Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Luật Thơ Đường Luật Phần 1


Lời mở đầu:

      Trong chúng ta, đôi lúc có máu thơ thẩn, thích làm thơ để trải lòng, nhưng lại không dám thực hiện. Vì sao?
      Chúng tôi xin phép được suy bụng ta ra bụng người, để trả lời. Chúng ta ngần ngại vì bởi không biết rõ luật thơ, luôn e sợ lỡ sai luật.
      Chính vì lý do đó, ngoài sự hiểu biết, đến việc cố công sưu tầm và tổng hợp một số bài viết từ
Internet
      Với chủ ý cùng nhau trao đổi, chúng tôi đã chọn lọc một số bài
của Thân Hữu. Những Cây Viết Nghiệp Dư này đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều thi phẩm để mang ra thí dụ, hầu dẫn chứng về Luật  của các Thể Thơ.
      Với khả năng hạn chế, kính mong quý độc giả góp ý và bổ sung để chúng ta có được một bài viết đầy đủ hơn.

 

       Trước khi tìm hiểu về đề tài này chúng ta cũng còn cần phân biệt Đường Thi và Thơ Đường Luật.
- Đường Thi: là nói chung tất cả các thể loại thơ làm vào thời Nhà Đường bên Trung Hoa, thí dụ như thơ Cổ Phong (Cổ Thể), Phú, thơ Đường luật, các bài Từ...

- Thơ Đường Luật: chỉ gói gọn trong Thơ Tứ Tuyệt và Thơ Bát Cú làm theo luật thơ đời Đường, nhưng không phân biệt sáng tác vào thời kỳ nào, thời đại nào hay quốc gia nào. Có một số Thơ Đường Luật do các thi sĩ Việt sáng tác.
Thơ Đường Luật gồm có thơ 4 câu  (Tứ Tuyệt) và thơ 8 câu (Bát Cú).

- Tứ Tuyệt gồm có Ngũ Ngôn Tứ tuyệt (bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ) và Thất Ngôn Tứ Tuyệt (Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ).

- Bát Cú cũng thế, gồm có Ngũ Ngôn Bát Cú và Thất Ngôn Bát Cú.

      Luật Thơ Đường rất nghiêm khắc, Người làm thơ phải tuân thủ chặt chẽ 5 Luật sau đây:

- Niêm: là làm cho chắc, cho vững.

- Vần: Thông thường, thơ Đường Luật chỉ sử dụng vần Bằng và gieo vần ở cuối các câu 1, 2, 4 ở các bài vần bằng và 2 , 4 ở các bài Âm Trắc (thơ Tứ Tuyệt).Gieo vần cuối các câu 1, 2, 4, 6 , 8 ở các bài Vần bằng (Thất ngôn bát cú). Còn các bài Âm Trắc (chữ cuối câu 1 mang Âm Trắc) thì gieo vần ở cuối các câu 2, 4, 6, 8. Điều quan trọng là không được lập lại vần đã gieo. Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ như trường hợp dạng thơ Thủ Vỹ Ngâm Câu 1 và câu 8 giống nhau, hay từ đồng âm nhưng không đồng nghĩa. 


Thí dụ như bài Thu Điếu của Nguyễn Khuyến có hai từ "teo"

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo 


 - Luật Bằng Trắc: (xem các bài thơ thí dụ phần bên dưới).

- Luật Đối (chỉ dùng cho thơ Bát cú) :
- Bố cục Bài Thơ (chỉ dùng cho thơ Bát Cú)
(Tuy nhiên sau này để dễ dàng cho việc sáng tác, người ta đưa ra nguyên tắc Nhất Tam Ngũ bất luận, Nhị Tứ Lục phân minh. Nghĩa là chữ thứ 1, 3, 5 không cần theo luật. Các chữ thứ 2, 4, 6 thì phải theo niêm luật).

A- Thơ Tứ Tuyệt.

      Gồm hai loại, Thất Ngôn Tứ Tuyệt gồm 4 câu mỗi câu 7 chữ và bớt hai chữ đầu sẽ trở thành bài Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt

1/ Luật Niêm trong thơ Tứ Tuyệt:


Luật Niêm dựa vào chữ thứ 2 và thứ 6 trong câu.
Câu 1 niêm với câu 4. Câu 2 niêm với câu 3.
Như bài thơ SI TRĂNG bên dưới

- Chữ thứ 2 Câu 1 vần TRẮC thì chữ thứ 2 câu 4 cũng phải vần
TRẮC.
  Chữ thứ 6 câu 1 vần
TRẮC thì chữ thứ 6 câu 4 cũng phải vần TRẮC
- Chữ thứ 2 câu 2 vần BẰNG thì chữ thứ 2 câu 3 cũng vần
BẰNG .
  Chữ thứ 6 câu 2 vần
BẰNG thì chữ thứ 6 câu 3 cũng phải vần BẰNG
 
          Si Trăng

Thả lỏng hồn đếnHằng              
Ta người nhân thế luỵ tình trăng 
Ghe phen những muốn xuôi vào mộng 
Biết chốn Quảng Hàn nhận chăng? 
                                                     Quên Đi


Trong bài Si Trăng bên trên, câu thứ 1 và câu 4 Niêm với nhau. Câu thứ 2 và câu 3 Niêm với nhau.
Các chữ thứ 2 , 6 (có gạch dưới) Cùng Bằng Hoặc cùng Trắc. Chữ thứ 4 thì ngược lại.

2/ Luật Bằng Trắc và gieo vần trong thơ Tứ Tuyệt:

Trong Thơ Đường Luật thông thường chỉ gieo vần Bằng ở cuối câu. Nếu chữ cuối của câu 1 là thanh Bằng sẽ dùng gieo vần cho các câu chẵn 2 ; 4. Nếu chữ cuối là thanh trắc, sẽ dùng chữ cuối câu của câu 2 để gieo vần.

      Thông thường, trong thơ Đường Luật, người ta dựa vào chữ thứ 2 và chữ cuối của câu thứ nhất để xác định bài thơ Luật gì Âm gì.

a- Luật Bằng 
Thanh Bằng:

Chữ thứ 2 và chữ cuối (thứ 7) câu thứ nhất Âm bằng thì bài thơ Luật bằng Vần bằng.
( Tất cả những Mẫu Tự In Hoa bên dưới bắt buộc phải theo luật)
 
 

Thí dụ: Tóc mây  
Nắng vàng hôn nhẹ tóc ai  bay
 
b       B     t     T    t   B    B 
Gió thoảng mơn man suối tóc dài
 
t      T      b      B    T     b    B 
Sóng biếc hay mây ôm dáng ngọc
 
t       T    b     B    b    T      T 
Tóc huyền buông xỏa động lòng ai
 
b      B       t       T    t       B     B    
                                   (Quên Đi)

b- Luật Trắc Âm Bằng:

Chữ thứ 2 Vần Trắc, chữ cuối (thứ 7) Âm Bằng (của câu thứ nhất.)

Thí dụ:
Si Trăng (bài xướng)

Thả lỏng hồn mơ đến ả Hằng 
 t    T       b    B     t   T   B                
Ta người nhân thế luỵ tình trăng   
 b      B      t     T    t     B     B          
Ghe phen những muốn xuôi vào mộng
 
b     B       t         T        b     B    T
Biết chốn Quảng Hàn có nhận chăng? 
 t       T       b       B    t      T      B   
                                      
Quên Đi
c- Luật Bằng Âm Trắc:
 
Câu thứ nhất chữ thứ 2 Vần Bằng, chữ thứ 7 Âm Trắc

Thí dụ: Mê Say

Nàng ngồi xoả tóc bên song cửa
 b      B      t    T     b    B      T
Ngắm ánh trăng treo lơ lửng trời
 t       T       b     B     t    T      B
Đâu phải Trương Chi si dáng ngọc
 t      T       b        B  b    T      T
Sao ta thờ thẩn thế em ơi
b   B   t      T    t     B  B
                         (Quên Đi)

e - Luật Trắc Thanh Trắc :
 
Chữ thứ 2 và chữ thứ 7 đều là thanh Trắc (của câu thứ nhất)

Thí dụ: Bản dịch 2  Ẩm Tửu Khán Mẫu Đơn

Có rượu trước hoa nay uống cạn
  t    T      b      B    b     T    T
Lỡ say quá chén cũng cam lòng
 b   B    t      T     t      B     B
Thẹn thầm khi đoá hoa cười nói
   b     B     t     T     b     B   T
Nở đẹp nào cho mấy lão ông
 t    T    b     B    t    T    B
                        (Quên Đi)

Bản Dịch 3: (Ngũ Ngôn Luật Trắc Thanh Trắc) Chữ thứ 2 và chữ cuối (chữ thứ 5)

Nâng chén trước hoa uống
Có say cũng chẳng sầu
Buồn khi hoa cất tiếng
Không nở vì ông đâu
             (Quên Đi)
 
Bản Hán Việt (Ngũ Ngôn luật Trắc Thanh Trắc)

Kim nhật hoa tiền ẩm
Cam tâm tuý sổ bôi
Đản sầu hoa hữu ngữ
Bất vị lão nhân khai                 
            (Lưu Tích Vũ)


Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét