Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Hùng Ca Sử Việt 1 - Lời Mở Đầu

                            Phần 1

   Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
     Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.
     Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
     Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
                                     Lý Thường Kiệt
     Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
     Rành rành định phận tại sách Trời.
     Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
     Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

                         Mục Lục

                                 Lời Mở Đầu
                                 Đồng Bào
                                 Phù Đổng Thiên Vương
                                 Tiếng Hờn Sông Hát
                                 Nhuỵ Kiều Tướng Quân
                                 Mai Hắc Đế
                                 Bố Cái Đại Vương
Lời Mở Đầu
        
         Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, đều có niềm tự hào, hãnh diện của nòi giống. Dân Việt ta lại càng hãnh diện hơn khi có những Tiền Nhân cân quắc anh thư, là những anh hùng xuất chúng.
         Là một nước nhỏ bé nằm kề cận một nước lớn Trung Hoa, luôn tìm cách xâm chiếm và đồng hoá, thế mà vẫn kiên cường bất khuất. Trong suốt mấy ngàn năm luôn bị phương bắc xâm lược, Tổ Tiên ta vẫn giữ vững văn hoá dân tộc, để con cháu đời sau luôn hãnh diện tự hào: đất nước ta có hơn 4.000 năm văn hiến. Tiền Nhân luôn nêu gương sáng  cho hậu thế, giữ vững truyền thống bảo vệ tổ quốc, bảo vệ giang san, không làm tay sai cho giặc  như câu nói của Vua Lê Thánh Tông:
“Một thước núi, một tấc sông của ta không nên vất bỏ... Nếu ngươi dám lấy một thước, một tấc đất của Thái Tổ (Vua Lê Lợi) mà đút mồi cho giặc thì tội phải tru di...”        (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)

         Lịch sử Việt Nam nếu tính từ lúc có mặt con người sinh sống thì đã có hàng vạn năm trước Công nguyên, còn tính từ khi đất nước được hình thành thì mới khoảng từ hơn 4000 năm trước đây
         Những người Việt Tiền Sử trên vùng châu thổ sông Hồng sông Mã đã khẩn đất, chế ngự nước lụt của các sông,  phục vụ cho việc trồng lúa và đã tạo nên nền văn minh lúa nước.
        Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Vua Thần Nông (một trong Tam Hoàng của Huyền Sử Trung Hoa vốn  người gốc Phương Nam) là tổ tiên của dân tộc Việt, đã đem cách trồng lúa ở phương Nam ra truyền dạy lại cho người phương Bắc.
         Khu vực trung du bắc phần Việt Nam đã có người ở từ thời kỳ Đồ Đá Cũ (Thời Tiền Sử). Các nhà khảo cổ đã tìm ra các dấu vết người Vượn cư ngụ tại Lạng Sơn, Ninh Bình và Thanh Hoá cách đây hàng trăm nghìn năm. Thời kỳ này mực nước biển thấp hơn, và Việt Nam khi đó nối liền với đảo Hải Nam, bán đảo Mã Lai, Indonesia, với khí hậu ẩm và mát hơn bây giờ.
         Do chính đặc trưng về địa chất nên vùng đồng bằng sông Hồng, vịnh Bắc Việt không có điều kiện khai quật nền đất cổ đại có ở khoảng 8000 năm trước Công Nguyên (trước khi có đại hồng thủy) để xác nhận dấu vết của các nền văn minh khác nếu có. Trang sử Việt có một khoảng trống không xác định được từ khoảng năm trước 5500 năm - 18000 năm trước.
        Qua những khảo cứu trên, Thuỷ Tổ Tộc Việt không phải chỉ xuất xứ từ nam sông Hoàng Hà thôi, nên vì thế mới có một nền văn minh riêng, ngôn ngữ riêng, không hề giống với tiếng nói của các dân tộc Đông Á.                                          
         Đó chính là sắc thái riêng, bản chất riêng được gìn giữ và lưu truyền trong tâm khảm của người Dân Việt.                                                               
          “Hùng Ca Sử Việt" nói về những bậc Anh Hùng Dân Tộc Việt Nam. Cấu trúc mỗi truyện được chia làm hai phần, phần đầu được kể như truyện cổ tích, phần sau tóm lược Bối Cảnh Lịch sử đương thờ. Phần lớn nội dung được Biên Soạn từ "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư" của Lê Văn Hưu, Phan Thu Tiên, Ngô Sĩ Liên.., “Lĩnh Nam Chích Quái”của Trần Thế Phát(?), "Việt Nam Sử Lược" của Trần Trọng Kim, cùng tham khảo một số bài viết trong các trang Web trên  google (vì quá nhiều nên không thể nhớ đưa hết vào đây. Mong Các Vị thông cảm)… 

 Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét