
Thúy Kiều, con của viên ngoại họ Vương, người ở Bắc Kinh. Nàng yêu kiều diễm lệ, có một thái độ phong lưu, tính thích hào hoa, thích âm luật, sở trường về hồ cầm. Vốn đa cảm, giàu tình, nàng sáng tác bài "Bạc mệnh oán" để hát theo khúc hồ cầm, khi gảy lên nghe rất não nùng, ai cũng sa nước mắt.
Một hôm, nhân tiết Thanh Minh, Thúy Kiều cùng hai em đi tảo mộ và nhân tiện xem hội Đạp Thanh. Lúc trở vê, Kiều nhìn bên dòng nước có một nấm mồ hoang cô lạnh, hỏi ra mới biết đó là mồ của nàng ca nhi tên Lưu Đạm Tiên. Trước sống mua vui cho khách làng chơi, chết làm ma không chồng trong nấm mồ vô chủ.
Kiều cảm động, rơi nước mắt, khóc cho kiếp hồng nhan.
Về nhà, đêm khuya vắng vẻ, nàng cảm thấy một nỗi buồn man mác xâm chiếm cõi lòng. Nghĩ phận người lại nghĩ phận mình, hay kiếp hồng nhan rồi phải chung mạng bạc!
Nàng tựa ghế thiu thiu, rồi ngủ say lúc nào không biết. Giữa lúc ấy, thấy một thiếu nữ tiến đến chào và hỏi rằng:
- Này chị Thúy Kiều, đương lúc ngày xuân phơi phới sao không hỏi liễu tìm hoa, mà lại chịu ngủ ở nhà như vậy?
Kiều nghe nói, vội vàng đứng dậy, sửa áo đón mời, nhìn thấy thiếu nữ má đào, môi hạnh, dáng điệu như tiên. Sau khi hai bên cùng ngồi, Kiều vội hỏi:
- Chẳng hay nương tử ở tại cung nào mà xe loan thình lình hạ cố đến đây?
Thiếu nữ tươi cười đáp:
- Thiếp đây nào phải ai đâu xa lạ, nhà thiếp ở phía tây cầu bên dòng nước chảy. Chiều nay chị đã vãng qua, sao mà mau quên như thế? Hôm nay, thiếp ở trong "Hội đoạn trường", trước mặt Giáo Chủ, thiếp có khen đến tài hoa của chị. Giáo Chủ rất vui mừng và cho biết rằng chị cũng có chân trong hội ấy. Rồi người trao cho thiếp mười cái đầu đề đoạn trường, bảo đem lại cho chị vịnh. Vậy yêu cầu chị thảo ngay để cho thiếp xếp vào tập "Đoạn trường sách".
Kiều hỏi:
- Em xin lãnh ý, nhưng xin chị cho biết Đoạn Trường Giáo Chủ là ai? Có thể đưa em đến yết kiến được không?
Thiếu nữ mỉm cười đáp:
- Lúc này chị không cần hỏi kỹ, một ngày khác, chị sẽ hiểu rõ đấy mà.
Đoạn, nàng trao tập đầu đề. Kiều tiếp lấy, mở ra xem. Đây là mười đầu đề: Tích đa tài, Liên bạc mạng, Bi kỳ lộ, Ức cố nhân, Niệm nô kiều, Ai thanh xuân, Ta kiển lộ, Khổ linh lạc, Mộng cố viên, Khốc tương tư.
Kiều xem xong, vui vẻ nói:
- Đầu đề rất hay, vậy em xin thảo ngay. May bài của em chiếm khôi nguyên trong tập, thì khỏi phải phụ công chị giới thiệu.
Vừa nói vừa viết thao thao bất tuyệt. Chỉ trong giây lát, đủ cả mười bài từ khúc theo lối hồi văn:
I
Tích đa tài
Tờ oanh nỡ bỏ hoài,
Hợp hoan ngày tháng phổ cho ai?
Tương tư mình gác để ngày mai.
Để ngày mai!
Tiếc cho tài!
II
Thương bạc mạng
Đêm đêm một mình lạnh,
Nhà vàng nghe nói để A Kiều
Một mặt nghe chừng khó hân hạnh.
Khó hân hạnh!
Thương bạc mạng!
III
Thương kỳ lộ
Khúc đường quanh co thật khó đi,
Đường khổ chưa bằng tâm em khổ!
Một bước sai thời ngàn bước lỡ!
Ngàn bước lỡ!
Thương kỳ lộ.
IV
Nhớ cố nhân
Tóc bạc nhưng tình vẫn chưa thân!
Cần gì trước phải lên tận mây xanh!
Cưỡi xe đội nón mới là chân
Mới là chân!
Nhớ cố nhân!
V
Nhớ cô hầu!
Soi gương hồn biến đâu?
Ta thấy ai vẫn còn than thở!
Son phấn thôi đừng giễu cợt nhau.
Giễu cợt nhau.
Nhớ cô hầu!
VI
Xót thanh xuân
Cành hoa giống mỹ nhân,
Xuân sắc núi rừng, ôi đẹp đẽ!
Muốn mượn mưa xuân tưới hoa thần.
Tưới hoa thần!
Xót thanh xuân!
VII
Than cảnh ngộ
Giấc mơ tỉnh rồi đó,
Đâu phải gặp ai cũng kêu thương.
Chỉ vì lầu son lối cũ chưa tỏ.
Lối cũ chưa tỏ!
Than cảnh ngộ!
VIII
Khổ linh lạc
Thân nầy hết đường bước,
Lìa cành hoa rụng khắp đông tây.
Nhạn lạc đàn bay quanh hiên trước.
Quanh hiên trước!
Khổ linh lạc!
IX
Mơ vườn xưa
Hồn về cậy ai đưa?
Cảnh cũ cúc tùng không thấy nữa.
Bạch vân phương thảo lặng như tờ.
Lặng như tờ!
Mơ vườn xưa!
X
Khóc tương tư
Nghẹn ngào đã nhiều khi,
Lòng đau không giữ nổi tiếng khóc.
Đất cũ tình thâm luống sầu bi.
Luống sầu bi!
Khóc tương tư!
Thúy Kiều viết xong 10 bài, trao lại thiếu nữ. Xem qua, thiếu nữ tấm tắc khen rằng:
- Quả thực mỗi chữ khác gì ôm mối hận. Nếu đem vào tập "Đoạn trường", chắc rằng sẽ đoạt giải nhất.
Đoạn thiếu nữ đứng dậy, từ giã. Kiều nói:
- Hôm nay chị đã có lòng chiếu cố, đôi ta ắt có tiền duyên, sao lại nỡ vội vàng như vậy? Vả lại lần này ly biệt, biết bao giờ lại được gặp nhau.
Thiếu nữ nói:
- Nếu chị tình thâm mà thiếp cũng không tình bạc, thì sông Tiền Đường đó, ta sẽ hẹn về sau.
Nói xong đi thẳng.
Kiều chạy theo giữ lại thì bỗng có trận gió làm khua động bức mành. Nàng sực tỉnh, mới hay là giấc chiêm bao.
Về sau, Kiều phải 15 năm lưu lạc, thân thế lắm nỗi đoạn trường. Cuối cùng trầm mình dưới sông Tiền Đường, ứng như điềm mộng.
Truyện trên viết theo Thanh Tâm Tài Nhân. Cụ Nguyễn Du dựa theo, viết thành quyển "Đoạn trường tân thanh" bằng thể lục bát. Đoạn này, Nguyễn Du diễn tả:
Này mười bài mới, mới ra,
Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời.
Kiều vâng lĩnh ý đề bài,
Tay tiên vẩy đủ mười khúc ngâm.
"Mười khúc ngâm" tức 10 bài "đoạn trường" đó.
Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời.
Kiều vâng lĩnh ý đề bài,
Tay tiên vẩy đủ mười khúc ngâm.
"Mười khúc ngâm" tức 10 bài "đoạn trường" đó.
Động Đào Nguyên
Đào Nguyên còn gọi là động Bích.
Đây là chỗ tiên ở.
Tương truyền đời nhà Tấn (265-419), có người chài cá ở huyện Vũ Lăng, một hôm chèo thuyền đi ngược ven theo bờ suối. Càng đi xa chừng nào thì thấy có nhiều hoa đào trôi theo dòng nước đổ xuống. Đến một quãng, bỗng thấy trước mặt hiện ra một rừng đào. Hoa đào đỏ rực rỡ làm cho ngư phủ càng thấy say sưa thích thú. Định co người ở gần đấy nên bỏ thuyền, lên bờ. Vượt qua rừng đào, đến một ngọn núi. Dưới chân núi có một cửa hang nhỏ hẹp, vừa chui được một người. Bên trong thấp thoáng có ánh sáng.
Gợi tính tò mò, chàng lách mình vào cửa hang. Lúc đầu, cửa hang còn hẹp, sau rộng dần, rồi cả một thế giới hiện ra: ruộng vườn tươi tốt, nhà cửa thôn ấp liên tiếp nhau; tiếng gà, tiếng chó nghe rõ mồn một; thanh niên thiếu nữ đều say sưa công việc đồng áng. Trên mặt mọi người hiện nét vui tươi chất phác hồn nhiên. Người già, con trẻ đều có vẻ ung dung thanh thản.
Những người ở đây thấy chàng ngư phủ thì lấy làm kinh ngạc hỏi: làm sao đến được chốn này? Ngư phủ trình bày sự thực. Các bực phụ lão đem vợ con ra chào mừng khách lạ, dọn cơm rượu đãi khách. Ngư phủ ăn uống lấy làm ngon lạ, vì tuy cơm rượu mà tính chất khác thường.
Những bực phụ lão lại nói:
- Tổ tiên chúng tôi tránh loạn đời Tần, đem cả gia đình vào ở đây, từ đó cách biệt với bên ngoài. Hiện nay, chúng tôi không còn biết nhà Hán, huống hồ là nhà Ngụy, và nhà Tấn.
Cuối cùng, họ lại dặn ngư phủ: sau khi ra khỏi chốn này, xin đừng cho ai biết có họ ở đây.
Người đánh cá ở chơi một hôm rồi xin cáo biệt.
Từ đời nhà Tần (221 trước D.L.) đến nhà Tấn (419 sau Dương lịch) mà họ đến đây tránh nạn kể ra có trên sáu trăm năm. Người đánh cá cho mình may mắn đã được gặp tiên. Nên khi trở về, nhiều người đến thăm hỏi, trước còn tìm cách giấu nhưng cuối cùng chuyện thấu đến quan Thái Thú sở tại, ngư phủ đành phải thuật cả việc lại.
Có tính hiếu kỳ, viên Thái Thú sai người đi theo chàng ngư phủ tìm lại động Đào Nguyên, nhưng hai người bị lạc đường đành phải trở về.
Trong truyện "Hoa tiên" của Nguyễn Huy Tự có câu: "Nào hay là khách Đào Nguyên đã về".
Trong "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du đoạn thuật lại lời Thúy Kiều nói với Kim Trọng trong khi nhà vắng, nàng lén sang chỗ ở của chàng, có câu: "Xắn tay mở khóa động Đào".
"Động Đào" là động Đào Nguyên, Kiều dùng lối thậm xưng, đề cao chỗ ở của tình nhân như một cõi tiên; và nàng cũng vinh hạnh được vào... cõi tiên ấy.
Trong "Tần cung nữ oán Bái Công văn" của Nguyễn Hữu Chỉnh (?) có câu: "Nếu tuổi xanh chẳng nhuốm bụi hồng, chiếc ngư phủ đã đưa vào động Bích".
"Động Đào", "Đào Nguyên", "động Bích" đều do điển tích trên.
Đây là chỗ tiên ở.
Tương truyền đời nhà Tấn (265-419), có người chài cá ở huyện Vũ Lăng, một hôm chèo thuyền đi ngược ven theo bờ suối. Càng đi xa chừng nào thì thấy có nhiều hoa đào trôi theo dòng nước đổ xuống. Đến một quãng, bỗng thấy trước mặt hiện ra một rừng đào. Hoa đào đỏ rực rỡ làm cho ngư phủ càng thấy say sưa thích thú. Định co người ở gần đấy nên bỏ thuyền, lên bờ. Vượt qua rừng đào, đến một ngọn núi. Dưới chân núi có một cửa hang nhỏ hẹp, vừa chui được một người. Bên trong thấp thoáng có ánh sáng.
Gợi tính tò mò, chàng lách mình vào cửa hang. Lúc đầu, cửa hang còn hẹp, sau rộng dần, rồi cả một thế giới hiện ra: ruộng vườn tươi tốt, nhà cửa thôn ấp liên tiếp nhau; tiếng gà, tiếng chó nghe rõ mồn một; thanh niên thiếu nữ đều say sưa công việc đồng áng. Trên mặt mọi người hiện nét vui tươi chất phác hồn nhiên. Người già, con trẻ đều có vẻ ung dung thanh thản.
Những người ở đây thấy chàng ngư phủ thì lấy làm kinh ngạc hỏi: làm sao đến được chốn này? Ngư phủ trình bày sự thực. Các bực phụ lão đem vợ con ra chào mừng khách lạ, dọn cơm rượu đãi khách. Ngư phủ ăn uống lấy làm ngon lạ, vì tuy cơm rượu mà tính chất khác thường.
Những bực phụ lão lại nói:
- Tổ tiên chúng tôi tránh loạn đời Tần, đem cả gia đình vào ở đây, từ đó cách biệt với bên ngoài. Hiện nay, chúng tôi không còn biết nhà Hán, huống hồ là nhà Ngụy, và nhà Tấn.
Cuối cùng, họ lại dặn ngư phủ: sau khi ra khỏi chốn này, xin đừng cho ai biết có họ ở đây.
Người đánh cá ở chơi một hôm rồi xin cáo biệt.
Từ đời nhà Tần (221 trước D.L.) đến nhà Tấn (419 sau Dương lịch) mà họ đến đây tránh nạn kể ra có trên sáu trăm năm. Người đánh cá cho mình may mắn đã được gặp tiên. Nên khi trở về, nhiều người đến thăm hỏi, trước còn tìm cách giấu nhưng cuối cùng chuyện thấu đến quan Thái Thú sở tại, ngư phủ đành phải thuật cả việc lại.
Có tính hiếu kỳ, viên Thái Thú sai người đi theo chàng ngư phủ tìm lại động Đào Nguyên, nhưng hai người bị lạc đường đành phải trở về.
Trong truyện "Hoa tiên" của Nguyễn Huy Tự có câu: "Nào hay là khách Đào Nguyên đã về".
Trong "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du đoạn thuật lại lời Thúy Kiều nói với Kim Trọng trong khi nhà vắng, nàng lén sang chỗ ở của chàng, có câu: "Xắn tay mở khóa động Đào".
"Động Đào" là động Đào Nguyên, Kiều dùng lối thậm xưng, đề cao chỗ ở của tình nhân như một cõi tiên; và nàng cũng vinh hạnh được vào... cõi tiên ấy.
Trong "Tần cung nữ oán Bái Công văn" của Nguyễn Hữu Chỉnh (?) có câu: "Nếu tuổi xanh chẳng nhuốm bụi hồng, chiếc ngư phủ đã đưa vào động Bích".
"Động Đào", "Đào Nguyên", "động Bích" đều do điển tích trên.
Khúc Hậu Đình Hoa
"Hậu Đình Hoa" nghĩa là "Hoa ở sân sau". Đây là một tập thơ chọn lọc
rồi phổ thành âm điệu cho các cung nữ, phi tần hát của Trần Hậu chủ đời
Hậu Trần, thời Nam Bắc triều (420-587).
Trần Hậu chủ (583-587) tên Trần Thúc Bảo, là một ông vua nổi tiếng tài tử phong lưu. Hậu cung lúc nào cũng có hàng ngàn mỹ nhân tuyệt sắc. Trong số đó có hai nàng là Khổng Quý Tần và Trương Lệ Hoa được nhà vua sủng ái.
Hai nàng Quý Tần và Lệ Hoa chẳng những có sắc đẹp lộng lẫy, người mẫn tiệp lại có tài thi phú, thường cùng Hậu chủ cùng các bực thi văn tài danh trong triều xướng họa mỗi khi có yến tiệc linh đình.
Vì yêu người đẹp tài hoa nên Hậu chủ phải tổn phí nhiều tiền của, cho dựng trước điện Quang Chiếu ba tòa lầu lớn. Ba tòa lầu này dùng toàn bằng gỗ trầm hương. Cửa lớn, nhỏ đều dát toàn ngọc ngà, rèm châu, trướng gấm lộng lẫy. Ba lầu ấy đặt tên là Lâm Xuân, Kết Ỷ và Vọng Tiên (có bản chép là Vọng Xuân).
Dưới lầu, trồng toàn cây quý, hoa lạ, ngào ngạt mùi hương. Lại chất đá xây thành núi gọi là núi Nghinh Phong; tháo nước làm thành hồ gọi là hồ Ngoạn Nguyệt.
Hằng đêm, Trần Hậu chủ bày yến tiệc, họp các mỹ nhân uống rượu tại lầu Lâm Xuân cùng với các học sĩ ngâm thơ xướng họa. Một khi có những bài thơ hay, thích, nhà vua cho chép lại thành tập và phổ vào khúc đàn để những cung nữ hát xướng suốt đêm, nên được gọi là Trường Dạ Ẩm.
Những bài thơ, những khúc nhạc lả lướt ấy được chép thành 3 tập là: Nghinh Xuân nhạc, Ngọc Thu và Hậu Đình Hoa. Riêng tập Hậu Đình Hoa toàn sưu tập những bài bay bướm, bóng bẩy, dâm đãng. Chính Trần Hậu chủ cũng làm một khúc hát Hậu Đình Hoa:
Nguyên tác là:
Lệ vũ phương lâm đối cao các
Trân trang điểm chất bản khuynh thành,
Ánh hộ ngưng kiều sa bất tiến,
Xuất duy hàm thái tiếu tương nghinh.
Yêu cơ kiểm tự hoa hàm lệ,
Ngọc thu lưu quang chiếu Hậu Đình.
Nghĩa:
Bóng rợp hương thơm chốn lâu các,
Nghiêng thành vẻ đẹp với mầu tươi.
Ngoài cửa dịu dàng khoan dạo bước
Trước màn chào đón mỉm môi cười,
Má hồng tựa đóa hoa đầy móc
Cây ngọc sân sau chiến sáng ngời
(Bản dịch của Phan Thế Roanh)
Suốt đêm ngày, Trần Hậu chủ bỏ cả việc triều chính, say sưa bên cạnh Trương Lệ Hoa, Khổng Quý Tần và những mỹ nữ ca hát bên tiệc rượu làm cho đất nước càng suy đồi.
Vua nhà Tùy (589-617) là Văn Đế thừa dịp nhà Hậu Trần suy vi, sai tướng Lý Uyên và Dương Tố đem quân sang vây Đại Thành. Giữa lúc ấy, Trần Hậu chủ còn đương say khướt trên lầu Kết Ỷ.
Quân Tùy đánh phá, đột nhập thành. Quân Hậu Trần chạy tán loạn. Có người phải lấy nước đổ vào mặt Trần Hậu chủ cho tỉnh dậy và yêu cầu ra hàng để cứu quân lính khỏi chết oan. Hậu chủ nói:
- Sau lầu, trẫm có đào sẵn giếng sâu.
Đoạn, Hậu chủ dắt Trương Lệ Hoa, Khổng Quý Tần và độ mươi mỹ nhân khác đến giếng, ôm nhau nhảy xuống tránh nạn.
Quân Tùy lùng tìm nhà vua trong nội cung không thấy, liền ra sau điện Cảnh Dương, thấy có giếng sâu và có tiếng người thì thầm ở dưới, liền cho thả dây xuống dò. Bỗng thấy dây nặng, chúng lấy làm lạ, kéo lên.
Thì ra hai nàng tiên tuyệt sắc Khổng Quý Tần và Trương Lệ Hoa nắm đầu dây ấy mà lên. Một tên lính già chỉ hai nàng nói:
- Trần Hậu chủ chết và mất nước cũng vì hai ả này ta chẳng nên mó đến.
Quân Tùy nghe nói liền đâm chết cả hai người đẹp vứt xác xuống giếng, lấp đá lại. Giếng ấy về sau gọi là giếng "Son Phấn".
Riêng về Trần Hậu chủ, có sách nói là được cứu sống, nhưng sau thấy quân sĩ giết mấy hai nàng Khổng, Trương nên buồn rầu, sinh bịnh nhớ thương mà chết.
Nhà Hậu Trần bị diệt vong, người ta cho rằng sở dĩ nước mất nhà tan cũng do khúc hát "Hậu Đình Hoa" ấy, vì có tính cách ủy mỵ, dâm dật. "Hậu Đình Hoa" chỉ về khúc ca vong quốc.
Đỗ Mục, một thi hào nổi tiếng đời nhà Đường (618-907), nhân một đêm ghé thuyền trên bến Tần Hoài, gần một quán rượu. Đêm đã khuya, hơi sương mù như khói tỏa trên mặt nước. Bãi cát chiếu sáng lồng trong ánh trăng xanh. Bấy giờ trong quán, khách còn đang say sưa ăn uống, bên cạnh những ả buôn son bán phấn hát xướng để mua vui cho khách. Lắng nghe giọng hát réo rắt bên kia sông đưa sang, Đỗ Mục xúc cảnh sinh tình:
Khói bay, nước lạnh, khói trăng pha,
Thuyền đậu sông Tần cạnh Tửu gia.
Hận nước gái buôn không biết rõ,
Cách sông còn hát "Hậu Đình Hoa".
(Bản dịch của Quốc Ấn)
Nguyên văn:
Yên lung hàn thủy, nguyệt lung sa,
Dạ bạc Tần hoài cận tửu gia.
Thương nữ bất tri vong quốc hận,
Cách giang do xướng "Hậu Đình Hoa".
Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều ở nước ta, cũng có câu:
Vườn Tây Uyển khúc trùng thanh dạ,
Gác Lâm Xuân điệu ngã Đình Hoa.
Thừa ân một giấc canh tà,
Tờ mờ nét ngọc, lặp lòe vẻ son.
Trần Hậu chủ (583-587) tên Trần Thúc Bảo, là một ông vua nổi tiếng tài tử phong lưu. Hậu cung lúc nào cũng có hàng ngàn mỹ nhân tuyệt sắc. Trong số đó có hai nàng là Khổng Quý Tần và Trương Lệ Hoa được nhà vua sủng ái.
Hai nàng Quý Tần và Lệ Hoa chẳng những có sắc đẹp lộng lẫy, người mẫn tiệp lại có tài thi phú, thường cùng Hậu chủ cùng các bực thi văn tài danh trong triều xướng họa mỗi khi có yến tiệc linh đình.
Vì yêu người đẹp tài hoa nên Hậu chủ phải tổn phí nhiều tiền của, cho dựng trước điện Quang Chiếu ba tòa lầu lớn. Ba tòa lầu này dùng toàn bằng gỗ trầm hương. Cửa lớn, nhỏ đều dát toàn ngọc ngà, rèm châu, trướng gấm lộng lẫy. Ba lầu ấy đặt tên là Lâm Xuân, Kết Ỷ và Vọng Tiên (có bản chép là Vọng Xuân).
Dưới lầu, trồng toàn cây quý, hoa lạ, ngào ngạt mùi hương. Lại chất đá xây thành núi gọi là núi Nghinh Phong; tháo nước làm thành hồ gọi là hồ Ngoạn Nguyệt.
Hằng đêm, Trần Hậu chủ bày yến tiệc, họp các mỹ nhân uống rượu tại lầu Lâm Xuân cùng với các học sĩ ngâm thơ xướng họa. Một khi có những bài thơ hay, thích, nhà vua cho chép lại thành tập và phổ vào khúc đàn để những cung nữ hát xướng suốt đêm, nên được gọi là Trường Dạ Ẩm.
Những bài thơ, những khúc nhạc lả lướt ấy được chép thành 3 tập là: Nghinh Xuân nhạc, Ngọc Thu và Hậu Đình Hoa. Riêng tập Hậu Đình Hoa toàn sưu tập những bài bay bướm, bóng bẩy, dâm đãng. Chính Trần Hậu chủ cũng làm một khúc hát Hậu Đình Hoa:
Nguyên tác là:
Lệ vũ phương lâm đối cao các
Trân trang điểm chất bản khuynh thành,
Ánh hộ ngưng kiều sa bất tiến,
Xuất duy hàm thái tiếu tương nghinh.
Yêu cơ kiểm tự hoa hàm lệ,
Ngọc thu lưu quang chiếu Hậu Đình.
Nghĩa:
Bóng rợp hương thơm chốn lâu các,
Nghiêng thành vẻ đẹp với mầu tươi.
Ngoài cửa dịu dàng khoan dạo bước
Trước màn chào đón mỉm môi cười,
Má hồng tựa đóa hoa đầy móc
Cây ngọc sân sau chiến sáng ngời
(Bản dịch của Phan Thế Roanh)
Suốt đêm ngày, Trần Hậu chủ bỏ cả việc triều chính, say sưa bên cạnh Trương Lệ Hoa, Khổng Quý Tần và những mỹ nữ ca hát bên tiệc rượu làm cho đất nước càng suy đồi.
Vua nhà Tùy (589-617) là Văn Đế thừa dịp nhà Hậu Trần suy vi, sai tướng Lý Uyên và Dương Tố đem quân sang vây Đại Thành. Giữa lúc ấy, Trần Hậu chủ còn đương say khướt trên lầu Kết Ỷ.
Quân Tùy đánh phá, đột nhập thành. Quân Hậu Trần chạy tán loạn. Có người phải lấy nước đổ vào mặt Trần Hậu chủ cho tỉnh dậy và yêu cầu ra hàng để cứu quân lính khỏi chết oan. Hậu chủ nói:
- Sau lầu, trẫm có đào sẵn giếng sâu.
Đoạn, Hậu chủ dắt Trương Lệ Hoa, Khổng Quý Tần và độ mươi mỹ nhân khác đến giếng, ôm nhau nhảy xuống tránh nạn.
Quân Tùy lùng tìm nhà vua trong nội cung không thấy, liền ra sau điện Cảnh Dương, thấy có giếng sâu và có tiếng người thì thầm ở dưới, liền cho thả dây xuống dò. Bỗng thấy dây nặng, chúng lấy làm lạ, kéo lên.
Thì ra hai nàng tiên tuyệt sắc Khổng Quý Tần và Trương Lệ Hoa nắm đầu dây ấy mà lên. Một tên lính già chỉ hai nàng nói:
- Trần Hậu chủ chết và mất nước cũng vì hai ả này ta chẳng nên mó đến.
Quân Tùy nghe nói liền đâm chết cả hai người đẹp vứt xác xuống giếng, lấp đá lại. Giếng ấy về sau gọi là giếng "Son Phấn".
Riêng về Trần Hậu chủ, có sách nói là được cứu sống, nhưng sau thấy quân sĩ giết mấy hai nàng Khổng, Trương nên buồn rầu, sinh bịnh nhớ thương mà chết.
Nhà Hậu Trần bị diệt vong, người ta cho rằng sở dĩ nước mất nhà tan cũng do khúc hát "Hậu Đình Hoa" ấy, vì có tính cách ủy mỵ, dâm dật. "Hậu Đình Hoa" chỉ về khúc ca vong quốc.
Đỗ Mục, một thi hào nổi tiếng đời nhà Đường (618-907), nhân một đêm ghé thuyền trên bến Tần Hoài, gần một quán rượu. Đêm đã khuya, hơi sương mù như khói tỏa trên mặt nước. Bãi cát chiếu sáng lồng trong ánh trăng xanh. Bấy giờ trong quán, khách còn đang say sưa ăn uống, bên cạnh những ả buôn son bán phấn hát xướng để mua vui cho khách. Lắng nghe giọng hát réo rắt bên kia sông đưa sang, Đỗ Mục xúc cảnh sinh tình:
Khói bay, nước lạnh, khói trăng pha,
Thuyền đậu sông Tần cạnh Tửu gia.
Hận nước gái buôn không biết rõ,
Cách sông còn hát "Hậu Đình Hoa".
(Bản dịch của Quốc Ấn)
Nguyên văn:
Yên lung hàn thủy, nguyệt lung sa,
Dạ bạc Tần hoài cận tửu gia.
Thương nữ bất tri vong quốc hận,
Cách giang do xướng "Hậu Đình Hoa".
Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều ở nước ta, cũng có câu:
Vườn Tây Uyển khúc trùng thanh dạ,
Gác Lâm Xuân điệu ngã Đình Hoa.
Thừa ân một giấc canh tà,
Tờ mờ nét ngọc, lặp lòe vẻ son.
Gương Vỡ Lại Lành
Trung Quốc, đời nhà Trần, người hầu cận Thái Tử là Từ Đức Ngôn có tình với Nhạc Xương công chúa.
Khi nhà Trần suy loạn, Từ bảo công chúa:
- Nước mất, nàng tất lọt vào nhà quyền quý. Nếu tình duyên chưa dứt thì còn có ngày được gặp nhau.
Đoạn, bẻ tấm gương làm đôi, mỗi người giữ một mảnh hẹn nhau đến ngày thượng nguyên sẽ đem gương đến kinh đô bán để tìm nhau.
Bấy giờ, giặc đánh vào đế đô. Từ chạy thoát, còn công chúa bị tướng giặc là Việt Công bắt ép làm vợ. Đến ngày rằm tháng giêng, Từ đem mảnh gương ra chợ bán, thấy có người cùng bán một mảnh gương giống của mình. Lấy hai mảnh gương ghép lại thì liền nhau như một. Từ bèn gởi cho người bán gương, nhờ đem về cho chủ mảnh gương ấy và kèm theo một bài thơ:
Người đi gương cũng đi,
Gương về người chưa về.
Chị Hằng đâu chẳng thấy,
Chỉ thấy ánh trăng lòe.
Nguyên văn:
Cảnh dữ nhơn câu khứ,
Cảnh quy nhơn vị quy
Vô phục Hằng Nga ảnh,
Không lưu minh nguyệt huy.
Nhạc Xương công chúa đọc thơ khóc rống lên. Việt Công hỏi, công chúa thuật lại cả. Việt công lấy làm cảm động, thương tình bèn cho cả hai người tái hợp.
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du có câu:
Bây giờ gương vỡ lại lành,
Khuôn thiêng lừa lọc đã dành có nơi.
Khi nhà Trần suy loạn, Từ bảo công chúa:
- Nước mất, nàng tất lọt vào nhà quyền quý. Nếu tình duyên chưa dứt thì còn có ngày được gặp nhau.
Đoạn, bẻ tấm gương làm đôi, mỗi người giữ một mảnh hẹn nhau đến ngày thượng nguyên sẽ đem gương đến kinh đô bán để tìm nhau.
Bấy giờ, giặc đánh vào đế đô. Từ chạy thoát, còn công chúa bị tướng giặc là Việt Công bắt ép làm vợ. Đến ngày rằm tháng giêng, Từ đem mảnh gương ra chợ bán, thấy có người cùng bán một mảnh gương giống của mình. Lấy hai mảnh gương ghép lại thì liền nhau như một. Từ bèn gởi cho người bán gương, nhờ đem về cho chủ mảnh gương ấy và kèm theo một bài thơ:
Người đi gương cũng đi,
Gương về người chưa về.
Chị Hằng đâu chẳng thấy,
Chỉ thấy ánh trăng lòe.
Nguyên văn:
Cảnh dữ nhơn câu khứ,
Cảnh quy nhơn vị quy
Vô phục Hằng Nga ảnh,
Không lưu minh nguyệt huy.
Nhạc Xương công chúa đọc thơ khóc rống lên. Việt Công hỏi, công chúa thuật lại cả. Việt công lấy làm cảm động, thương tình bèn cho cả hai người tái hợp.
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du có câu:
Bây giờ gương vỡ lại lành,
Khuôn thiêng lừa lọc đã dành có nơi.
Giấm Chua
"Giấm chua" để chỉ đàn bà ghen.
Hoàng đế nước Kim rất yêu quý hai nàng cung phi là Lệ Cẩm tây cung và Ngọc Sương ái phi. Hoàng hậu lấy làm ghen tức nhưng vì thấy nhà vua quá sủng ái hai nàng, nên đành phải câm lặng.
Khi nhà vua lâm trọng bịnh, trước giờ lâm chung, trối lại với hoàng hậu cùng quần thần là khi nhà vua chết, phải chôn sống hai nàng ái phi theo vua.
Vài hôm sau, nhà vua chết. Hoàng hậu tuân theo di ngôn của nhà vua, nhưng bà lại nghĩ rằng: nếu chôn hai vị phi tần tuyệt sắc nguyên vẹn này thì khi xuống âm cung, nhà vua lại cũng âu yếm say sưa hai nàng như trước. Cái cảnh giao hoan này như diễn ra trước mắt hoàng hậu càng làm cho máu ghen thêm sôi sục hơn nữa. Bà quát tháo ầm ĩ, truyền cung phi thị vệ khoét đôi mắt, xẻo mủi, cắt đôi má mơn mởn của hai nàng Lệ Cẩm và Ngọc Sương. Làm như thế cốt để xuống âm cung, nhà vua sẽ ghê tởm mà không dám nhìn đến nữa.
Nhưng, hoàng hậu ngắm nghía thấy hai nàng còn đẹp. Mất mắt, mất mũi, mất má đào nhưng nước da hai nàng vẫn trắng nõn nà, thân hình cân đối, diễm lệ làm bà vẫn còn ghen. Bà mới nghĩ ra một cách làm hủy hoại tiêu mòn nhan sắc của hai nàng mới hả lòng. Bà đem ngâm hai nàng vào chum giấm chua rồi mới cho chôn theo nhà vua. Bấy giờ, hoàng hậu mới yên tâm.
Trong "Lư phu nhân truyện" có chép:
Đời nhà Đường (618-907), Phòng Huyền Linh làm đến chức Tể Tướng, có vợ là Lư Thị. Ông một niềm yêu mến vợ vô cùng, không lấy một tì thiếp nào cả. Người ngoài cho thế là tại ông sợ vợ ghen.
Vua Đường Thái Tông muốn thử Lư phu nhân, một hôm cho hoàng hậu gọi nàng vào và bảo:
- Theo phép thường, các quan to vẫn có tì thiếp. Quan nhà ta tuổi đã cao, vua muốn ban cho một người mỹ nhân.
Lư Thị nhất quyết không bằng lòng. Vua nổi giận, gắt:
- Nhà ngươi không ghen thì sống, ghen thì chết.
Đoạn sai người đưa cho một chén giấm, giả làm chén thuốc độc, phán rằng:
- Nếu vậy thì phải uống chén thuốc độc này.
Lư Thị không ngần ngại chút nào, cầm chén uống ngay.
Vua thấy thế, nói:
- Ta cũng phải sợ, huống chi là Huyền Linh.
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn nói về Kiều khi ở với Thúc Sinh, nàng biết chàng đã có vợ nên lấy làm lo cho thân phận mình mà tha thiết nói với Sinh:
Hoàng đế nước Kim rất yêu quý hai nàng cung phi là Lệ Cẩm tây cung và Ngọc Sương ái phi. Hoàng hậu lấy làm ghen tức nhưng vì thấy nhà vua quá sủng ái hai nàng, nên đành phải câm lặng.
Khi nhà vua lâm trọng bịnh, trước giờ lâm chung, trối lại với hoàng hậu cùng quần thần là khi nhà vua chết, phải chôn sống hai nàng ái phi theo vua.
Vài hôm sau, nhà vua chết. Hoàng hậu tuân theo di ngôn của nhà vua, nhưng bà lại nghĩ rằng: nếu chôn hai vị phi tần tuyệt sắc nguyên vẹn này thì khi xuống âm cung, nhà vua lại cũng âu yếm say sưa hai nàng như trước. Cái cảnh giao hoan này như diễn ra trước mắt hoàng hậu càng làm cho máu ghen thêm sôi sục hơn nữa. Bà quát tháo ầm ĩ, truyền cung phi thị vệ khoét đôi mắt, xẻo mủi, cắt đôi má mơn mởn của hai nàng Lệ Cẩm và Ngọc Sương. Làm như thế cốt để xuống âm cung, nhà vua sẽ ghê tởm mà không dám nhìn đến nữa.
Nhưng, hoàng hậu ngắm nghía thấy hai nàng còn đẹp. Mất mắt, mất mũi, mất má đào nhưng nước da hai nàng vẫn trắng nõn nà, thân hình cân đối, diễm lệ làm bà vẫn còn ghen. Bà mới nghĩ ra một cách làm hủy hoại tiêu mòn nhan sắc của hai nàng mới hả lòng. Bà đem ngâm hai nàng vào chum giấm chua rồi mới cho chôn theo nhà vua. Bấy giờ, hoàng hậu mới yên tâm.
Trong "Lư phu nhân truyện" có chép:
Đời nhà Đường (618-907), Phòng Huyền Linh làm đến chức Tể Tướng, có vợ là Lư Thị. Ông một niềm yêu mến vợ vô cùng, không lấy một tì thiếp nào cả. Người ngoài cho thế là tại ông sợ vợ ghen.
Vua Đường Thái Tông muốn thử Lư phu nhân, một hôm cho hoàng hậu gọi nàng vào và bảo:
- Theo phép thường, các quan to vẫn có tì thiếp. Quan nhà ta tuổi đã cao, vua muốn ban cho một người mỹ nhân.
Lư Thị nhất quyết không bằng lòng. Vua nổi giận, gắt:
- Nhà ngươi không ghen thì sống, ghen thì chết.
Đoạn sai người đưa cho một chén giấm, giả làm chén thuốc độc, phán rằng:
- Nếu vậy thì phải uống chén thuốc độc này.
Lư Thị không ngần ngại chút nào, cầm chén uống ngay.
Vua thấy thế, nói:
- Ta cũng phải sợ, huống chi là Huyền Linh.
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn nói về Kiều khi ở với Thúc Sinh, nàng biết chàng đã có vợ nên lấy làm lo cho thân phận mình mà tha thiết nói với Sinh:
Như chàng có vững tay co,
Mười phần cũng đắp điếm cho một vài.
Thế trong dầu lớn hơn ngoài,
Trước hàm sư tử gửi người đằng la.
Cúi đầu luồn xuống mái nhà,
Giấm chua lại tội bằng ba lửa hồng.
"Giấm chua" chỉ sự ghen tuông của người vợ cả.
Mười phần cũng đắp điếm cho một vài.
Thế trong dầu lớn hơn ngoài,
Trước hàm sư tử gửi người đằng la.
Cúi đầu luồn xuống mái nhà,
Giấm chua lại tội bằng ba lửa hồng.
"Giấm chua" chỉ sự ghen tuông của người vợ cả.
Cái Gia Gia
Cuối đời nhà Thương (1783-1154 trước D.L.) vua Trụ hoang dâm vô đạo, tàn hại lê dân, người người oán giận.
Văn Vương là Cơ Xương, vốn là một chư hầu của nhà Thương, nhân từ đức hạnh, được các chư hầu và dân chúng kính phục. Văn Vương lại có một người tôi tài giỏi là Khương Tử Nha phò tá làm cho chính trị trong nước ngày càng hưng vượng. Văn Vương chết, truyền ngôi cho con là Cơ Phát, lấy hiệu Võ Vương.
Sau Võ Vương nghe lời quần thần, hội chư hầu đem binh phạt Trụ mong cứu dân chúng thoát cảnh lầm than. Bá Di và Thúc Tề là con vua nước Cô Trúc nghe thấy, ra nắm dây cương ngựa của Võ Vương, nói rằng:
- Cha chết chưa chôn mà đã chăm việc chinh chiến, thế có gọi là hiếu được không? Bầy tôi giết vua để cướp nước, thì có gọi là nhân được không?
Võ Vương bảo:
- Vua Trụ hoang dâm vô đạo, sát hại lê dân làm giận lòng người, trái ý trời. Nếu ta thủ phận, ngồi nhìn sự hà khắc của vua Trụ thì muôn dân còn trông cậy vào đâu! Hơn nữa, giang san có riêng gì của vua Trụ, ngày xưa vua Thành Thang chẳng chinh phạt vua Kiệt nhà Hạ để dựng nên nhà Thương đó sao?
Bá Di, Thúc Tề chẳng nghe, cho Võ Vương là bội chúa. Những cận thần của Võ Vương tức giận, muốn giết cả hai. Tử Nha can:
- Không nên. Hai ông là người nghĩa.
Đoạn, bảo quân lính đẩy hai ông ra.
Sau Võ Vương thắng trận, Trụ Vương thiêu mình, lập thành nhà Chu, các chư hầu đều thần phục. Bá Di, Thúc Tề lấy làm hổ thẹn, coi thóc gạo cũng là của nhà Chu mà không ăn nữa. Hai ông lên ẩn ở núi Thú Dương, hái rau vi mà ăn, và làm bài hát "Thái Vi" (hái rau vi) rằng:
Lên núi Tây Sơn chừ, ta hái rau vi.
Kẻ bạo thay bạo chừ, biết phải trái gì.
Thần Nông, Ngu, Hạ đã qua chừ ta biết đâu mà quy y.
Đành chịu vậy chừ, vận mạng ta suy.
Nguyên văn:
Đăng bỉ Tây Sơn hề thái kỳ vi hỷ,
Dĩ bạo dịch bạo hề bất tri kỳ phi hỷ.
Thần Nông, Ngu, Hạ hốt yên một bề ngã an thích quy hỷ.
Vu ta tồ hề mạng chi suy hỷ.
Nhưng một hôm có người bảo hai ông:
- Đất bây giờ là đất của nhà Chu, thiên hạ là thiên hạ của nhà Chu, hai ông đã chê, không ăn cơm gạo nhà Chu mà hái rau vi của giang san nhà Chu thì có khác gì.
Hai ông cho là có lý nên từ ấy nhịn ăn mà chết.
Tương truyền, hai ông vì uất ức, oan hồn chưa tan nên biến thành một loại chim, thường gào thét một giọng bi thảm:
- "Bất thực Túc Chu gia... Bất thực Túc Chu gia"
Người ta bảo đó là chim Đa Đa do âm "gia gia" mà ra.
Trong bài "Qua đèo ngang tức cảnh" của bà Huyện Thanh Quan, có câu:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Nguyễn Công Trứ có làm bài thơ "Vịnh Di, Tề":
Danh chẳng màng, lợi cũng chẳng mê.
Ấy gang hay sắt hỡi Di, Tề?
Gặp xe vua Võ tay dừng lại,
Thấy thóc nhà Chu mặt ngoảnh đi.
Cô Trúc hồn về sương mịt mịt,
Thú dương danh tạc đá tri tri.
Cầu nhân chẳng đặng nhân mà chớ,
Chẳng trách ai chi, chẳng oán chi.
Văn Vương là Cơ Xương, vốn là một chư hầu của nhà Thương, nhân từ đức hạnh, được các chư hầu và dân chúng kính phục. Văn Vương lại có một người tôi tài giỏi là Khương Tử Nha phò tá làm cho chính trị trong nước ngày càng hưng vượng. Văn Vương chết, truyền ngôi cho con là Cơ Phát, lấy hiệu Võ Vương.
Sau Võ Vương nghe lời quần thần, hội chư hầu đem binh phạt Trụ mong cứu dân chúng thoát cảnh lầm than. Bá Di và Thúc Tề là con vua nước Cô Trúc nghe thấy, ra nắm dây cương ngựa của Võ Vương, nói rằng:
- Cha chết chưa chôn mà đã chăm việc chinh chiến, thế có gọi là hiếu được không? Bầy tôi giết vua để cướp nước, thì có gọi là nhân được không?
Võ Vương bảo:
- Vua Trụ hoang dâm vô đạo, sát hại lê dân làm giận lòng người, trái ý trời. Nếu ta thủ phận, ngồi nhìn sự hà khắc của vua Trụ thì muôn dân còn trông cậy vào đâu! Hơn nữa, giang san có riêng gì của vua Trụ, ngày xưa vua Thành Thang chẳng chinh phạt vua Kiệt nhà Hạ để dựng nên nhà Thương đó sao?
Bá Di, Thúc Tề chẳng nghe, cho Võ Vương là bội chúa. Những cận thần của Võ Vương tức giận, muốn giết cả hai. Tử Nha can:
- Không nên. Hai ông là người nghĩa.
Đoạn, bảo quân lính đẩy hai ông ra.
Sau Võ Vương thắng trận, Trụ Vương thiêu mình, lập thành nhà Chu, các chư hầu đều thần phục. Bá Di, Thúc Tề lấy làm hổ thẹn, coi thóc gạo cũng là của nhà Chu mà không ăn nữa. Hai ông lên ẩn ở núi Thú Dương, hái rau vi mà ăn, và làm bài hát "Thái Vi" (hái rau vi) rằng:
Lên núi Tây Sơn chừ, ta hái rau vi.
Kẻ bạo thay bạo chừ, biết phải trái gì.
Thần Nông, Ngu, Hạ đã qua chừ ta biết đâu mà quy y.
Đành chịu vậy chừ, vận mạng ta suy.
Nguyên văn:
Đăng bỉ Tây Sơn hề thái kỳ vi hỷ,
Dĩ bạo dịch bạo hề bất tri kỳ phi hỷ.
Thần Nông, Ngu, Hạ hốt yên một bề ngã an thích quy hỷ.
Vu ta tồ hề mạng chi suy hỷ.
Nhưng một hôm có người bảo hai ông:
- Đất bây giờ là đất của nhà Chu, thiên hạ là thiên hạ của nhà Chu, hai ông đã chê, không ăn cơm gạo nhà Chu mà hái rau vi của giang san nhà Chu thì có khác gì.
Hai ông cho là có lý nên từ ấy nhịn ăn mà chết.
Tương truyền, hai ông vì uất ức, oan hồn chưa tan nên biến thành một loại chim, thường gào thét một giọng bi thảm:
- "Bất thực Túc Chu gia... Bất thực Túc Chu gia"
Người ta bảo đó là chim Đa Đa do âm "gia gia" mà ra.
Trong bài "Qua đèo ngang tức cảnh" của bà Huyện Thanh Quan, có câu:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Nguyễn Công Trứ có làm bài thơ "Vịnh Di, Tề":
Danh chẳng màng, lợi cũng chẳng mê.
Ấy gang hay sắt hỡi Di, Tề?
Gặp xe vua Võ tay dừng lại,
Thấy thóc nhà Chu mặt ngoảnh đi.
Cô Trúc hồn về sương mịt mịt,
Thú dương danh tạc đá tri tri.
Cầu nhân chẳng đặng nhân mà chớ,
Chẳng trách ai chi, chẳng oán chi.
Hồ Than Thở
Hồ nằm về phía đông bắc thành phố Đà Lạt (khoảng 5 cây số). Nơi đây
trước kia là một vùng hoang vu, giang sơn của những loài thảo mộc, cầm
thú nhưng đã mang một sự tích bi hùng do lòng ái quốc của đôi trai tài
gái sắc nước Việt.
Cuối thu năm 1788, quân Thanh lấy cớ ủng hộ ngai vàng vua Lê sang xâm chiếm Việt Nam. Khắp trời Nam, tiếng loa rộn rã thúc giục các chàng trai tráng hiên ngang nhập ngũ dưới bóng cờ Tây Sơn để tiến ra Bắc Hà, quét sạch quân xâm lược.
Lời hịch chiêu mộ đã đến tai Hoàng Tùng, chàng tráng sĩ đất Viễn Hương.
Hoàng vốn dòng dõi danh gia thế phiệt. Ông cha trước kia vì không chịu nổi chế độ hà khắc của quân Minh (đời nhà Hồ) nên đã bồng bế, gồng gánh nhau tìm đường sống tự do. Đến đây, thấy cảnh hoang vu tịch mịch, non xanh, nước biếc, hợp với lòng phóng khoáng, ẩn dật của mình nên chọn làm nơi di dưỡng. Và, đặt tên Viễn Hương để ghi dấu cho một hoàn cảnh mới, cho con cháu sau này nhớ việc hồi hương.
Trước tiếng gọi của núi sông, chàng họ Hoàng cương quyết ra đi. Nhưng trước khi lên đường, Hoàng hẹn gặp người yêu là Mai Nương để cùng đôi câu tiễn biệt. Biết đâu chiến sĩ "một ra đi là không trở về".
Mai Nương là con một vị thổ ty sơn cước. Nàng đẹp và duyên dáng; vì may mắn được Hoàng cứu thoát tai nạn nên người ân trở thành bạn tình, rồi nhận lời gá nghĩa kết duyên. Đôi bạn định xuân sang khi hoa đào khoe sắc thắm thì sẽ xin gia đình cử hành hôn lễ. Nhưng hôm nay ... nơi hẹn của Hoàng được định trong rừng Kỳ Ngộ, bên bờ suối Dịu Hiền.
Gặp nhau, sau khi nói qua cho Mai Nương biết ý định của mình, Hoàng Tùng đau đớn ngồi trầm lặng. Bên nước, bên tình, dù con người khí khái thế mấy cũng không khỏi quyến luyến, bâng khuâng.
Sự trầm lặng của Hoàng làm cho Mai Nương hiểu lầm. Nàng tưởng người yêu hoài nghi lòng trung trinh của nàng. Dịu dàng, nàng hẹn với chàng là hôm sau cũng giờ này, tại đây, nàng sẽ có quà tặng người bạn tình anh dũng trước khi xách kiếm ra đi.
Nhưng hôm sau...
Mai Nương đến trước giờ hẹn. Nàng ngồi bên dòng suối than thở cho duyên kiếp bẽ bàng. Rồi muốn cho người yêu hiểu lòng nàng để dứt mối băn khoăn, nàng thấy chỉ còn cái chết mới để cho chàng yên tâm rằng Mai Nương của chàng bao giờ cũng là vợ của chàng, dù sau này chàng vinh quang trở về hay đã ngã gục giữa chiến trường... Nghĩ vậy, nàng khóc lóc một lúc, gọi tên người yêu mấy lần, đoạn nhắm mắt nhảy xuống dòng nước.
Hoàng Tùng đến đúng giờ hẹn. Nhưng lạ thay, chàng ngơ ngác không tìm ra chỗ cũ. Thì ra, cảm lòng người liệt nữ, chim muông cây cỏ trong rừng đều khóc, nước chảy xuống nơi Mai Nương tuẩn tiết làm thành một giếng sâu, và hai bên đầu suối bít lại. Nơi Mai Nương trầm mình bỗng biến thành một hồ rộng rãi, im lặng bên rừng Kỳ Ngộ.
Sau khi xác nàng nổi lên, dân làng hiểu chuyện lấy làm cảm động, đặt tên hồ này là hồ Than Thở để ghi lại phút cuối cùng của người sơn nữ đã hy sinh cuộc đời cho người yêu yên tâm, làm tròn nghĩa vụ.
Một thi sĩ thương xót cho cảnh ngộ của đôi trai tài gái sắc trung trinh, nên diễn thành một bài trường ca nhẹ nhàng, ai oán:
Cuối thu năm 1788, quân Thanh lấy cớ ủng hộ ngai vàng vua Lê sang xâm chiếm Việt Nam. Khắp trời Nam, tiếng loa rộn rã thúc giục các chàng trai tráng hiên ngang nhập ngũ dưới bóng cờ Tây Sơn để tiến ra Bắc Hà, quét sạch quân xâm lược.
Lời hịch chiêu mộ đã đến tai Hoàng Tùng, chàng tráng sĩ đất Viễn Hương.
Hoàng vốn dòng dõi danh gia thế phiệt. Ông cha trước kia vì không chịu nổi chế độ hà khắc của quân Minh (đời nhà Hồ) nên đã bồng bế, gồng gánh nhau tìm đường sống tự do. Đến đây, thấy cảnh hoang vu tịch mịch, non xanh, nước biếc, hợp với lòng phóng khoáng, ẩn dật của mình nên chọn làm nơi di dưỡng. Và, đặt tên Viễn Hương để ghi dấu cho một hoàn cảnh mới, cho con cháu sau này nhớ việc hồi hương.
Trước tiếng gọi của núi sông, chàng họ Hoàng cương quyết ra đi. Nhưng trước khi lên đường, Hoàng hẹn gặp người yêu là Mai Nương để cùng đôi câu tiễn biệt. Biết đâu chiến sĩ "một ra đi là không trở về".
Mai Nương là con một vị thổ ty sơn cước. Nàng đẹp và duyên dáng; vì may mắn được Hoàng cứu thoát tai nạn nên người ân trở thành bạn tình, rồi nhận lời gá nghĩa kết duyên. Đôi bạn định xuân sang khi hoa đào khoe sắc thắm thì sẽ xin gia đình cử hành hôn lễ. Nhưng hôm nay ... nơi hẹn của Hoàng được định trong rừng Kỳ Ngộ, bên bờ suối Dịu Hiền.
Gặp nhau, sau khi nói qua cho Mai Nương biết ý định của mình, Hoàng Tùng đau đớn ngồi trầm lặng. Bên nước, bên tình, dù con người khí khái thế mấy cũng không khỏi quyến luyến, bâng khuâng.
Sự trầm lặng của Hoàng làm cho Mai Nương hiểu lầm. Nàng tưởng người yêu hoài nghi lòng trung trinh của nàng. Dịu dàng, nàng hẹn với chàng là hôm sau cũng giờ này, tại đây, nàng sẽ có quà tặng người bạn tình anh dũng trước khi xách kiếm ra đi.
Nhưng hôm sau...
Mai Nương đến trước giờ hẹn. Nàng ngồi bên dòng suối than thở cho duyên kiếp bẽ bàng. Rồi muốn cho người yêu hiểu lòng nàng để dứt mối băn khoăn, nàng thấy chỉ còn cái chết mới để cho chàng yên tâm rằng Mai Nương của chàng bao giờ cũng là vợ của chàng, dù sau này chàng vinh quang trở về hay đã ngã gục giữa chiến trường... Nghĩ vậy, nàng khóc lóc một lúc, gọi tên người yêu mấy lần, đoạn nhắm mắt nhảy xuống dòng nước.
Hoàng Tùng đến đúng giờ hẹn. Nhưng lạ thay, chàng ngơ ngác không tìm ra chỗ cũ. Thì ra, cảm lòng người liệt nữ, chim muông cây cỏ trong rừng đều khóc, nước chảy xuống nơi Mai Nương tuẩn tiết làm thành một giếng sâu, và hai bên đầu suối bít lại. Nơi Mai Nương trầm mình bỗng biến thành một hồ rộng rãi, im lặng bên rừng Kỳ Ngộ.
Sau khi xác nàng nổi lên, dân làng hiểu chuyện lấy làm cảm động, đặt tên hồ này là hồ Than Thở để ghi lại phút cuối cùng của người sơn nữ đã hy sinh cuộc đời cho người yêu yên tâm, làm tròn nghĩa vụ.
Một thi sĩ thương xót cho cảnh ngộ của đôi trai tài gái sắc trung trinh, nên diễn thành một bài trường ca nhẹ nhàng, ai oán:
Nhớ thuở ấy lòng đau khôn xiết,
Ngó non sông dân Việt lầm than...
Cảnh bày: Nước loạn, nhà tan.
Giặc Thanh giày xéo tan hoang cõi bờ.
Rửa hận nước phất cờ vung kiếm.
Đấng anh hùng họ Nguyễn Quang Trung
Ra tay ngang dọc vẫy vùng,
Thề đâu chịu đội trời chung phen này?
Hịch chiêu hiền đó đây rộn rực,
Trống mộ quân tập kích quân thù.
Một phen giành lại cõi bờ,
Một phen dựng lại cơ đồ nhà Nam.
Hoàng Tùng vốn trang anh tuấn,
Quyết ra đi rửa hận non sông.
Tấm thân coi tựa bông hồng,
Mong sao một tiếng anh hùng còn ghi...
Thảm một nỗi biệt ly cắc cớ
Cùng Mai Nương đâu nỡ chia tay?
Ra đi ngàn dặm nước mây,
Biết đâu còn lại có ngày thấy nhau?
Chàng tần ngần lòng đau khôn tả,
Nàng héo hon tấc dạ khôn khuâỵ
Hết nhìn nhau lại cầm tay,
Hỡi khuôn thiêng thấu nỗi này chăng?
Nàng thổn thức hẹn chàng gặp lại,
Suối Dịu Hiền sẽ lại cùng nhau
Chân tơ kẽ tóc gót đầu
Bên rừng Kỳ Ngộ đôi câu tạ từ.
Nào có ngờ xót xa nỗi ấy,
Luống e chàng áy náy khôn nguôi.
Chiến trường biên ải xa xôi,
Chữ trinh thiếp có vẹn mười cho không?
Càng canh cánh bên lòng thắc mắc
Thà nén tâm gạt phắt thường tình.
Cho chàng thỏa chí bình sinh,
Diệt thù thỏa nguyện tâm tình nước non.
Bên dòng nước, Mai Nương lén bước
Từ tinh sương, rảo trước bóng chàng.
Đoái nhìn rừng thẳm mênh mang
Thảm nghe dòng suối thở than não nề...
Rồi một phút như mê như tỉnh,
Gọi Hoàng Tùng lanh lảnh xa đưa.
Gọi rồi đôi mắt lệ mờ,
Tấm thân gieo nặng dưới hồ nước sâu.
Bỗng gió thảm mưa sầu dồn dập,
Khắp núi đồi: Chim khóc, muông than
Hoa rừng tràn lệ chứa chan,
Đất trời như cũng thảm thương não tình.
Chàng thất thểu đinh ninh lần tới
Tìm tình nương chân mỏi, mắt mờ.
Bốn bên vắng lạnh như tờ,
Mênh mông hồ rộng, nước lờ đờ trôi...
Đôi hàng lệ: "Mai Nương ơi hỡi!
Vì đâu mà chín suối xa chơi?
Âm dương cách biệt đôi nơi,
Lệ sầu như nước xanh trôi lững lờ.
Khôn thiêng em hãy đợi chờ.
Mặt hồ Than thở bây giờ là đây
Mai Nương nàng hỡi có hay?"
Ngó non sông dân Việt lầm than...
Cảnh bày: Nước loạn, nhà tan.
Giặc Thanh giày xéo tan hoang cõi bờ.
Rửa hận nước phất cờ vung kiếm.
Đấng anh hùng họ Nguyễn Quang Trung
Ra tay ngang dọc vẫy vùng,
Thề đâu chịu đội trời chung phen này?
Hịch chiêu hiền đó đây rộn rực,
Trống mộ quân tập kích quân thù.
Một phen giành lại cõi bờ,
Một phen dựng lại cơ đồ nhà Nam.
Hoàng Tùng vốn trang anh tuấn,
Quyết ra đi rửa hận non sông.
Tấm thân coi tựa bông hồng,
Mong sao một tiếng anh hùng còn ghi...
Thảm một nỗi biệt ly cắc cớ
Cùng Mai Nương đâu nỡ chia tay?
Ra đi ngàn dặm nước mây,
Biết đâu còn lại có ngày thấy nhau?
Chàng tần ngần lòng đau khôn tả,
Nàng héo hon tấc dạ khôn khuâỵ
Hết nhìn nhau lại cầm tay,
Hỡi khuôn thiêng thấu nỗi này chăng?
Nàng thổn thức hẹn chàng gặp lại,
Suối Dịu Hiền sẽ lại cùng nhau
Chân tơ kẽ tóc gót đầu
Bên rừng Kỳ Ngộ đôi câu tạ từ.
Nào có ngờ xót xa nỗi ấy,
Luống e chàng áy náy khôn nguôi.
Chiến trường biên ải xa xôi,
Chữ trinh thiếp có vẹn mười cho không?
Càng canh cánh bên lòng thắc mắc
Thà nén tâm gạt phắt thường tình.
Cho chàng thỏa chí bình sinh,
Diệt thù thỏa nguyện tâm tình nước non.
Bên dòng nước, Mai Nương lén bước
Từ tinh sương, rảo trước bóng chàng.
Đoái nhìn rừng thẳm mênh mang
Thảm nghe dòng suối thở than não nề...
Rồi một phút như mê như tỉnh,
Gọi Hoàng Tùng lanh lảnh xa đưa.
Gọi rồi đôi mắt lệ mờ,
Tấm thân gieo nặng dưới hồ nước sâu.
Bỗng gió thảm mưa sầu dồn dập,
Khắp núi đồi: Chim khóc, muông than
Hoa rừng tràn lệ chứa chan,
Đất trời như cũng thảm thương não tình.
Chàng thất thểu đinh ninh lần tới
Tìm tình nương chân mỏi, mắt mờ.
Bốn bên vắng lạnh như tờ,
Mênh mông hồ rộng, nước lờ đờ trôi...
Đôi hàng lệ: "Mai Nương ơi hỡi!
Vì đâu mà chín suối xa chơi?
Âm dương cách biệt đôi nơi,
Lệ sầu như nước xanh trôi lững lờ.
Khôn thiêng em hãy đợi chờ.
Mặt hồ Than thở bây giờ là đây
Mai Nương nàng hỡi có hay?"
Nghiêng Nước Nghiêng Thành
Đời Vũ Đế nhà Hán (140-86 trước D.L.), có một người phường chèo tên Lý
Diên Niên múa hát rất giỏi. Được hầu trong nội điện, cung vi của nhà
vua, Lý Diên Niên được nghe vua thường than thở:
- Trẫm lập đền Minh Quang, kén hai ngàn mỹ nhân ở vùng Yên Triệu. Nhỏ nhất 15 tuổi, quá 30 tuổi sa thải cho lấy chồng. Thế mà, trong chốn dịch đình có trên 10 ngàn mỹ nhân vẫn chưa thấy ai đẹp cho vừa lòng trẫm. Thật là thiên hạ thiếu giai nhân tuyệt sắc.
Lý Diên Niên có một em gái sắc đẹp tuyệt trần, thường ra vào hầu hạ Bình Dương công chúa. Một hôm, nhân dịp múa hát chầu Vũ Đế, Lý Diên Niên hát:
Phương bắc có giai nhân
Tuyệt vời đứng riêng bực,
Một liếc, người nghiêng thành.
Hai liếc, người nghiêng nước.
Lẽ nào không biết được
Người đẹp thành nước nghiêng,
Người đẹp khó tìm gặp.
Nguyên văn:
Bắc phương hữu giai nhân
Tuyệt thế nhi độc lập.
Nhất cố khuynh nhân thành;
Tái cố khuynh nhân quốc
Khởi bất tri
Khuynh thành dữ khuynh quốc
Giai nhân nan tái đắc.
Nghe hát, Hán Vũ Đế thở dài, than:
- Thế gian lại có người đẹp đến thế chăng?
Bình Dương công chúa nhân đứng hầu bên cạnh nhà vua liền tâu:
- Diên Niên có người em gái đẹp tuyệt trần, còn hơn người trong bài hát ấy nữa.
Nhà vua truyền đòi người đẹp vào cung, xem mặt. Quả là một bực giai nhân tuyệt sắc, lại giỏi nghề múa hát, làm cho nhà vua càng mê mẩn tâm thần, liền phong làm phu nhân. Từ ấy, nhà vua chỉ say sưa đắm đuối bên mình nàng, không còn tha thiết đến một ai nữa. Năm sau, nàng hạ sinh được một con trai.
Một hôm, nàng lâm bịnh nặng, Hán Đế đến tận giường bịnh thăm hỏi. Nàng kéo chăn che kín mặt, tâu:
- Thiếp đau từ lâu, hình dung tiều tụy, không dám đem cái nhan sắc ủ dột tàn phai ra mắt đấng quân vương. Thiếp chỉ xin gởi lại nhà vua một đứa con bé nhỏ và mấy người anh em của thiếp.
Hán Đế ngậm ngùi bảo:
- Phu nhân bịnh nặng không thể qua khỏi được thì hãy giở chăn cho ta nhìn mặt, há chẳng làm cho ta được thỏa lòng sao?
Nàng vẫn che kín mặt, từ tạ:
- Theo lẽ quân thần, phu phụ, đàn bà mặt không sạch, không được ra mắt quân phụ. Vậy thiếp xin nhà vua tha thứ cho.
Nhà vua cố nài nỉ. Nàng vẫn thở dài úp mặt vào trong, không nói năng gì, vẫn giữ chặt lấy chăn.
Vũ Đế tức quá, đứng phắt dậy ra về.
Nhiều người sợ nhà vua giận, nên có ý trách nàng. Nàng trả lời:
- Đàn bà là kẻ chỉ hay lấy nhan sắc thờ chồng. Nhan sắc kém, tình duyên sẽ phai nhạt, và tình yêu sẽ kém. Nhà vua quyến luyến ta chỉ vì nhan sắc xinh đẹp lúc mạnh. Nay ta đau, nhan sắc suy kém, so với thiên hạ ta là kẻ xấu xa. Nhìn mặt ta, nhà vua sẽ chán thì khi nào còn tưởng nhớ đến ta mà ban ân huệ cho anh em ta nữa.
Sau đó nàng chết. Vua Vũ Đế chôn cất nàng rất hậu, lại truyền họa sĩ vẽ hình nàng treo ở cung Cam Tuyền, phong cho anh em nàng quan tước cao.
Ngày tháng qua nhưng hình bóng người đẹp vẫn lởn vởn trước mắt, và mối tình thương nhớ vẫn canh cánh bên lòng... mà nhà vua không tìm thấy thú vui, người đẹp nào bằng người đã khuất.
Đời nhà Đường (618-907), vua Đường Minh Hoàng dắt Dương Quí Phi thưởng hoa mẫu đơn ở đình Cẩm Hương, sai người vời Lý Bạch đến bắt dâng ngay ba bài "Thanh Bình điệu". Lý còn say rượu nhưng cầm bút viết luôn ba bài. Bài thứ ba có câu:
Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan,
Thường đắc quân vương đới tiếu khan.
Nghĩa:
Danh hoa nghiêng nước sánh đôi vui,
Để xứng quân vương một nụ cười.
Chữ "khuynh quốc" để chỉ cái đẹp tuyệt với của Dương Quí Phi.
Trong "Đoạn trường tân thanh", thi hào Nguyễn Du tả sắc đẹp nàng Kiều cũng có câu:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
"Nghiêng nước, nghiêng thành" xuất sứ ở bài hát của Lý Diên Niên.
- Trẫm lập đền Minh Quang, kén hai ngàn mỹ nhân ở vùng Yên Triệu. Nhỏ nhất 15 tuổi, quá 30 tuổi sa thải cho lấy chồng. Thế mà, trong chốn dịch đình có trên 10 ngàn mỹ nhân vẫn chưa thấy ai đẹp cho vừa lòng trẫm. Thật là thiên hạ thiếu giai nhân tuyệt sắc.
Lý Diên Niên có một em gái sắc đẹp tuyệt trần, thường ra vào hầu hạ Bình Dương công chúa. Một hôm, nhân dịp múa hát chầu Vũ Đế, Lý Diên Niên hát:
Phương bắc có giai nhân
Tuyệt vời đứng riêng bực,
Một liếc, người nghiêng thành.
Hai liếc, người nghiêng nước.
Lẽ nào không biết được
Người đẹp thành nước nghiêng,
Người đẹp khó tìm gặp.
Nguyên văn:
Bắc phương hữu giai nhân
Tuyệt thế nhi độc lập.
Nhất cố khuynh nhân thành;
Tái cố khuynh nhân quốc
Khởi bất tri
Khuynh thành dữ khuynh quốc
Giai nhân nan tái đắc.
Nghe hát, Hán Vũ Đế thở dài, than:
- Thế gian lại có người đẹp đến thế chăng?
Bình Dương công chúa nhân đứng hầu bên cạnh nhà vua liền tâu:
- Diên Niên có người em gái đẹp tuyệt trần, còn hơn người trong bài hát ấy nữa.
Nhà vua truyền đòi người đẹp vào cung, xem mặt. Quả là một bực giai nhân tuyệt sắc, lại giỏi nghề múa hát, làm cho nhà vua càng mê mẩn tâm thần, liền phong làm phu nhân. Từ ấy, nhà vua chỉ say sưa đắm đuối bên mình nàng, không còn tha thiết đến một ai nữa. Năm sau, nàng hạ sinh được một con trai.
Một hôm, nàng lâm bịnh nặng, Hán Đế đến tận giường bịnh thăm hỏi. Nàng kéo chăn che kín mặt, tâu:
- Thiếp đau từ lâu, hình dung tiều tụy, không dám đem cái nhan sắc ủ dột tàn phai ra mắt đấng quân vương. Thiếp chỉ xin gởi lại nhà vua một đứa con bé nhỏ và mấy người anh em của thiếp.
Hán Đế ngậm ngùi bảo:
- Phu nhân bịnh nặng không thể qua khỏi được thì hãy giở chăn cho ta nhìn mặt, há chẳng làm cho ta được thỏa lòng sao?
Nàng vẫn che kín mặt, từ tạ:
- Theo lẽ quân thần, phu phụ, đàn bà mặt không sạch, không được ra mắt quân phụ. Vậy thiếp xin nhà vua tha thứ cho.
Nhà vua cố nài nỉ. Nàng vẫn thở dài úp mặt vào trong, không nói năng gì, vẫn giữ chặt lấy chăn.
Vũ Đế tức quá, đứng phắt dậy ra về.
Nhiều người sợ nhà vua giận, nên có ý trách nàng. Nàng trả lời:
- Đàn bà là kẻ chỉ hay lấy nhan sắc thờ chồng. Nhan sắc kém, tình duyên sẽ phai nhạt, và tình yêu sẽ kém. Nhà vua quyến luyến ta chỉ vì nhan sắc xinh đẹp lúc mạnh. Nay ta đau, nhan sắc suy kém, so với thiên hạ ta là kẻ xấu xa. Nhìn mặt ta, nhà vua sẽ chán thì khi nào còn tưởng nhớ đến ta mà ban ân huệ cho anh em ta nữa.
Sau đó nàng chết. Vua Vũ Đế chôn cất nàng rất hậu, lại truyền họa sĩ vẽ hình nàng treo ở cung Cam Tuyền, phong cho anh em nàng quan tước cao.
Ngày tháng qua nhưng hình bóng người đẹp vẫn lởn vởn trước mắt, và mối tình thương nhớ vẫn canh cánh bên lòng... mà nhà vua không tìm thấy thú vui, người đẹp nào bằng người đã khuất.
Đời nhà Đường (618-907), vua Đường Minh Hoàng dắt Dương Quí Phi thưởng hoa mẫu đơn ở đình Cẩm Hương, sai người vời Lý Bạch đến bắt dâng ngay ba bài "Thanh Bình điệu". Lý còn say rượu nhưng cầm bút viết luôn ba bài. Bài thứ ba có câu:
Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan,
Thường đắc quân vương đới tiếu khan.
Nghĩa:
Danh hoa nghiêng nước sánh đôi vui,
Để xứng quân vương một nụ cười.
Chữ "khuynh quốc" để chỉ cái đẹp tuyệt với của Dương Quí Phi.
Trong "Đoạn trường tân thanh", thi hào Nguyễn Du tả sắc đẹp nàng Kiều cũng có câu:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
"Nghiêng nước, nghiêng thành" xuất sứ ở bài hát của Lý Diên Niên.
Khúc Nghê Thường Vũ Y
Theo truyền thuyết (sách "Dị văn lục") thì khúc vũ này do Đường Minh
Hoàng du Nguyệt điện về chế ra cho những người cung nữ múa hát.
Nguyên một đêm Trung Thu, niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường (713-741), vua Minh Hoàng thấy trăng sáng, mơ ước được đặt chân đến đấy xem chơi. Có đạo sĩ tên La Công Viễn (có sách chép là Diệp Pháp Thiện), người có phép tiên mới dùng giải lụa trắng, hóa thành một chiếc cầu đưa nhà vua đến Nguyệt điện.
Trong điện bấy giờ sáng rực. Tiếng nhạc du dương. Những nàng tiên trong những xiêm y xinh tươi, lộng lẫy, uyển chuyển múa hát như đàn bướm đủ màu tha thướt, bay lượn bên hoa.
Đường Minh Hoàng càng nhìn càng thấy say mê, quên cả trời gần sáng, nếu không có La Công Viễn nhắc thì quên trở về.
Nhờ ghi nhớ cách điệu nên khi trở về triều, Đường Minh Hoàng chế thành khúc "Nghê Thường vũ y" để tập cung nữ múa hát. Rồi cứ đến đêm rằm tháng tám, Đường Minh Hoàng cùng với Dương Quý Phi uống rượu dưới trăng, ngắm đoàn cung nữ xiêm y rực rỡ, uyển chuyển múa khúc Nghê Thường để tưởng như sống trong cung Quảng Hàn, điện Nguyệt.
Truyền thuyết này có tính cách thần thoại.
"Đường thư" chép: Đường Minh Hoàng lên chơi Nguyệt điện, thấy các tiên nữ mặc áo cánh chim, xiêm y ngũ sắc, hát bài "Tây Thiên điệu khúc", đến khi trở về trần, còn nhớ mang máng. Nhằm lúc có Tiết độ sứ là Trương Kính Thuật từ Tây Lương, đem khúc hát Bà La Môn đến biếu, Minh Hoàng truyền đem san định lại và đổi tên là khúc "Nghê Thường vũ y".
Tài liệu này có phần thực tế.
"Nghê" là cầu vồng. Tiếng miền Nam gọi là cái mống, do ánh nắng xuyên qua hơi nước trong mây nên phân thành bảy màu. Sách Tàu ngày xưa chỉ nhận có năm màu.
"Thường" là xiêm, để che phần hạ thân của người. "Nghê Thường" có nghĩa là xiêm cắt bằng năm màu.
"Vũ y" là áo dệt bằng lông chim. Hay có nghĩa là kiểu áo theo hình cách chim.
"Nghê Thường vũ y", ta có thể cho đó là những vũ nữ mặc áo theo hình cánh chim, còn quần thì bằng lụa phất phới ngũ sắc.
Những nhà sử học và khảo cổ học đã cho biết: đời Đường (và trước đời Đường), người Tàu đã có một khái niệm rõ rệt về địa dư vùng Tân Cương mà họ thường đến để mua bán và... chinh tây. Mặc dù người Tàu chưa từng chinh phục Ấn Độ nhưng sự bang giao về thương mại và chính trị đã có từ đời Hán (206-196 trước D.L.). Ấn Độ là nơi mà đạo Bà La Môn rất phồn thịnh. Lắm khi người Tàu và người Tân Cương lúc bấy giờ gọi phần đất Ấn Độ là Bà La Môn quốc. Bằng cớ là vào năm 629, lúc nhà sư Trần Huyền Trang (thường gọi là Đường Tam Tạng) đi thỉnh kinh ở Ấn Độ, ghé nước Cao Xương. Vua nước này có viết một bức thư cho vị Khả Hãn Tây Đột Quyết, yêu cầu Khả Hãn hết sức ủng hộ Huyền Trang đi dễ dàng đến "Bà La Môn quốc".
Vậy, ta có thể cho khúc "Nghê thường vũ y" là hình thức biến chuyển của khúc hát "Bà La Môn" đã có trước tiên ở phần đất Ấn Độ ngày xưa. Nó truyền sang Tàu ở đất Tây Lương do Tiết độ sứ Trương Kính Thuật đem dâng cho Đường Minh Hoàng.
Đất Tây Lương chính là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc ngày nay của nước Tàu. Trước đời nhà Đường, Đôn Hoàng đóng một vai trò quan trọng về phương diện văn hóa và thương mại.
Về mặt văn hóa, Đôn Hoàng chính là nơi các pháp sư Ấn Độ đến nghỉ ngơi, giảng đạo trước khi đi sâu vào đất Tàu. Về mặt thương mại, Đôn Hoàng là đầu cầu nối liền đường chở tơ lụa từ Tàu sang Ấn Độ, Ba Tư đến Địa Trung Hải. Ở đây là nơi tập trung các đoàn thương gia quốc tế chuyên chở hàng hóa trên lưng lạc đà tấp nập để trao đổi sản phẩm. Các nhà sử học gọi là "Đường tơ lụa" (Route de la soie).
Con đường dài xa thẳm ấy phải trải qua nhiều nước nhỏ với những vùng nông nghiệp rải rác phì nhiêu. Những nước nhỏ này nay đã bị diệt vong. Nhưng từ đầu công nguyên, những nước này có một nền văn hóa khá cao, chịu ảnh hưởng Ba Tư, Ấn Độ và Trung Hoa. Nước đáng chú ý nhứt là nước Qui Tư. Nước này giỏi về âm nhạc và vũ khúc. Nhạc công đội khăn đen, mặc y phục bằng lụa đỏ, tay áo thêu. Bản nhạc của họ có nhiều tên thơi mộng "Trò chơi giấu kim thoa", "Người ngọc chuyền ly rượu", v.v... Khi hòa tấu, có bốn người biểu diễn ca vũ. Ở vùng núi nước Qui Tư có những ngọn suối đàn. Nước nhỏ xuống đá từng giọt phát âm bổng trầm. Mỗi năm một lần các nhạc sĩ đến lắng nghe để phổ thành nhạc.
Phụ nữ nước Qui Tư rất đẹp. Gương mặt tròn, đều đặn. Y phục đặc biệt là nhiều kiểu, nhiều màu, thêu thùa khéo léo. Đàn ông mặc áo trắng viền xanh hoặc xanh viền trắng. Đàn bà mặc hai kiểu áo: tay rộng và tay chật. Áo trắng bâu xanh. Áo đen có thêu hình màu xanh trắng. Áo dài xanh viền vàng hoặc có sọc vàng. Phải chăng đó là những màu "nghê thường"?
Vậy, căn cứ vào khoa khảo cổ và sử học, ta có thể cho khúc "Nghê Thường vũ y" là một ca vũ khúc Ấn Độ truyền sang. Trên con đường phiêu lưu bằng "con đường tơ lụa" trước khi truyền sang Trung Hoa, khúc ca vũ này đã bị các sắc tộc dọc đường biến cải ít nhiều. Và khi đến Trung Hoa thì nó được chấn chỉnh lại cho hợp với dân tộc tính Trung Hoa do một nhà vua phong lưu tài tử, ăn chơi rất mực.
Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu:
Dẫu mà tay múa, miệng xang,
Thiên tiên cũng ngoảnh Nghê Thường trong trăng.
Trong "Bích Câu kỳ ngộ" cũng có câu:
Đong đưa khoe thắm, đưa vàng,
Vũ y thấp thoáng, Nghê Thường thiết tha.
Nguyên một đêm Trung Thu, niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường (713-741), vua Minh Hoàng thấy trăng sáng, mơ ước được đặt chân đến đấy xem chơi. Có đạo sĩ tên La Công Viễn (có sách chép là Diệp Pháp Thiện), người có phép tiên mới dùng giải lụa trắng, hóa thành một chiếc cầu đưa nhà vua đến Nguyệt điện.
Trong điện bấy giờ sáng rực. Tiếng nhạc du dương. Những nàng tiên trong những xiêm y xinh tươi, lộng lẫy, uyển chuyển múa hát như đàn bướm đủ màu tha thướt, bay lượn bên hoa.
Đường Minh Hoàng càng nhìn càng thấy say mê, quên cả trời gần sáng, nếu không có La Công Viễn nhắc thì quên trở về.
Nhờ ghi nhớ cách điệu nên khi trở về triều, Đường Minh Hoàng chế thành khúc "Nghê Thường vũ y" để tập cung nữ múa hát. Rồi cứ đến đêm rằm tháng tám, Đường Minh Hoàng cùng với Dương Quý Phi uống rượu dưới trăng, ngắm đoàn cung nữ xiêm y rực rỡ, uyển chuyển múa khúc Nghê Thường để tưởng như sống trong cung Quảng Hàn, điện Nguyệt.
Truyền thuyết này có tính cách thần thoại.
"Đường thư" chép: Đường Minh Hoàng lên chơi Nguyệt điện, thấy các tiên nữ mặc áo cánh chim, xiêm y ngũ sắc, hát bài "Tây Thiên điệu khúc", đến khi trở về trần, còn nhớ mang máng. Nhằm lúc có Tiết độ sứ là Trương Kính Thuật từ Tây Lương, đem khúc hát Bà La Môn đến biếu, Minh Hoàng truyền đem san định lại và đổi tên là khúc "Nghê Thường vũ y".
Tài liệu này có phần thực tế.
"Nghê" là cầu vồng. Tiếng miền Nam gọi là cái mống, do ánh nắng xuyên qua hơi nước trong mây nên phân thành bảy màu. Sách Tàu ngày xưa chỉ nhận có năm màu.
"Thường" là xiêm, để che phần hạ thân của người. "Nghê Thường" có nghĩa là xiêm cắt bằng năm màu.
"Vũ y" là áo dệt bằng lông chim. Hay có nghĩa là kiểu áo theo hình cách chim.
"Nghê Thường vũ y", ta có thể cho đó là những vũ nữ mặc áo theo hình cánh chim, còn quần thì bằng lụa phất phới ngũ sắc.
Những nhà sử học và khảo cổ học đã cho biết: đời Đường (và trước đời Đường), người Tàu đã có một khái niệm rõ rệt về địa dư vùng Tân Cương mà họ thường đến để mua bán và... chinh tây. Mặc dù người Tàu chưa từng chinh phục Ấn Độ nhưng sự bang giao về thương mại và chính trị đã có từ đời Hán (206-196 trước D.L.). Ấn Độ là nơi mà đạo Bà La Môn rất phồn thịnh. Lắm khi người Tàu và người Tân Cương lúc bấy giờ gọi phần đất Ấn Độ là Bà La Môn quốc. Bằng cớ là vào năm 629, lúc nhà sư Trần Huyền Trang (thường gọi là Đường Tam Tạng) đi thỉnh kinh ở Ấn Độ, ghé nước Cao Xương. Vua nước này có viết một bức thư cho vị Khả Hãn Tây Đột Quyết, yêu cầu Khả Hãn hết sức ủng hộ Huyền Trang đi dễ dàng đến "Bà La Môn quốc".
Vậy, ta có thể cho khúc "Nghê thường vũ y" là hình thức biến chuyển của khúc hát "Bà La Môn" đã có trước tiên ở phần đất Ấn Độ ngày xưa. Nó truyền sang Tàu ở đất Tây Lương do Tiết độ sứ Trương Kính Thuật đem dâng cho Đường Minh Hoàng.
Đất Tây Lương chính là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc ngày nay của nước Tàu. Trước đời nhà Đường, Đôn Hoàng đóng một vai trò quan trọng về phương diện văn hóa và thương mại.
Về mặt văn hóa, Đôn Hoàng chính là nơi các pháp sư Ấn Độ đến nghỉ ngơi, giảng đạo trước khi đi sâu vào đất Tàu. Về mặt thương mại, Đôn Hoàng là đầu cầu nối liền đường chở tơ lụa từ Tàu sang Ấn Độ, Ba Tư đến Địa Trung Hải. Ở đây là nơi tập trung các đoàn thương gia quốc tế chuyên chở hàng hóa trên lưng lạc đà tấp nập để trao đổi sản phẩm. Các nhà sử học gọi là "Đường tơ lụa" (Route de la soie).
Con đường dài xa thẳm ấy phải trải qua nhiều nước nhỏ với những vùng nông nghiệp rải rác phì nhiêu. Những nước nhỏ này nay đã bị diệt vong. Nhưng từ đầu công nguyên, những nước này có một nền văn hóa khá cao, chịu ảnh hưởng Ba Tư, Ấn Độ và Trung Hoa. Nước đáng chú ý nhứt là nước Qui Tư. Nước này giỏi về âm nhạc và vũ khúc. Nhạc công đội khăn đen, mặc y phục bằng lụa đỏ, tay áo thêu. Bản nhạc của họ có nhiều tên thơi mộng "Trò chơi giấu kim thoa", "Người ngọc chuyền ly rượu", v.v... Khi hòa tấu, có bốn người biểu diễn ca vũ. Ở vùng núi nước Qui Tư có những ngọn suối đàn. Nước nhỏ xuống đá từng giọt phát âm bổng trầm. Mỗi năm một lần các nhạc sĩ đến lắng nghe để phổ thành nhạc.
Phụ nữ nước Qui Tư rất đẹp. Gương mặt tròn, đều đặn. Y phục đặc biệt là nhiều kiểu, nhiều màu, thêu thùa khéo léo. Đàn ông mặc áo trắng viền xanh hoặc xanh viền trắng. Đàn bà mặc hai kiểu áo: tay rộng và tay chật. Áo trắng bâu xanh. Áo đen có thêu hình màu xanh trắng. Áo dài xanh viền vàng hoặc có sọc vàng. Phải chăng đó là những màu "nghê thường"?
Vậy, căn cứ vào khoa khảo cổ và sử học, ta có thể cho khúc "Nghê Thường vũ y" là một ca vũ khúc Ấn Độ truyền sang. Trên con đường phiêu lưu bằng "con đường tơ lụa" trước khi truyền sang Trung Hoa, khúc ca vũ này đã bị các sắc tộc dọc đường biến cải ít nhiều. Và khi đến Trung Hoa thì nó được chấn chỉnh lại cho hợp với dân tộc tính Trung Hoa do một nhà vua phong lưu tài tử, ăn chơi rất mực.
Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu:
Dẫu mà tay múa, miệng xang,
Thiên tiên cũng ngoảnh Nghê Thường trong trăng.
Trong "Bích Câu kỳ ngộ" cũng có câu:
Đong đưa khoe thắm, đưa vàng,
Vũ y thấp thoáng, Nghê Thường thiết tha.
Trao Tơ Gieo Cầu
Đời nhà Đường (618-907), Tể Tướng Trương Gia Trinh có năm người con
gái. Cả năm đều xấp xỉ ngang nhau. Mỗi người một vẻ, sắc nước hương
trời. Họ Trương đương chọn khách đông sàng.
Có danh sĩ là Quách Nguyên Chấn xin cầu hôn. Trương thấy là bực tài danh nên rất bằng lòng, nhưng không biết phải gả đứa nào. Cuối cùng Trương nghĩ ra cách, dạy năm người con gái của ông ngồi sau màn, mỗi người cầm một sợi tơ màu khác nhau.
Những sợi tơ ấy lủng lẳng bên ngoài, không ai nhìn được bóng dáng của cô nào cả. Nếu Nguyên Chấn rút sợi tơ nào tất được kết duyên với cô gái ấy.
Nhìn tới ngắm lui, Nguyên Chấn liền rút ngay sợi tơ đỏ, nhằm người con gái thứ ba. Người đẹp lộng lẫy và có đức hạnh.
Tích gieo cầu:
Cũng đời nhà Đường bên Tàu, nước Đại Huyền có công chúa Cửu Hườn, người có sắc đẹp lại văn võ song toàn. Vua cha đương kén chọn phò mã. Nàng tâu với vua:
- Nhân duyên là do trời định. Vậy xin cha cho người lập một cái đài cao tại giáo trường, và truyền cho các sắc dân trong nước, bất kỳ xấu, đẹp đều phải dự kén phò mã. Riêng con có thêu một quả tú cầu; ngày ấy, con sẽ khấn vái trời đất rồi lên lầu mà quăng quả tú cầu ấy xuống giữa đám đông. Nếu ai lượn được thì sẽ kết duyên chồng vợ.
Nhà vua cưng con, nghe cũng hữu lý nên bằng lòng.
Nghe được tin nhà vua tuyển chọn phò mã bằng cách gieo cầu, các chàng trai, không phân biệt giai cấp giàu nghèo, diện mạo tuấn tú hay xấu xa, dốt nát hay hay chữ đều tấp nập đổ xô đến trước đài. Họ hồi hộp, mong ngóng đón chờ...
Có chàng Tiết Cường, con thứ tư của Tiết Đinh San, vì bị nạn tru di ba họ nên lưu lạc đến đấy. Chàng là người mỹ mạo tuấn tú, võ nghệ siêu quần. Thấy người đông đảo, chàng cũng đứng xem.
Đến giờ lành, công chúa lên đài, quỳ trước bàn hương án, khấn vái, đoạn đứng lên, cầm quả tú cầu quăng xuống. Quả cầu nhào lộn trên không mấy vòng rồi sa trước mặt Tiết Cường. Mọi người đổ xô đến, lấn nhau chụp, làm té lăn sóng soài trên mặt đất. Tiết Cường đưa tay bắt lấy tú cầu, giữ chặt trong tay. Mọi người liền ào đến giựt lại. Chàng tay xô, chân đạp làm té nhào hết mấy người, rồi chen ra mà chạy, lại la lớn:
- Ấy là nhân duyên trời định, may ai nấy nhờ, lẽ đâu làm điều vô lễ.
Đoàn cấm binh liền đến can thiệp, xin rước phò mã. Bấy giờ họ mới tản ra, tiu nghỉu trở về.
Cấm binh thấy Tiết Cường mỹ mạo tuấn tú, nức nở khen:
- Thật là trời khéo xui vợ xứng chồng hết sức.
Thế là ngay hôm ấy, nhà vua truyền cho công chúa cùng Tiết Cường làm lễ giao bôi hợp cẩn.
Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, có câu:
Dù khi lá thắm chỉ hồng,
Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.
và:
Nuôi con những ước về sau,
Trao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơi.
"Chỉ hồng", "Trao tơ", "Gieo cầu" đều có ý nghĩa chỉ duyên vợ chồng, do điển tích trên.
Có danh sĩ là Quách Nguyên Chấn xin cầu hôn. Trương thấy là bực tài danh nên rất bằng lòng, nhưng không biết phải gả đứa nào. Cuối cùng Trương nghĩ ra cách, dạy năm người con gái của ông ngồi sau màn, mỗi người cầm một sợi tơ màu khác nhau.
Những sợi tơ ấy lủng lẳng bên ngoài, không ai nhìn được bóng dáng của cô nào cả. Nếu Nguyên Chấn rút sợi tơ nào tất được kết duyên với cô gái ấy.
Nhìn tới ngắm lui, Nguyên Chấn liền rút ngay sợi tơ đỏ, nhằm người con gái thứ ba. Người đẹp lộng lẫy và có đức hạnh.
Tích gieo cầu:
Cũng đời nhà Đường bên Tàu, nước Đại Huyền có công chúa Cửu Hườn, người có sắc đẹp lại văn võ song toàn. Vua cha đương kén chọn phò mã. Nàng tâu với vua:
- Nhân duyên là do trời định. Vậy xin cha cho người lập một cái đài cao tại giáo trường, và truyền cho các sắc dân trong nước, bất kỳ xấu, đẹp đều phải dự kén phò mã. Riêng con có thêu một quả tú cầu; ngày ấy, con sẽ khấn vái trời đất rồi lên lầu mà quăng quả tú cầu ấy xuống giữa đám đông. Nếu ai lượn được thì sẽ kết duyên chồng vợ.
Nhà vua cưng con, nghe cũng hữu lý nên bằng lòng.
Nghe được tin nhà vua tuyển chọn phò mã bằng cách gieo cầu, các chàng trai, không phân biệt giai cấp giàu nghèo, diện mạo tuấn tú hay xấu xa, dốt nát hay hay chữ đều tấp nập đổ xô đến trước đài. Họ hồi hộp, mong ngóng đón chờ...
Có chàng Tiết Cường, con thứ tư của Tiết Đinh San, vì bị nạn tru di ba họ nên lưu lạc đến đấy. Chàng là người mỹ mạo tuấn tú, võ nghệ siêu quần. Thấy người đông đảo, chàng cũng đứng xem.
Đến giờ lành, công chúa lên đài, quỳ trước bàn hương án, khấn vái, đoạn đứng lên, cầm quả tú cầu quăng xuống. Quả cầu nhào lộn trên không mấy vòng rồi sa trước mặt Tiết Cường. Mọi người đổ xô đến, lấn nhau chụp, làm té lăn sóng soài trên mặt đất. Tiết Cường đưa tay bắt lấy tú cầu, giữ chặt trong tay. Mọi người liền ào đến giựt lại. Chàng tay xô, chân đạp làm té nhào hết mấy người, rồi chen ra mà chạy, lại la lớn:
- Ấy là nhân duyên trời định, may ai nấy nhờ, lẽ đâu làm điều vô lễ.
Đoàn cấm binh liền đến can thiệp, xin rước phò mã. Bấy giờ họ mới tản ra, tiu nghỉu trở về.
Cấm binh thấy Tiết Cường mỹ mạo tuấn tú, nức nở khen:
- Thật là trời khéo xui vợ xứng chồng hết sức.
Thế là ngay hôm ấy, nhà vua truyền cho công chúa cùng Tiết Cường làm lễ giao bôi hợp cẩn.
Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, có câu:
Dù khi lá thắm chỉ hồng,
Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.
và:
Nuôi con những ước về sau,
Trao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơi.
"Chỉ hồng", "Trao tơ", "Gieo cầu" đều có ý nghĩa chỉ duyên vợ chồng, do điển tích trên.
Hết Phần 5
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét