Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông [1][2].
Theo gia phả của dòng họ Nguyễn ở làng Nghi Xuân, Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (tức ngày 3 tháng 1 năm 1766 tại phường Bích Câu, Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775), sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tự Hy Di, hiệu Nghi Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Thượng thư bộ Hộ triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần [3]
(24 tháng 8 năm 1740 - 27 tháng 8 năm 1778), con gái một người làm chức
câu kế. Quê làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm (kém chồng 32 tuổi sinh được năm con, bốn trai và một gái).[4][5]
Sinh ra trong thời gian đất nước xảy ra nhiều biến động.Mãi đến khi triều Nguyễn được Gia Long phục hồi, Nguyễn Du mới ra tham chánh.
Đỗ Phủ cũng có một bài thơ "Sơ nguyệt", vành trăng non vừa ló dạng như bậc hiền tài chưa thể lộ diện.Có thể Nguyễn Du cùng cảnh ngộ mà cảm tác cho riêng mình một bài "Sơ nguyệt".
初月
吸得陽光纔上天,
初三初四未團圓。
嫦娥妝鏡微開匣,
嫦娥妝鏡微開匣,
壯士彎弓不上弦。
千里關山無改色,
千里關山無改色,
一庭霜露共愁眠。
徘徊正憶鴻山夜,
徘徊正憶鴻山夜,
卻在羅浮江水
邊
Sơ nguyệt
Hấp đắc dương
quang tài thượng thiên,
Sơ tam sơ tứ vị đoàn viên.
Thường Nga trang kính vi khai hạp,
Tráng sĩ loan cung bất thượng huyền.
Thiên lý quan san vô cải sắc,
Nhất đình sương lộ cộng sầu miên.
Bồi hồi chính ức Hồng sơn dạ,
Khước tại La Phù giang thuỷ biên.
Sơ tam sơ tứ vị đoàn viên.
Thường Nga trang kính vi khai hạp,
Tráng sĩ loan cung bất thượng huyền.
Thiên lý quan san vô cải sắc,
Nhất đình sương lộ cộng sầu miên.
Bồi hồi chính ức Hồng sơn dạ,
Khước tại La Phù giang thuỷ biên.
Dịch nghĩa: Trăng non
Mồng ba mồng bốn trăng vẫn chưa tròn được.
Tấm kiếng dùng trang điểm của Hằng Nga chưa mở nắp,
Vành cung tráng sĩ chẳng thắt dây.
Ở nơi nghìn dặm quan san, vẻ đẹp của trăng vẫn không thay đổi
Một sân sương móc cùng với trăng trong giấc ngủ buồn
Bồi hồi nhớ đêm nào còn ở dưới chân núi Hồng,
Bây giờ về bên bến sông La Phù
Dịch thơ :
Nhận ánh nhật quang
trăng ló dạng
Mùng ba mùng bốn vẫn chưa đầy
Gương trang điểm Chị Hằng chưa mở
Cung quý anh hùng chẳng buộc dây
Ngàn dậm quan san trăng vẫn đẹp
Một sân sương nguyệt giấc sầu lây
Bồi hồi lại nhớ đêm Hồng lĩnh
Giờ đây đã đến bến La nầy.
Quên Đi
Mùng ba mùng bốn vẫn chưa đầy
Gương trang điểm Chị Hằng chưa mở
Cung quý anh hùng chẳng buộc dây
Ngàn dậm quan san trăng vẫn đẹp
Một sân sương nguyệt giấc sầu lây
Bồi hồi lại nhớ đêm Hồng lĩnh
Giờ đây đã đến bến La nầy.
Quên Đi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét