Mẫu Chuyện Về Táo Quân
Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23
tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo
mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo
Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của
mình.
Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay
dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được
nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông
Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể. Người ta thường mua hai mũ Ông Táo
có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái
áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng
có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện
cho “Vua Bếp” lên chầu trời. Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm
ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước
12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống
thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ
sinh sống.
Càng tiến dần vào trong Nam thì tục cúng ông Táo về trời
có một chút thay đổi. Nhưng lễ cúng Táo Quân ở miền Bắc với một nghi lễ
không thể thiếu là Cá Chép là mang tính nguyên thủy hơn cả.
Theo truyền thuyết,
thần Táo cỡi cá chép về chầu Ngọc Hoàng. Trong các món đồ cúng ông Táo
có món cá chép còn sống bơi trong chậu nước để ông Táo dùng làm phương
tiện di chuyển về trời. Tại sao Thần Táo lại cưỡi cá chép? Ông Táo có
thể cỡi cá chép bay về trời vì cá chép có thể hóa ra rồng bay lên mây,
lên trời được. Cá chép “hóa rồng” thấy qua câu ca dao sau này:
Bao giờ cá chép hóa rồng,
Bõ công cha mẹ bế bồng ngày xưa.
Bõ công cha mẹ bế bồng ngày xưa.
Theo truyền thuyết thì:
Mồng bốn cá đi ăn thề,
Mồng tám cá về, cá vượt Vũ-môn.
Mồng tám cá về, cá vượt Vũ-môn.
Tại sao về trời mà Táo quân lại cưỡi cá chép? Sao
không phải là cưỡi chim? Ông cha ta có lầm lẫn gì không? Hoàn toàn
không! Khi mà tổ tiên người Việt đã để lại cho hậu thế một nền văn hiến
vĩ đại. Con cá chép thuộc hành thủy. Trong những di sản văn hóa phi vật
thể là những bức tranh dân gian Việt chúng ta thấy trang đàn lợn với một
lợn mẹ và năm lợn con. Đây chính là hình tượng của "Thiên Nhất sinh
thủy - Địa lục thành chi". Chúng ta cũng thấy hình tượng này trong tranh
cá chép làng Đông hồ: Một con cá mẹ với năm con cá con
.
Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế.
Biểu tượng Táo Quân (Hỏa)
cưỡi trên lưng cá chép (Thủy).
|
Táo thuộc lửa mạng hoả, tượng của quẻ Ly
Địa Lục Thành Chi : hình tượng Táo quân cưỡi cá chép, chính là biểu tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị Tế trong Kinh Dịch. ( Quẻ Khảm nằm trên, Quẻ Ly nằm dưới )
Đây là quẻ cuối cùng kết thúc một chu kỳ 64 tư quẻ Dịch. Biểu tượng cho chu kỳ tuần hoàn của tạo hoá trong một năm đã kết thúc và chuyển sang một chu kỳ mới và mọi việc vẫn còn tiếp tục để một năm mới tốt lành. Đó là tinh thần của quẻ Vị Tế.
Địa Lục Thành Chi : hình tượng Táo quân cưỡi cá chép, chính là biểu tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị Tế trong Kinh Dịch. ( Quẻ Khảm nằm trên, Quẻ Ly nằm dưới )
Đây là quẻ cuối cùng kết thúc một chu kỳ 64 tư quẻ Dịch. Biểu tượng cho chu kỳ tuần hoàn của tạo hoá trong một năm đã kết thúc và chuyển sang một chu kỳ mới và mọi việc vẫn còn tiếp tục để một năm mới tốt lành. Đó là tinh thần của quẻ Vị Tế.
( Theo http://tuanvietnam.net )
Sự tích ông Táo cưỡi cá chép lên trời
Ngày xửa ngày xưa rõ là lâu rồi nhé các ông Táo chưa biết cưỡi cá chép
lên trời, nên toàn phải leo cầu thang bộ lên trời , mất rất nhiều thời
gian. Có khi đến hết tết rồi mà ông Táo vẫn chưa về đến trần gian để ăn
cỗ cùng các gia đình…
Cá chép thấy thế thì thương các ông Táo lắm, bèn nghĩ cách để giúp ông Táo lên trời.
Truyền thuyết kể rằng ở Vũ môn, tức nơi giáp ranh giữa các con sông và biển có một Gò Sóng dữ, rất cao…
Nếu có con cá nào dũng cảm nhảy qua được Gò Sóng đó thì sẽ được tặng một đôi cánh và hóa rồng bay lên…
Thế là Cá chép quyết tâm sẽ nhảy qua được Gò Sóng để hóa rồng đưa các ông Táo lên trời…
Chú cá Chép bé nhỏ, cứ bơi mãi, bơi mãi theo dòng sông, hết một mùa sấu chín mời đến cuối cửa sông…
Ở đây rất ồn ào, tiếng sóng biển ầm ào xô ngược dòng nước vào sông mặn chan chát, tiếng những chú cá voi gầm gừ mê ngủ và cả tiếng gào của những con cá Mập to con và nhút nhát…
Chú cá chép bé nhỏ chững lại một chút, nhưng chú lại nhớ tới hình ảnh những ông Táo mồ hôi nhễ nhại leo thang lên trời để đi báo cáo thành tích cho những gia đình dưới hạ giới, chú lại quyết tâm thử sức mình…
Chú cứ vẫy mãi những chiếc vây bé nhỏ, cố nhảy qua Gò Sóng dữ, nhưng mãi không vượt qua nổi….
Cứ thế, cứ thế, chú làm đi làm lại nhiều lần, càng ngày càng nhảy cao hơn, nhưng vẫn chưa vượt qua được Gò Sóng…
Gần như nản chí, chú cá chép bé nhỏ quay lại, bơi ngược dòng nước, lòng buồn vô hạn, chú nghĩ rằng, mình sẽ chẳng bao giờ giúp được những ông Táo quân đáng kính…
Bỗng nhiên, chú chợt nhớ lại lời mẹ dặn mỗi khi chú bước chân khỏi nhà “Cá chép xinh của mẹ, không có việc gì trên đời là khó, nếu ta có một lòng quyết tâm mạnh mẽ từ trong sâu thẳm trái tim”.
Thế là Cá chép nhỏ quay ngược lại, lấy hết sức mình bơi theo dòng nước và đến cửa sông, chú quẫy mình xoay một vòng, ưỡn lưng, nhảy vọt qua Gò Sóng…
Oa, thật là tuyệt, chú cá bé nhỏ đã nhảy vượt qua Gò Sóng, và ngay lập tức, bầu trời hiện lên những chiếc cầu vồng bảy sắc, và trên lưng chú cá chép mọc lên một đôi cánh.
Khi chú cá chép nhỏ, hít một hơi thật sâu đầy lồng ngực không khí giữa bầu trời, thì thân thể chú bỗng lấp lánh những sắc màu óng ánh, chú dài ra, to ra và hóa thành một con rồng ngũ sắc xinh đẹp tuyệt vời…
Chú quẫy đuôi (vì chưa quen mình là rồng) và bay ngược về nơi các ông Táo đang đứng chờ, nhẹ nhàng đáp xuống để các ông Táo lên lưng và bay vút vào tầng không, kịp đưa các ông Táo lên trời báo cáo…
Thế là từ đó trở đi, mỗi dịp xuân về, khi các ông Táo lên trời báo cáo, các chú cá chép sẽ được đi theo cùng, để hóa rồng, chở các ông Táo lên trời.
Cá chép thấy thế thì thương các ông Táo lắm, bèn nghĩ cách để giúp ông Táo lên trời.
Truyền thuyết kể rằng ở Vũ môn, tức nơi giáp ranh giữa các con sông và biển có một Gò Sóng dữ, rất cao…
Nếu có con cá nào dũng cảm nhảy qua được Gò Sóng đó thì sẽ được tặng một đôi cánh và hóa rồng bay lên…
Thế là Cá chép quyết tâm sẽ nhảy qua được Gò Sóng để hóa rồng đưa các ông Táo lên trời…
Chú cá Chép bé nhỏ, cứ bơi mãi, bơi mãi theo dòng sông, hết một mùa sấu chín mời đến cuối cửa sông…
Ở đây rất ồn ào, tiếng sóng biển ầm ào xô ngược dòng nước vào sông mặn chan chát, tiếng những chú cá voi gầm gừ mê ngủ và cả tiếng gào của những con cá Mập to con và nhút nhát…
Chú cá chép bé nhỏ chững lại một chút, nhưng chú lại nhớ tới hình ảnh những ông Táo mồ hôi nhễ nhại leo thang lên trời để đi báo cáo thành tích cho những gia đình dưới hạ giới, chú lại quyết tâm thử sức mình…
Chú cứ vẫy mãi những chiếc vây bé nhỏ, cố nhảy qua Gò Sóng dữ, nhưng mãi không vượt qua nổi….
Cứ thế, cứ thế, chú làm đi làm lại nhiều lần, càng ngày càng nhảy cao hơn, nhưng vẫn chưa vượt qua được Gò Sóng…
Gần như nản chí, chú cá chép bé nhỏ quay lại, bơi ngược dòng nước, lòng buồn vô hạn, chú nghĩ rằng, mình sẽ chẳng bao giờ giúp được những ông Táo quân đáng kính…
Bỗng nhiên, chú chợt nhớ lại lời mẹ dặn mỗi khi chú bước chân khỏi nhà “Cá chép xinh của mẹ, không có việc gì trên đời là khó, nếu ta có một lòng quyết tâm mạnh mẽ từ trong sâu thẳm trái tim”.
Thế là Cá chép nhỏ quay ngược lại, lấy hết sức mình bơi theo dòng nước và đến cửa sông, chú quẫy mình xoay một vòng, ưỡn lưng, nhảy vọt qua Gò Sóng…
Oa, thật là tuyệt, chú cá bé nhỏ đã nhảy vượt qua Gò Sóng, và ngay lập tức, bầu trời hiện lên những chiếc cầu vồng bảy sắc, và trên lưng chú cá chép mọc lên một đôi cánh.
Khi chú cá chép nhỏ, hít một hơi thật sâu đầy lồng ngực không khí giữa bầu trời, thì thân thể chú bỗng lấp lánh những sắc màu óng ánh, chú dài ra, to ra và hóa thành một con rồng ngũ sắc xinh đẹp tuyệt vời…
Chú quẫy đuôi (vì chưa quen mình là rồng) và bay ngược về nơi các ông Táo đang đứng chờ, nhẹ nhàng đáp xuống để các ông Táo lên lưng và bay vút vào tầng không, kịp đưa các ông Táo lên trời báo cáo…
Thế là từ đó trở đi, mỗi dịp xuân về, khi các ông Táo lên trời báo cáo, các chú cá chép sẽ được đi theo cùng, để hóa rồng, chở các ông Táo lên trời.
( Theo http://kienthucgiadinh.com.vn )
Vì Sao Táo
Việt Không Mặc Quần?
Truyền thuyết kể
lại rằng ông Táo ở truồng không mặc quần. Ông Táo chỉ đội mũ, đi hia
không mặc quần như thấy qua câu thơ của một nhà văn:
Đội mũ đi hia, chẳng mặc quần.
Tranh ảnh, hình vẽ,
đồ mã diễn tả ông Táo không bao giờ có quần. Câu ca dao dưới đây cho
thấy ông Táo ở trong bếp “ít mặc”, không cần mặc quần và ở trong bếp
nên cũng không phải lo về vấn đề ăn uống. Ông Táo không phải lo ăn, lo
mặc nên chẳng phải lo gì nhiều so với ông Cả:
Ông Cả ngồi trên sập vàng,
Cả ăn, cả mặc, lại càng cả lo.
Ông Bếp ngồi trong đống tro,
Cả ăn, cả mặc, lại càng cả lo.
Ông Bếp ngồi trong đống tro,
Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm.
Bức tranh dân gian Việt ở trên vẽ ba vị Táo Quân, đều mặc quần nghiêm chỉnh, với những hàng chữ Hán phía trên. Bức tranh này hẳn được sáng tác kể hàng ngàn năm sau khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ ở miến Nam sông Dương Tử. Bởi vì, trong phong tục còn giữ lại được đến ngày nay trong dân gian Việt thì Táo Quân không mặc quần. Điều này cũng giống như hàng ngàn năm trôi qua, những con rối nước trong văn hóa dân gian Việt được vẽ cái vạt áo bên phải vậy. Hiếm lắm, trong kho tàng chất những con rối nước cổ bỏ đi, may ra còn những con rối xưa cài vạt áo bên trái. Vậy Táo Quân không mặc quần có ý nghĩa gì trong truyền thống Việt?
Lịch sử Trung Hoa ghi lại: Chính cái quần là của các dân tộc phía Bắc
Trung Hoa và không thuộc về y phục Hán cổ. Vào cuối thời Xuân Thu, đầu
thời Chiến Quốc, Triệu Vũ Vương mới đưa cái quần vào làm y phục chính
thức của nước Triệu. Và y phục này thích hợp với các chiến binh trong
các cuộc chiến liên miên giữa các quốc gia so với vải quây che phần thần
dưới trước đó. Sau này chiếc quần mới phổ biến trong thất Quốc và do
các chiến binh mặc và trở thánh y phục của Trung Hoa. Nhưng Người Việt,
với tư cách là một nhà nước độc lập ở Nam Dương Tử, tất nhiên không thể
tiếp thu một cách nhanh chóng y phục quần của các dân tộc phi Hán ở
Phương Bắc Trung Quốc. Điều này cho thấy rằng: Phong Tục thờ Táo Quân
phải có từ rất lâu, trước cả khi dân tộc Hán bị xâm nhập văn hóa mắc
quần của các dân tộc phái Bắc này và còn giữ đến bây giờ. Và điều này
như tôi đã phân tích ở trên: Nó phải có trước thời Vua Hùng Vương Thứ VI
quyết định dùng bánh Chưng bánh Dầy vào lễ Tết của dân tộc Việt. Còn
nếu như thời Hùng Vương chỉ ra đời vào Thiên Niên kỷ thứ nhất trước CN
và Tết Việt Nam là văn hóa Hán là chủ nhân đích thực của văn hóa Đông
phương thì ông Táo Việt đã mặc quần như bức tranh dân gian sáng tác về
sau này mà bạn đọc đã nhìn thấy ở trên.
Qua sự minh chứng và phân tích ở trên, chúng ta cũng nhận thấy rằng: Đằng sau một phong tục cổ truyền của dân tộc Việt - tục cúng "Ông Táo về trời" là cả một sự minh triết liên quan chặt chẽ đến nền Lý học Đông phương - mà từ lâu tôi đã minh chứng - thuộc về nền văn hiến huyền vĩ Việt, một thời huy hoàng ở miến Nam sông Dương Tử. Có thể nói rằng: Không phải ngẫu nhiên mà có sự trùng khớp hợp lý gần như toàn bộ những nét chính của phong tục cúng ông Công, ông Táo với những quan niệm có tính nguyên lý của Học thuật cổ Đông phương. Sở dĩ có sự trùng khớp hợp lý đến kỳ lạ này, chính vì nó là hệ quả của nền minh Đông Phương thuộc về nền văn hiến Việt được đưa vào cuộc sống văn hóa Việt qua phong tục cúng đưa "Ông Công, Ông Táo về trời".
Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây. Khí chính chiếc mũ Ông Công, Ông Táo được bán đầy ở khắp kẻ chợ , thôn quê ngày nay lại là một hình tượng được cách điệu bằng giấy của chiếc mũ các vua Hùng trên trống đồng Lạc Việt
Qua sự minh chứng và phân tích ở trên, chúng ta cũng nhận thấy rằng: Đằng sau một phong tục cổ truyền của dân tộc Việt - tục cúng "Ông Táo về trời" là cả một sự minh triết liên quan chặt chẽ đến nền Lý học Đông phương - mà từ lâu tôi đã minh chứng - thuộc về nền văn hiến huyền vĩ Việt, một thời huy hoàng ở miến Nam sông Dương Tử. Có thể nói rằng: Không phải ngẫu nhiên mà có sự trùng khớp hợp lý gần như toàn bộ những nét chính của phong tục cúng ông Công, ông Táo với những quan niệm có tính nguyên lý của Học thuật cổ Đông phương. Sở dĩ có sự trùng khớp hợp lý đến kỳ lạ này, chính vì nó là hệ quả của nền minh Đông Phương thuộc về nền văn hiến Việt được đưa vào cuộc sống văn hóa Việt qua phong tục cúng đưa "Ông Công, Ông Táo về trời".
Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây. Khí chính chiếc mũ Ông Công, Ông Táo được bán đầy ở khắp kẻ chợ , thôn quê ngày nay lại là một hình tượng được cách điệu bằng giấy của chiếc mũ các vua Hùng trên trống đồng Lạc Việt
Huỳnh Hữu Đức Sưu Tầm và Biên Khảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét