Không còn bao lâu nữa đến ngày đứa cháu nội thứ 2 tròn 1tháng tuổi, tôi nhớ lại cách nay 10 năm, khi đứa cháu Nội lớn sắp tròn tháng đầu tiên, con trai tôi có hỏi:
- Ba ơi, Cháu sắp đầy tháng, vợ chồng Con định tổ chức tiệc, theo Ba, chúng ta làm theo ngày Tây hay ngày Ta?
- Mừng đầy tháng đó là cái lệ của người phương đông nói chung và của người Việt chúng ta nói riêng, nên phải theo ngày âm lịch mới đúng.
- Thế còn ngày Thôi nôi ?
- Nếu các con tổ chức sinh nhật 1 tuổi cho Cháu, thì làm theo ngày Tây Ta gì cũng được. Còn Thôi Nôi thì nhất định phải là ngày Âm Lịch, tức là ngày Ta. Vì đó là Tục Lệ của chúng ta, của người phương đông.
- Con chưa rõ lắm. Tại sao tổ chức Sinh nhật thì theo ngày Tây, Ta gì cũng được?
- Từ khi nước chúng ta chuyển qua sử dụng cách tính thời gian theo Tây Phương, tất cả giấy tờ đều ghi theo Dương Lịch. Cả tổ chức Sinh nhật mỗi năm, cũng theo Văn Hóa Phương Tây. Nên Các Con có thể dựa vào ngày Tây. Còn nếu tổ chức theo ngày âm thì cũng đúng thôi, vì chúng ta là người Việt.
Theo truyền thống, người Việt chúng ta không có lệ tổ chức sinh nhật hằng năm, chỉ tổ chức lễ Đầy Tháng, Thôi Nôi, Cúng Căn 3; 6; 9; 12 tuổi. Ngày nay, không còn ai tổ chức các lễ mừng tuổi đúng : Tứ Tuần (năm 41 tuổi tính theo tuổi Âm Lịch), Ngũ Tuần (51 tuổi). Riêng Lục Tuần (61 tuổi), Thất Tuần (71), Bát Tuần (81) ...được chú trọng nhiều hơn, thường do Con Cháu tổ chức mừng Thọ Ông Bà, Cha Mẹ.
Nói chung, tất cả những lễ đều phải tổ chức theo ngày tháng Âm Lịch.
- Tại sao Tứ tuần và Ngũ Tuần ít được chú trọng vậy Ba?
- Trước đây, tuổi thọ của con người còn thấp, bình quân khoảng 40, do đó Đỗ Phủ mới có câu thơ rất nổi tiếng "Nhân sinh thất thập cổ lai hy" . Chính vì thế chỉ những danh gia vọng tộc thường tổ chức tiệc mừng tuổi bắt đầu từ 41 (tuổi Tứ Tuần). Đến khi được 61 mới thật sự là mừng thọ. Theo quan niệm về Tử Vi, khi còn người sống đến 61 tuổi, là sống qua vòng tử vi 60 năm tròn một Giáp Tý.
- Giáp Tý là gì vậy Ba?
- Giáp Tý là sự kết hợp 6 Thập Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí, tương ứng với 5 Thập Nhị Chi: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Bắt đầu là Giáp và Tý nên gọi chu kỳ này là Giáp Tý
Ngày nay, tuổi thọ tăng cao, trung bình đạt sắp sỉ 70, nên việc mừng tuổi Tứ Tuần, Ngũ Tuần không còn nữa. Thêm việc du nhập tổ chức sinh nhật hằng năm theo Tây Phương, dần dà lễ mừng tuổi Tứ Tuần, Ngũ Tuần không còn nữa. Chỉ còn một số người theo tục lệ cũ tổ chức Lục Tuần, Thất Tuần...mà thôi.
Còn việc cúng Đầy Tháng, Thôi Nôi... là Tục Lệ có từ rất lâu đời. Theo quan niệm dân gian, từ lúc mới tượng hình thành bào thai trong bụng mẹ, một sự sống đã bắt đầu. Sự sống bé bỏng này được sanh ra bởi Bà Chúa Thai Sanh, việc chăm sóc bảo vệ do 12 Mụ Bà. Đó là các Bà Mẹ Sanh Mẹ Đẻ và 3 Đức Thầy. Ba Đức thầy bao gồm: Thánh Sư, Tổ Sư và Tiên Sư
- Bà Chúa Thai Sanh ( Bà Chúa Đầu Thai) là người đứng đầu các vị thần bảo vệ đứa trẻ từ lúc tượng hình, đến lúc chào đời cho đến 12 tuổi.
- 12 Mụ Bà thay nhau bảo vệ đứa trẻ 12 tháng trong năm. Nhiệm vụ bảo vệ nầy duy trì trong suốt 12 năm.
- Ba Đức Thầy có chức năng truyền dạy nghề nghiệp
Trẻ sinh ra được đúng một tháng, gia đình tổ chức lễ Cúng Mụ, hay còn gọi là đám Đầy Tháng.
Việc tổ chức lễ Đầy Tháng, trước là tạ ơn các Mụ Bà, Tổ Tiên đã phù hộ cho “mẹ tròn con vuông”. Vả lại theo tín ngưỡng, ngày xưa người mẹ và con chưa đủ tháng thường không được ra khỏi nhà . Do đó ngày đầy tháng cũng là ngày đầu tiên gia đình trình thân tộc, họ hàng, lối xóm về đứa trẻ.
Trong ngày đầy tháng, ngoài việc chuẩn bị món ăn thức uống dùng để chiêu đãi khách mời, gia chủ còn chuẩn bị mâm lễ vật cung kính 12 Mụ bà gồm 12 chén chè, 3 tô chè, 3 đĩa xôi và một mâm cúng kính 3 Đức Thầy gồm con vịt chéo cánh được luộc chín, 3 chén cháo và 1 tô cháo
Khi trẻ đúng 1 tuổi, cha mẹ tổ chức cúng Thôi Nôi. Đây là một lễ không thể thiếu của mỗi người Việt chúng ta. Trong lễ thôi nôi, sau nghi thức cúng kính mang ý nghĩa tương tự như cúng Đầy Tháng, Một tục lệ khá đặc biệt còn lưu giữ là tục “đặt sàn” có nhiều vật dụng như gương lược, dao kéo, đất, xôi, vũ khí … để trẻ tự lựa chọn. Đây là hình thức tiên đoán nghề nghiệp tương lai của trẻ. Theo quan niệm dân gian, vật nào được trẻ lựa chọn trước, khi lớn lên trẻ sẽ có nghề tương ứng với món đồ đã chon. Theo Phong tục xưa, sau lễ thôi nôi, hằng năm sẽ không tổ chức kỷ niệm ngày sinh. mà chỉ tổ chức Cúng Căn khi trẻ lên 3 tuổi, 6 tuổi, 9 tuổi, 12 tuổi. Ý nghĩa của Cúng Căn cũng nhằm mừng trẻ được mạnh khỏe và tạ ơn Các Mụ Bà chăm sóc, bảo vệ. Đặc biệt lễ Cúng Căn khi trẻ lên 12, đây là lần Cúng Căn cuối cùng, theo quan niệm Ông Bà ngày xưa, đứa trẻ được 12 tuổi đã thoát nạn “hữu sanh vô dưỡng” tự làm chủ được mọi hành động, không cần Các Mụ Bà dạy dỗ bảo vệ nữa, thì gia đình làm lễ Cúng Dứt Căn, mang ý nghĩa tạ ơn lần cuối, Lễ này được tổ chức rình rang hơn, linh đình hơn các lễ trước.
Tóm lại, các lễ mừng Đầy tháng, Thôi nôi, Mừng thọ...là nét đẹp trong văn hóa nước nhà. Tuy nhiên do quá trình hội nhập, giao thoa văn hóa, giới trẻ ngày nay, chỉ chú trọng đến việc tổ chức sinh nhật mỗi năm theo phương tây, dần dà những nét độc đáo của Tiền Nhân từ từ đi vào quên lãng. Nếu một ngày nào đó, các mỹ tục này không còn nữa, đó chính là một mất mát vô cùng to lớn trong Văn hóa nước nhà, một tội lớn với Tiền Nhân.
Huỳnh Hữu Đức
- Ba ơi, Cháu sắp đầy tháng, vợ chồng Con định tổ chức tiệc, theo Ba, chúng ta làm theo ngày Tây hay ngày Ta?
- Mừng đầy tháng đó là cái lệ của người phương đông nói chung và của người Việt chúng ta nói riêng, nên phải theo ngày âm lịch mới đúng.
- Thế còn ngày Thôi nôi ?
- Nếu các con tổ chức sinh nhật 1 tuổi cho Cháu, thì làm theo ngày Tây Ta gì cũng được. Còn Thôi Nôi thì nhất định phải là ngày Âm Lịch, tức là ngày Ta. Vì đó là Tục Lệ của chúng ta, của người phương đông.
- Con chưa rõ lắm. Tại sao tổ chức Sinh nhật thì theo ngày Tây, Ta gì cũng được?
- Từ khi nước chúng ta chuyển qua sử dụng cách tính thời gian theo Tây Phương, tất cả giấy tờ đều ghi theo Dương Lịch. Cả tổ chức Sinh nhật mỗi năm, cũng theo Văn Hóa Phương Tây. Nên Các Con có thể dựa vào ngày Tây. Còn nếu tổ chức theo ngày âm thì cũng đúng thôi, vì chúng ta là người Việt.
Theo truyền thống, người Việt chúng ta không có lệ tổ chức sinh nhật hằng năm, chỉ tổ chức lễ Đầy Tháng, Thôi Nôi, Cúng Căn 3; 6; 9; 12 tuổi. Ngày nay, không còn ai tổ chức các lễ mừng tuổi đúng : Tứ Tuần (năm 41 tuổi tính theo tuổi Âm Lịch), Ngũ Tuần (51 tuổi). Riêng Lục Tuần (61 tuổi), Thất Tuần (71), Bát Tuần (81) ...được chú trọng nhiều hơn, thường do Con Cháu tổ chức mừng Thọ Ông Bà, Cha Mẹ.
Nói chung, tất cả những lễ đều phải tổ chức theo ngày tháng Âm Lịch.
- Tại sao Tứ tuần và Ngũ Tuần ít được chú trọng vậy Ba?
- Trước đây, tuổi thọ của con người còn thấp, bình quân khoảng 40, do đó Đỗ Phủ mới có câu thơ rất nổi tiếng "Nhân sinh thất thập cổ lai hy" . Chính vì thế chỉ những danh gia vọng tộc thường tổ chức tiệc mừng tuổi bắt đầu từ 41 (tuổi Tứ Tuần). Đến khi được 61 mới thật sự là mừng thọ. Theo quan niệm về Tử Vi, khi còn người sống đến 61 tuổi, là sống qua vòng tử vi 60 năm tròn một Giáp Tý.
- Giáp Tý là gì vậy Ba?
- Giáp Tý là sự kết hợp 6 Thập Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí, tương ứng với 5 Thập Nhị Chi: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Bắt đầu là Giáp và Tý nên gọi chu kỳ này là Giáp Tý
Ngày nay, tuổi thọ tăng cao, trung bình đạt sắp sỉ 70, nên việc mừng tuổi Tứ Tuần, Ngũ Tuần không còn nữa. Thêm việc du nhập tổ chức sinh nhật hằng năm theo Tây Phương, dần dà lễ mừng tuổi Tứ Tuần, Ngũ Tuần không còn nữa. Chỉ còn một số người theo tục lệ cũ tổ chức Lục Tuần, Thất Tuần...mà thôi.
Còn việc cúng Đầy Tháng, Thôi Nôi... là Tục Lệ có từ rất lâu đời. Theo quan niệm dân gian, từ lúc mới tượng hình thành bào thai trong bụng mẹ, một sự sống đã bắt đầu. Sự sống bé bỏng này được sanh ra bởi Bà Chúa Thai Sanh, việc chăm sóc bảo vệ do 12 Mụ Bà. Đó là các Bà Mẹ Sanh Mẹ Đẻ và 3 Đức Thầy. Ba Đức thầy bao gồm: Thánh Sư, Tổ Sư và Tiên Sư
- Bà Chúa Thai Sanh ( Bà Chúa Đầu Thai) là người đứng đầu các vị thần bảo vệ đứa trẻ từ lúc tượng hình, đến lúc chào đời cho đến 12 tuổi.
- 12 Mụ Bà thay nhau bảo vệ đứa trẻ 12 tháng trong năm. Nhiệm vụ bảo vệ nầy duy trì trong suốt 12 năm.
- Ba Đức Thầy có chức năng truyền dạy nghề nghiệp
Trẻ sinh ra được đúng một tháng, gia đình tổ chức lễ Cúng Mụ, hay còn gọi là đám Đầy Tháng.
Việc tổ chức lễ Đầy Tháng, trước là tạ ơn các Mụ Bà, Tổ Tiên đã phù hộ cho “mẹ tròn con vuông”. Vả lại theo tín ngưỡng, ngày xưa người mẹ và con chưa đủ tháng thường không được ra khỏi nhà . Do đó ngày đầy tháng cũng là ngày đầu tiên gia đình trình thân tộc, họ hàng, lối xóm về đứa trẻ.
Trong ngày đầy tháng, ngoài việc chuẩn bị món ăn thức uống dùng để chiêu đãi khách mời, gia chủ còn chuẩn bị mâm lễ vật cung kính 12 Mụ bà gồm 12 chén chè, 3 tô chè, 3 đĩa xôi và một mâm cúng kính 3 Đức Thầy gồm con vịt chéo cánh được luộc chín, 3 chén cháo và 1 tô cháo
Khi trẻ đúng 1 tuổi, cha mẹ tổ chức cúng Thôi Nôi. Đây là một lễ không thể thiếu của mỗi người Việt chúng ta. Trong lễ thôi nôi, sau nghi thức cúng kính mang ý nghĩa tương tự như cúng Đầy Tháng, Một tục lệ khá đặc biệt còn lưu giữ là tục “đặt sàn” có nhiều vật dụng như gương lược, dao kéo, đất, xôi, vũ khí … để trẻ tự lựa chọn. Đây là hình thức tiên đoán nghề nghiệp tương lai của trẻ. Theo quan niệm dân gian, vật nào được trẻ lựa chọn trước, khi lớn lên trẻ sẽ có nghề tương ứng với món đồ đã chon. Theo Phong tục xưa, sau lễ thôi nôi, hằng năm sẽ không tổ chức kỷ niệm ngày sinh. mà chỉ tổ chức Cúng Căn khi trẻ lên 3 tuổi, 6 tuổi, 9 tuổi, 12 tuổi. Ý nghĩa của Cúng Căn cũng nhằm mừng trẻ được mạnh khỏe và tạ ơn Các Mụ Bà chăm sóc, bảo vệ. Đặc biệt lễ Cúng Căn khi trẻ lên 12, đây là lần Cúng Căn cuối cùng, theo quan niệm Ông Bà ngày xưa, đứa trẻ được 12 tuổi đã thoát nạn “hữu sanh vô dưỡng” tự làm chủ được mọi hành động, không cần Các Mụ Bà dạy dỗ bảo vệ nữa, thì gia đình làm lễ Cúng Dứt Căn, mang ý nghĩa tạ ơn lần cuối, Lễ này được tổ chức rình rang hơn, linh đình hơn các lễ trước.
Tóm lại, các lễ mừng Đầy tháng, Thôi nôi, Mừng thọ...là nét đẹp trong văn hóa nước nhà. Tuy nhiên do quá trình hội nhập, giao thoa văn hóa, giới trẻ ngày nay, chỉ chú trọng đến việc tổ chức sinh nhật mỗi năm theo phương tây, dần dà những nét độc đáo của Tiền Nhân từ từ đi vào quên lãng. Nếu một ngày nào đó, các mỹ tục này không còn nữa, đó chính là một mất mát vô cùng to lớn trong Văn hóa nước nhà, một tội lớn với Tiền Nhân.
Huỳnh Hữu Đức
******
Trong sách " Bắc Bộ Lục" có nói : Tục Lĩnh Nam nhà giàu đẻ con được 3 ngày, hoặc đầy tháng. thì tắm gội cho con, làm một bữa tiệc gọi là "Đoàn Du Phạn" (Bữa cơm tròn trặn trơn tru). "Vân Đài Loại Ngữ" của Lê Quí Đôn viết: Tục nước ta, đẻ con được 3 ngày làm mâm cơm cúng Mụ. Đến hôm đầy tháng, hôm 100 ngày (đầy tuổi Tôi), đều có làm mâm cơm cúng Gia Tiên, bày tiệc ăn mừng. Bà con, người quen thuộc, dùng thơ, câu đối, đồ chới, quần áo trẻ để mừng. Mà nhất là tiệc 100 ngày (tiệc đầy tuổi Tôi) to hơn.
Theo quan niệm dân gian của cộng đồng Người Việt, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai) và Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho. Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (đứa trẻ chào đời được 3 ngày), đầy tháng (đứa trẻ chào đời được một tháng) hay đầy năm thì bố mẹ, ông bà đứa trẻ phải bày tiệc cúng Mụ để tạ ơn các bà Mụ và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.Tục thờ cúng 12 bà Mụ là tín ngưỡng người Việt tiếp thu từ Trung Hoa. Theo truyền thuyết, tục này có từ lâu đời và đã từng được giải nghĩa trong tác phẩm Phong thần diễn nghĩa. Theo truyện, Khương Tử Nha phụng chỉ Ngọc Đế phong cho ba vị tiên đảo là Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu và Bích Tiêu, môn đồ của Quy Linh Thánh Mẫu, nắm giữ "hỗn nguyên kim đẩu". Đời người trước sau đều chuyển kiếp từ cái "kim đẩu" này. Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu, Bích Tiêu gọi chung là "Tam Cô", hay "Chú Sinh Nương Nương". Chú Sinh Nương Nương còn gọi là Thụ Tử Thần (thần ban con), và có 12 bà chị ("thập nhị thư bà" hay "thập nhị bảo mẫu", "thập nhị đình nữ"). Thập nhị thư bà với những tư thế khác nhau, tượng hình người phụ nữ bồng con, cầm tay con dắt, cho con bú v.v.
( theo http://vi.wikipedia.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét