Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

Đất PN Từ Đất Phiên Trấn Đến Tỉnh Gia Định -Phần Chú Thích








(1) Có lẽ là Bà Rịa-Vũng Tàu ngày nay.
(2) Tra Nam có lẽ là tên của vùng Kompong Chnang thuộc Cao Miên ngày nay.
(3) Tức xứ Chân Lạp hay Cao Miên ngày nay.
(4) Thời đó người Việt gọi các bộ tộc bản địa như Mạ, Stiêng, Cơho, vân vân là người “Mọi”. Có khi người ta còn gọi là mọi Mạ, mọi Stiêng, mọi Mnông, Cơ ho, hay mọi Chu Ru.
(5) Theo Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, vào năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Mô Xoài-Bà Rịa, đất Gia Định được thành lập từ đó. Nguyễn Hữu Cảnh lập ra hai huyện Phước Long (xứ Đồng Nai) và Tân Bình (Sài Gòn), hồi đó có diện tích khoảng 30.000 cây số vuông. Chúa Nguyễn cho đặt hai dinh Trấn Biên, thuộc vùng Phước Long và dinh Phiên Trấn thuộc vùng Tân Bình.
(6) Phủ Biên Tạp Lục được Lê Quí Đôn viết khoảng năm 1770.
(7) Tức là vùng Chợ Lớn và Sài Gòn ngày nay.
(8) Thời mới mở cõi về phương Nam thì những vùng biên địa được gọi là Trấn Biên, chứ không nhất thiết phải là vùng Biên Hòa ngày nay. Thời điểm 1658 chúa Nguyễn gọi Trấn Biên là ý nói đến các vùng Phú Yên và Song Cầu ngày nay.
(9) Nay là chợ Điều Khiển.
(10) Nay là các vùng Tân An và Gò Công.
(11) Nay là vùng Cà Mau.
(12) Nay là vùng Cần Thơ.
(13) Nay là các vùng Sóc Trăng và Bạc Liêu.
(14) Nay là vùng Ba Giồng.
(15) Có sách nói Kinh Gia Định chỉ tồn tại từ năm 1790 đến năm 1802 mà thôi, nhưng theo thiển ý, Kinh Gia Định bắt đầu được thiết lập từ khi Nguyễn Ánh xưng vương vào năm 1780. Tuy nhiên, đến năm 1790 thì Nguyễn Ánh mới chính thức cho xây thành Gia Định theo kiểu Vauban, gọi là thành Bát Quái, dựng dinh thự, điện, gác, cuộc chế tạo, kho tiền, kho lúa, trại súng, kho hỏa dược, xưởng voi, sứ quán, xưởng đóng tàu, vân vân.
(16) Các vùng Mỹ Tho và Long Hồ.
(17) Vùng Đồng Nai ngày nay.
(18) Vùng Sài Gòn ngày nay.
(19) Mãi đến đầu thế kỷ thứ XX, người Việt còn gọi người Stiêng là Mọi Đồng Nai hay Mọi Cà Răng căng Tai.
(20) Dưới thời các chúa Nguyễn, vùng Cần Giờ trực thuộc trấn Phiên An, bây giờ Cần Giờ trực thuộc thành phố HCM.
(21) Nam Hải Đại Tướng Quân là danh xưng được các vua chúa phong tặng cho loài cá ông.
(22) Các lệ trong cưới hỏi trong tầng lớp quí tộc Việt Nam bao gồm nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp trưng, thỉnh kỳ, và định thân.
(23) Lễ chịu tang bao gồm xé tang và để tang.
(24) Ngày nay cũng đã trực thuộc tỉnh Tây Ninh.
(25) Võ Trường Toản là thầy của cụ Phan Thanh Giản.
(26) Hoàng tôn Dương là con trưởng của Thế tử Nguyễn Phúc Hạo.
(27) Sở dĩ Đông cung Dương xin với Duệ Tông được đi chiêu dụ Lý Tài là vì một phần Đông cung Dương cũng muốn kéo Lý Tài về phe cánh của mình.
(28) Tước nầy do Tân Chánh Vương ban cho.
(29) Quân Đông Sơn của Đỗ Thành Nhơn.
(30) Nhóm Hòa Nghĩa của Lý Tài.
(31) Vì vùng Cầu Sơn trên có gò cao, chính giữa tương đối cao và bằng phẳng, bên dưới là ruộng cạn.
(32) Phiên Trấn dinh hồi nầy bao gồm Tây Ninh, phủ Tây Ninh cũ, Chợ Lớn thuộc một phần của phủ Tân Bình cũ. Trong khi Gia Định cũng thuộc một phần của phủ Tân Bình cũ.
(33) Vĩnh Thanh trấn thời nầy bao gồm Vĩnh Long và An Giang.
(34) Phó tổng trấn.
(35) Huyện Bình Dương gồm có tổng Bình Trị và tổng Dương Hòa.
(36) Huyện Tân Long gồm các tổng Tân Phong và tổng Long Hưng.
(37) Huyện Thuận An gồm các tổng Bình Cách và tổng Thuận Đạo.
(38) Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, trang 122, tổng Bình Trị gồm các thôn xã sau đây: Long Hưng, Tân Phước, Trọng Hòa, Tân Lộc, Tây Hòa, Tân Thuận, Tân Hội, Tân Mỹ, Tân Khánh, Tân Thạnh, Vĩnh Quới, Tân Hưng, Tân An, Thanh Bình, Tân Định, Long Điền, Thanh Hoa, An Hòa, Tây Tự, Thanh Phú, Tân Thuận Nhì, Tân Hội Nhì, Tân Mỹ Đông, Tân Hòa, Tân Phú, Tân Thới, Lưỡng Thạnh, Tân Lộc, Thái Thành, Nhơn Hòa, Tân Khai, Hòa Mỹ, Thạnh Đa, Hạnh Thông, An Hội, Thới Hòa, Hạnh Phú, An Thạnh, Hạnh Thạnh, An Lộc Đông, Cựu Bình Nhan, Bình Lý Đông, Tân Mỹ Đông, Mỹ Thạnh, Tân Đông Trung, An Phước, Bình Hòa, Hưng Thạnh, Tân Thạnh Đông, Đức Thạnh, Định Hòa, An Nhơn Tây, Thái Hòa, Tân Đức, Mỹ Thạnh, Phú Mỹ, Mỹ Hội Tân An, Hạnh Thông Tây, Bình Quới Tây, Phú Nhuận, Tân An Tây, Cựu Bình Nhan, An Lộc, An Thạnh, Trung Bình Lý, Tứ Chiếng Mỹ Đức, Thái An, Tân Đông Đông, Tân Đông Tây, An Hòa, Tân Thạnh Trung, Tân Thạnh An, Tân Thạnh Tây, Phú Hòa Đông, Nhuận Đức, An Bình, Vĩnh Khánh, và Hoa Đăng.
(39) Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, trang 123 và 124, tổng Dương Hòa gồm các thôn xã sau đây: Bình Định, An Phú, Tân Thuận, An Định, An Sơn Đông, Phú Thuận, An Thành, An Hòa Trung, Thanh Hòa Trung, Thanh An, Văn Đức, Tân Thới Đông, Tân Thới Trung, Tân Thới Nhì, Tân Thới Tứ, Tân Thới Nhứt, Xuân Thới, Tân Phú Tây, Tân Thông Tây, Vĩnh An, Trung Chánh, Phước Tường, Tân Lập Trung, Phước Mỹ, Tân Thông An, Long Thạnh, Hòa Thuận Đông, Mỹ Hòa, Bình Sơn, An Sơn, An Thành Tây, Thanh Tuyền, Thuận Kiều, Trung Hòa, Tân Thới Bình, Tân Thới Tây, Tân Thới Nhứt, Tân Thới Tam, Mỹ Toàn, Tân Thới Nhì Tây, Xuân Thới Tây, Tân Thông, Phước An, An Thuận Tây, Trung Chánh Tây, Vĩnh An Tây, Tân Thông Trung, Vĩnh Hòa, Phú Nghĩa, An Thạnh Cần Giờ, Phú Mỹ Tây, Tân Vinh, Khánh Hội, Bình Ý, Hòa Trung, Tứ Xuân, Tân An, Bình An, Tân Châu Đông, Tân Chánh, Phú Hội, Phước Thạnh, Tân Thông Đông, Tân Thuận Đông, Tân Hòa Đồng Tranh, Vĩnh Khánh, Tân Thạnh, Bình Thuyên, Bình Hòa, Tân Kiểng, Đồng Văn, Hòa Dương, An Nhơn, và Mỹ Xuân.
(40) Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, trang 125, tổng Tân Phong gồm các thôn xã sau đây: Khánh Hòa, Tân Hóa, Long Vĩnh, Cựu An Phú, Bình Nghi, Phú Hưng, Bình Long, Tân Phú Hội, Hiệp Ân, Tân Nhuận, Bình Tây, Bình Đăng, Quang Phục, Tân Thuận, Long Cảnh, Hòa Định, Phú An, Tân Lạc Đông, Vạn Xuân, Phước Thạnh, Nhơn Mỹ, Tân Phú, Toàn Lộc, Phú Vinh, Tân An Tây, Tân Long, Nhơn Nghĩa, Tân An Trung, An Thới, Tân Hưng, Tân Phú Điền, Tân Hội, Tân Lộc, Tân Thạnh, Phú Hữu, Tân Định, Minh Phụng, Thuận An, Tiến Lộc, Bình Tiên, Bình Đông, Ngũ Phước, Bình Lộc, Hội Đức, Tân Đồn, Tân Liêm, Tứ Xuân, An Phú, Tiến Đức, Bình Đức, Phước Lộc Đông, Tân Quảng, Thái Lộc, Tân An Đông, Tân Hương, Tân Phú Thạnh Đông, Tân Khánh, Tân An Đông, Tân Khơ Me, Tân Đức, Tân Thành, Tân Phú Lâm, Bình Quới, Cựu Phú Lâm, Tân Định, Tân Hòa Tây, Tân An (Sái Phu), Tân Hòa Trung, Tân Tạo, Tân Lộc, Tân Hòa, Tân Phú Đông, Tân Hòa Đông, Bình Hòa, Bình Trị Đông, An Hòa, và Tân Lạc Tây.
(41) Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, trang 127, tổng Long Hưng gồm các thôn xã sau đây: Mỹ Thuận, An Lạc, Phú Mỹ, Tân Hội Đông, Long Đức, Tân Tảo, Tân Phú Tây, Lương Hòa Đông, Sơn Hòa, Bình Hưng Đông, Tân Hòa, Lương Phú, Tân Nguyên, Mỹ Thuận tây, Trung Hưng, Thới Bình, Tân Kiên, Tân Nhật, Tân Bửu, Lương Hòa Tây, Tân Sơn Nhì, Bình Hưng, Bình Thạnh, Tân Phước Thiện, Tân Tảo Tây, Tân Hồ, An Trường, Bình Chánh, Bình Thượng, Thạnh Hòa Đông, Tân Hưng Tây, An Phước Tây, Đức Hòa, Tân Phú An, Mỹ An, Mỹ Hòa, Thanh Tuyền, Bình Phước, Tân Kim, Tân Mỹ, Bình Giao, Tân Kiều, Tân Thủy, Tân Quới Tây, Long Thái Đông, Mỹ Hạnh, Tân Câu Tây, Tân Liễu, Tân Phong, Mỹ Hội Đông, Bình Trường, Long Thạnh, Tân Tú, Bình Định Đông, Bình An, An Phú Tây, An Thạnh, An Mỹ, Tân Phú An Tây, Mỹ Thạnh, Bình Nghĩa, Tân Sơn Nhứt, Phước Lộc, Hưng Long, Châu Thới, Tân Nhiễu, Tân Quới, Phước Tú, Tân Thạnh Sông Tra, Phú Thạnh, Minh Đức, Tân Kính, Bình An Tây, và Quới Hòa.
(42) Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, trang 129, tổng Phước Điền gồm các thôn, xã, phường, lân, ấp... sau đây: Phước Cơ, An Xuân, Tân An, Long Định, Vĩnh Phước, Phước Lý, Phước Quảng, Phước Toàn Trung, Long Phú, Phước Tịnh, Long Hợp, Bình An, Nhơn Lợi, Long Hựu, Phước An, Nhơn Hòa, Phước Thạnh, Phước Tường, Mỹ Lệ, Tân Trạch, Thạnh Hòa trung, Long Hòa Đông, Phước Hưng Đông, Tân Điền, Long Thạnh Tây, Hòa Nghĩa, Long Phú Đông, Phước Bình, Tân Mỹ, Long Hưng, Phước Toàn Thượng, Phước Nghĩa, Tiến Long, Phú Thạnh Đông, Bảo Hòa, Bình Thiện, Phú Lợi, Phước An Đông, Tân An, Tân Lân, Phước Mỹ, Long Mỹ, Vạn Phước, Long Sơn, Long Hòa, Phước Hưng, Tân Hòa Tây, Phú Mỹ.
(43) Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, trang 130, tổng Lộc Thành gồm các thôn, xã, phường, lân, ấp... sau đây: An Thuận, Long Định, Phước Vân, Long Khê, Phước Hảo, Long Thanh, Long Diên, Mỹ An, Long Điền, Phước Long, Long An Tây, Long An Đông, Long Kế, Thanh Tuyền, Phước Thành, Thái Bình, Mỹ Đức, Long Đức Đông, Phước Lại, Vĩnh Khánh, Phước Vĩnh Đông, Long Phụng, Tân Châu Phước, Hòa Xuân, Long Cang, Long Kim, Phước Lộc, Phước Bửu, Long Toàn, Long Khánh, Phước Toàn, Phước Hoa, Long Đức, Thuận An, Long An Cựu, Long Vân, Long Kế Tây, Hòa Thuận, Phước Thọ, Long Phước, Long Hậu Tây, Long Phú An, Tân Thanh, Phước Vĩnh Tây, Phước Khoa, Long Thạnh, và Thuận An.
(44) Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, trang 131, tổng Bình Cách gồm các thôn, xã, phường, trại sau đây: Bình Thuận, Bình Thanh, Bình Cảnh, Bình Trường Tây, Phú Mỹ Đông, Bình Nhật, Tân Đức, An Lý, Bình Sơn Cựu, Cẩm Giang Tây, Thạnh Đức, Bình Tịnh, Mỹ An, Bình Thuận Đông, Tân Phước Tây, Đới Nhật, Bình Phú, Bình Đức, Bình Thạnh, Bình Nghị, Bình Trường Đông, Nhơn Hòa, Bình Tự, Tân An Đông, Bình Dã, Hậu Đức, Long Tuyền, Thái Bình Thượng, Thanh Phước, Tân Phú Thượng, Tân Lợi Thượng, Bình An, và Tân Bắc.
(45) Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, trang 132, tổng Thuận Đạo gồm các thôn, phường, xã sau đây: Hậu Đức, Bình Tịnh, Bình Lãng, Mỹ Thuận, Hưng Thạnh, Bình Trung, Long Cang, Bình Phú, Bình Định, An Hòa Trung, Vĩnh Thạnh, Hưng Thạnh Đông, Hội Nghĩa, Thuận Hòa Đông, Thạnh Hòa Đông, Bình Lương Trung, Tân Trụ, Quảng Phú, Bình Dương, Tân Phong, Bình Khuê, Phú Thạnh, Bình Cang, Long Thạnh, Bình Lương Tây, Long Thạnh Đông, Cựu Bình Hòa, Toàn Hòa, Long Xuân, Thuận Nghĩa Thượng, và Bình Cang Trung.
(46) Phiên An trấn, Biên Hòa trấn, Định Tường trấn, Vĩnh Thanh trấn, và Hà Tiên trấn.
(47) Chỉ Tổng trấn Lê văn Duyệt.
(48) Ông Crawfurd dẫn đầu một phái bộ do Toàn quyền Anh ở Ấn Độ là Huân Tước Hasting phái đến Việt Nam để thương thảo về vấn đề thương mại. Ngày 2 tháng 9 năm 1822, tổng trấn Lê văn Duyệt đã tiếp kiến ông Crawfurd cùng với các thành viên khác trong phái bộ.
(49) Cả Sài Gòn lẫn Chợ Lớn.
(50) Năm 1832, vua Minh Mạng bãi bỏ Gia Định Thành, chia 5 trấn thành 6 tỉnh: Biên Hòa (trấn Biên Hòa cũ), Phiên An (trấn Phiên An cũ, kiêm quản 2 phủ Tân Bình và Tân An, với 5 huyện, 24 tổng 503 thôn xã: Bình Dương, Tân Long, Long Bình, Bình An và Long Thành. Đến tháng 8 năm 1833, tỉnh Phiên An được đổi ra làm tỉnh Gia Định), Định Tường (trấn Định Tường cũ), Vĩnh Long (trấn Vĩnh Thanh cũ), An Giang (gồm 3 đạo của trấn Hà Tiên là Đông Khẩu, Tân Châu và Châu Đốc), và Hà Tiên (gồm 2 đạo còn lại của trấn Hà Tiên là Kiên Giang và Long Xuyên, tức các vùng Rạch Giá và Cà Mau ngày nay).
(51) Lê văn Khôi là con nuôi của đức Tả Quân Lê văn Duyệt. Theo Huỳnh Minh trong ‘Gia Định Xưa’, tr. 160, Lê văn Khôi tên thật là Nguyễn hữu Khôi, một thổ hào cừ khôi ở đất Cao Bằng, văn hay giỏi võ. Khi Lê văn Duyệt ra kinh lược vùng Thanh Hóa và Nghệ An, ông xin theo làm con nuôi đức Tả Quân. Sau năm 1820, ông theo Lê văn Duyệt vào Gia Định. Khi Lê văn Duyệt qua đời, vua Minh Mạng sai Bạch Xuân Nguyên vào hài tội và xiềng mã Lê văn Duyệt, đồng thời bắt giam Lê văn Khôi và toàn gia quyến của Lê văn Duyệt. Ngày 18 tháng 5 năm 1833, Khôi thoát ngục rồi hợp cùng với quân dân Gia Định nổi lên giết chết Tổng đốc Nguyễn văn Quế và bắt giam Bạch Xuân Nguyên đem về tế sống đức Tả Quân. Cuối năm 1833 thì Khôi bị bệnh mà mất, nhưng nhóm trung thành với Khôi vẫn chiến đấu đến tháng 7 năm 1835 mới bị triều đình dập tắt. Sau đó vua Minh Mạng đã hạ lệnh chém hết toàn bộ 1.831 người trong thành, kể cả nam phụ lão ấu, rồi chôn chung vào một nơi gọi là ‘Mã Ngụy’.
(52) Trong địa phận Sài Gòn bây giờ.
(53) Trong địa phận Bình Dương.
(54) Chợ Quán ngày nay.
(55) Trong địa phận Bình Dương.
(56) Trong địa phận Bình Dương.
(57) Chợ Lớn ngày nay.
(58) Vịnh Gành Rái.
(59) Phần giáp với Long An và Tây Ninh.
(60) Trong di chúc, vua Gia Long đã phế bỏ con dòng chánh của hoàng tử Cảnh để lập hoàng tử Đảm lên ngôi vua.
(61) Biên Hòa, Gia Định và Định Tường.
(62) Không phải là thành phố Sài Gòn.
(63) Gồm phần đất thuộc huyện Tân Long và phủ Tân An.
(64) Tỉnh Tân Bình thời đó bao gồm các vùng phía Bắc Sài Gòn như Phú Nhuận, Phú Thọ, Hạnh Thông, Tân Sơn Nhì, vân vân; vùng Thủ Thiêm và một phần của vùng Nhà Bè.
(65) Cầu Phan Thanh Giản được xây dựng vào năm 1960 khi làm xa lộ Sài Gòn-Biên Hòa.
(66) Liên Trường Võ Khoa Trừ Bị Thủ Đức.
(67) Hồi nầy bến đò Thủ Thiêm rất thuận tiện vì dân chúng không phải đi vòng qua ngã xa lộ. Bây giờ chánh quyền mới đang xây dựng đường ngầm ngang qua Thủ Thiêm.
(68) Khoảng giữa Thủ Đức và Dĩ An.
(69) Sau năm 1975, thành phố Sài Gòn đã được chánh quyền mới cho đổi ra làm thành phố Hồ Chí Minh.
(70) Ý nói vua quan thời các chúa và các vua triều Nguyễn.
(71) Đường Hồng Thập Tự cũ.
(72) Quận lỵ được đặt tại xã Hạnh Thông Tây.
(73) Quận lỵ được đặt tại xã Phú Nhuận.
(74) Quận lỵ được đặt tại xã Thới Tam Thôn.
(75) Quận lỵ được đặt tại xã Linh Đông.
(76) Quận lỵ được đặt tại xã Phú Xuân Hội.
(77) Quận lỵ được đặt tại xã Bình Chánh.

(78) Lăng Ông tức lăng của đức Tả Quân Lê văn Duyệt. Lê văn Duyệt quê ở xã Bồ Đề, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nhưng ông cố của ông đã di cư vào Mỹ Tho và ông được sanh ra và lớn lên tại xã Long Hưng, tổng Thuận Bình, nay thuộc quận Long Định, tỉnh Định Tường. Năm 1780, sau khi Nguyễn Ánh xưng Vương, ông được tuyển vào Kinh Gia Định làm thái giám. Về sau ông được Nguyễn Ánh sung vào đội Tả Quân của Tống Viết Phúc. Sau lần bị Nguyễn Huệ bắt sống, nhưng trốn thoát trở về và lập được nhiều công trận, ông được Nguyễn Ánh cất nhắc lên chứ Đại tướng lãnh cánh Tả Quân. Sau khi Gia Long lên ngôi, ông được bổ làm Tổng trấn thành Gia Định. Ngoài ra, ông còn có công dẹp loạn Mọi Vách Đá ở Quảng Nam, giặc Thầy Chùa ở Mỹ Tho, cũng như khiến cho Miên và Lào phải khiếp sợ. Ông được vua Gia Long phong chức Vọng Các Công Thần Chưởng Tả Quân dinh Bình Tây Tướng Quân Duyệt Quận Công và về sau được thờ ở Trung Hưng Công Thần Miếu. Tuy nhiên, ngay lúc ông mất, ông bị vu cáo phản loạn, nên Minh Mạng đã cho khắc trên bia mộ dòng chữ ‘Quyền yêm Lê văn Duyệt’, hài tội của ông và ghi đó là nơi ông phục pháp. Mãi đến đời vua Tự Đức, ông mới được minh oan và cho phục hồi phẩm trật cũng như tước vị.

(79) Theo Huỳnh Minh trong ‘Gia Định Xưa’, TPHCM: NXB Văn Hóa Thông Tin, 2006, tr. 64, chúng ta đã nghe nói và biết nhiều về Lăng Ông Bá Chiểu, tức lăng của đức Tả Quân Lê Văn Duyệt, nhưng ít ai biết đến người em trai của ngài là quan Tả Dinh Lê Văn Phong, người theo phò Nguyễn Ánh cùng thời với Lê văn Duyệt. Sau nầy vua Gia Long đã gả công chúa Ngọc Nghiên cho Lê văn yến, con trai của Lê văn Phong.

(80) Từ năm 1776, khi Nguyễn Ánh theo Nguyễn Phúc Thuần chạy vào Gia Định, chính tướng Đỗ Thành Nhân đã đem quân Đông Sơn về theo giúp cho Nguyễn Ánh gầy dựng thanh thế. Đến năm 1781, tướng Đỗ Thành Nhân bị Nguyễn Ánh giết chết vì nghe theo lời dèm pha của quan Chưởng cơ Huỳnh Thiêm Lộc.

***
Để tiện theo dõi "Đất Phương Nam 1", kính mời Quí Độc Giả mở Link bên dưới:https://huynhhuuduc.blogspot.com/p/blog-page_53.html


***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét