Danh Lam Thắng Cảnh Vùng Bà Rịa-Vũng Tàu:
Hiện tại thị xã Vũng Tàu nằm về phía Tây Nam tỉnh lỵ Phước Tuy và cách Sài Gòn khoảng 125 cây số. Đường vào thị xã Vũng Tàu chỉ có một con đường duy nhất là quốc lộ 15 đi từ Phước Tuy, qua rạch Cây Khế rồi dẫn vào trung tâm thị xã. Liên tỉnh lộ 51 từ thành phố Biên Hòa đi Phú Mỹ, Suối Tiên, qua thị xã Bà Rịa, rồi đến thành phố Vũng Tàu. Liên tỉnh lộ 56 từ thị xã Long Khánh đi Bà Rịa. Liên tỉnh lộ 55 từ thị xã Bà Rịa đi Long Điền, thuộc quận Long Đất, đến Phước Bửu rồi sau đó đi Bình Thuận. Từ Ngãi Giao có tỉnh lộ 328 đi Phước Bửu, thuộc Xuyên Mộc. Tuy nằm sát biển với mặt đất khá cao, lại không có sông lớn, thảo mộc vùng Bà Rịa vẫn xanh tươi vì vùng này có nhiều hồ khá rộng như hồ Kim Long, hồ Đá Đen, hồ Đá Bàn, hồ Châu Pha, hồ Sông Xoài, Lồ Ô, Suối Giàu, vân vân. Và Bà Rịa cũng có nhiều sông nhỏ như sông Ray, sông Bà Đáp, sông Đông... và trên 200 con suối nhỏ, đặc biệt suối nước nóng Bình Châu lúc nào cũng có độ nóng 80 độ C, là một tài nguyên nước suối thiên nhiên vô tận của Bà Rịa.
Vùng Bà Rịa Vũng Tàu hầu như không có mùa đông nên các bãi tắm của Vũng Tàu lúc nào cũng đầy người. Với bảy bãi biển mà bãi nào cũng có vẻ đẹp riêng của nó, nên có thể nói, vùng Bà Rịa-Vũng Tàu là vùng đất có số lượng cao nhất về khách khu du lịch như vùng Bãi Sau, Bãi Trước, Bãi Dâu, Bãi Dứa, Thùy Dương, Hàng Dương, Biển Xanh, Hồ Tràm, Hồ Cốc, Viễn Đông... Bãi Sau(19) còn có tên là Bãi Thùy Vân, nằm về phía đông nam thành phố Vũng Tàu, dài trên 8 cây số từ chân Núi Nhỏ đến Cửa Lấp. Vào buổi sáng nếu đứng ở Bãi Sau người ta thấy cảnh mặt trời mọc lên từ phía biển với vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên. Bãi Trước còn có tên là Bãi Tầm Dương, nằm ngay trong trung tâm thị xã Vũng Tàu, không đẹp như Bãi Sau nhưng cũng có rất nhiều người đến vãng cảnh và tắm biển. Vào buổi chiều từ Bãi Trước, người ta cũng sẽ thấy cảnh mặt trời từ từ lặn xuống mặt biển thật tuyệt với những màu sắc thay đổi từng giây từng phút của những tia nắng cuối ngày hòa quyện vào mặt nước trên biển(20). Dưới chân núi Lớn là Bãi Dâu, còn có tên là Bãi Phương Thảo. đây là một trong những bãi biển nhỏ nhắn và yên tĩnh nhất Vũng Tàu(21). Các Bãi Sau chừng một cây số là Bãi Dứa, còn có tên là Bãi Hương Phong, một trong những bãi tắm yên tĩnh nhất của Vũng Tàu.
Ngay từ thời Pháp thuộc, những khu du lịch nầy đã được xây dựng với đầy đủ tiện nghi cho các quan binh Pháp đến đây nghỉ dưỡng. Sau khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975, người ta bắt đầu trở lại khu suối nước nóng Bình Châu. Theo các nhà y học, chất khoáng trong nước suối nóng tại đây có thể chữa trị được một số bệnh ngoài da. Đối diện phía dưới hải đăng, về phía cực nam của thị xã Vũng Tàu là Bãi Nghinh Phong, còn gọi là Bãi Ô Quắn, nằm gần Bãi Dứa. Đây là một bãi tắm hẹp, nhưng sạch sẽ, nhưng luôn có sóng lớn. Sở dĩ nó có cái tên “Ô Quắn” là vì nó được người địa phương phát âm trại ra từ chữ “Au Vent” của Pháp, có nghĩa là “Hứng Gió” hay “Đón Gió” mà tên chữ là “Nghinh Phong”. Từ con đường dọc theo bờ biển người ta có thể quan sát sinh hoạt tấp nập trên biển Vũng Tàu với từng đoàn ghe tàu đánh cá tấp nập ra vào(22). Từ Vũng Tàu người ta có thể đi bằng tàu hay ghe thuyền qua khu du lịch Thùy Dương bên phía Long Hải(23). Người ta cũng có thể đi xe từ Bà Rịa, theo quốc lộ 55 tới Long Điền, rồi từ Long Điền theo tỉnh lộ 44A đi Long Hải. Tại đây, ngoài khu du lịch Thùy Dương, còn có các thắng cảnh khác như Dinh Cô, Mũi Cơm Thiu, mũi Kỳ Vân, vân vân. Tuy nhiên, ở đây bờ biển đầy những đá lởm chởm và sóng biển vỗ mạnh hơn Bãi Trước bên phía Vũng Tàu. Tại đây có một tảng đá lớn có hình dạng như một con cóc ngồi, đầu nhô ra mé nước, chân bám trên bãi cát. Từ bãi tắm Long Hải nhìn vào, chúng ta sẽ thấy sườn núi Thùy Vân(24), giống như vòm mây từ trên cao rũ xuống, nên người địa phương đặt tên là núi ‘Thùy Vân’. Trên núi có chùa Hải Nhật, lại có một ngọn núi khác có tên là Nhật Sơn, bên dưới ngọn núi nầy có một cái vũng lớn có tên là ‘Trư Úc’(25). Phía bắt chân núi có cây cối xanh tươi, nơi mà người dân địa phương từng thấy những bầy heo rừng đến đây trú ẩn. Phía biển, có mỏm Dinh Cô(26). Tuy nhiên, tên trên bản đồ là mỏm Kỳ Vân (Cap Tivan).
Bên chân núi Nhỏ, về khoảng giữa Bãi Trước và Bãi Sau là Bãi Dứa. Sở dĩ có tên Bãi Dứa vì trước đây có rất nhiều cây dứa gai mọc xen bên bờ đá. Đây là một bãi tương đối êm sóng gió nên có rất nhiều người lớn tuổi tới đây hoặc để vãng cảnh, hoặc để tắm biển. Ven núi Lớn cách Bãi Trước khoảng 3 cây số là Bãi Dâu. Bãi này cạn và hẹp, lại nằm lọt vào bên trong cửa vịnh Gành Rái nên không có sóng gió. Cách núi Nhỏ chừng 200 mét, ngoài khơi mũi Nghinh Phong là Hòn Bà, lúc hải triều xuống thấp người ta có thể men theo bờ đá đi bộ ra tới ngoài hòn. Cách thành phố Vũng Tàu chừng 30 cây số về hướng Đông Bắc là vùng bãi biển Long Hải, trên là núi đồi xanh um, dưới là bãi cát vàng mịn.
Chạy dọc theo vùng bán đảo Vũng Tàu còn có núi Lái Ky(3), đối diện với cửa Cần Giờ. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, ở đầu ghềnh nơi đây thường có nhiều con rái cá bơi lặn, nhân đó mà đặt tên núi. Núi nầy chạy từ vùng cao nguyên, khu Phước Long, chạy về phía đông trong khu Long Khánh và Bình Tuy. Đến phía tây, dãy ‘Lãi Ky’ uốn lưng như con rồng xanh vương mình theo bờ biển. Đến đây đột nhiên khởi lên ba hòn núi lớn, đó là núi Vũng Mây, núi Hòn Sụp, và núi Vũng Tàu, đứng sừng sững giữa cảnh trời biển, làm tiêu chí cho ghe thuyền qua lại. Tại đây sóng biển dập vào núi cuồn cuộn cả ngày lẫn đêm. Đầu núi làm cửa bên phải cho khu núi Vũng Tàu,
còn đuôi núi nằm bên phía núi Vũng Mây. Bên trong núi có vũng lớn, nơi tàu bè có thể ghé lại, đó là ‘Vũng Tàu’. Trên núi có suối nước trong, nhìn xuống bên dưới là những xóm chài và phố xá Vũng Tàu.
Di Tích Lịch Sử Vùng Bà Rịa-Vũng Tàu:
Về di tích lịch sử, về phía trái quốc lộ 55 từ Bà Rịa đi Long Điền(27), người ta thấy có một bờ đất cao bao quanh với những khóm tre xanh tươi, như một bức tường thành che chở cho một bàu nước lớn bên trong có tên là Bàu Thành(28). Đây là một hồ nước nhân tạo, hình chữ nhật, có diện tích khoảng 12 mẫu, xung quanh hồ là những bờ đất cao, mà người địa phương gọi là ‘giồng’, ngày nay có chỗ còn cao khoảng 5 mét, bờ thành rộng từ 20 đến 25 mét. Khoảng năm 1940, nhà khảo cổ học P. Paris đã khai quật tại đây dưới độ sâu 1,6 mét, đã tìm thấy những con lăn bằng sa thạch(29). Sau đó, những di vật tại Bàu Thành được đưa về trưng bày tại viện Bảo Tàng Sài Gòn. Đến năm 1944, nhà khảo cổ học Louis Malleret đã nghiên cứu và khẳng định rằng những di vật tìm thấy ở Bàu Thành thuộc gốm văn hóa Óc Eo, và ông khẳng định vùng Bàu Thành trực thuộc cương vực phía đông của vương quốc Phù Nam. Năm 1900, người Pháp cho dựng tại Bàu Thành một tấm bảng bằng xi măng với dòng chữ ‘Mareaux Eléphants’, có nghĩa là ‘Bàu Voi Tắm’. Có lẽ người Pháp đã dựa theo quyển ‘Gia Định Thành Thông Chí’ của Trịnh Hoài Đức: “Dục Tương Trì tục gọi là Bàu Thành ở phía bắc lũy Phước Tứ, tổng Phước Hưng, huyện Phước An, trước là chỗ vua Nặc Bô Tâm(30) của nước Cao Miên đóng quân cho voi tắm, chung quanh đắp đê đất. Nay thành cũ vẫn còn.” Lũy Phước Tứ ở phía đông trạm Hương Phước, ngay đường cái quan. Trước kia chánh vương Nặc Sô đóng ờ thành Vũng Long, phó vương là Nặc Nộn đóng ở thành Sài Gòn. Khi con trai trưởng của Nặc Sô là Nặc Bô Tâm, vì không được làm vua, nên giết cha để tự lên ngôi vua... Phó Vương Nặc Nộn bị lâm vào tình thế nguy ngập, bèn chạy sang dinh Thái Khang, Nặc Bô Tâm bèn tiến đánh Sài Gòn... cho đắp lũy đất ở đầu Mô Xoài, bên ngoài trồng tre gai, lại thêm binh lính và voi trận để phụ giữ lũy nầy, thế lực rất vững vàng. Đến tháng giêng năm Giáp Dần 1674, chúa Nguyễn sai tướng dinh Thái Khang là Nguyễn Dương Lâm đem quân vào đánh và Nguyễn Diên làm Cai Cơ đi tiên phong. Tháng 3 năm 1674, nhân lúc quân Cao Miên không phòng bị, Diên Lộc Hầu bèn đánh úp lũy Mô Xoài. Ba ngày sau, quân Cao Miên các nơi tụ về rất đông, nhưng quân của tướng Nguyễn Dương Lâm kéo vào kịp thời, hợp với quân của Diên Lộc Hầu đánh tan quân Cao Miên. Bởi thế mới gọi lũy nầy là lũy Phước Tứ. Lũy ấy các đời sau vẫn đóng giữ vì cho là chỗ đóng đồn quan yếu của đạo Mô Xoài. Đó là đứng về mặt lịch sử, còn về phương diện khảo cổ học thì ‘Bàu Thành’ có niên đại lâu đời. Chung quanh Bàu Thành hãy còn rất nhiều gò, đặc biệt về phía bắc Bàu Thành khoảng 800 mét, là địa điểm Gò Cây Cám, tọa lạc trong ấp An Hòa, xã An Ngãi, huyện Đất Đỏ. Vào năm 1999, khi chánh quyền địa phương cho san bằng gò để làm đường, người ta phát hiện một pho tượng Phật bằng đá, có niên đại và phong cách mỹ thuật thời hậu Óc Eo. Người ta cũng phát hiện một số mảnh gốm sứ màu đỏ, thời Chân Lạp, từ thế kỷ thứ IX đến thứ X. Qua các nghiên cứu về những di vật khai quật được của nhà khảo cổ học người Pháp tên Louis Malleret, người ta cho rằng gốm sứ vùng Bàu Thành thuộc văn hóa Óc Eo, và Bàu Thành đã từng là một trong những trung tâm tôn giáo lớn về phía Đông của vương quốc Phù Nam, từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau Tây lịch. Có thể những cư dân cổ trong vùng Mô Xoài-Bà Rịa đã đào hồ nước nầy để lấy nước từ Suối Ngang(31) vào trong hồ nhằm sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Đến khi người Chân Lạp đặt chân đến đây, họ vẫn tiếp tục cư trú bên trên những di chỉ cổ của Bàu Thành, và khi người Việt mở cõi về phương Nam, những cư dân Việt Nam đầu tiên cũng đã đến đây và định cư trên những gò đất cao quanh vùng Bàu Thành. Ngày nay, dân quanh Bàu Thành vẫn sử dụng nguồn nước Bàu Thành để trồng các hoa màu phụ quanh bàu.
Ngoài ra, Bà Rịa-Vũng Tàu còn có di tích Thích Ca Phật Đài nằm trên sườn Núi Lớn, được Hòa Thượng Narada người Tích Lan xây dựng vào năm 1941. Tượng Đức Phật ngồi cao trên 10 mét, đường kính khoảng 6 mét, tổng thể tượng và tháp đều màu trắng nên từ xa người ta có thể nhìn thấy được. Ngoài ra, cách trung tâm Vũng Tàu chừng 2 cây số có Niết Bàn Tịnh Xá với tượng Phật nằm, dài 12 mét và ngang trên 2.5 mét. Tương được đúc bằng xi măng cốt thép, bên ngoài là đá cẩm thạch lấy về từ Núi Ngũ Hành Sơn. Niết Bàn Tịnh Xá được khởi công xây từ năm 1969 và hoàn thành năm 1974. Vòng qua Núi Lớn, cách Bãi Dâu chừng 500 mét là chùa Quan Thế Âm Bồ Tát, chùa tuy nhỏ nhưng bức tôn tượng màu trắng của Đức Quán Thế Âm cao 16 mét thật lớn, nổi bật giữa cảnh trời mây bao la. Ngay trong thành phố Vũng Tàu là ngôi Linh Sơn Cổ Tự, ngôi chùa cổ nhất của vùng Bà Rịa Vũng Tàu. Ngoài ra, tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, trong vùng Núi Nứa có đền Ông Trần, được xây từ năm 1910. Dưới chân núi Nứa có hồ nước Mang Cá, nơi có trồng nhiều loại sen tỏa hương thơm ngát. Tại thị trấn Long Hải có thắng cảnh Dinh Cô, tương truyền cách đây trên hai thế kỷ có cô gái quê tên Lê thị Hồng, có lòng nhân ái, dân trong vùng ai cũng quý mến. Trong một chuyến ra khơi cô bị tử nạn khi vừa tròn 16 tuổi, dân trong vùng thương tiếc đem xác về chôn cất trên đồi Cô Sơn, từ đó cô luôn báo điềm lành cho dân diệt trừ dịch bệnh nên dân chúng sùng bái và lập đền thờ đặt danh hiệu là Long Hải Nữ Thần. Ban đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ, nhưng về sau này người ta cất lớn lên thành một tòa lâu đài nguy nga, trong miếu còn thờ Thánh Mẫu, Quan Thánh, và Quan Thế Âm Bồ Tát... Tại Long Điền thuộc quận Long Đất có ngôi chùa cổ Long Bàn, được xây dựng từ năm 1845, trong chùa có nhiều tượng Phật và bộ thập bát La Hán bằng đồng.
***
Về di tích lịch sử, về phía trái quốc lộ 55 từ Bà Rịa đi Long Điền(27), người ta thấy có một bờ đất cao bao quanh với những khóm tre xanh tươi, như một bức tường thành che chở cho một bàu nước lớn bên trong có tên là Bàu Thành(28). Đây là một hồ nước nhân tạo, hình chữ nhật, có diện tích khoảng 12 mẫu, xung quanh hồ là những bờ đất cao, mà người địa phương gọi là ‘giồng’, ngày nay có chỗ còn cao khoảng 5 mét, bờ thành rộng từ 20 đến 25 mét. Khoảng năm 1940, nhà khảo cổ học P. Paris đã khai quật tại đây dưới độ sâu 1,6 mét, đã tìm thấy những con lăn bằng sa thạch(29). Sau đó, những di vật tại Bàu Thành được đưa về trưng bày tại viện Bảo Tàng Sài Gòn. Đến năm 1944, nhà khảo cổ học Louis Malleret đã nghiên cứu và khẳng định rằng những di vật tìm thấy ở Bàu Thành thuộc gốm văn hóa Óc Eo, và ông khẳng định vùng Bàu Thành trực thuộc cương vực phía đông của vương quốc Phù Nam. Năm 1900, người Pháp cho dựng tại Bàu Thành một tấm bảng bằng xi măng với dòng chữ ‘Mareaux Eléphants’, có nghĩa là ‘Bàu Voi Tắm’. Có lẽ người Pháp đã dựa theo quyển ‘Gia Định Thành Thông Chí’ của Trịnh Hoài Đức: “Dục Tương Trì tục gọi là Bàu Thành ở phía bắc lũy Phước Tứ, tổng Phước Hưng, huyện Phước An, trước là chỗ vua Nặc Bô Tâm(30) của nước Cao Miên đóng quân cho voi tắm, chung quanh đắp đê đất. Nay thành cũ vẫn còn.” Lũy Phước Tứ ở phía đông trạm Hương Phước, ngay đường cái quan. Trước kia chánh vương Nặc Sô đóng ờ thành Vũng Long, phó vương là Nặc Nộn đóng ở thành Sài Gòn. Khi con trai trưởng của Nặc Sô là Nặc Bô Tâm, vì không được làm vua, nên giết cha để tự lên ngôi vua... Phó Vương Nặc Nộn bị lâm vào tình thế nguy ngập, bèn chạy sang dinh Thái Khang, Nặc Bô Tâm bèn tiến đánh Sài Gòn... cho đắp lũy đất ở đầu Mô Xoài, bên ngoài trồng tre gai, lại thêm binh lính và voi trận để phụ giữ lũy nầy, thế lực rất vững vàng. Đến tháng giêng năm Giáp Dần 1674, chúa Nguyễn sai tướng dinh Thái Khang là Nguyễn Dương Lâm đem quân vào đánh và Nguyễn Diên làm Cai Cơ đi tiên phong. Tháng 3 năm 1674, nhân lúc quân Cao Miên không phòng bị, Diên Lộc Hầu bèn đánh úp lũy Mô Xoài. Ba ngày sau, quân Cao Miên các nơi tụ về rất đông, nhưng quân của tướng Nguyễn Dương Lâm kéo vào kịp thời, hợp với quân của Diên Lộc Hầu đánh tan quân Cao Miên. Bởi thế mới gọi lũy nầy là lũy Phước Tứ. Lũy ấy các đời sau vẫn đóng giữ vì cho là chỗ đóng đồn quan yếu của đạo Mô Xoài. Đó là đứng về mặt lịch sử, còn về phương diện khảo cổ học thì ‘Bàu Thành’ có niên đại lâu đời. Chung quanh Bàu Thành hãy còn rất nhiều gò, đặc biệt về phía bắc Bàu Thành khoảng 800 mét, là địa điểm Gò Cây Cám, tọa lạc trong ấp An Hòa, xã An Ngãi, huyện Đất Đỏ. Vào năm 1999, khi chánh quyền địa phương cho san bằng gò để làm đường, người ta phát hiện một pho tượng Phật bằng đá, có niên đại và phong cách mỹ thuật thời hậu Óc Eo. Người ta cũng phát hiện một số mảnh gốm sứ màu đỏ, thời Chân Lạp, từ thế kỷ thứ IX đến thứ X. Qua các nghiên cứu về những di vật khai quật được của nhà khảo cổ học người Pháp tên Louis Malleret, người ta cho rằng gốm sứ vùng Bàu Thành thuộc văn hóa Óc Eo, và Bàu Thành đã từng là một trong những trung tâm tôn giáo lớn về phía Đông của vương quốc Phù Nam, từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau Tây lịch. Có thể những cư dân cổ trong vùng Mô Xoài-Bà Rịa đã đào hồ nước nầy để lấy nước từ Suối Ngang(31) vào trong hồ nhằm sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Đến khi người Chân Lạp đặt chân đến đây, họ vẫn tiếp tục cư trú bên trên những di chỉ cổ của Bàu Thành, và khi người Việt mở cõi về phương Nam, những cư dân Việt Nam đầu tiên cũng đã đến đây và định cư trên những gò đất cao quanh vùng Bàu Thành. Ngày nay, dân quanh Bàu Thành vẫn sử dụng nguồn nước Bàu Thành để trồng các hoa màu phụ quanh bàu.
Ngoài ra, Bà Rịa-Vũng Tàu còn có di tích Thích Ca Phật Đài nằm trên sườn Núi Lớn, được Hòa Thượng Narada người Tích Lan xây dựng vào năm 1941. Tượng Đức Phật ngồi cao trên 10 mét, đường kính khoảng 6 mét, tổng thể tượng và tháp đều màu trắng nên từ xa người ta có thể nhìn thấy được. Ngoài ra, cách trung tâm Vũng Tàu chừng 2 cây số có Niết Bàn Tịnh Xá với tượng Phật nằm, dài 12 mét và ngang trên 2.5 mét. Tương được đúc bằng xi măng cốt thép, bên ngoài là đá cẩm thạch lấy về từ Núi Ngũ Hành Sơn. Niết Bàn Tịnh Xá được khởi công xây từ năm 1969 và hoàn thành năm 1974. Vòng qua Núi Lớn, cách Bãi Dâu chừng 500 mét là chùa Quan Thế Âm Bồ Tát, chùa tuy nhỏ nhưng bức tôn tượng màu trắng của Đức Quán Thế Âm cao 16 mét thật lớn, nổi bật giữa cảnh trời mây bao la. Ngay trong thành phố Vũng Tàu là ngôi Linh Sơn Cổ Tự, ngôi chùa cổ nhất của vùng Bà Rịa Vũng Tàu. Ngoài ra, tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, trong vùng Núi Nứa có đền Ông Trần, được xây từ năm 1910. Dưới chân núi Nứa có hồ nước Mang Cá, nơi có trồng nhiều loại sen tỏa hương thơm ngát. Tại thị trấn Long Hải có thắng cảnh Dinh Cô, tương truyền cách đây trên hai thế kỷ có cô gái quê tên Lê thị Hồng, có lòng nhân ái, dân trong vùng ai cũng quý mến. Trong một chuyến ra khơi cô bị tử nạn khi vừa tròn 16 tuổi, dân trong vùng thương tiếc đem xác về chôn cất trên đồi Cô Sơn, từ đó cô luôn báo điềm lành cho dân diệt trừ dịch bệnh nên dân chúng sùng bái và lập đền thờ đặt danh hiệu là Long Hải Nữ Thần. Ban đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ, nhưng về sau này người ta cất lớn lên thành một tòa lâu đài nguy nga, trong miếu còn thờ Thánh Mẫu, Quan Thánh, và Quan Thế Âm Bồ Tát... Tại Long Điền thuộc quận Long Đất có ngôi chùa cổ Long Bàn, được xây dựng từ năm 1845, trong chùa có nhiều tượng Phật và bộ thập bát La Hán bằng đồng.
***
Để tiện theo dõi "Đất Phương Nam 1", kính mời Quí Độc Giả mở Link bên dưới:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét