November 23, 2013
Anh Mai Lộc ơi,
Tôi có được email của Anh. Nội
dung:
Cùng Bạn
,
Cali trời đang giữa thu , hôm nay cây cối mới
bắt đầu úa vàng , không như các tiểu bang miền đông , mùa thu lá vàng
đến sớm hơn. Công viên nơi đây hôm nay lá vàng đã rơi đầy . Tôi cố
giữ tâm tư mình thật yên lặng trong những bước thiền hành hằng ngày nhưng rồi
cũng không ngăn được nỗi cảm xúc mênh mang len lén vào hồn mình khi nhìn những
chiếc lá vàng buông cành , chao đảo rồi nằm im lìm dưới chân tôi . Mùa thu
lúc nào cũng đẹp và buồn man mác nhất là cho những người tuổi vào thu như
chúng ta . Xin gởi bạn một cảm tác mùa thu,
Thân
mến
Mailoc
L Á THU .
Lâng
lâng chiều nhẹ mắt say say ,
Tan
tác rơi rơi lá
thở dài .
Hiu
hắt gió đâu từ vạn dặm ,
Nỗi
sầu vạn cổ nắng thu phai .
Sương
xuống mơ hồ ướt mắt mi ,
Bên
đường lạnh lẽo đóa tường vi .
Bóng
người mờ ảo xa xa khuất ,
Trong
bước phong sương nghĩ ngợi gì ?
Nắng
chiều nhàn nhạt gió lơi lơi ,
Lạnh
cả không gian thấm cuộc đời .
Đường
vắng bâng khuâng nghe lá khóc ,
Trong
mây trong khói mắt xa vời .
Quây
quây trong gió lá thu rơi ,
Xao
xuyến hồn ta đến cuối trời .
Xanh
tươi mới đó, đùa chim chóc ,
Nắng
hạ vẫy chào, xác tả tơi .
Bên
nhau đất khách những năm trường ,
Mỗi độ
thu về mỗi vấn vương .
Hương
lửa ba sinh ngày một ngắn ,
Mái
đầu hai đứa trắng như sương ,
Mailoc
11-16-13
Cám ơn Anh đã cho một bài thơ
rất dễ thương. Àm vận nghe như tiếng nhạc.
Lâng lâng, say say, rơi rơi, xa xa, lơi lơi, quây qua, như nhảy múa nhe nhẹ trong gió thu, đùa cợt với lá thu, nắng thu. Lại thêm một thoảng buồn. Buồn vì thu? vì tuổi đời đã sang thu? ... hay chỉ vì thói quen, buồn mỗi độ thu vế?
Lâng lâng, say say, rơi rơi, xa xa, lơi lơi, quây qua, như nhảy múa nhe nhẹ trong gió thu, đùa cợt với lá thu, nắng thu. Lại thêm một thoảng buồn. Buồn vì thu? vì tuổi đời đã sang thu? ... hay chỉ vì thói quen, buồn mỗi độ thu vế?
Nhưng dễ thương nhất là bốn câu kết:
Bên
nhau đất khách những năm trường ,
Mỗi độ
thu về mỗi vấn vương .
Hương
lửa ba sinh ngày một ngắn ,
Mái đầu
hai đứa trắng như sương ,
***
Thiền sinh “cố giữ tâm tư yên lặng
trong những bước thiền hành hằng ngày nhưng rồi cũng không ngăn được nỗi cảm
xúc mênh mang len lén vào hồn mình khi nhìn những chiếc lá vàng buông cành ,
chao đảo rồi nằm im lìm dưới chân tôi. Mùa thu lúc nào cũng đẹp và
buồn man mác nhất là cho những người tuổi vào thu như chúng ta.”
Thơ trong văn xuôi, gieo hạt giống thiền.
Thế mà có người nói: “Thơ-thiền không là thơ. Văn-thiền không là văn. Nàng-thơ, nàng-căn, mặc áo tràng và bỏ đi mái tóc diễm lệ, không thơ thẩn, không văn vẻ với trăng gió tình trường, thì đã mất cả cái chất thơ, chất văn của của nàng. Thơ-thiền hay văn-thiền cũng không là thiền, vì ngoại hình là ngôn từ và âm vận là của ta bà thế tục, mà tâm tư thì còn vướng bận bởi sắc, thanh, hương, vị của trần gian. Tương tự, thiền hành không là thiền, cũng không là đi bình thường, như người bình thường, ‘hắng ngày’ với tâm vô quái ngại.’
Thiết nghĩ:
Thơ trong văn xuôi, gieo hạt giống thiền.
Thế mà có người nói: “Thơ-thiền không là thơ. Văn-thiền không là văn. Nàng-thơ, nàng-căn, mặc áo tràng và bỏ đi mái tóc diễm lệ, không thơ thẩn, không văn vẻ với trăng gió tình trường, thì đã mất cả cái chất thơ, chất văn của của nàng. Thơ-thiền hay văn-thiền cũng không là thiền, vì ngoại hình là ngôn từ và âm vận là của ta bà thế tục, mà tâm tư thì còn vướng bận bởi sắc, thanh, hương, vị của trần gian. Tương tự, thiền hành không là thiền, cũng không là đi bình thường, như người bình thường, ‘hắng ngày’ với tâm vô quái ngại.’
Thiết nghĩ:
‘Lá thu’
là ‘tiếng chuông tỉnh thức’. Tâm đang
muốn tự nhốt mình trong yên lặng, với mộng ước—ngầm sâu trong tiềm thức, ẩn
tàng trong vô thức—một tâm-thức tìm cầu yên lặng. Nhưng rồi ‘những chiếc lá
vàng buông cành , chao đảo rồi nằm im lìm dưới chân’ đã làm thiền sinh
thức ngộ trở về thực tại: Thu về, thu
đẹp, thu buồn. Buồn man mác. Thiền ở đâu? Mà Nàng Thơ ở đâu? Phải chăng ở thời điểm ấy, mình đã trở vể với
chình mình, trọn vẹn với mình.
Nhờ vậy, tôi hưởng được ‘Lá Thu’ của Anh.
Nhờ vậy, tôi hưởng được ‘Lá Thu’ của Anh.
***
‘Trở về
với chính mình’ là câu tôi thường nói hay viết.
Mới đây tôi dại dột, thêm một lần nữa, viết lên giấy trắng mục đen. Một ông bạn già của tụi mình, anh Phan Khắc Trí, hỏi lại: Cái mình của anh là ai?
Tôi lúng túng, làm thinh.
Hôm nay, thiền sinh cho tôi một ý:
Trong cuộc sống vô thường, ồn ào, năng động, đầy dẫy ô nhiễm, thiền sinh tìm sự thanh tịnh, tĩnh lặng trong lòng. Có thể đó là thái độ bỏ vọng tìm chân. Muốn tìm về với cái chân thật nhất của mình, mà mình bị che lấp, mà mình nghĩ rằng vốn là thanh tình. Hằng ngày, người thiền hành, ung dung tự tại. Nhưng chiếc lá thu, một chiếc thôi, ở ngay thời lúc ấy, vô tình đưa người trở vế thực tại, thực cảnh, thực tâm, nghe lòng buồn man mác, cái buồn sang thu, buồn vì tuổi đã sang thu, buồn vì thân phận. Rổi thả hồn mình với thơ văn, với âm vận. Rồi chia xớt chút gió thu, là thu, tình thu với bè bạn.
Cái quá trình ngắn ngủi nầy là biểu hiện cái ‘mình’ của thiền sinh. Ở mỗi thời điểm, cái ‘mình’ ấy hiện hữu, rất thật, Với thiền sinh, nó thật có, ‘Nó’ không là hư giả. Chỉ vì ‘Nó’ chỉ hiện hữu--ở một thời điểm—mà thời điểm thì không có chiều thời gian (một sát na đã là nhỏ, thời điển thì vô-cùng-nhỏ hơn một sát na), chỉ vì vậy, vì không nắm bắt được, hay nhốt bất cứ cái gì xảy ra trong thời điểm, mà có người nghĩ ‘Nó’ không thật; và xúi quẩy người khác đi tìm chân. Còn tìm, ắt chưa gặp. càng tìm thì càng thấy xa vời. Cho nên, cái chân như mà thiền sinh tìm trong thiền hành, thật ra là vọng tưởng.
Có thể nghĩ: ‘Nó’ do tâm, do thất tình lục dục—một phần của tâm— mà ta ý thức được. ‘Nó’ là hiện tượng biểu hiện ‘Tâm’. Tâm—Pháp thân, Phật tính— là chân như, vĩnh hằng, bất biến, bất sinh diệt, như các thầy, sư sải thường giảng.
Nhìn ‘Nó’ suy ra chân như. Suy ra
là logic. Logic thuộc lý luận. Cái mà suy ra từ lý luậc là concepts, quan niệm. Quan
niệm là một cấu trúc của tư duy : không thật có , không hiện hữu.. Trong cái
nhìn đó, chân-như-suy-ra-từ-logic là vọng mà hiện tường là thực. hiện tượng
hiện hữu ở mỗi
thời lúc. Nhưng hiện
tượng như bọt biển, không nắm bắt được, có đó rồi mất đó, nên có thể xem là
vọng, phát xuất từ một cái gì hằng tồn bất biến vô tử vô sanh. Cái vòng lẫn
quẫn, đúng sai, thị phi, chân vọng.
Vậy, không nên cột mình vào vọng hay chân. Cũng đừng xung đột nhau vì phải trái đúng si, hay dỡ. Đừng cố chấp, đừng chấp. Bất chấp, không có nghĩa là không biết phải trái, đúng sai, mà là ý thức—hay tỉnh thức—rằng đúng sai, hay dỡ, phải trái là theo tiêu chuẩn nào của người đời, ý thức những tham số của sự đánh giá, ý thức rằng sự đánh giá phải được qui vế một khoảng thời gian và bối cảnh nhất định. Thời gian qua, bối cảnh không còn, thì nên buông bỏ, xả bỏ. Ôm vào lòng làm chi để lòng thêm nặng.
Vậy, không nên cột mình vào vọng hay chân. Cũng đừng xung đột nhau vì phải trái đúng si, hay dỡ. Đừng cố chấp, đừng chấp. Bất chấp, không có nghĩa là không biết phải trái, đúng sai, mà là ý thức—hay tỉnh thức—rằng đúng sai, hay dỡ, phải trái là theo tiêu chuẩn nào của người đời, ý thức những tham số của sự đánh giá, ý thức rằng sự đánh giá phải được qui vế một khoảng thời gian và bối cảnh nhất định. Thời gian qua, bối cảnh không còn, thì nên buông bỏ, xả bỏ. Ôm vào lòng làm chi để lòng thêm nặng.
Vậy, cái ‘mình của anh, của tôi’ có thể là những hiện tượng có thật ở một thời điểm. Một thời điểm, ngắn lắm, không chuyển được thành lời. Nên phải làm thinh.
Đó là nói với nhau, trong vòng thân mật, giữa chúng mình là điều dễ cho phép, vì còn có một thời mình được học các khái niệm về điểm, đường thẳng, …, vận tốc của một điểm di động ở một thời điểm nhất định
Câu mở đầu email của Anh, đã đưa tôi trở lại những trăn trở tuổi trung niên, khi làm quen với nghề dạy học. Tôi là ai? Rồi dạy học là gì? Là giáo dục. Mà giáo dục phải chăng là vạch sẵn một con đường mòn—con đường thành nhơn chi mỹ. Rồi lùa tuổi trẻ vào đó. Xưa, đã có người, và rất nhiều, đã ‘khóc cho một hôn quân vô đạo’, vì trung với vua, thì nay cũng có ‘yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa,’…. Và mỗi lần, câu hỏi trở lại với tôi, tôi lại nhớ bài thơ của Tô Đông Pha:
Lô Sơn yên tỏa Triết
Giang triều
Vị đáo sinh bình hận
bất tiêu
Đáo đắc hoàn lai vô
biệt sự
Lô Sơn yên toả Triết
Giang triều
Thiền sinh muốn trờ về lại chính mình. Mình lá ai?
Nhưng mãi đến tuổi nầy, quá bát thập, đã cận này về với ông bà, thế mà
vẫn chưa về đến. Kể là một cái may lớn mà thân phận dành cho mình.
Lần nữa cám ơn Anh. ‘Lá Thu’ đã làm tôi xao động, Câu mở đầu đã dẫn tôi đi lung tung.
Thân chút Anh Chị một thu đời thật
đẹp.
Thân,
Trường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét