Danh Lam Thắng Cảnh Vùng Bình Long-Phước Long:
Về thắng cảnh, cách Sài Gòn khoảng 180 cây số, giữa một vùng đồi núi thấp nhô lên một ngọn núi khá cao, đó là ngọn núi Bà Rá cao 733 mét, xung quanh cây cối xanh tươi, rậm rạp, tạo cho quang cảnh núi Bà Rá một vẻ hùng vĩ. Thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân đã cho xây nhà tù Bà Rá để lưu đày các tù phạm chống đối nhà nước Pháp. Vùng nầy khí hậu tương đối tốt và ôn hòa hơn các nơi khác tại miền Nam, nên vào năm 1955, chánh quyền Đệ Nhất Cộng Hòa đã có dự tính lập thủ phủ của miền Nam tại đây thay cho Sài Gòn. Đứng trên lưng chừng núi Bà Rá chúng ta có thể nhìn thấy cả một vùng rộng lớn, bao gồm thị trấn Thác Mơ và hồ Thác Mơ. Trong thị trấn Thác Mơ, về phía Tây của vùng núi Bà Rá, có một hang động khá sâu, đó là hang ‘Bà Bảy Tuyết’. Quang cảnh quanh hang tuyệt đẹp, với không khí trong lành tươi mát. Bên trong hang không tối lắm vì có những tia nắng len lỏi qua khe đá tạo nên một khung cảnh có vẻ huyền bí trong hang. Về phía Tây của vùng núi Bà Rá là Hồ Thác Mơ. Hồ Thác Mơ rộng trên 12.000 mẫu tây. Tại đây có trung tâm thủy điện Thác Mơ, với sản lượng điện 151 mégawatts. Để tạo nên sản lượng điện nầy, người ta đã chặn lại sông Bé cả một vùng hàng chục ngàn mẫu quanh hồ Thác Mơ. Đây là nơi có nhiều du khách đến vãng cảnh nhất trong vùng, với những ngôi nhà bị chiến tranh tàn phá vẫn còn đây như chứng tích của một thời đã qua. Chung quanh bờ hồ được bao bọc bởi những núi đồi thấp nhấp nhô rợp bóng cây xanh mát, Giữa lòng hồ mênh mông có khoảng mười hòn đảo nhỏ, với tổng diện tích các đảo lên đến trên 200 mẫu. Nếu đi trên quốc lộ 14, từ vùng Đồng Xoài đi Buôn Mê Thuột, chúng ta sẽ thấy nhiều quang cảnh tuyệt đẹp của vùng núi rừng nầy, từ rừng thấp chuyển qua dốc, đồi, thung lũng, rồi núi non tiếp giáp với Tây Nguyên, với sương mù lúc che khuất, lúc để lộ ra cả một vùng núi non chen lẫn giữa những thung lũng thật hùng vĩ, với những con suối và những phụ lưu từ Tây Nguyên chảy về phía Cao Miên hay hạ Lào để rồi cùng hòa nhập vào dòng Mékong hùng vĩ. Năm 2004, chánh quyền đã xây dựng khu du lịch Bà Rá-Thác Mơ, với khoảng 18 cây số đường quanh theo núi, và thiết kế hệ thống di chuyển lên núi bằng dây cáp treo. Về phía đông bắc của thị trấn Thác Mơ là khu Vườn Quốc Gia ‘Bù Gia Mập’ (khu bảo tồn động thực vật). Tại đây hãy còn rất nhiều loài động vật quí hiếm như cọp và bò rừng, và những loại gỗ quí hiếm như cẩm lai, trắc, gụ, giáng hương, dầu cổ thụ, vân vân.
Chung quanh núi Bà Rá, giữa thị xã Đồng Xoài và thị trấn Thác Mơ, còn có nhiều thắng cảnh khác như Suối Cam, hồ Suối Lam, trảng cỏ Bàu Lạch, Sóc Xiêm... là những nơi chỉ cách Sài Gòn chưa đầy 120 cây số, với đầy đủ phương tiện cho những cuộc đi nghỉ mát cho thị dân Sài Gòn trong những ngày cuối tuần. Hồ Suối Lam cách thị xã Đồng Xoài khoảng 10 cây số về phía Bắc. Đây là một trong những hồ rộng và yên tĩnh nhất trong vùng, nước trong hồ quanh năm trong xanh in bóng những hàng cây cao su thẳng tắp đến tận chân trời. Không khí trong vùng hồ thật trong lành, người ta có thể cảm nhận sự tinh khiết của thiên nhiên với tiếng gió và tiếng chim hót rộn rã. Hiện nay, người ta đang xây dựng một con lộ dài khoảng 6 cây số từ suối Cam qua hồ Suối Lam cho việc đi lại của du khách được dễ dàng hơn.
Bên huyện Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai, có khu Vườn Cát Tiên, chạy dài lên tỉnh Lâm Đồng về phía Bắc. Về bên phía tỉnh Bình Phước là khu Tây Cát Tiên, giữa hai huyện Đồng Phú và Bù Đăng. Khu Tây Cát Tiên cũng thuộc quần thể khu dự trữ sinh quyển Vườn Quốc Gia Cát Tiên đã được công nhận từ năm 1998. Đây là khu bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới lớn nhất của Việt Nam. Ngoài hệ thực vật đa dạng và phong phú, rừng thuộc khu Tây Cát Tiên còn có nhiều loài động vật quí hiếm như tê giác, bò rừng, ngổng cánh trắng, gà rừng, vân vân.
Động Vật Và Cây Trái Vùng Bình Phước:
Bình Phước là một tỉnh nằm cuối dãy Trường Sơn và giáp với vùng đồng bằng miền Đông, nên địa thế khá cao ráo, có những cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ rất đẹp, như núi Bà Rá, Thác Mơ, đồng cỏ Bàu Lạch, khu du lịch Sóc Xiêm, vân vân. Bên cạnh đó, Bình Phước còn có khu rừng nguyên sinh Bù Gia Mập với khoảng 150 loài động vật khác nhau, trong đó có nhiều loài quí hiếm như tê giác và chồn bay...
Cững như các vùng khác ở miền Đông Nam Phần, trên mười ngàn năm nay, vùng này được bồi đắp bởi phù sa đất đỏ của sông Đồng Nai lên vùng nham thạch cổ của một vùng núi lửa đã ngưng hoạt động từ lâu. Hai tỉnh Bình Long và Phước Long thuộc miền núi, đất đai tương đối khá cao so với các vùng khác của đồng bằng miền Nam. Đây là vùng tiếp giáp giữa cao nguyên Nam Trung Phần và đồng bằng Nam Phần. Bình Long-Phước Long là hai tỉnh có nhiều rừng núi nhất miền Nam, nhưng chỉ là những dãy núi thấp với những cánh rừng cao su bạt ngàn. Tuy vậy, thế đất ở đây khá bằng phẳng, nên thời VNCH, chính phủ đã cho thành lập nhiều đồn điền cao su, cà phê, hồ tiêu và đào lộn hột (hột điều). Ngoài con sông lớn nhất chảy qua vùng nầy là sông Đồng Nai, dài 635 cây số, vùng Bình Phước còn được các phụ lưu của sông Đồng Nai chảy qua là các sông La Ngà, sông Bé và sông Sài Gòn để bồi đắp nên vùng châu thổ miền Đông. Sông Bé với phần nguồn từ phía Bắc của tỉnh Phước Long, sau khi chảy ra khỏi Bình Long và Phước Long, sông Bé chảy vào Biên Hòa rồi đổ vào sông Đồng Nai. Phần gần nguồn của sông Sài Gòn là ranh giới giữa hai vùng Bình Long và Tây Ninh. Chính nhờ hai con sông Sài Gòn và sông Bé, nên dù thế đất cao, đất đai tỉnh Bình Phước cũng không đến nỗi cằn cỗi cho lắm. Cũng như các vùng khác ở miền Đông Nam Phần, càng về phía Nam, địa hình đất đai càng trở nên thấp dần với những đồi núi thấp và phần lớn đất đai của vùng nầy được bồi đắp bởi lớp phù sa cổ có màu đỏ vàng và xám. Dọc theo các bờ sông thế đất nầy trũng dần giữa các nhánh sông và tạo thành từng dãy đất hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài cây số. Đất ở đây có màu bùn đen, đây là loại đất thích hợp cho việc trồng các loại cây như đậu, mè, và cây hạt điều... Riêng đất đai về phía Nam, dọc theo các bờ sông Đồng Nai và La Ngà thuộc vùng phù sa mới, đất cát... rất thích hợp cho việc trồng các loại cây lương thực, rau quả và các cây hoa màu khác. Chính nhờ vậy mà ngày nay có nhiều cư dân vùng Bình Phước chuyển qua nghề làm rẫy chuyên trồng rau quả cung cấp không chỉ cho địa phương mà cho cả vùng Biên Hòa và Sài Gòn nữa. Riêng về hạt điều hay đào lộn hột (cashew) rất nổi tiếng tại vùng Bình Phước. Cây đào lộn hột là một loại cây công nghiệp có thể sống từ 30 đến 40 năm. Chỉ riêng tại xã Phước Tín nằm trong tỉnh Bình Long trước đây, hầu như người ta trồng đào lộn hột trong toàn xã. Hiện tại, trong tỉnh Bình Phước có trên 2.000 mẫu trồng cây ca cao, trong đó hai huyện Bù Đăng và Phước Long đã chiếm đến phân nửa diện tích nầy. Ưu điểm lớn nhất khi trồng cây ca cao là người ta có thể trồng chen lẫn chúng với cây đào lộn hột, vì cây ca cao thích những bóng mát của các tàng cây lớn.
Từ Bình Long-Phước Long Đến Tỉnh Bình Phước Ngày Nay:
Sau năm 1975, chánh quyền mới cho sáp nhập 2 tỉnh Bình Long và Phước Long lại để thành lập tỉnh Bình Phước, mà tỉnh lỵ đặt tại Đồng Xoài. Tuy nhiên thị trấn Thác Mơ là trung tâm của tỉnh lỵ Phước Long cũ, vẫn còn là một trong những trung tâm thương mại và kinh tế quan trọng trong vùng. Tổng diện tích của tỉnh mới Bình Phước là 6.856 cây số vuông, gồm các quận Đồng Phú, Phước Long, Lộc Ninh, Bù Đăng, Chơn Thành và Bù Đốp, và tổng dân số vào khoảng 719.400 người. Về vị trí, tỉnh Bình Phước là một trong những tỉnh của miền Đông Nam Phần tiếp giáp với dãy Trường Sơn(17). Bắc và tây bắc giáp Campuchia, đông giáp tỉnh Daklak và Lâm Đồng, nam giáp các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, và về phía tây giáp với vùng Dầu Tiếng của tỉnh Tây Ninh. Bình Phước là một tỉnh nằm cuối dãy Trường Sơn và giáp với vùng đồng bằng miền Đông, nên địa thế khá cao ráo, có những cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ rất đẹp, như núi Bà Rá, Thác Mơ, đồng cỏ Bàu Lạch, khu du lịch Sóc Xiêm, vân vân. Tháng 2 năm 2003, chánh phủ Việt Nam thành lập các huyện Chơn Thành và Bù Đông. Như vậy, hiện nay tỉnh Bình Phước gồm 7 huyện: Lộc Ninh, Bình Long (An Lộc), Đồng Phú, Bù Đông, Chơn Thành, Phước Long (Thác Mơ), Bù Đăng (Đức Phong), và thị xã Đồng Xoài. Theo thống kê năm 2003, tổng dân số của tỉnh Bình Phước khoảng 815.000 người. Trong thập niên đầu 2000, chánh quyền đã phân chia lại ranh giới giữa những tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và Đắc Nông, và theo thống kê mới nhất của Tập Bản Đồ Hành Chánh Việt Nam vào năm 2009, tỉnh Bình Phước có tổng diện tích khoảng 6.857,1 cây số vuông và tổng dân số khoảng 784.000 người. Thị xã Đồng Xoài có diện tích khoảng 169,6 cây số vuông, với 61.500 dân, mật độ trung bình khoảng 363 người trên một cây số vuông. Huyện Bình Long có diện tích khoảng 756,1 cây số vuông, với 140.200 dân, mật độ trung bình khoảng 185 người trên một cây số vuông. Huyện Bù Đăng có diện tích khoảng 1.488,3 cây số vuông, với 108.900 dân, mật độ trung bình khoảng 73 người trên một cây số vuông. Huyện Bù Đốp có diện tích khoảng 377,5 cây số vuông, với 51.600 dân, mật độ trung bình khoảng 137 người trên một cây số vuông. Huyện Chơn Thành có diện tích khoảng 414,6 cây số vuông, với 59.900 dân, mật độ trung bình khoảng 144 người trên một cây số vuông. Huyện Đồng Phú có diện tích khoảng 929,1 cây số vuông, với 75.600 dân, mật độ trung bình khoảng 81 người trên một cây số vuông. Huyện Lộc Ninh có diện tích khoảng 863 cây số vuông, với 109.200 dân, mật độ trung bình khoảng 1275 người trên một cây số vuông. Huyện Phước Long có diện tích khoảng 1.858,9 cây số vuông, với 177.100 dân, mật độ trung bình khoảng 95 người trên một cây số vuông.
Về đường bộ, từ Sài Gòn theo quốc lộ 13 đi về hướng Bắc tới Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, nay thuộc tỉnh Bình Dương, Chơn Thành, An Lộc, Lộc Ninh, qua khỏi Hớn Quản đi thêm khoảng 15 cây số về phía Tây Bắc là đến biên giới Việt Miên. Từ ngã tư Chơn Thành, tiếp tục đi theo quốc lộ 13, đi về hướng Bình Long là thị trấn An Lộc, một thời từng là chiến trường đẫm máu giữa Nam và Bắc. Cũng từ ngã tư Chơn Thành, người ta có thể đi theo quốc lộ 14 để tiếp tục lên Đồng Xoài, Đồng Phú, Bù Đăng và Buôn Mê Thuột. Từ An Lộc đi thêm 20 cây số nữa về hướng biên giới là thị trấn Lộc Ninh. Lộc Ninh nổi tiếng với nghề trồng tiêu. Qua khỏi Lộc Ninh chừng vài cây số có tỉnh lộ 748 đi Bù Đốp. Tại đây hãy còn rất nhiều người thuộc bộ tộc cổ Stiêng sinh sống, nhiều người vẫn chưa chịu sống theo định canh mà vẫn còn du canh. Chính vì sự khác biệt với người kinh nên bộ tộc Stiêng lần lần rút sâu vào vùng rừng núi bên kia biên giới Việt Miên. Từ Chơn Thành có tỉnh lộ 751 đi đến Hồ Dầu Tiếng. Riêng tỉnh lộ 741 chạy từ Tân Uyên (Bình Dương) lên Đồng Xoài, Phú Riềng, Thác Mơ, rồi từ Thác Mơ lên tới Đức Lập, Bù Gia Mập, qua tỉnh Đắk Nông. Từ An Lộc có tỉnh lộ 246 đi về hướng Tây Ninh dọc theo biên giới Việt Miên. Ngoài ra, tỉnh Bình Phước còn nhiều đường tỉnh lộ khác nối liền các nơi trong tỉnh, như tỉnh lộ 752 trong thị trấn Bình Long, tỉnh lộ 753 trong thị xã Đồng Xoài, tỉnh lộ 754 từ ngã ba Đồng Tâm đi Tà Thiết, trong quận Đồng Phú, vân vân.
Về đường thủy, nếu so với các tỉnh khác ở miền Nam thì giao thông đường thủy trong tỉnh Bình Phước không đáng kể. Tuy nhiên, giữa ranh giới hai tỉnh Bình Long và Tây Ninh là phần gần nguồn của sông Sài Gòn. Về phía Đông giữa hai tỉnh Bình Long và Phước Long là sông Bé, với phần nguồn từ phía Bắc của tỉnh Phước Long, sau khi chảy ra khỏi Bình Long và Phước Long, sông Bé chảy vào Biên Hòa rồi đổ vào sông Đồng Nai. Bên cạnh đó, vùng Bình Phước còn có rất nhiều sông nhỏ, thác, hồ như hồ Suối Lam, Thác Mơ, thác Dakmai, vân vân. Nhờ vậy mà giao thông đường thủy trong vùng cũng tương đối khá thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa về Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Chính nhờ hai con sông Sài Gòn và sông Bé, cùng những thác và hồ trong vùng, nên dù thế đất cao, đất đai tỉnh Bình Long cũng không đến nỗi cằn cỗi cho lắm.
Chú Thích:
(1) Sau năm 1975, chánh quyền mới cho sáp nhập hai tỉnh Bình Long và Phước Long lại để thành lập tỉnh Bình Phước.
(2) Vùng Biên Hòa-Đồng Nai ngày nay.
(3) Tức vùng Tân Bình-Sài Gòn-Chợ Lớn ngày nay.
(4) Ngày nay là các vùng Tây Ninh, Long An, Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Cần Giuộc, và Mỹ Tho.
(5) Vùng Vĩnh Long, Bến Tre và An Giang ngày nay.
(6) Trước thời Nam Kỳ Lục Tỉnh, Biên Hòa có tên là Trấn Biên.
(7) Nằm trong địa phận dinh Phiên Trấn.
(8) Nằm trong trấn Phiên An.
(9) Một phần của phủ Phước Long cũ.
(10) Thuộc phủ Phước Tuy cũ.
(11) Một phần của phủ Phước Long cũ.
(12) Tỉnh Thủ Dầu Một thời Pháp thuộc.
(13) Nơi gần giáp với tỉnh Bình Long.
(14) Trong khi sông Hồng chỉ chảy trong địa phận Việt Nam 566 cây số và sông Mã 410 cây số.
(15) Nay thuộc tỉnh Bình Dương.
(16) Từ An Lộc, người ta có thể đi theo quốc lộ 14 để tiếp tục lên Đồng Xoài và Buôn Mê Thuột.
(17) Tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên.
Về thắng cảnh, cách Sài Gòn khoảng 180 cây số, giữa một vùng đồi núi thấp nhô lên một ngọn núi khá cao, đó là ngọn núi Bà Rá cao 733 mét, xung quanh cây cối xanh tươi, rậm rạp, tạo cho quang cảnh núi Bà Rá một vẻ hùng vĩ. Thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân đã cho xây nhà tù Bà Rá để lưu đày các tù phạm chống đối nhà nước Pháp. Vùng nầy khí hậu tương đối tốt và ôn hòa hơn các nơi khác tại miền Nam, nên vào năm 1955, chánh quyền Đệ Nhất Cộng Hòa đã có dự tính lập thủ phủ của miền Nam tại đây thay cho Sài Gòn. Đứng trên lưng chừng núi Bà Rá chúng ta có thể nhìn thấy cả một vùng rộng lớn, bao gồm thị trấn Thác Mơ và hồ Thác Mơ. Trong thị trấn Thác Mơ, về phía Tây của vùng núi Bà Rá, có một hang động khá sâu, đó là hang ‘Bà Bảy Tuyết’. Quang cảnh quanh hang tuyệt đẹp, với không khí trong lành tươi mát. Bên trong hang không tối lắm vì có những tia nắng len lỏi qua khe đá tạo nên một khung cảnh có vẻ huyền bí trong hang. Về phía Tây của vùng núi Bà Rá là Hồ Thác Mơ. Hồ Thác Mơ rộng trên 12.000 mẫu tây. Tại đây có trung tâm thủy điện Thác Mơ, với sản lượng điện 151 mégawatts. Để tạo nên sản lượng điện nầy, người ta đã chặn lại sông Bé cả một vùng hàng chục ngàn mẫu quanh hồ Thác Mơ. Đây là nơi có nhiều du khách đến vãng cảnh nhất trong vùng, với những ngôi nhà bị chiến tranh tàn phá vẫn còn đây như chứng tích của một thời đã qua. Chung quanh bờ hồ được bao bọc bởi những núi đồi thấp nhấp nhô rợp bóng cây xanh mát, Giữa lòng hồ mênh mông có khoảng mười hòn đảo nhỏ, với tổng diện tích các đảo lên đến trên 200 mẫu. Nếu đi trên quốc lộ 14, từ vùng Đồng Xoài đi Buôn Mê Thuột, chúng ta sẽ thấy nhiều quang cảnh tuyệt đẹp của vùng núi rừng nầy, từ rừng thấp chuyển qua dốc, đồi, thung lũng, rồi núi non tiếp giáp với Tây Nguyên, với sương mù lúc che khuất, lúc để lộ ra cả một vùng núi non chen lẫn giữa những thung lũng thật hùng vĩ, với những con suối và những phụ lưu từ Tây Nguyên chảy về phía Cao Miên hay hạ Lào để rồi cùng hòa nhập vào dòng Mékong hùng vĩ. Năm 2004, chánh quyền đã xây dựng khu du lịch Bà Rá-Thác Mơ, với khoảng 18 cây số đường quanh theo núi, và thiết kế hệ thống di chuyển lên núi bằng dây cáp treo. Về phía đông bắc của thị trấn Thác Mơ là khu Vườn Quốc Gia ‘Bù Gia Mập’ (khu bảo tồn động thực vật). Tại đây hãy còn rất nhiều loài động vật quí hiếm như cọp và bò rừng, và những loại gỗ quí hiếm như cẩm lai, trắc, gụ, giáng hương, dầu cổ thụ, vân vân.
Chung quanh núi Bà Rá, giữa thị xã Đồng Xoài và thị trấn Thác Mơ, còn có nhiều thắng cảnh khác như Suối Cam, hồ Suối Lam, trảng cỏ Bàu Lạch, Sóc Xiêm... là những nơi chỉ cách Sài Gòn chưa đầy 120 cây số, với đầy đủ phương tiện cho những cuộc đi nghỉ mát cho thị dân Sài Gòn trong những ngày cuối tuần. Hồ Suối Lam cách thị xã Đồng Xoài khoảng 10 cây số về phía Bắc. Đây là một trong những hồ rộng và yên tĩnh nhất trong vùng, nước trong hồ quanh năm trong xanh in bóng những hàng cây cao su thẳng tắp đến tận chân trời. Không khí trong vùng hồ thật trong lành, người ta có thể cảm nhận sự tinh khiết của thiên nhiên với tiếng gió và tiếng chim hót rộn rã. Hiện nay, người ta đang xây dựng một con lộ dài khoảng 6 cây số từ suối Cam qua hồ Suối Lam cho việc đi lại của du khách được dễ dàng hơn.
Bên huyện Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai, có khu Vườn Cát Tiên, chạy dài lên tỉnh Lâm Đồng về phía Bắc. Về bên phía tỉnh Bình Phước là khu Tây Cát Tiên, giữa hai huyện Đồng Phú và Bù Đăng. Khu Tây Cát Tiên cũng thuộc quần thể khu dự trữ sinh quyển Vườn Quốc Gia Cát Tiên đã được công nhận từ năm 1998. Đây là khu bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới lớn nhất của Việt Nam. Ngoài hệ thực vật đa dạng và phong phú, rừng thuộc khu Tây Cát Tiên còn có nhiều loài động vật quí hiếm như tê giác, bò rừng, ngổng cánh trắng, gà rừng, vân vân.
Động Vật Và Cây Trái Vùng Bình Phước:
Bình Phước là một tỉnh nằm cuối dãy Trường Sơn và giáp với vùng đồng bằng miền Đông, nên địa thế khá cao ráo, có những cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ rất đẹp, như núi Bà Rá, Thác Mơ, đồng cỏ Bàu Lạch, khu du lịch Sóc Xiêm, vân vân. Bên cạnh đó, Bình Phước còn có khu rừng nguyên sinh Bù Gia Mập với khoảng 150 loài động vật khác nhau, trong đó có nhiều loài quí hiếm như tê giác và chồn bay...
Cững như các vùng khác ở miền Đông Nam Phần, trên mười ngàn năm nay, vùng này được bồi đắp bởi phù sa đất đỏ của sông Đồng Nai lên vùng nham thạch cổ của một vùng núi lửa đã ngưng hoạt động từ lâu. Hai tỉnh Bình Long và Phước Long thuộc miền núi, đất đai tương đối khá cao so với các vùng khác của đồng bằng miền Nam. Đây là vùng tiếp giáp giữa cao nguyên Nam Trung Phần và đồng bằng Nam Phần. Bình Long-Phước Long là hai tỉnh có nhiều rừng núi nhất miền Nam, nhưng chỉ là những dãy núi thấp với những cánh rừng cao su bạt ngàn. Tuy vậy, thế đất ở đây khá bằng phẳng, nên thời VNCH, chính phủ đã cho thành lập nhiều đồn điền cao su, cà phê, hồ tiêu và đào lộn hột (hột điều). Ngoài con sông lớn nhất chảy qua vùng nầy là sông Đồng Nai, dài 635 cây số, vùng Bình Phước còn được các phụ lưu của sông Đồng Nai chảy qua là các sông La Ngà, sông Bé và sông Sài Gòn để bồi đắp nên vùng châu thổ miền Đông. Sông Bé với phần nguồn từ phía Bắc của tỉnh Phước Long, sau khi chảy ra khỏi Bình Long và Phước Long, sông Bé chảy vào Biên Hòa rồi đổ vào sông Đồng Nai. Phần gần nguồn của sông Sài Gòn là ranh giới giữa hai vùng Bình Long và Tây Ninh. Chính nhờ hai con sông Sài Gòn và sông Bé, nên dù thế đất cao, đất đai tỉnh Bình Phước cũng không đến nỗi cằn cỗi cho lắm. Cũng như các vùng khác ở miền Đông Nam Phần, càng về phía Nam, địa hình đất đai càng trở nên thấp dần với những đồi núi thấp và phần lớn đất đai của vùng nầy được bồi đắp bởi lớp phù sa cổ có màu đỏ vàng và xám. Dọc theo các bờ sông thế đất nầy trũng dần giữa các nhánh sông và tạo thành từng dãy đất hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài cây số. Đất ở đây có màu bùn đen, đây là loại đất thích hợp cho việc trồng các loại cây như đậu, mè, và cây hạt điều... Riêng đất đai về phía Nam, dọc theo các bờ sông Đồng Nai và La Ngà thuộc vùng phù sa mới, đất cát... rất thích hợp cho việc trồng các loại cây lương thực, rau quả và các cây hoa màu khác. Chính nhờ vậy mà ngày nay có nhiều cư dân vùng Bình Phước chuyển qua nghề làm rẫy chuyên trồng rau quả cung cấp không chỉ cho địa phương mà cho cả vùng Biên Hòa và Sài Gòn nữa. Riêng về hạt điều hay đào lộn hột (cashew) rất nổi tiếng tại vùng Bình Phước. Cây đào lộn hột là một loại cây công nghiệp có thể sống từ 30 đến 40 năm. Chỉ riêng tại xã Phước Tín nằm trong tỉnh Bình Long trước đây, hầu như người ta trồng đào lộn hột trong toàn xã. Hiện tại, trong tỉnh Bình Phước có trên 2.000 mẫu trồng cây ca cao, trong đó hai huyện Bù Đăng và Phước Long đã chiếm đến phân nửa diện tích nầy. Ưu điểm lớn nhất khi trồng cây ca cao là người ta có thể trồng chen lẫn chúng với cây đào lộn hột, vì cây ca cao thích những bóng mát của các tàng cây lớn.
Từ Bình Long-Phước Long Đến Tỉnh Bình Phước Ngày Nay:
Sau năm 1975, chánh quyền mới cho sáp nhập 2 tỉnh Bình Long và Phước Long lại để thành lập tỉnh Bình Phước, mà tỉnh lỵ đặt tại Đồng Xoài. Tuy nhiên thị trấn Thác Mơ là trung tâm của tỉnh lỵ Phước Long cũ, vẫn còn là một trong những trung tâm thương mại và kinh tế quan trọng trong vùng. Tổng diện tích của tỉnh mới Bình Phước là 6.856 cây số vuông, gồm các quận Đồng Phú, Phước Long, Lộc Ninh, Bù Đăng, Chơn Thành và Bù Đốp, và tổng dân số vào khoảng 719.400 người. Về vị trí, tỉnh Bình Phước là một trong những tỉnh của miền Đông Nam Phần tiếp giáp với dãy Trường Sơn(17). Bắc và tây bắc giáp Campuchia, đông giáp tỉnh Daklak và Lâm Đồng, nam giáp các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, và về phía tây giáp với vùng Dầu Tiếng của tỉnh Tây Ninh. Bình Phước là một tỉnh nằm cuối dãy Trường Sơn và giáp với vùng đồng bằng miền Đông, nên địa thế khá cao ráo, có những cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ rất đẹp, như núi Bà Rá, Thác Mơ, đồng cỏ Bàu Lạch, khu du lịch Sóc Xiêm, vân vân. Tháng 2 năm 2003, chánh phủ Việt Nam thành lập các huyện Chơn Thành và Bù Đông. Như vậy, hiện nay tỉnh Bình Phước gồm 7 huyện: Lộc Ninh, Bình Long (An Lộc), Đồng Phú, Bù Đông, Chơn Thành, Phước Long (Thác Mơ), Bù Đăng (Đức Phong), và thị xã Đồng Xoài. Theo thống kê năm 2003, tổng dân số của tỉnh Bình Phước khoảng 815.000 người. Trong thập niên đầu 2000, chánh quyền đã phân chia lại ranh giới giữa những tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và Đắc Nông, và theo thống kê mới nhất của Tập Bản Đồ Hành Chánh Việt Nam vào năm 2009, tỉnh Bình Phước có tổng diện tích khoảng 6.857,1 cây số vuông và tổng dân số khoảng 784.000 người. Thị xã Đồng Xoài có diện tích khoảng 169,6 cây số vuông, với 61.500 dân, mật độ trung bình khoảng 363 người trên một cây số vuông. Huyện Bình Long có diện tích khoảng 756,1 cây số vuông, với 140.200 dân, mật độ trung bình khoảng 185 người trên một cây số vuông. Huyện Bù Đăng có diện tích khoảng 1.488,3 cây số vuông, với 108.900 dân, mật độ trung bình khoảng 73 người trên một cây số vuông. Huyện Bù Đốp có diện tích khoảng 377,5 cây số vuông, với 51.600 dân, mật độ trung bình khoảng 137 người trên một cây số vuông. Huyện Chơn Thành có diện tích khoảng 414,6 cây số vuông, với 59.900 dân, mật độ trung bình khoảng 144 người trên một cây số vuông. Huyện Đồng Phú có diện tích khoảng 929,1 cây số vuông, với 75.600 dân, mật độ trung bình khoảng 81 người trên một cây số vuông. Huyện Lộc Ninh có diện tích khoảng 863 cây số vuông, với 109.200 dân, mật độ trung bình khoảng 1275 người trên một cây số vuông. Huyện Phước Long có diện tích khoảng 1.858,9 cây số vuông, với 177.100 dân, mật độ trung bình khoảng 95 người trên một cây số vuông.
Về đường bộ, từ Sài Gòn theo quốc lộ 13 đi về hướng Bắc tới Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, nay thuộc tỉnh Bình Dương, Chơn Thành, An Lộc, Lộc Ninh, qua khỏi Hớn Quản đi thêm khoảng 15 cây số về phía Tây Bắc là đến biên giới Việt Miên. Từ ngã tư Chơn Thành, tiếp tục đi theo quốc lộ 13, đi về hướng Bình Long là thị trấn An Lộc, một thời từng là chiến trường đẫm máu giữa Nam và Bắc. Cũng từ ngã tư Chơn Thành, người ta có thể đi theo quốc lộ 14 để tiếp tục lên Đồng Xoài, Đồng Phú, Bù Đăng và Buôn Mê Thuột. Từ An Lộc đi thêm 20 cây số nữa về hướng biên giới là thị trấn Lộc Ninh. Lộc Ninh nổi tiếng với nghề trồng tiêu. Qua khỏi Lộc Ninh chừng vài cây số có tỉnh lộ 748 đi Bù Đốp. Tại đây hãy còn rất nhiều người thuộc bộ tộc cổ Stiêng sinh sống, nhiều người vẫn chưa chịu sống theo định canh mà vẫn còn du canh. Chính vì sự khác biệt với người kinh nên bộ tộc Stiêng lần lần rút sâu vào vùng rừng núi bên kia biên giới Việt Miên. Từ Chơn Thành có tỉnh lộ 751 đi đến Hồ Dầu Tiếng. Riêng tỉnh lộ 741 chạy từ Tân Uyên (Bình Dương) lên Đồng Xoài, Phú Riềng, Thác Mơ, rồi từ Thác Mơ lên tới Đức Lập, Bù Gia Mập, qua tỉnh Đắk Nông. Từ An Lộc có tỉnh lộ 246 đi về hướng Tây Ninh dọc theo biên giới Việt Miên. Ngoài ra, tỉnh Bình Phước còn nhiều đường tỉnh lộ khác nối liền các nơi trong tỉnh, như tỉnh lộ 752 trong thị trấn Bình Long, tỉnh lộ 753 trong thị xã Đồng Xoài, tỉnh lộ 754 từ ngã ba Đồng Tâm đi Tà Thiết, trong quận Đồng Phú, vân vân.
Về đường thủy, nếu so với các tỉnh khác ở miền Nam thì giao thông đường thủy trong tỉnh Bình Phước không đáng kể. Tuy nhiên, giữa ranh giới hai tỉnh Bình Long và Tây Ninh là phần gần nguồn của sông Sài Gòn. Về phía Đông giữa hai tỉnh Bình Long và Phước Long là sông Bé, với phần nguồn từ phía Bắc của tỉnh Phước Long, sau khi chảy ra khỏi Bình Long và Phước Long, sông Bé chảy vào Biên Hòa rồi đổ vào sông Đồng Nai. Bên cạnh đó, vùng Bình Phước còn có rất nhiều sông nhỏ, thác, hồ như hồ Suối Lam, Thác Mơ, thác Dakmai, vân vân. Nhờ vậy mà giao thông đường thủy trong vùng cũng tương đối khá thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa về Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Chính nhờ hai con sông Sài Gòn và sông Bé, cùng những thác và hồ trong vùng, nên dù thế đất cao, đất đai tỉnh Bình Long cũng không đến nỗi cằn cỗi cho lắm.
Chú Thích:
(1) Sau năm 1975, chánh quyền mới cho sáp nhập hai tỉnh Bình Long và Phước Long lại để thành lập tỉnh Bình Phước.
(2) Vùng Biên Hòa-Đồng Nai ngày nay.
(3) Tức vùng Tân Bình-Sài Gòn-Chợ Lớn ngày nay.
(4) Ngày nay là các vùng Tây Ninh, Long An, Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Cần Giuộc, và Mỹ Tho.
(5) Vùng Vĩnh Long, Bến Tre và An Giang ngày nay.
(6) Trước thời Nam Kỳ Lục Tỉnh, Biên Hòa có tên là Trấn Biên.
(7) Nằm trong địa phận dinh Phiên Trấn.
(8) Nằm trong trấn Phiên An.
(9) Một phần của phủ Phước Long cũ.
(10) Thuộc phủ Phước Tuy cũ.
(11) Một phần của phủ Phước Long cũ.
(12) Tỉnh Thủ Dầu Một thời Pháp thuộc.
(13) Nơi gần giáp với tỉnh Bình Long.
(14) Trong khi sông Hồng chỉ chảy trong địa phận Việt Nam 566 cây số và sông Mã 410 cây số.
(15) Nay thuộc tỉnh Bình Dương.
(16) Từ An Lộc, người ta có thể đi theo quốc lộ 14 để tiếp tục lên Đồng Xoài và Buôn Mê Thuột.
(17) Tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên.
----------------
Để tiện theo dõi "Đất Phương Nam 1", kính mời Quí Độc Giả mở Link bên dưới:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét