Bà Rịa-Vũng Tàu Thời Việt Nam Cộng Hòa:
Trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, tháng 7 năm 1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm lại sáp nhập Vũng Tàu trở về với tỉnh Bà Rịa. Vũng Tàu nằm sát bên Bà Rịa, cách tỉnh lỵ Bà Rịa 22 cây số. Năm 1959, Bà Rịa được sáp nhập vào Vũng Tàu để thành lập tỉnh Phước Tuy. Về vị trí, phía bắc Phước Tuy giáp Biên Hòa và Bình Tuy, phía nam giáp biển Đông, tây giáp Gia Định và Gò Công, đông giáp Bình Tuy và biển Đông. Vũng Tàu là một mỏm đất nhô ra biển, chỉ có phía Bắc là liền với vùng đất Bà Rịa, còn lại các mặt khác đều được bao bọc bởi biển. Thời nầy chu vi của thị xã Vũng Tàu đo được gần 49,5 cây số, tính từ bờ biển giáp với Bình Tuy chạy dọc theo bờ biển Đông, qua sông Dinh và rạch Cây Khế. Thị xã Vũng Tàu có chiều dài khoảng 14 cây số và chiều ngang khoảng 6 cây số. Tính đến năm 1960, thị xã Vũng Tàu có 5 khu phố: Vũng Tàu, Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam, và Phước Thắng. Đến năm 1964 thì Thủ Tướng Nguyễn Khánh của đệ nhị Cộng Hòa lại cho tách Vũng Tàu ra khỏi Bà Rịa để trở thành thị xã Vũng Tàu trong Đặc Khu Vũng Tàu Côn Đảo.
Dưới thời VNCH, Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong những vùng trù phú của miền Nam, không những về nông ngư nghiệp, mà còn về kỹ nghệ du lịch, vì đây là nơi có nhiều di tích lịch sử Nam Tiến của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, nhờ nằm sát biển nên khí hậu của vùng Bà Rịa-Vũng Tàu hầu như không lạnh, mà lại mát mẻ quanh năm, nên nhiều du khách đã nói vùng Bà Rịa-Vũng Tàu không có mùa đông. Phải nói Bà Rịa-Vũng Tàu là điểm hội tụ tôn giáo của người Việt Nam. Trên đường từ Sài Gòn ra Vũng Tàu người ta có thể nhìn thấy những biểu tượng tôn giáo, từ tượng Phật ngồi thiền, đến tượng Phật nằm, đến tượng chúa Giê Su. Riêng tại Vũng Tàu, người ta có thể tìm thấy rất nhiều đình, chùa, và đền, từ Thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh Xá, đình Tam Thắng, đền Ông Trần, Bạch Dinh. Tại Bạch Dinh, người ta trưng bày rất nhiều những đồ gốm sứ cổ, đã được vớt lên từ một chiếc tàu cổ đã bị chìm gần quần đảo Côn Sơn. Từ nhiều thập niên gần đây, Bà Rịa-Vũng Tàu luôn đứng đầu cả nước về số lượng khách du lịch đến đây lãm cảnh, với những thắng cảnh Thùy Dương, Hàng Dương, Biển Xanh, Hồ Tràm, Hồ Cốc, Viễn Đông, vân vân. Tại Bà Rịa-Vũng Tàu còn có suối nước nóng Bình Châu, có giá trị y học rất cao, nên hàng ngày du khách đến đây tắm suối rất nhiều. Bãi biển Vũng Tàu đã nổi tiếng từ thời Pháp thuộc, với rất nhiều bãi tắm đẹp và sạch sẽ. Vì bờ biển Bà Rịa-Vũng Tàu có địa hình hết sức đặc biệt, phía tây nằm trong vịnh Gành Rái, trong khi phía đông chạy từ Phước Thành, Phước Tỉnh và Long Hải, tạo nên một cái vịnh khác, khiến cho thời tiết Vũng Tàu hết sức đặc biệt, vì không chỗ nào giống chỗ nào. Khi Bãi Sau (Bãi Thùy Vân) có gió mạnh sóng lớn, người ta đi về Bãi Dứa, Bãi Dâu... thì những nơi nầy lại sóng yên gió lặng, rất lý tưởng. Ngoài ra, Bãi Dâu của Vũng Tàu còn là một trong những nơi có cảnh mặt trời lặn trên biển đẹp nhất Việt Nam.
Bà Rịa-Vũng Tàu Ngày Nay:
Sau năm 1975, chánh quyền mới sáp nhập tỉnh Phước Lễ(32) lại với Bà Rịa để thành lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Về vị trí, đông bắc giáp Bình Thuận, bắc giáp Đồng Nai, tây bắc giáp Sài Gòn-Gia Định, tây giáp huyện Cần Giờ, nam và đông nam giáp Biển Đông. Hiện tại, Bà Rịa-Vũng Tàu là một tỉnh nhỏ nằm ở địa đầu của Nam Phần Việt Nam, nhưng thành phố Vũng Tàu lại là một trong những thành phố quan trọng của miền Nam. Theo thống kê vào năm 2003, Bà Rịa-Vũng Tàu có khoảng 805.600 dân, với diện tích khoảng 1.975,2 cây số vuông. Bà Rịa-Vũng Tàu có bờ biển dài khoảng 100 cây số. Tuy nhiên, theo thống kê mới đây của Tấp Bản Đồ Hành Chánh Việt Nam, xuất bản năm 2009, diện tích Bà Rịa-Vũng Tàu không thay đổi, nhưng dân số tăng lên 908.500 người. Thành phố Vũng Tàu có diện tích khoảng 140,1 cây số vuông, với 248.100 cư dân, mật độ trung bình khoảng 1.771 người trên một cây số vuông. Thị xã Bà Rịa có diện tích khoảng 90,6 cây số vuông, với 85.300 cư dân, mật độ trung bình khoảng 942 người trên một cây số vuông. Huyện Châu Đức có diện tích khoảng 422,6 cây số vuông, với 149.500 cư dân, mật độ trung bình khoảng 354 người trên một cây số vuông. Huyện Cổn Đảo có diện tích khoảng 75,2 cây số vuông, với 4.500 cư dân, mật độ trung bình khoảng 60 người trên một cây số vuông. Huyện Đất Đỏ có diện tích khoảng 189,6 cây số vuông, với 64.300 cư dân, mật độ trung bình khoảng 339 người trên một cây số vuông. Huyện Long Điền có diện tích khoảng 77 cây số vuông, với 118.900 cư dân, mật độ trung bình khoảng 1.544 người trên một cây số vuông. Huyện Tân Thành có diện tích khoảng 337,9 cây số vuông, với 105.800 cư dân, mật độ trung bình khoảng 313 người trên một cây số vuông. Huyện Xuyên Mộc có diện tích khoảng 642,2 cây số vuông, với 132.100 cư dân, mật độ trung bình khoảng 206 người trên một cây số vuông.
Đặc Sản Của Vùng Bà Rịa-Vũng Tàu:
Như trên đã nói vùng Bà Rịa Vũng Tàu hầu như không có mùa đông nên các bãi tắm của Vũng Tàu lúc nào cũng đầy người. Có thể nói, vùng Bà Rịa-Vũng Tàu là vùng đất có số lượng cao nhất về các khu du lịch. Tuy vậy, ngoài tiềm năng du lịch ra, vì là một tỉnh nằm dọc theo bờ biển phía Bắc Nam Phần nên Bà Rịa-Vũng Tàu còn có rất nhiều nguồn lợi về hải sản. Sau khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975, người ta bắt đầu trở lại du lịch khu suối nước nóng Bình Châu. Du khách, nhất là các tay thích nhậu rượu đế người Việt Nam, mỗi khi đến Vũng Tàu thường tìm mua cho được rượu đế Hòa Long. Hòa Long là một xã thuộc thị xã Bà Rịa, có truyền thống nấu rượu đế từ rất lâu đời. Nếu người Long An thích rượu đế Gò Đen, người Biên Hòa thích rượu Bến Gỗ Long Thành, dân miền Trung thích rượu đế Bàu Đá thì dân nhậu Vũng Tàu không thể thiếu rượu đế Hòa Long. Để nấu ra được loại rượu đặc biệt nầy, người Hòa Long phải dùng chỉ dùng nếp Long Điền và men Bà Đập mà thôi. Điểm đặc biệt ở đây là người Hòa Long tin rằng dụng cụ của họ được kết hợp bởi ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Nghĩa là phải nấu bằng nồi đồng, phải làm cần dẫn rượu bằng tre, phải dùng cái khạp bằng sành để làm nguội rượu, nước cất rượu phải là loại nước giếng trong mát của Hòa Long, và lửa nấu rượu phải luôn được canh cho vừa chứ không quá táp mà cũng không quá yếu.
Bên cạnh đó, du khách đến Bà Rịa-Vũng Tàu còn được thưởng thức món bánh khọt Vũng Tàu. Phải nói tại thành phố Vũng Tàu hầu như ai cũng coi bánh khọt như là món ăn chính, chẳng những cho buổi ăn sáng, mà còn ăn trưa và ăn tối nữa. Trước năm 1975, có lần tôi ghé lại nhà của một người bạn ở Vũng Tàu; buổi sáng tôi được cho ăn bánh khọt, quả là ngon tuyệt; đến trưa lại cũng bánh khọt, vẫn cảm thấy ngon; nhưng đến chiều khi nhà dọn ra món bánh khọt lần nữa, tôi từ chối khéo là hãy còn no, mặc dầu món bánh khọt làm ở đây quả là ngon tuyệt. Mẹ của bạn tôi nói: “Tại vì lâu lâu con mới ghé lại nên bác muốn đãi con ăn một món thật đặc sắc của Vũng Tàu vậy mà!” Muốn làm bánh khọt ngon và dòn, nếu muốn đổ bánh sáng nay thì đêm trước người ta phải xay bột, trước khi đổ bánh người ta pha bột với nước dừa. Ngày nay, tiếng tăm của bánh khọt Vũng Tàu đã lan khắp Sài Gòn, Đà Lạt và một số tỉnh miền Tây.
Ngoài ra, tại thành phố Vũng Tàu còn có một loại trái cây đặc sản mà tiếng tăm của nó đã lan khắp các miền Nam Kỳ, đó là “Nhãn Xuồng”. Nhãn xuồng có hột rất nhỏ, cơm màu vàng, dòn và ngọt thanh. Sở dĩ nó có tên là nhãn xuồng vì nó có hình dạng chiếc xuồng. Ngày nay người ta thường kêu nó là “nhãn xuồng cơm vàng”. Loại nhãn nầy có thể được trồng bằng hột, thích hợp với loại đất cát. Tuy rất ngon, nhưng năng xuất không cao, vì vậy mà giá thành khá cao, nhưng dầu giá cao bao nhiêu cũng không đủ cung cấp cho thị trường. Hiện tại có khoảng 200 nhà vườn trồng loại nhãn nầy và người ta cố gắng gieo trồng nó ở những nơi khác, nhưng hình như không mấy thành công. Chính vì vậy mà đa số du khách đến Vũng Tàu đều ráng tìm mua cho bằng được ‘nhãn xuồng cơm vàng’ để thưởng thức.
Trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, tháng 7 năm 1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm lại sáp nhập Vũng Tàu trở về với tỉnh Bà Rịa. Vũng Tàu nằm sát bên Bà Rịa, cách tỉnh lỵ Bà Rịa 22 cây số. Năm 1959, Bà Rịa được sáp nhập vào Vũng Tàu để thành lập tỉnh Phước Tuy. Về vị trí, phía bắc Phước Tuy giáp Biên Hòa và Bình Tuy, phía nam giáp biển Đông, tây giáp Gia Định và Gò Công, đông giáp Bình Tuy và biển Đông. Vũng Tàu là một mỏm đất nhô ra biển, chỉ có phía Bắc là liền với vùng đất Bà Rịa, còn lại các mặt khác đều được bao bọc bởi biển. Thời nầy chu vi của thị xã Vũng Tàu đo được gần 49,5 cây số, tính từ bờ biển giáp với Bình Tuy chạy dọc theo bờ biển Đông, qua sông Dinh và rạch Cây Khế. Thị xã Vũng Tàu có chiều dài khoảng 14 cây số và chiều ngang khoảng 6 cây số. Tính đến năm 1960, thị xã Vũng Tàu có 5 khu phố: Vũng Tàu, Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam, và Phước Thắng. Đến năm 1964 thì Thủ Tướng Nguyễn Khánh của đệ nhị Cộng Hòa lại cho tách Vũng Tàu ra khỏi Bà Rịa để trở thành thị xã Vũng Tàu trong Đặc Khu Vũng Tàu Côn Đảo.
Dưới thời VNCH, Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong những vùng trù phú của miền Nam, không những về nông ngư nghiệp, mà còn về kỹ nghệ du lịch, vì đây là nơi có nhiều di tích lịch sử Nam Tiến của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, nhờ nằm sát biển nên khí hậu của vùng Bà Rịa-Vũng Tàu hầu như không lạnh, mà lại mát mẻ quanh năm, nên nhiều du khách đã nói vùng Bà Rịa-Vũng Tàu không có mùa đông. Phải nói Bà Rịa-Vũng Tàu là điểm hội tụ tôn giáo của người Việt Nam. Trên đường từ Sài Gòn ra Vũng Tàu người ta có thể nhìn thấy những biểu tượng tôn giáo, từ tượng Phật ngồi thiền, đến tượng Phật nằm, đến tượng chúa Giê Su. Riêng tại Vũng Tàu, người ta có thể tìm thấy rất nhiều đình, chùa, và đền, từ Thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh Xá, đình Tam Thắng, đền Ông Trần, Bạch Dinh. Tại Bạch Dinh, người ta trưng bày rất nhiều những đồ gốm sứ cổ, đã được vớt lên từ một chiếc tàu cổ đã bị chìm gần quần đảo Côn Sơn. Từ nhiều thập niên gần đây, Bà Rịa-Vũng Tàu luôn đứng đầu cả nước về số lượng khách du lịch đến đây lãm cảnh, với những thắng cảnh Thùy Dương, Hàng Dương, Biển Xanh, Hồ Tràm, Hồ Cốc, Viễn Đông, vân vân. Tại Bà Rịa-Vũng Tàu còn có suối nước nóng Bình Châu, có giá trị y học rất cao, nên hàng ngày du khách đến đây tắm suối rất nhiều. Bãi biển Vũng Tàu đã nổi tiếng từ thời Pháp thuộc, với rất nhiều bãi tắm đẹp và sạch sẽ. Vì bờ biển Bà Rịa-Vũng Tàu có địa hình hết sức đặc biệt, phía tây nằm trong vịnh Gành Rái, trong khi phía đông chạy từ Phước Thành, Phước Tỉnh và Long Hải, tạo nên một cái vịnh khác, khiến cho thời tiết Vũng Tàu hết sức đặc biệt, vì không chỗ nào giống chỗ nào. Khi Bãi Sau (Bãi Thùy Vân) có gió mạnh sóng lớn, người ta đi về Bãi Dứa, Bãi Dâu... thì những nơi nầy lại sóng yên gió lặng, rất lý tưởng. Ngoài ra, Bãi Dâu của Vũng Tàu còn là một trong những nơi có cảnh mặt trời lặn trên biển đẹp nhất Việt Nam.
Bà Rịa-Vũng Tàu Ngày Nay:
Sau năm 1975, chánh quyền mới sáp nhập tỉnh Phước Lễ(32) lại với Bà Rịa để thành lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Về vị trí, đông bắc giáp Bình Thuận, bắc giáp Đồng Nai, tây bắc giáp Sài Gòn-Gia Định, tây giáp huyện Cần Giờ, nam và đông nam giáp Biển Đông. Hiện tại, Bà Rịa-Vũng Tàu là một tỉnh nhỏ nằm ở địa đầu của Nam Phần Việt Nam, nhưng thành phố Vũng Tàu lại là một trong những thành phố quan trọng của miền Nam. Theo thống kê vào năm 2003, Bà Rịa-Vũng Tàu có khoảng 805.600 dân, với diện tích khoảng 1.975,2 cây số vuông. Bà Rịa-Vũng Tàu có bờ biển dài khoảng 100 cây số. Tuy nhiên, theo thống kê mới đây của Tấp Bản Đồ Hành Chánh Việt Nam, xuất bản năm 2009, diện tích Bà Rịa-Vũng Tàu không thay đổi, nhưng dân số tăng lên 908.500 người. Thành phố Vũng Tàu có diện tích khoảng 140,1 cây số vuông, với 248.100 cư dân, mật độ trung bình khoảng 1.771 người trên một cây số vuông. Thị xã Bà Rịa có diện tích khoảng 90,6 cây số vuông, với 85.300 cư dân, mật độ trung bình khoảng 942 người trên một cây số vuông. Huyện Châu Đức có diện tích khoảng 422,6 cây số vuông, với 149.500 cư dân, mật độ trung bình khoảng 354 người trên một cây số vuông. Huyện Cổn Đảo có diện tích khoảng 75,2 cây số vuông, với 4.500 cư dân, mật độ trung bình khoảng 60 người trên một cây số vuông. Huyện Đất Đỏ có diện tích khoảng 189,6 cây số vuông, với 64.300 cư dân, mật độ trung bình khoảng 339 người trên một cây số vuông. Huyện Long Điền có diện tích khoảng 77 cây số vuông, với 118.900 cư dân, mật độ trung bình khoảng 1.544 người trên một cây số vuông. Huyện Tân Thành có diện tích khoảng 337,9 cây số vuông, với 105.800 cư dân, mật độ trung bình khoảng 313 người trên một cây số vuông. Huyện Xuyên Mộc có diện tích khoảng 642,2 cây số vuông, với 132.100 cư dân, mật độ trung bình khoảng 206 người trên một cây số vuông.
Đặc Sản Của Vùng Bà Rịa-Vũng Tàu:
Như trên đã nói vùng Bà Rịa Vũng Tàu hầu như không có mùa đông nên các bãi tắm của Vũng Tàu lúc nào cũng đầy người. Có thể nói, vùng Bà Rịa-Vũng Tàu là vùng đất có số lượng cao nhất về các khu du lịch. Tuy vậy, ngoài tiềm năng du lịch ra, vì là một tỉnh nằm dọc theo bờ biển phía Bắc Nam Phần nên Bà Rịa-Vũng Tàu còn có rất nhiều nguồn lợi về hải sản. Sau khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975, người ta bắt đầu trở lại du lịch khu suối nước nóng Bình Châu. Du khách, nhất là các tay thích nhậu rượu đế người Việt Nam, mỗi khi đến Vũng Tàu thường tìm mua cho được rượu đế Hòa Long. Hòa Long là một xã thuộc thị xã Bà Rịa, có truyền thống nấu rượu đế từ rất lâu đời. Nếu người Long An thích rượu đế Gò Đen, người Biên Hòa thích rượu Bến Gỗ Long Thành, dân miền Trung thích rượu đế Bàu Đá thì dân nhậu Vũng Tàu không thể thiếu rượu đế Hòa Long. Để nấu ra được loại rượu đặc biệt nầy, người Hòa Long phải dùng chỉ dùng nếp Long Điền và men Bà Đập mà thôi. Điểm đặc biệt ở đây là người Hòa Long tin rằng dụng cụ của họ được kết hợp bởi ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Nghĩa là phải nấu bằng nồi đồng, phải làm cần dẫn rượu bằng tre, phải dùng cái khạp bằng sành để làm nguội rượu, nước cất rượu phải là loại nước giếng trong mát của Hòa Long, và lửa nấu rượu phải luôn được canh cho vừa chứ không quá táp mà cũng không quá yếu.
Bên cạnh đó, du khách đến Bà Rịa-Vũng Tàu còn được thưởng thức món bánh khọt Vũng Tàu. Phải nói tại thành phố Vũng Tàu hầu như ai cũng coi bánh khọt như là món ăn chính, chẳng những cho buổi ăn sáng, mà còn ăn trưa và ăn tối nữa. Trước năm 1975, có lần tôi ghé lại nhà của một người bạn ở Vũng Tàu; buổi sáng tôi được cho ăn bánh khọt, quả là ngon tuyệt; đến trưa lại cũng bánh khọt, vẫn cảm thấy ngon; nhưng đến chiều khi nhà dọn ra món bánh khọt lần nữa, tôi từ chối khéo là hãy còn no, mặc dầu món bánh khọt làm ở đây quả là ngon tuyệt. Mẹ của bạn tôi nói: “Tại vì lâu lâu con mới ghé lại nên bác muốn đãi con ăn một món thật đặc sắc của Vũng Tàu vậy mà!” Muốn làm bánh khọt ngon và dòn, nếu muốn đổ bánh sáng nay thì đêm trước người ta phải xay bột, trước khi đổ bánh người ta pha bột với nước dừa. Ngày nay, tiếng tăm của bánh khọt Vũng Tàu đã lan khắp Sài Gòn, Đà Lạt và một số tỉnh miền Tây.
Ngoài ra, tại thành phố Vũng Tàu còn có một loại trái cây đặc sản mà tiếng tăm của nó đã lan khắp các miền Nam Kỳ, đó là “Nhãn Xuồng”. Nhãn xuồng có hột rất nhỏ, cơm màu vàng, dòn và ngọt thanh. Sở dĩ nó có tên là nhãn xuồng vì nó có hình dạng chiếc xuồng. Ngày nay người ta thường kêu nó là “nhãn xuồng cơm vàng”. Loại nhãn nầy có thể được trồng bằng hột, thích hợp với loại đất cát. Tuy rất ngon, nhưng năng xuất không cao, vì vậy mà giá thành khá cao, nhưng dầu giá cao bao nhiêu cũng không đủ cung cấp cho thị trường. Hiện tại có khoảng 200 nhà vườn trồng loại nhãn nầy và người ta cố gắng gieo trồng nó ở những nơi khác, nhưng hình như không mấy thành công. Chính vì vậy mà đa số du khách đến Vũng Tàu đều ráng tìm mua cho bằng được ‘nhãn xuồng cơm vàng’ để thưởng thức.
Chú Thích:
(1) Trịnh Hoài Đức – Gia Định Thành Thông Chí, tập thượng quyển I và II, Nha Văn Hóa, Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa xuất bản, Sài Gòn 1972, tr. 35-36. (2) Quốc Sử Quán Triều Nguyễn – Đại Nam Nhất Thống Chí, Viện Sử Học và NXB Thuận Hóa xuất bản 1992, Tập V, tr. 60. (3) Có lẽ là Vũng Tàu ngày nay. Vào cuối thế kỷ thứ XIII, Châu Đạt Quan khi theo chân sứ đoàn Trung Hoa đến Chân Lạp, có ghi lại về vùng Chân Bồ như sau: “Chúng tôi vượt Thất Châu Dương (Biển Đông), đi ngang biển Giao Chỉ dương đến xứ Chiêm Thành. Ở đó nhờ gió thuận, trong vòng 15 ngày ta có thể đến thị trấn Chân Bồ, đó là biên giới xứ Chân Lạp.” Dựa theo các bản đồ hải trình của các nước Âu châu thì vào khoảng những thế kỷ thứ XVI và XVII, trước khi những lưu dân Việt Nam đến vùng đất nầy, vùng Mô Xoài đã từng là nơi dừng chân của nhiều tàu buôn từ Âu châu sang Trung Hoa. (4) Theo Huỳnh Minh Trong “Vũng Tàu Xưa Và Nay”, Sài Gòn: NXB Đại Nam, 1970, tr. 17. (5) Sau năm 1975, chánh quyền mới sáp nhập hai tỉnh Bình Long và Phước Long lại với nhau để thành lập tỉnh Bình Phước. (6) Christofo Borri cũng chép lại cuộc tiễn đưa công nữ Ngọc Vạn sang Oudong như sau: “Sứ bộ gồm khá đông người, cả quan lẫn lính, vừa nam vừa nữ, chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có trang bị vũ khí và bày trí lộng lẫy. Khi sứ bộ tới kinh đô Oudong, thì dân chúng Khmer, thương nhân Bồ Đào Nha, Nhật Bản và Trung Hoa đã tụ họp đông đảo để đón tiếp và hoan nghênh.”
(7) Tức công nữ Ngọc Vạn, người mà chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần kêu bằng cô. (8) Đài hiệu bằng lửa, dùng để làm hiệu thông báo cho các nơi khác khi có biến. (9) Ba làng Tam Thắng ở Vũng Tàu gồm Thắng Nhất, Thắng Nhì và Thắng Tam. (10) Huyện Phước An là trung tâm của vùng Mô Xoài ngày trước. (11) Lâm Ấp là tên khác của vương quốc Champa. (12) Hai ngôi làng Bưng Bạc và Bưng Thơm có vị trí địa lý gần kề nhau và có những đặc trưng di tích và di vật giống nhau về mặt khảo cổ học. Tất cả những di tích được nghiên cứu trên qui mô lớn nhất tại vùng Bà Rịa-Vũng Tàu hiện nay đều có chung truyền thống văn hóa với lưu vực sông Đồng Nai. (13) Ngày đó cư dân cổ chưa có khả năng xẻ ván để đóng thuyền, mà họ chỉ đốn những cây to rồi móc hết ruột cây ra để làm thuyền. (14) Dài khoảng 50 mét và rộng khoảng 20 mét. Kết quả những cuộc xét nghiệm khảo cổ cho thấy đây là những di chỉ được xếp vào văn hóa Óc Eo, có niên đại vào khoảng trên dưới 2 ngàn năm. (15) Đó là sự kiện chúa Nguyễn sai quan Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược vùng đất Nông Nại, lập phủ Gia Định với hai huyện Phước Long và Tân Bình. Vùng Đồng Nai trở thành huyện Phước Long, mà sau nầy trở thành dinh Trấn Biên; vùng Prei Nokor trở thành huyện Tân Bình, mà sau nầy trở thành dinh Phiên Trấn. (16) Quận Châu Thành gồm các xả Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, và Sơn Long. (17) Quận Cần Giờ gồm các xã Cần Thạnh, Long Thạnh, Đồng Hòa, Thạnh An và Tân Thạnh, và cù lao Phú Lợi cũng trực thuộc tỉnh Vũng Tàu thời đó. (18) Theo Rapport au Conseil Coloniel, Saigon Imprimerie Coloniale, 1895; 1900, năm 1896, thị trưởng Cap Saint Jaques là ông Ernest Outrey đã phê duyệt công trình tiền cảng Vũng Tàu với chi phí là 45.000 quan Pháp. Ngân sách lấy từ tiền khai thác thuộc địa. Ngoại trừ những công nhân chánh, người Pháp lấy trên 1.000 tù phạm hồi đó làm những công nhân phụ cho công trình nầy. (19) Đây là một trong những bãi tắm đẹp có hạng của Việt Nam. Mỗi khi Bãi Sau có gió mạnh và sóng lớn, người ta thường qua tắm bên các bãi khác yên tĩnh hơn như Bãi Dứa và Bãi Dâu. (20) Theo Phạm Côn Sơn trong “Đất Việt Mến Yêu”, TPHCM: NXB Phương Đông, 2008, tr. 463, ngay tại trung tâm thành phố là Bãi Trước, còn có tên khác hoa mỹ hơn là Bãi Tầm Dương. Bãi nầy nằm giữa hai ngọn núi Lớn và núi Nhỏ, tạo một hình ảnh như là cái vịnh nhỏ. Bãi nầy ít sóng nên rất tốt cho những người không lội giỏi mấy. Phía trên lại có hàng dừa và dương liễu rợp bóng mát, thích hợp cho những người muốn nghỉ ngơi và thư giản. (21) Người ta vãng cảnh Dâu thường là để ngắm cảnh mặt trời lặn trên biển tuyệt đẹp. Bãi nầy nằm trong vùng bờ biển có nhiều vườn cây trái um tùm với nhiều biệt thự xinh đẹp. Về phía nam sườn Núi Lớn là Villa Blanche (Bạch Dinh) với khung cảnh thoáng mát. Tòa biệt thự nầy được xây từ đầu thế kỷ thứ XIX, ban đầu thực dân Pháp dùng nơi an trí vua Thành Thái vào năm 1909. Đến năm 1916 nó được dùng làm nhà nghỉ mát cho Toàn Quyền Paul Doumer. Ngày nay nó là bảo tàng trưng bày những cổ vật quí hiếm. (22) Con lộ dọc theo bờ biển được xây dựng sau nầy. Đây là con đường mà người ta phải lấn biển để có thể nới rộng lòng đường. Trên con dốc đầu đường là một khách sạn nhiều tầng mới được xây cất sau nầy, muốn che khuất núi Hải Đăng. Người ta có thể đi lên hải đăng để ngắm nhìn toàn cảnh Vũng Tàu. (23) Long Hải đã nổi tiếng ở Vũng Tàu từ hàng trăm năm nay với rất nhiều bãi tắm tuyệt đẹp. Tại Mũi Kỳ Vân và Mũi Cơm Thiu, người ta có thể hóng gió biển từ ba phía đông, tây và nam. Cảnh quang tại vùng Long Hải thay đổi theo buổi, từ bình minh, đến giữa trưa và hoàng hôn.
(24) Núi Thùy Vân nằm trong địa phận xã Phước Hải, giáp ranh với xã Long Hải. (25) Trư Úc có nghĩa là vũng heo. (26) Tương truyền xưa kia có người con gái gặp nạn đắm thuyền, thân trôi dạt vào bờ, được thổ dân tại đây chôn cất tại mỏm đá nầy, lâu ngày gò mả được cát lấp cao dần thành một cái gò.
(27) Thuộc quận Long Đất, nay là quận Đất Đỏ. (28) Về phía bắc Bàu Thành là giồng Cây Cấy, phía đông là giồng Gò Chùa, phía Nam là giồng Bà Thông, phía tây cũng là một giồng đất cao, nhưng không có tên. Hiện tại về mùa khô, nước trong bàu sâu khoảng 1 mét, còn về mùa mưa thì sâu khoảng từ 3 đến 4 mét. Đây chính là di tích ‘Bàu Thành’, nằm trong thôn Long Phượng, thuộc thị trấn Long Điền. Người xưa đã khéo lựa địa hình gò tự nhiên với đất sét trộn cát cứng, không mấy thẩm thấu nước để đào hồ chứa nước, với những bờ gò chung quanh làm bờ hồ rất vững chắc.
(29) Loại ‘chày’ nhỏ của cư dân cổ tại vùng Bà Rịa-Vũng Tàu. (30) Nặc Bô Tâm là con trai trưởng của vua Nặc Sô. (31) Suối Ngang là một nhánh của suối Đá Nghệ. (32) Dưới thời VNCH, tỉnh Vũng Tàu có tên là Phước Lễ.
*** Để tiện theo dõi "Đất Phương Nam 1", kính mời Quí Độc Giả mở Link bên dưới:https://huynhhuuduc.blogspot.com/p/blog-page_53.html
(1) Trịnh Hoài Đức – Gia Định Thành Thông Chí, tập thượng quyển I và II, Nha Văn Hóa, Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa xuất bản, Sài Gòn 1972, tr. 35-36. (2) Quốc Sử Quán Triều Nguyễn – Đại Nam Nhất Thống Chí, Viện Sử Học và NXB Thuận Hóa xuất bản 1992, Tập V, tr. 60. (3) Có lẽ là Vũng Tàu ngày nay. Vào cuối thế kỷ thứ XIII, Châu Đạt Quan khi theo chân sứ đoàn Trung Hoa đến Chân Lạp, có ghi lại về vùng Chân Bồ như sau: “Chúng tôi vượt Thất Châu Dương (Biển Đông), đi ngang biển Giao Chỉ dương đến xứ Chiêm Thành. Ở đó nhờ gió thuận, trong vòng 15 ngày ta có thể đến thị trấn Chân Bồ, đó là biên giới xứ Chân Lạp.” Dựa theo các bản đồ hải trình của các nước Âu châu thì vào khoảng những thế kỷ thứ XVI và XVII, trước khi những lưu dân Việt Nam đến vùng đất nầy, vùng Mô Xoài đã từng là nơi dừng chân của nhiều tàu buôn từ Âu châu sang Trung Hoa. (4) Theo Huỳnh Minh Trong “Vũng Tàu Xưa Và Nay”, Sài Gòn: NXB Đại Nam, 1970, tr. 17. (5) Sau năm 1975, chánh quyền mới sáp nhập hai tỉnh Bình Long và Phước Long lại với nhau để thành lập tỉnh Bình Phước. (6) Christofo Borri cũng chép lại cuộc tiễn đưa công nữ Ngọc Vạn sang Oudong như sau: “Sứ bộ gồm khá đông người, cả quan lẫn lính, vừa nam vừa nữ, chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có trang bị vũ khí và bày trí lộng lẫy. Khi sứ bộ tới kinh đô Oudong, thì dân chúng Khmer, thương nhân Bồ Đào Nha, Nhật Bản và Trung Hoa đã tụ họp đông đảo để đón tiếp và hoan nghênh.”
(7) Tức công nữ Ngọc Vạn, người mà chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần kêu bằng cô. (8) Đài hiệu bằng lửa, dùng để làm hiệu thông báo cho các nơi khác khi có biến. (9) Ba làng Tam Thắng ở Vũng Tàu gồm Thắng Nhất, Thắng Nhì và Thắng Tam. (10) Huyện Phước An là trung tâm của vùng Mô Xoài ngày trước. (11) Lâm Ấp là tên khác của vương quốc Champa. (12) Hai ngôi làng Bưng Bạc và Bưng Thơm có vị trí địa lý gần kề nhau và có những đặc trưng di tích và di vật giống nhau về mặt khảo cổ học. Tất cả những di tích được nghiên cứu trên qui mô lớn nhất tại vùng Bà Rịa-Vũng Tàu hiện nay đều có chung truyền thống văn hóa với lưu vực sông Đồng Nai. (13) Ngày đó cư dân cổ chưa có khả năng xẻ ván để đóng thuyền, mà họ chỉ đốn những cây to rồi móc hết ruột cây ra để làm thuyền. (14) Dài khoảng 50 mét và rộng khoảng 20 mét. Kết quả những cuộc xét nghiệm khảo cổ cho thấy đây là những di chỉ được xếp vào văn hóa Óc Eo, có niên đại vào khoảng trên dưới 2 ngàn năm. (15) Đó là sự kiện chúa Nguyễn sai quan Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược vùng đất Nông Nại, lập phủ Gia Định với hai huyện Phước Long và Tân Bình. Vùng Đồng Nai trở thành huyện Phước Long, mà sau nầy trở thành dinh Trấn Biên; vùng Prei Nokor trở thành huyện Tân Bình, mà sau nầy trở thành dinh Phiên Trấn. (16) Quận Châu Thành gồm các xả Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, và Sơn Long. (17) Quận Cần Giờ gồm các xã Cần Thạnh, Long Thạnh, Đồng Hòa, Thạnh An và Tân Thạnh, và cù lao Phú Lợi cũng trực thuộc tỉnh Vũng Tàu thời đó. (18) Theo Rapport au Conseil Coloniel, Saigon Imprimerie Coloniale, 1895; 1900, năm 1896, thị trưởng Cap Saint Jaques là ông Ernest Outrey đã phê duyệt công trình tiền cảng Vũng Tàu với chi phí là 45.000 quan Pháp. Ngân sách lấy từ tiền khai thác thuộc địa. Ngoại trừ những công nhân chánh, người Pháp lấy trên 1.000 tù phạm hồi đó làm những công nhân phụ cho công trình nầy. (19) Đây là một trong những bãi tắm đẹp có hạng của Việt Nam. Mỗi khi Bãi Sau có gió mạnh và sóng lớn, người ta thường qua tắm bên các bãi khác yên tĩnh hơn như Bãi Dứa và Bãi Dâu. (20) Theo Phạm Côn Sơn trong “Đất Việt Mến Yêu”, TPHCM: NXB Phương Đông, 2008, tr. 463, ngay tại trung tâm thành phố là Bãi Trước, còn có tên khác hoa mỹ hơn là Bãi Tầm Dương. Bãi nầy nằm giữa hai ngọn núi Lớn và núi Nhỏ, tạo một hình ảnh như là cái vịnh nhỏ. Bãi nầy ít sóng nên rất tốt cho những người không lội giỏi mấy. Phía trên lại có hàng dừa và dương liễu rợp bóng mát, thích hợp cho những người muốn nghỉ ngơi và thư giản. (21) Người ta vãng cảnh Dâu thường là để ngắm cảnh mặt trời lặn trên biển tuyệt đẹp. Bãi nầy nằm trong vùng bờ biển có nhiều vườn cây trái um tùm với nhiều biệt thự xinh đẹp. Về phía nam sườn Núi Lớn là Villa Blanche (Bạch Dinh) với khung cảnh thoáng mát. Tòa biệt thự nầy được xây từ đầu thế kỷ thứ XIX, ban đầu thực dân Pháp dùng nơi an trí vua Thành Thái vào năm 1909. Đến năm 1916 nó được dùng làm nhà nghỉ mát cho Toàn Quyền Paul Doumer. Ngày nay nó là bảo tàng trưng bày những cổ vật quí hiếm. (22) Con lộ dọc theo bờ biển được xây dựng sau nầy. Đây là con đường mà người ta phải lấn biển để có thể nới rộng lòng đường. Trên con dốc đầu đường là một khách sạn nhiều tầng mới được xây cất sau nầy, muốn che khuất núi Hải Đăng. Người ta có thể đi lên hải đăng để ngắm nhìn toàn cảnh Vũng Tàu. (23) Long Hải đã nổi tiếng ở Vũng Tàu từ hàng trăm năm nay với rất nhiều bãi tắm tuyệt đẹp. Tại Mũi Kỳ Vân và Mũi Cơm Thiu, người ta có thể hóng gió biển từ ba phía đông, tây và nam. Cảnh quang tại vùng Long Hải thay đổi theo buổi, từ bình minh, đến giữa trưa và hoàng hôn.
(24) Núi Thùy Vân nằm trong địa phận xã Phước Hải, giáp ranh với xã Long Hải. (25) Trư Úc có nghĩa là vũng heo. (26) Tương truyền xưa kia có người con gái gặp nạn đắm thuyền, thân trôi dạt vào bờ, được thổ dân tại đây chôn cất tại mỏm đá nầy, lâu ngày gò mả được cát lấp cao dần thành một cái gò.
(27) Thuộc quận Long Đất, nay là quận Đất Đỏ. (28) Về phía bắc Bàu Thành là giồng Cây Cấy, phía đông là giồng Gò Chùa, phía Nam là giồng Bà Thông, phía tây cũng là một giồng đất cao, nhưng không có tên. Hiện tại về mùa khô, nước trong bàu sâu khoảng 1 mét, còn về mùa mưa thì sâu khoảng từ 3 đến 4 mét. Đây chính là di tích ‘Bàu Thành’, nằm trong thôn Long Phượng, thuộc thị trấn Long Điền. Người xưa đã khéo lựa địa hình gò tự nhiên với đất sét trộn cát cứng, không mấy thẩm thấu nước để đào hồ chứa nước, với những bờ gò chung quanh làm bờ hồ rất vững chắc.
(29) Loại ‘chày’ nhỏ của cư dân cổ tại vùng Bà Rịa-Vũng Tàu. (30) Nặc Bô Tâm là con trai trưởng của vua Nặc Sô. (31) Suối Ngang là một nhánh của suối Đá Nghệ. (32) Dưới thời VNCH, tỉnh Vũng Tàu có tên là Phước Lễ.
*** Để tiện theo dõi "Đất Phương Nam 1", kính mời Quí Độc Giả mở Link bên dưới:https://huynhhuuduc.blogspot.com/p/blog-page_53.html
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét