XXIII. KHOÁN ƯỚC
Chốn hương thôn thường có ước hẹn riêng với nhau, lập ra sổ sách, đồng dân ký kết gọi là khoán ước.
Trong khoán ưóc có thưởng có phạt, trừ ra các việc lớn đã có phép của nhà nước, còn việc nhỏ thì trong dân thôn thi hành lẫn nhau.
Khoán ước mỗi nơi hơi khác nhau một chút, nhưng đại đế định ra các điều sau này:
1. Thưởng: Trong làng ai bắt được kẻ trộm hoặc bắt được kẻ hung nghịch có tội, hoặc đương trường bắt được kẻ cướp thì làng có thưởng. Tùy việc khó dễ và công to nhỏ hoặc thưởng cho làm khán thủ, trương tuần, người đã có chức dịch rồi thì thưởng cho con người ấy môt tên nhiêu nam, cho tùng vào chân quan viên, miễn trừ tạp dịch.
2. Phạt: Trai hạng trong khi hương ẩm say rượu nói càn, hoặc là xâm phạm đánh người tôn trưởng, hoặc đánh nhau vỡ đầu, hoặc ai ăn trộm từ con gà cái măng trở lên, hoặc nhà nào có con gái chửa hoang, hoặc người nào làm sự gì không phải, đến nỗi quan phải đòi đến dân làng, làm cho dân làng tốn kém thì phải phạt. Tùy cái lỗi nặng nhẹ, hoặc phạt hai ba quan tiền kẽm, hoặc ngả vạ, bắt gà, bắt lợn uống rượu, hoặc tước ngôi thứ không cho dự chiếu hương ẩm, người nào có chân chức dịch mà phạm lỗi nặng thì truất bỏ cả chân chức dịch đi, không cho hưởng quyển của hàng viên chức nữa.
3. Chu tuất: Khi có cướp đến phá làng ăn cướp, tuần phu và dân làng ra tiếp cứu, ai bất hạnh bị thương thì dân làng đem về điều trị thuốc men cho, nếu bất hạnh bị chết thì dân làng làm ma, đồng dân đưa đón trọng vọng và cấp dưỡng cho vợ con mỗi tháng dăm ba đồng bạc hoặc thưởng cho con một tên nhiêu nam.
4. Tinh biểu: Trong làng ai có ân nghĩa với dân, hoặc xuất của giúp cho làng được việc gì có ích, hoặc xuất lực lo cho làng được việc gì có lợi, thì làng nhớ ân nghĩa, khi sống kính trọng, nhường ngồi chiếu trên, khi mất làng khắc bia đá kể công trạng của người ấy dựng tại đình cho đời đời ai cũng nhớ.
5. Cấm lịnh: Nhà nào chứa khách lạ thì phải trình với lý dịch, nếu không trình thì nhà chứa khách phải phạt. Nhà nào hội tụ với nhau đánh bạc, hoặc phạm vào phép luật gì của nhà nước đã cấm, hoặc tụ tập những kẻ hung đồ, việc nhỏ thì lý dịch bắt ra điếm, việc lớn thì bắt nộp quan. Trai gái thông gian bắt được phải vạ.
Khoán ước định xong, dân làng ký kết, có nơi đem trình quan xin chữ phê để làm luật nhất định cho làng. Rồi giao cho một người thủ khoán giữ, hoặc tả làm hai ba bản, tiên chỉ và lý trưởng mỗi người giữ một bản nữa. Hể trong làng ai phạm điều gì thì cứ chiếu khoản ước ra mà phân xử. Mỗi năm hôm nào có việc hội họp đông đủ thì tuyên giảng lên một lần để nhắc lại cho dân làng nhớ lấy.
Khoán ước trong làng tức như một điển khuyết trừng của nhà nước, khuyên người làm lành ngăn kẻ làm dữ nên nhờ đó khoán ước mà có thuần phong mỹ tục thì điều ấy cũng là một việc rất hay.
Xét khoán ước của dân ta ở các thôn xã, mỗi nơi có hơi khác nhau nhưng chẳng qua cũng như mấy điều đã kể trên. Các khoán ước cũ thì dân làng thường bỏ thất thác đi nhiều, mới đây làng Đê Kiều thuộc tỉnh Bắc Ninh có lập lại các điều hương ước của ông Trần Văn Minh soạn ra, có mấy điều tưởng các làng khác cũng nên bắt chước đó mà làm.
Xin trích lục mấy điều ra sau đây:
Chốn hương thôn thường có ước hẹn riêng với nhau, lập ra sổ sách, đồng dân ký kết gọi là khoán ước.
Trong khoán ưóc có thưởng có phạt, trừ ra các việc lớn đã có phép của nhà nước, còn việc nhỏ thì trong dân thôn thi hành lẫn nhau.
Khoán ước mỗi nơi hơi khác nhau một chút, nhưng đại đế định ra các điều sau này:
1. Thưởng: Trong làng ai bắt được kẻ trộm hoặc bắt được kẻ hung nghịch có tội, hoặc đương trường bắt được kẻ cướp thì làng có thưởng. Tùy việc khó dễ và công to nhỏ hoặc thưởng cho làm khán thủ, trương tuần, người đã có chức dịch rồi thì thưởng cho con người ấy môt tên nhiêu nam, cho tùng vào chân quan viên, miễn trừ tạp dịch.
2. Phạt: Trai hạng trong khi hương ẩm say rượu nói càn, hoặc là xâm phạm đánh người tôn trưởng, hoặc đánh nhau vỡ đầu, hoặc ai ăn trộm từ con gà cái măng trở lên, hoặc nhà nào có con gái chửa hoang, hoặc người nào làm sự gì không phải, đến nỗi quan phải đòi đến dân làng, làm cho dân làng tốn kém thì phải phạt. Tùy cái lỗi nặng nhẹ, hoặc phạt hai ba quan tiền kẽm, hoặc ngả vạ, bắt gà, bắt lợn uống rượu, hoặc tước ngôi thứ không cho dự chiếu hương ẩm, người nào có chân chức dịch mà phạm lỗi nặng thì truất bỏ cả chân chức dịch đi, không cho hưởng quyển của hàng viên chức nữa.
3. Chu tuất: Khi có cướp đến phá làng ăn cướp, tuần phu và dân làng ra tiếp cứu, ai bất hạnh bị thương thì dân làng đem về điều trị thuốc men cho, nếu bất hạnh bị chết thì dân làng làm ma, đồng dân đưa đón trọng vọng và cấp dưỡng cho vợ con mỗi tháng dăm ba đồng bạc hoặc thưởng cho con một tên nhiêu nam.
4. Tinh biểu: Trong làng ai có ân nghĩa với dân, hoặc xuất của giúp cho làng được việc gì có ích, hoặc xuất lực lo cho làng được việc gì có lợi, thì làng nhớ ân nghĩa, khi sống kính trọng, nhường ngồi chiếu trên, khi mất làng khắc bia đá kể công trạng của người ấy dựng tại đình cho đời đời ai cũng nhớ.
5. Cấm lịnh: Nhà nào chứa khách lạ thì phải trình với lý dịch, nếu không trình thì nhà chứa khách phải phạt. Nhà nào hội tụ với nhau đánh bạc, hoặc phạm vào phép luật gì của nhà nước đã cấm, hoặc tụ tập những kẻ hung đồ, việc nhỏ thì lý dịch bắt ra điếm, việc lớn thì bắt nộp quan. Trai gái thông gian bắt được phải vạ.
Khoán ước định xong, dân làng ký kết, có nơi đem trình quan xin chữ phê để làm luật nhất định cho làng. Rồi giao cho một người thủ khoán giữ, hoặc tả làm hai ba bản, tiên chỉ và lý trưởng mỗi người giữ một bản nữa. Hể trong làng ai phạm điều gì thì cứ chiếu khoản ước ra mà phân xử. Mỗi năm hôm nào có việc hội họp đông đủ thì tuyên giảng lên một lần để nhắc lại cho dân làng nhớ lấy.
Khoán ước trong làng tức như một điển khuyết trừng của nhà nước, khuyên người làm lành ngăn kẻ làm dữ nên nhờ đó khoán ước mà có thuần phong mỹ tục thì điều ấy cũng là một việc rất hay.
Xét khoán ước của dân ta ở các thôn xã, mỗi nơi có hơi khác nhau nhưng chẳng qua cũng như mấy điều đã kể trên. Các khoán ước cũ thì dân làng thường bỏ thất thác đi nhiều, mới đây làng Đê Kiều thuộc tỉnh Bắc Ninh có lập lại các điều hương ước của ông Trần Văn Minh soạn ra, có mấy điều tưởng các làng khác cũng nên bắt chước đó mà làm.
Xin trích lục mấy điều ra sau đây:
VỀ MỤC KỶ NIỆM
Tiết thứ nhât — Khắc bia
Trong dân làng không cứ đàn ông đàn bà, kẻ quý người tiện, ai có ân nghĩa với dân thì dân có bia kỷ niệm, lúc còn sống thì dân kính trọng, lúc mất rồi thì dân khắc tên vào bia để dân nhớ ân nghĩa mãi về sau.
Tiết thứ hai - Việc ân
Ân: Ai có công đức với dân như xuất của nhà ra lập trường học, cho trẻ con trong làng học chữ học nghề, hoặc cúng ruộng cho dân làng làm học điền, hay là xuất của làm việc công ích cho dân, cùng là học được nghề gì trọng về dạy dân cho có nghề nghiệp hoặc dân làng chẳng may gặp khi tai biến mà xuất tài xuất lực giúp đỡ cho dân lại hồi lại làm ăn như cũ. Vậy các việc như thế là Ân.
Tiết thứ ba — Việc nghĩa
Nghĩa: Dân làng thảng hoặc đêm hôm có cướp đến phá làng ăn cướp, dân ai có sức đánh cướp giữ làng, chẳng may bị chết vì việc dân, vậy như thê là Nghĩa.
Tiết thứ tư — Sửa lễ.
Có lệ mỗi năm một lần tháng giêng vào ngày đình đám xong, dân xuất tiền công sửa lễ và cắm cờ tàn, bài trí ở bia kỷ niệm cho tráng lệ như ngày đình đám, rồi đồng dân đọc bài văn kỷ niệm để trước nữa là dân nhớ những người có ân nghĩa với dân, sau là kính khuyên lòng người trong chôn hương đảng.
Trong dân làng không cứ đàn ông đàn bà, kẻ quý người tiện, ai có ân nghĩa với dân thì dân có bia kỷ niệm, lúc còn sống thì dân kính trọng, lúc mất rồi thì dân khắc tên vào bia để dân nhớ ân nghĩa mãi về sau.
Tiết thứ hai - Việc ân
Ân: Ai có công đức với dân như xuất của nhà ra lập trường học, cho trẻ con trong làng học chữ học nghề, hoặc cúng ruộng cho dân làng làm học điền, hay là xuất của làm việc công ích cho dân, cùng là học được nghề gì trọng về dạy dân cho có nghề nghiệp hoặc dân làng chẳng may gặp khi tai biến mà xuất tài xuất lực giúp đỡ cho dân lại hồi lại làm ăn như cũ. Vậy các việc như thế là Ân.
Tiết thứ ba — Việc nghĩa
Nghĩa: Dân làng thảng hoặc đêm hôm có cướp đến phá làng ăn cướp, dân ai có sức đánh cướp giữ làng, chẳng may bị chết vì việc dân, vậy như thê là Nghĩa.
Tiết thứ tư — Sửa lễ.
Có lệ mỗi năm một lần tháng giêng vào ngày đình đám xong, dân xuất tiền công sửa lễ và cắm cờ tàn, bài trí ở bia kỷ niệm cho tráng lệ như ngày đình đám, rồi đồng dân đọc bài văn kỷ niệm để trước nữa là dân nhớ những người có ân nghĩa với dân, sau là kính khuyên lòng người trong chôn hương đảng.
VỀ MỤC TỰ TRỊ
Tiết thứ ba - Đánh nhau.
Phàm người trong dân xã, không cứ quí tiện giàu nghèo, phải ăn ở với nhau cho tử tế hắn hoi, trên kính dưới nhường. Hoặc ai có điều gì không nên không phải thì trình dân để dân phân xử cho, chớ sinh tình ngạnh hóa, đánh chửi lẫn nhau, để cho người ta chê cười, thì cả đôi bên đều phải phạt '
Tiết thứ tư - Thưa kiện.
Người trong dân, hoặc ai có điều gì bất bình mả thưa kiện nhau, thì phải trình dân trước để dân phân xử cho đã, chớ không được tự tiện lên ngay quan. Nếu họ không tuân thế thì phạt một đồng bạc nộp vào công quĩ bản xã.
Tiết thứ tám - Đàn ông.
Đàn ông con trai trong làng, không cứ con nhà quí tiện giàu nghèo ai cũng phải lấy luân lý mà sửa mình, có nghề nghiệp làm ăn. Nếu ngươi nào du thủ du thực không chịu làm ăn, bất nhân bất nghĩa, trái đạo làm người thì phải phạt truất ngôi hương ẩm.
Tiết thứ chín — Đàn bà.
Đàn bà con gái trong dân, người nào góa bụa hay chưa chồng, ai mà giăng hoa ong bướm, làm cho mất giá ngưòi đi, khán thủ tuần phiên bắt được thì phải phạt một đồng bạc. Người nào thất tiết, hoang thai thì phải phạt như tiền nộp cheo. Bao giờ lấy chồng, lại phải nộp tiền lan nhai theo như dân khoán.
Tiết thứ mười hai — Trộm cắp.
Trong hương ấp, ngoài đồng điền hoặc có gian phi trộm cắp của công hay của tư gia một tí gì, thức khinh vật trọng, như là tiền bạc, vật dụng và các giống súc vật, cùng là cây cốì tre măng, thanh bông hoa quả, lúa mạ hoa màu v.v...
Những kẻ gian phi ăn trộm ăn cắp ấy, bắt được quả tang hể ngưòi trong dân thì phải phạt truất ngôi hương ẩm, người ngoài thì dân giải lên trình quan.
Tiết thứ mười bốn - Tụ tập.
Trong dân, nhà nào tụ tập những kẻ gian phi, gá chứa cờ bạc hay là làm điều phi pháp phạm cấm mà khán thủ tuần phiên ẩn nặc không trình hương chính, lý trưởng thì khán thủ tuần phiên và các ngưòi làm điều phi pháp phạm cấm ấy đều có lỗi phải phạt.
Tiết thứ mười lăm - Khách lạ.
Trong dân làng, nhà nào có khách lạ ở chơi cách đêm thì phải trình cho khán thủ biết. Nếu không trình, hể khán thủ tuần phiên đi tuần soát thấy thì nhà ấy phải phạt.
Người lạ ở cách đêm thật là người lương thiện làm ăn thì được, nếu người du đãng thì không cho ở.
Phàm người trong dân xã, không cứ quí tiện giàu nghèo, phải ăn ở với nhau cho tử tế hắn hoi, trên kính dưới nhường. Hoặc ai có điều gì không nên không phải thì trình dân để dân phân xử cho, chớ sinh tình ngạnh hóa, đánh chửi lẫn nhau, để cho người ta chê cười, thì cả đôi bên đều phải phạt '
Tiết thứ tư - Thưa kiện.
Người trong dân, hoặc ai có điều gì bất bình mả thưa kiện nhau, thì phải trình dân trước để dân phân xử cho đã, chớ không được tự tiện lên ngay quan. Nếu họ không tuân thế thì phạt một đồng bạc nộp vào công quĩ bản xã.
Tiết thứ tám - Đàn ông.
Đàn ông con trai trong làng, không cứ con nhà quí tiện giàu nghèo ai cũng phải lấy luân lý mà sửa mình, có nghề nghiệp làm ăn. Nếu ngươi nào du thủ du thực không chịu làm ăn, bất nhân bất nghĩa, trái đạo làm người thì phải phạt truất ngôi hương ẩm.
Tiết thứ chín — Đàn bà.
Đàn bà con gái trong dân, người nào góa bụa hay chưa chồng, ai mà giăng hoa ong bướm, làm cho mất giá ngưòi đi, khán thủ tuần phiên bắt được thì phải phạt một đồng bạc. Người nào thất tiết, hoang thai thì phải phạt như tiền nộp cheo. Bao giờ lấy chồng, lại phải nộp tiền lan nhai theo như dân khoán.
Tiết thứ mười hai — Trộm cắp.
Trong hương ấp, ngoài đồng điền hoặc có gian phi trộm cắp của công hay của tư gia một tí gì, thức khinh vật trọng, như là tiền bạc, vật dụng và các giống súc vật, cùng là cây cốì tre măng, thanh bông hoa quả, lúa mạ hoa màu v.v...
Những kẻ gian phi ăn trộm ăn cắp ấy, bắt được quả tang hể ngưòi trong dân thì phải phạt truất ngôi hương ẩm, người ngoài thì dân giải lên trình quan.
Tiết thứ mười bốn - Tụ tập.
Trong dân, nhà nào tụ tập những kẻ gian phi, gá chứa cờ bạc hay là làm điều phi pháp phạm cấm mà khán thủ tuần phiên ẩn nặc không trình hương chính, lý trưởng thì khán thủ tuần phiên và các ngưòi làm điều phi pháp phạm cấm ấy đều có lỗi phải phạt.
Tiết thứ mười lăm - Khách lạ.
Trong dân làng, nhà nào có khách lạ ở chơi cách đêm thì phải trình cho khán thủ biết. Nếu không trình, hể khán thủ tuần phiên đi tuần soát thấy thì nhà ấy phải phạt.
Người lạ ở cách đêm thật là người lương thiện làm ăn thì được, nếu người du đãng thì không cho ở.
VỀ MỤC TUẦN PHÒNG
Tiết thứ ba - Thưởng phạt.
Dân làng thảng hoặc đêm hôm có cướp đến phá làng ăn cướp, người nào can đảm đánh cướp bắt được một tên, thì dân thưởng năm đồng bạc, nếu bắt được hai tên thì thưởng mười đồng, hể nhiều thì cứ số năm đồng mà thưởng lên (cách thưởng này khi nhẹ quá).
Người nào nhút nhát trốn chạy, bỏ chỗ mình giữ thì phải truất ngôi hương ẩm.
Tiết thứ tư - Hậu đãi.
Những khi cướp đến phá làng ăn cướp, người làng đánh cướp giữ dân.
Người nào bị thương thì dân trông nom, điều dưỡng cho đến khi khỏi. Những tiền chí phí dân chịu cho cả. Người nào bị chết thì dân làm ma cho trọng thể, như ba hạng trong dân khoán, và khắc tên vào bia kỷ niệm, đã nói ở Tiết thứ hai về Mục Kỷ niệm, lại cấp cho vợ con mười lăm đồng và cho con hay cháu một tên nhiêu nam, chung thân miễn trừ tạp dịch.
Trên đây lược lục mấy điều, mỗi làng lại tùy tục riêng mà gia giảm một chút, nếu làng nào cũng giữ những lời khoán ước được thì trong hương thôn tưởng cũng có thể tự trị được, mà nên được một làng vui vẻ thịnh vượng. Song chỉ e các ông có quyền dự trong hương chính cầm khoán bẻ măng thì lời khoán ước lại thành ra một tờ giấy hư văn mà thôi.
XXIV. VIỆC HIẾU
Trong làng, nhà nào có người mất, phải kiếm trầu trình lý dịch, xin cắt đô tùy hoặc mười hai, hai mươi bốn, ba mươi người nhiều ít tùy hiếu chủ; và có trầu mời hàng xóm, mời bản tộc, mời làng, mời hội chư bà đi đưa đám.
Hiếu chủ phải gậy mũ ra đình lạy làng, rồi làng nhận lễ mới đem đô tùy vào cất đám. Cất đám phải có tiền lệ độ một vài đồng bạc để phân phát cho bọn đô tùy. Nhiều nơi lại phải có một tấm vải trắng quàng trên nhà táng, gọi là vải trắng. Tấm vải ấy cất đám xong thì chia cho đàn anh trong dân mỗi người một mảnh.
Nhà phú quý đại gia thường sắm riêng một bộ đòn đại dư và cấp cho các người đô tùy mỗi người mấy vuông khăn vải trắng, một cái áo trắng ngắn để đi cho lịch sự. Ở các thành phố thì thường có hội tập phúc sắm đủ các thứ đồ tống táng, ai cần đến thì mượn cả người lẫn đồ trợ tang. Còn ở về chốn hương thôn thì công dân sắm. chung bộ đòn đại dư, nhà tang chủ nói với dân, dân phải cắt hết người vào tang sự.
Trong khi cất đám, hiếu chủ phải nhờ một vài người, mỗi người mang một quả trầu để mời mọc các ngươi đi tống táng ăn trầu.
Khi cất đám trở về, có nơi dùng cách giản tiện, hoặc lấy tiền lệ dăm ba đồng bạc tùy gia phong kiệm của hiếu chủ, có ra thì làm cỗ làm bàn mời dân làng về nhà uống rượu, dân làng cũng ăn; chẳng có thì thôi, dân làng cũng bằng lòng, đưa đón rồi đâu về đấy. Nhưng cũng nhiều nơi lệ nặng lắm, nào lệ tư văn, nào lệ hàng giáp, nào lệ hương lão, nào lệ bản binh, nào lệ chư bà, mỗi lệ phải có lợn xôi khoản đãi, ăn uống. Xong rồi lại phải mỗi người cái bánh dầy cái bánh chưng làm phần. Nếu trong nhà bấn túng, chưa thể lo ngay được, thì đến lúc khác cũng phải lo mới xong, gọi là trả nợ miệng. Nhược bằng không lo xong thì đi đến đầu người ta cũng bới móc chê bai. Có nơi nghiệt quá hễ hiếu chủ có lo được trả bữa cho dân thì dân mới cho chống gậy, nếu nghèo quá không thể lo được, thì không được chống gậy. Lại có nơi hiếu chủ còn chịu nợ miệng của dân thì dẫu hết tang ba năm rồi cũng chưa được bỏ đồ hiếu phục, hể khi nào lo xong thì mới là hết tang chế.
Cũng vì tục ấy mà sinh ra lệ ma sống, ma khô. Ma sống là người có của, sợ mai sau mình mất đi con cái không lo nổi, hoặc con cái nhân lúc cha mẹ còn muốn lo cho xong nợ làng thì nhân lúc có của cũng theo đủ lệ làng mà làm ma. về sau dù có du không thế nào cũng được, không ai chê trách vào đâu nữa. Ma khô là lúc cha mẹ mất chưa thể lo nổi nợ miệng, chờ đến sau khi ba năm đoạn tang cải táng phần mộ, thì mới làm ma mời làng, cũng phải theo đủ lệ như khi mới mất.
Cái tục tang ma của ta, hiếu chủ đã có nhiều cách phiền phí, đến như lệ làng lại phiền nhiễu nữa. Các làng có người kiến thức đặt ra cách giản dị để mặc ý nhà chủ liệu thế lực mà làm, tuy cũng để cho dân làng dễ theo, nhưng còn để mặc nhà chủ thi vẫn chưa tiện lắm vì nhân tình ai là không muốn lấy sĩ diện với làng với nước. Để mặc ý cho nhà chủ thì chỉ trừ ra người cùng kiêt quá, không thể sao lo nổi mới phải xử cách nhạt nhẽo với làng. Mà trong lòng vẫn áy náy không đành, vì không có của làm cho được bằng mày bằng mặt với làng, người ngoài thì tuy chẳng nói gì, nhưng trong bụng cũng hơi khinh bỉ đôi chút. Còn như người có thể lo được, hoặc có thể vay mượn được thì không mấy người chịu kém cái sĩ diện. Vậy thì tiếng là tùy tiện mà cũng là buộc một cái nợ miệng cho người. Đến như các làng chỉ biết quí trọng miếng ăn, miếng uống không quản gì nhà hiếu chủ có hay không, dẫu ai đau đớn khổ sở thế nào mặc lòng, hể có ăn thì còn để cho người ta giữ hiếu nghĩa, không có ăn thì hiếu nghĩa của người ta cũng bỏ. Tục ấy thì là một tục rất thô bỉ, rất hủ bại, rất bạc bẽo, không còn tục nào xấu xa đê tiện bằng tục ấy.
Than ôi! Việc tử biệt là cái cảnh rất thương xót của người ta, mà sự trợ tang thì là một nghĩa vụ của xã hội. Đã gọi là nghĩa vụ thì khi người ta đang đau đớn, có thể giúp được việc gì thì giúp còn tưởng gì đến sự ăn uống, mà hiếu chủ thì đang lúc buồn bã âu sầu còn bụng nào mà nghĩ đến việc thù tiếp. Vậy mà ép cho người ta phải cỗ bàn khoản đãi thì cái nghĩa vụ cứu giúp lẫn nhau ở đâu?
Mà chẳng qua khó dễ lại phải chịu đồng lần, người ta chịu lúc này, mình lại chịu lúc khác, thành ra trong một làng ai ai cũng mình buộc lấy mình vào vòng cực khổ, rồi người có thì hao của, ngưòi nghèo thì lắm khi thất nghiệp. Có phải là vì một sự ăn uống mà sinh ra cái hại chung cho nhau không?
Vậy muốn bỏ hết tục hủ, tưởng nên đặt ra cách nhất định, dân làng tang sự xong rồi, hoặc chiết can mươi mười lăm đồng hoặc một vài chục để dành làm tiền công nho, còn lệ ăn uống thì bỏ hết, trừ ra nhà chủ muốn làm năm ba mâm khoản đãi kẻ giúp đám trong nhà mặc lòng. Trong lệ tang sự cũng nên đặt ra hai ba hạng, hạng nhất dùng cách tang sự rất trọng thể, lấy tiền chiết can độ bốn, năm chục bạc, hạng nhì dùng cách trung bình, lấy độ hai, ba chục, còn hạng ba thì trước hết, để ai có của, muốn làm vẻ vang hơn người khác cũng được mà chẳng có thì dân làng cũng xử tử tế mà cất. Như vậy thì vừa tiện cho chủ hiếu, lại vừa ích cho dân, có tiền mà chi như mọi việc.
XXV. VIỆC HỈ
Việc hỉ như các việc đăng khoa, bổ quan, người lên lão hạ thọ, người ra làm chánh phó tổng, lý dịch, người cươi vợ, người làm nhà làm cửa. Các việc ấy đều có mở tiệc mừng, mời dân làng đến nhà uống rượu.
Trong các tiệc ăn mừng ấy, tiệc nào cũng có sửa lễ lễ thánh, đã nói trong khoản khao vọng trên này, duy có việc cưới xin và việc làm nhà thì ăn mừng riêng ở nhà và tùy ý chủ nhà, có thì làm chẳng có thì thôi cũng được.
Lệ cưới xin phải nộp tiền lan nhai cho làng, tục gọi là nộp cheo. Người trong làng lấy nhau thì nộp độ một vài đồng bạc, gọi là cheo nội, người ngoài lấy gái làng thì bao giờ cũng phải nộp nặng hơn, hoặc dăm sáu đồng hoặc mươi đồng hoặc một vài chục, tùy tục riêng từng làng, gọi là cheo ngoại. Có nơi không lấy tiền, bắt nộp bằng gạch bát tràng, hoặc nơi thì bắt nộp bằng mâm đồng bát sứ, tùy làng cần dùng thức gì thì nộp thức ấy chớ không nộp tiền, nhưng chiếu giá tiền thì cũng tương đương nhau.
Ngoài lệ cheo làng, lại có lệ cheo hàng xóm, cheo bản tộc, cheo bản thôn, hoặc năm ba tiền kẽm hoặc một vài quan hay một hai đồng bạc v.v...
Hễ có cheo rồi mới thành gia thất. Cheo tức là ý phân -bua với làng nước. Lấy nhau đã có cưới cheo là sự hôn thú phân minh, về sau vợ chồng có điều gì không dễ mà ly dị được nhau, và người ngoài cũng không có phép mà tranh cạnh được nữa.
Trước khi nhận cheo, làng phải xét xem đôi bên lấy nhau có hợp nghĩa không, hoặc là có thật bằng lòng nhau không, rồi mới nhận lễ. Nếu không xét thì có khi ngưòi đàn ông lấy ép người đàn bà không chịu, hoặc là lấy nhau trái với đạo luân thường, thì làng có lỗi.
Tục ta vợ chồng lấy nhau không có hôn thú, duy có lệ nộp cheo. Nộp cheo cũng là một ý lấy làng làm bằng chứng, thì dẫu không có hôn thú mà cũng như là có hôn thú
Đó cũng là một mối lý tài của chốn hương thôn, kể ra thì cũng tiện cho người lấy vợ và lợi cho làng.
XXVI. LỆ KHÁNH ĐIẾU
Lệ mừng: Trong làng có ai đăng khoa, hoặc bổ quan, hoặc thượng thọ, có mở tiệc vui mừng mời dân làng uống rượu, thì dân làng có đồ mừng.
Đồ mừng hoặc dùng chè cau, pháo, câu đối, hoặc dùng tiền bạc, hoặc dùng trâu bò lợn gạo tùy sự vui mừng to nhỏ mà xử cách hậu bạc khác nhau.
Thí dụ như người đỗ đại khoa thì mừng một bức văn trướng thêu vóc, kèm theo năm sáu chục bạc, đỗ trung khoa thì mừng một bài thơ thêu vóc kèm thêm ba bốn chục bạc, đỗ tiểu khoa thì mừng câu đôi liễn cũng thêu vóc kèm thêm một vài chục bạc. Mỗi cái lễ mừng thường lại thêm chè pháo ngoài nữa. Người làm quan cũng tùy phấm hàm to nhỏ hoặc mừng hoành biếu câu đốì liễn sơn son thếp vàng, hoặc khảm trai hoặc mừng bằng vóc bằng vải tây đỏ v.v... Người hạ thọ thì bao giờ lễ mừng cũng phải kém hai hạng trên này.
Tục này là tục cận thời, chứ vài chục năm về trước, thường dân làng chỉ mừng vài ba quan cho đến mười quan tiền kẽm là nhiều mà câu đối chỉ đến vải tây đỏ là thượng phẩm.
Lễ phúng: Trong làng phúng nhau, trừ ra các người phúng riêng không kế, công dân đồng phúng thì thường chỉ phúng một người tiên chỉ mà thôi. Lễ phúng dùng thủ lợn mâm xôi, vàng hương trầu rượu, hạn trong năm mươi ngày hôm nào tiện thì đồng dân hội họp đem lễ đến nhà tang gia làm lễ. Hiếu chủ lại phải làm rượu khoản đãi dân. Hễ hiếu chủ nhà nghèo không thể thù đãi được đồng dân thì phải có lời xin dân trước, dân miễn đi cho thì thôi.
Có nơi thì bất cứ người nào, hể người trong làng mất thì đồng dân phúng một câu đối trắng và một đồng bạc. Câu đối chia làm bốn hạng: đàn ông, đàn bà, ngưòi già, người trẻ, hể phúng hạng nào thì đã có câu đối sẵn cứ thế mà đề. Tục này có lẽ phải hơn.
Mừng phúng riêng. Ngoài cái lệ mừng phúng của đồng dân, lại còn nhiều lệ mừng phúng riêng của từng hội nữa. Như bản tộc, bản thôn, bản ngõ, hội viên chức, hội tư văn, hội đồng niên, hội bản binh, hội chư bà v.v, Hễ người hội nào có việc mừng hoặc có việc tang, thì cả hội ấy phải mừng phúng. Đồ phúng đại để cũng dùng các thứ chè cau trầu rượu vàng hương câu đối tùy theo bực ngươi cao thấp mà xử phân biệt nhau đôi chút.
Lệ mừng phúng nào thì nhà chủ cũng phải khoản đãi lại, hoặc rượu chè, hoặc trầu nước. Có nơi chỉ dùng bánh đa, đậu phụng khoản đãi bản ngõ, bản tộc uống rượu chay cũng xong.
Mừng phúng riêng của mọi người:
Ngoài nữa thì là người thân thích, người quen thuộc, anh em bậu bạn, ân tình ân nghĩa, cũng đều có lệ mừng phúng nhau. Các hạng người này nhất là hay chuộng câu đối. Người có chữ nghĩa làm lấy tự tình với nhau đã đành, người không biết chữ cũng đi mượn người khác làm đỡ cho, để mừng hoặc để phúng, lấy cớ câu đối mới là lịch sự. Nhiều ngưòi chẳng biết tình cảnh của hai người đôi với nhau thế nào, mà làm đỡ cho câu đôi dùng, vài điển mập mờ viển vông hay là vài câu xáo ngữ, giả thử dán vào nhà nào cũng được.
Khánh điếu cũng là một cách giao thiệp của người ta, của xã hội kiếm một chút lễ vật để tỏ tình quí mến thương xót nhau, thì cái tục cũng không thể bỏ được.
Song ta ít nay, mỗi ngày một chuộng cách xa xỉ, xưa còn dùng câu đối vải hoặc bằng dạ, nay thì dùng toàn bằng vóc, bằng nhiễu, xưa còn mừng một vài quan tiền kẽm, nay thì mừng đến năm ba đồng cũng là thưòng. Mà xa xỉ nếu có dùng toàn đồ nước mình thì cũng không sao, nhưng mà tính ngưòi mình có thèm quí của nước mình đâu, nào nhiễu nào vóc nào chè nào pháo, dùng đến đồ Tàu mới là quí, mỗi năm bỏ ra bao nhiêu tiền mừng phúng nhau, mà lại hóa ra làm giàu cho ngoại quốc, thực khá tiếc thay! vả lại ngưòi mừng phúng thì chịu tốn kém để lấy tiếng rằng mình xử sang trọng nhưng ngưòi chịu đồ ấy thì có thích gì đâu, chẳng qua treo bày một vài năm rồi thì rách nát mốc meo, quẳng đi làm giẻ là cùng. Những nhà phú quý, nhiều ngưòi mừng phúng không có chỗ mà treo câu đối cho hết, thì lại xếp xó rồi bỏ đi. Như thế thì ích gì cho nhà chủ, mà mình thì tốn hại, có phải cũng là xuẩn chăng?
Đã đành mừng phúng nhau bằng văn tự là môt cách nhã, nhưng nên quí văn tự chớ đừng nên quí cái vỏ ngoài. Chỉ nên viết một mảnh hoa tiên để cho nhà chủ tập lại làm một, để vào bức trướng lưu truyền là đủ, bất tất dùng cách phù hoa vô ích làm chi. Mà dùng văn tự thì nhà văn tự hãy nên dùng, hoặc dùng Hán tự, hoặc dùng Nam âm, nhưng tưởng Nam âm là tiếng nước mình thì lại quý hơn, nên dùng hơn. Còn ngưòi không có văn tự thì bất tất mượn người làm thay. Văn chương làm thay dầu hay đến đâu cũng không thú bằng ruột gan của mình mình tả lấy, mà không tả được thì thôi.
Nếu có hậu tình thì nên dùng các đồ thực dụng mà mừng phúng nhau, như tiền bạc hoặc trâu, bò, lợn, gạo, hoặc trầu cau, rượu chè tưởng là có ích hơn hư văn.
XXVII. VỢ CHỒNG LY DỊ
Sau khi đã có dạm hỏi rồi, mà trai gái không bằng lòng lấy nhau, trai chê vợ thì thôi, không đi lại sêu tết gì nữa, gái chê chồng thì phải đem trả trầu cau, nhà trai nghiệt thì tính hết tiền phí tổn về việc dạm hỏi sêu tết từ trước, mà bắt nhà gái bồi lại mới nghe.
Đến lúc cưới rồi, vợ chồng ăn ở với nhau đã được một vài năm hoặc đã nhiều năm, mà có điều gì vợ chồng không bằng lòng nhau. Hoặc chồng ăn ở tình phụ thì vợ cũng có thể bỏ được chồng, hoặc vợ phạm phải tội thất xuất thì chồng cũng có thể bỏ được vợ.
Muốn bỏ chồng phải kiếm trầu cau trình với lý trưởng với dân làng, dân làng phân xử cho rồi mới được bỏ. Nếu dân làng xử mà đôi bên chưa phục thì mới được đến cửa quan.
Đàn ông muôn bỏ vợ phải viết tờ ly dị gọi là giấy rẫy vợ. Vợ cầm giấy ấy đem trình làng trình quan, rồi mới được đi lấy chồng khác.
Vợ chồng phân dị hoặc chia của hoặc chia con, tùy quan trên xử định.
Có khi đàn ông bất cứ giấy, hể vợ có lỗi nặng thì gọt gáy bôi vôi phú về. Hoặc là chồng bắt được vợ thông dâm với trai, thì bắt cả gian phu dâm phụ hoặc bắt một dâm phụ mà đóng bè chuối thả trôi sông.
Vợ chồng phân dị tuy là một sự không được vui vẻ trong gia đình, nhưng cũng là việc thường trong thiên hạ. Duy tục gọt gáy bôi vôi và cách đóng bè chuối thì là một tục rất dã man. Không phải là người có lòng nhân từ, có lượng quảng đại.
XXVIII. TÀI CHÁNH
- Tài chánh ở chôn hương thôn, số xuất nhập đại khái chia làm dăm khoản:
Số nhập:
1. Công điền, cho người lãnh canh lấy lợi.
2. Công ngân phóng tức lấy lợi.
3. Tiền nộp lệ, như lệ lan nhai, lệ tông chung, lệ vọng ngôi thứ, vọng chức dịch, chức sắc v.v...
4. Tiền bán nhiêu, bán xã, bán hậu, bán thủ từ, bán đăng cai v.v...
5. Tiền đóng góp.
Số xuất:
1. Việc tế tự
2. Việc ăn uống,
3. Việc sắm sửa đồ thờ, cùng là sửa sang đình miếu,
4. Việc khai báo,
5. Việc nuôi tuần nuôi lính cùng là cấp cho lý trưởng.
Làng nào có ruộng công tiền công thì lấy cái lợi tức ấy mà chi vào những việc công nhu. Còn làng nào không có của công thì động đến việc gì to tát, như việc tu tạo đình miếu hay là việc lo khác, thường phải bán nhiêu, bán hậu, để lấy tiền chi dụng; các việc tế tự ăn uống thì phải đóng góp với nhau. Còn các tiền lệ ngạch chẳng được bao nhiêu, chỉ để chi những việc khai báo phí tôn nhỏ nhặt. Nuôi tuần thì thường cho tuần lấy về các nóc nhà mỗi năm độ vài ba hào, hoặc lấy thóc sương túc mỗi sào độ vài lượm, nuôi lính thì thường cấp ruộng công, hoặc lấy tiền công, mà chỉ nuôi lý trưởng thì thường cho lấy vào tiền bán xã bán trưởng
Dân xã không mấy nơi có sổ chi như đồng niên. Khi nào có việc tu tạo to tát thì mới có sổ, đóng độ vài chục tờ giấy bản, biên những số tiền mua bán vật liệu, hoặc chi phi sự gì và các món nhập khoản. Đến lúc hoàn thành thì dân làng chiếu sổ hội tính một lượt, thừa thì để lại gửi một người giữ tiền, thiếu thì bổ thêm mà đóng với nhau, thế là xong việc không cần gì đến sổ nữa. Còn như các việc tế tự thì lý trưởng, hoặc đương cai, hoặc phần thu phải thừa biện trước, chi tiêu những gì biên vào một mảnh giấy đợi dân làng họp đông thì tính toán bổ bán mà trả lại. Đến các việc ứng biện tạp nhạp mặc ý cho lý trưởng tự biện, rồi lý trưởng muôn lấy món nào chi được thì thôi.
Tài chánh của dân thôn cũng là một việc hệ trọng. Song dần xã ta thì không mấy nơi lưu tâm đến việc lý tài, chẳng qua nơi nào có ruộng công để ra mấy mẫu làm tiền công nhu hoặc may có món tiền công nào thì cho vay lấy lãi chi vào các việc. Ngoại giả thì động đến việc gì chỉ đóng góp mà thôi. Mà cách thu chi thì rất cấu thả, không có sổ sách nào cho chắc chắn cho nên kỳ mục lý trưởng dễ hà lạm của dân, chỉ khổ riêng cho bọn con em nai lưng đóng góp. Mà làm đến khi xảy ra việc gì to tát thì không biết xoay vào đâu được, còn mong gì làm nổi những việc công ích nữa. Vậy thì tài chánh khốn quẫn, cũng bởi cách lý tài của ta vụng mà thôi.
Giả thử dân làng lập sổ sách phân minh, giao cho một người cẩn thận giữ sô rồi chi thu tự một đồng nào cũng biên ký cho rõ ràng kẻo để vào tay hà lạm, dân làng liệu xem số nhập mà chi sô" xuất, dùng cách cần kiệm mà giữ của, lại mở nhiều lối lợi mà sinh tài và phải kén người thủ quỹ cho chắc chắn, như thế lâu dần có phải gây ra một vôn to cho dân, có vốn to rồi thì việc công ích gì mà chẳng làm nổi.
Song nhân tình ai cũng chỉ muốn cho đầy cái túi riêng, có mấy người nghĩ đến lợi chung, khá xiết than thay!
XXIX. NGHĨA SƯƠNG Nghĩa sương là một kho chứa thóc dân thôn để phòng khi mất mùa đói kém thì đem thóc ấy mà chẩn cấp cho những người nghèo.
Năm Tự Đức thứ mười ba triều đình chuẩn cho các thôn xã, mỗi làng đặt một nghĩa sương, chọn lấy một người nào công liêm và có gia tư vật lực ở trong làng cho làm chủ thủ chủ bộ để giữ kho ấy và đặt ra mấy tên tuần phu để coi việc canh giữ. Cứ mỗi mùa lúa gặt rồi chia làm bốn mươi phần lấy ra một phần. Trong một phần ấy lại chia làm ba phần, cho tuần phu một phần, còn hai phần để chứa vào kho nghĩa sương. Lại khuyên dỗ những người hào phú trong làng bỏ tiền hoặc thóc cho nghĩa sương vay, người chủ thủ làm tờ biên nhận lấy tiền thóc ấy tùy nghi sanh lợi. Ba năm thì phải trả tiền thóc cho người tài chủ. Còn thóc ở kho thì để dành, năm nào đói mới đem ra cấp phát.
Lại có lệ định: Xã nào có ruộng công, trích lấy ra một phần mười, như một ngàn mẫu thì lấy ra một trăm mẫu, ba bổn trăm mẫu thì mỗi trăm lấy ra mười mẫu để làm nghĩa sương, cả làng phải hợp sức mà làm ruộng ấy. Trong làng nếu có ai hảo tâm mà quyên vào bao nhiêu cũng biên vào sổ ấy, lập riêng, một cái kho để chứa thóc. Trong làng phải kén lấy một người nào có phẩm hạnh và là người vật lực làm hương chánh do tỉnh cấp bằng cho được trang trọng sự thể. Khi nào thóc cao thì bỏ thóc ra bán, lúc nào hạ thì lại đong vào. Lại cho vay lấy lời thêm vào.
Mỗi một năm thu được bao nhiêu, nuôi binh lính, cấp cho kẻ nghèo đói hết bao nhiêu, cả làng phải hội tính mà lập ra hai quyển sổ rồi đem nộp trình quan tỉnh. Quan tỉnh phê chữ một quyển giao cho hương chính giữ lấy, còn một quyển để lại tỉnh đường lưu chiếu. Gặp năm nào mất mùa, thóc của làng nào lại cấp cho dân làng ấy để dân khỏi phải chết đói.
Nếu có ai xâm phạm đến thóc ấy, cho phép người làng đi cáo quan, quan sẽ tịch sản người xâm phạm mà bắt phải bồi thường.
Làng nào không có ruộng công mà người trong làng biết xướng xuất lên lập được nghĩa sương, bất cứ đàn ông đàn bà, ai quyên được ít nhiều cũng chứa vào kho cho vay lấy lãi, thì cũng chiêu như các dân xã có ruộng công mà làm.
Vận trời có lúc thường lúc biến, người ta phải sớm liệu một cách dự bị mới được. Mà trong hương thôn lại có nghĩa tương bảo tương trợ, tật bệnh tương phù trì, nghĩa là phải giúp đỡ lẫn nhau, khi tật bệnh phải phù trì nhau, đó cũng là một nghĩa vụ ở trong các đoàn thế.
Nhà nước trù liệu đến cách ấy mà định lộ cho dân lập nghĩa sương, thực là một kế sách cứu trợ rất hay. Dân xã tuân hành được như thế thì dẫu bất hạnh gặp phải năm tiêu khô bạch lãng cũng không lo gì. Mà may ra thường năm bình yên vô sự, thì chẳng mấy lúc xã có được cái vốn to, muốn sửa sang theo cách văn minh cũng dễ.
Song phép thì hay mà cách thi hành thì khó mà tránh được những tệ đoan. Nào là người thừa hành gian phi hà lạm, nào là dân xã vay không trả nổi, thiếu nợ lôi thôi, nào là người hương chính bất công, giở ngón bòn khoét. Triều đình tuy có cách thưởng phạt giữ gìn của dân, mà giữ sao cho xuể được khỏi mọt. Té ra cái chính sách rất hay của công dân mà lại thành một mối lợi to cho mấy người hào trưởng.
Trong cuốn Tục lệ cải lương của làng Đề Câu, cách thức lập nghĩa sương tưởng cũng chắc chắn, ai có lòng về hương chính cũng nên xem đó rồi châm chước với tục riêng của làng mình mà làm, có lẽ cũng ích lợi cho dân lắm.
Trích lục mấy điều ra sau này:
Dân làng thảng hoặc đêm hôm có cướp đến phá làng ăn cướp, người nào can đảm đánh cướp bắt được một tên, thì dân thưởng năm đồng bạc, nếu bắt được hai tên thì thưởng mười đồng, hể nhiều thì cứ số năm đồng mà thưởng lên (cách thưởng này khi nhẹ quá).
Người nào nhút nhát trốn chạy, bỏ chỗ mình giữ thì phải truất ngôi hương ẩm.
Tiết thứ tư - Hậu đãi.
Những khi cướp đến phá làng ăn cướp, người làng đánh cướp giữ dân.
Người nào bị thương thì dân trông nom, điều dưỡng cho đến khi khỏi. Những tiền chí phí dân chịu cho cả. Người nào bị chết thì dân làm ma cho trọng thể, như ba hạng trong dân khoán, và khắc tên vào bia kỷ niệm, đã nói ở Tiết thứ hai về Mục Kỷ niệm, lại cấp cho vợ con mười lăm đồng và cho con hay cháu một tên nhiêu nam, chung thân miễn trừ tạp dịch.
Trên đây lược lục mấy điều, mỗi làng lại tùy tục riêng mà gia giảm một chút, nếu làng nào cũng giữ những lời khoán ước được thì trong hương thôn tưởng cũng có thể tự trị được, mà nên được một làng vui vẻ thịnh vượng. Song chỉ e các ông có quyền dự trong hương chính cầm khoán bẻ măng thì lời khoán ước lại thành ra một tờ giấy hư văn mà thôi.
XXIV. VIỆC HIẾU
Trong làng, nhà nào có người mất, phải kiếm trầu trình lý dịch, xin cắt đô tùy hoặc mười hai, hai mươi bốn, ba mươi người nhiều ít tùy hiếu chủ; và có trầu mời hàng xóm, mời bản tộc, mời làng, mời hội chư bà đi đưa đám.
Hiếu chủ phải gậy mũ ra đình lạy làng, rồi làng nhận lễ mới đem đô tùy vào cất đám. Cất đám phải có tiền lệ độ một vài đồng bạc để phân phát cho bọn đô tùy. Nhiều nơi lại phải có một tấm vải trắng quàng trên nhà táng, gọi là vải trắng. Tấm vải ấy cất đám xong thì chia cho đàn anh trong dân mỗi người một mảnh.
Nhà phú quý đại gia thường sắm riêng một bộ đòn đại dư và cấp cho các người đô tùy mỗi người mấy vuông khăn vải trắng, một cái áo trắng ngắn để đi cho lịch sự. Ở các thành phố thì thường có hội tập phúc sắm đủ các thứ đồ tống táng, ai cần đến thì mượn cả người lẫn đồ trợ tang. Còn ở về chốn hương thôn thì công dân sắm. chung bộ đòn đại dư, nhà tang chủ nói với dân, dân phải cắt hết người vào tang sự.
Trong khi cất đám, hiếu chủ phải nhờ một vài người, mỗi người mang một quả trầu để mời mọc các ngươi đi tống táng ăn trầu.
Khi cất đám trở về, có nơi dùng cách giản tiện, hoặc lấy tiền lệ dăm ba đồng bạc tùy gia phong kiệm của hiếu chủ, có ra thì làm cỗ làm bàn mời dân làng về nhà uống rượu, dân làng cũng ăn; chẳng có thì thôi, dân làng cũng bằng lòng, đưa đón rồi đâu về đấy. Nhưng cũng nhiều nơi lệ nặng lắm, nào lệ tư văn, nào lệ hàng giáp, nào lệ hương lão, nào lệ bản binh, nào lệ chư bà, mỗi lệ phải có lợn xôi khoản đãi, ăn uống. Xong rồi lại phải mỗi người cái bánh dầy cái bánh chưng làm phần. Nếu trong nhà bấn túng, chưa thể lo ngay được, thì đến lúc khác cũng phải lo mới xong, gọi là trả nợ miệng. Nhược bằng không lo xong thì đi đến đầu người ta cũng bới móc chê bai. Có nơi nghiệt quá hễ hiếu chủ có lo được trả bữa cho dân thì dân mới cho chống gậy, nếu nghèo quá không thể lo được, thì không được chống gậy. Lại có nơi hiếu chủ còn chịu nợ miệng của dân thì dẫu hết tang ba năm rồi cũng chưa được bỏ đồ hiếu phục, hể khi nào lo xong thì mới là hết tang chế.
Cũng vì tục ấy mà sinh ra lệ ma sống, ma khô. Ma sống là người có của, sợ mai sau mình mất đi con cái không lo nổi, hoặc con cái nhân lúc cha mẹ còn muốn lo cho xong nợ làng thì nhân lúc có của cũng theo đủ lệ làng mà làm ma. về sau dù có du không thế nào cũng được, không ai chê trách vào đâu nữa. Ma khô là lúc cha mẹ mất chưa thể lo nổi nợ miệng, chờ đến sau khi ba năm đoạn tang cải táng phần mộ, thì mới làm ma mời làng, cũng phải theo đủ lệ như khi mới mất.
Cái tục tang ma của ta, hiếu chủ đã có nhiều cách phiền phí, đến như lệ làng lại phiền nhiễu nữa. Các làng có người kiến thức đặt ra cách giản dị để mặc ý nhà chủ liệu thế lực mà làm, tuy cũng để cho dân làng dễ theo, nhưng còn để mặc nhà chủ thi vẫn chưa tiện lắm vì nhân tình ai là không muốn lấy sĩ diện với làng với nước. Để mặc ý cho nhà chủ thì chỉ trừ ra người cùng kiêt quá, không thể sao lo nổi mới phải xử cách nhạt nhẽo với làng. Mà trong lòng vẫn áy náy không đành, vì không có của làm cho được bằng mày bằng mặt với làng, người ngoài thì tuy chẳng nói gì, nhưng trong bụng cũng hơi khinh bỉ đôi chút. Còn như người có thể lo được, hoặc có thể vay mượn được thì không mấy người chịu kém cái sĩ diện. Vậy thì tiếng là tùy tiện mà cũng là buộc một cái nợ miệng cho người. Đến như các làng chỉ biết quí trọng miếng ăn, miếng uống không quản gì nhà hiếu chủ có hay không, dẫu ai đau đớn khổ sở thế nào mặc lòng, hể có ăn thì còn để cho người ta giữ hiếu nghĩa, không có ăn thì hiếu nghĩa của người ta cũng bỏ. Tục ấy thì là một tục rất thô bỉ, rất hủ bại, rất bạc bẽo, không còn tục nào xấu xa đê tiện bằng tục ấy.
Than ôi! Việc tử biệt là cái cảnh rất thương xót của người ta, mà sự trợ tang thì là một nghĩa vụ của xã hội. Đã gọi là nghĩa vụ thì khi người ta đang đau đớn, có thể giúp được việc gì thì giúp còn tưởng gì đến sự ăn uống, mà hiếu chủ thì đang lúc buồn bã âu sầu còn bụng nào mà nghĩ đến việc thù tiếp. Vậy mà ép cho người ta phải cỗ bàn khoản đãi thì cái nghĩa vụ cứu giúp lẫn nhau ở đâu?
Mà chẳng qua khó dễ lại phải chịu đồng lần, người ta chịu lúc này, mình lại chịu lúc khác, thành ra trong một làng ai ai cũng mình buộc lấy mình vào vòng cực khổ, rồi người có thì hao của, ngưòi nghèo thì lắm khi thất nghiệp. Có phải là vì một sự ăn uống mà sinh ra cái hại chung cho nhau không?
Vậy muốn bỏ hết tục hủ, tưởng nên đặt ra cách nhất định, dân làng tang sự xong rồi, hoặc chiết can mươi mười lăm đồng hoặc một vài chục để dành làm tiền công nho, còn lệ ăn uống thì bỏ hết, trừ ra nhà chủ muốn làm năm ba mâm khoản đãi kẻ giúp đám trong nhà mặc lòng. Trong lệ tang sự cũng nên đặt ra hai ba hạng, hạng nhất dùng cách tang sự rất trọng thể, lấy tiền chiết can độ bốn, năm chục bạc, hạng nhì dùng cách trung bình, lấy độ hai, ba chục, còn hạng ba thì trước hết, để ai có của, muốn làm vẻ vang hơn người khác cũng được mà chẳng có thì dân làng cũng xử tử tế mà cất. Như vậy thì vừa tiện cho chủ hiếu, lại vừa ích cho dân, có tiền mà chi như mọi việc.
XXV. VIỆC HỈ
Việc hỉ như các việc đăng khoa, bổ quan, người lên lão hạ thọ, người ra làm chánh phó tổng, lý dịch, người cươi vợ, người làm nhà làm cửa. Các việc ấy đều có mở tiệc mừng, mời dân làng đến nhà uống rượu.
Trong các tiệc ăn mừng ấy, tiệc nào cũng có sửa lễ lễ thánh, đã nói trong khoản khao vọng trên này, duy có việc cưới xin và việc làm nhà thì ăn mừng riêng ở nhà và tùy ý chủ nhà, có thì làm chẳng có thì thôi cũng được.
Lệ cưới xin phải nộp tiền lan nhai cho làng, tục gọi là nộp cheo. Người trong làng lấy nhau thì nộp độ một vài đồng bạc, gọi là cheo nội, người ngoài lấy gái làng thì bao giờ cũng phải nộp nặng hơn, hoặc dăm sáu đồng hoặc mươi đồng hoặc một vài chục, tùy tục riêng từng làng, gọi là cheo ngoại. Có nơi không lấy tiền, bắt nộp bằng gạch bát tràng, hoặc nơi thì bắt nộp bằng mâm đồng bát sứ, tùy làng cần dùng thức gì thì nộp thức ấy chớ không nộp tiền, nhưng chiếu giá tiền thì cũng tương đương nhau.
Ngoài lệ cheo làng, lại có lệ cheo hàng xóm, cheo bản tộc, cheo bản thôn, hoặc năm ba tiền kẽm hoặc một vài quan hay một hai đồng bạc v.v...
Hễ có cheo rồi mới thành gia thất. Cheo tức là ý phân -bua với làng nước. Lấy nhau đã có cưới cheo là sự hôn thú phân minh, về sau vợ chồng có điều gì không dễ mà ly dị được nhau, và người ngoài cũng không có phép mà tranh cạnh được nữa.
Trước khi nhận cheo, làng phải xét xem đôi bên lấy nhau có hợp nghĩa không, hoặc là có thật bằng lòng nhau không, rồi mới nhận lễ. Nếu không xét thì có khi ngưòi đàn ông lấy ép người đàn bà không chịu, hoặc là lấy nhau trái với đạo luân thường, thì làng có lỗi.
Tục ta vợ chồng lấy nhau không có hôn thú, duy có lệ nộp cheo. Nộp cheo cũng là một ý lấy làng làm bằng chứng, thì dẫu không có hôn thú mà cũng như là có hôn thú
Đó cũng là một mối lý tài của chốn hương thôn, kể ra thì cũng tiện cho người lấy vợ và lợi cho làng.
XXVI. LỆ KHÁNH ĐIẾU
Lệ mừng: Trong làng có ai đăng khoa, hoặc bổ quan, hoặc thượng thọ, có mở tiệc vui mừng mời dân làng uống rượu, thì dân làng có đồ mừng.
Đồ mừng hoặc dùng chè cau, pháo, câu đối, hoặc dùng tiền bạc, hoặc dùng trâu bò lợn gạo tùy sự vui mừng to nhỏ mà xử cách hậu bạc khác nhau.
Thí dụ như người đỗ đại khoa thì mừng một bức văn trướng thêu vóc, kèm theo năm sáu chục bạc, đỗ trung khoa thì mừng một bài thơ thêu vóc kèm thêm ba bốn chục bạc, đỗ tiểu khoa thì mừng câu đôi liễn cũng thêu vóc kèm thêm một vài chục bạc. Mỗi cái lễ mừng thường lại thêm chè pháo ngoài nữa. Người làm quan cũng tùy phấm hàm to nhỏ hoặc mừng hoành biếu câu đốì liễn sơn son thếp vàng, hoặc khảm trai hoặc mừng bằng vóc bằng vải tây đỏ v.v... Người hạ thọ thì bao giờ lễ mừng cũng phải kém hai hạng trên này.
Tục này là tục cận thời, chứ vài chục năm về trước, thường dân làng chỉ mừng vài ba quan cho đến mười quan tiền kẽm là nhiều mà câu đối chỉ đến vải tây đỏ là thượng phẩm.
Lễ phúng: Trong làng phúng nhau, trừ ra các người phúng riêng không kế, công dân đồng phúng thì thường chỉ phúng một người tiên chỉ mà thôi. Lễ phúng dùng thủ lợn mâm xôi, vàng hương trầu rượu, hạn trong năm mươi ngày hôm nào tiện thì đồng dân hội họp đem lễ đến nhà tang gia làm lễ. Hiếu chủ lại phải làm rượu khoản đãi dân. Hễ hiếu chủ nhà nghèo không thể thù đãi được đồng dân thì phải có lời xin dân trước, dân miễn đi cho thì thôi.
Có nơi thì bất cứ người nào, hể người trong làng mất thì đồng dân phúng một câu đối trắng và một đồng bạc. Câu đối chia làm bốn hạng: đàn ông, đàn bà, ngưòi già, người trẻ, hể phúng hạng nào thì đã có câu đối sẵn cứ thế mà đề. Tục này có lẽ phải hơn.
Mừng phúng riêng. Ngoài cái lệ mừng phúng của đồng dân, lại còn nhiều lệ mừng phúng riêng của từng hội nữa. Như bản tộc, bản thôn, bản ngõ, hội viên chức, hội tư văn, hội đồng niên, hội bản binh, hội chư bà v.v, Hễ người hội nào có việc mừng hoặc có việc tang, thì cả hội ấy phải mừng phúng. Đồ phúng đại để cũng dùng các thứ chè cau trầu rượu vàng hương câu đối tùy theo bực ngươi cao thấp mà xử phân biệt nhau đôi chút.
Lệ mừng phúng nào thì nhà chủ cũng phải khoản đãi lại, hoặc rượu chè, hoặc trầu nước. Có nơi chỉ dùng bánh đa, đậu phụng khoản đãi bản ngõ, bản tộc uống rượu chay cũng xong.
Mừng phúng riêng của mọi người:
Ngoài nữa thì là người thân thích, người quen thuộc, anh em bậu bạn, ân tình ân nghĩa, cũng đều có lệ mừng phúng nhau. Các hạng người này nhất là hay chuộng câu đối. Người có chữ nghĩa làm lấy tự tình với nhau đã đành, người không biết chữ cũng đi mượn người khác làm đỡ cho, để mừng hoặc để phúng, lấy cớ câu đối mới là lịch sự. Nhiều ngưòi chẳng biết tình cảnh của hai người đôi với nhau thế nào, mà làm đỡ cho câu đôi dùng, vài điển mập mờ viển vông hay là vài câu xáo ngữ, giả thử dán vào nhà nào cũng được.
Khánh điếu cũng là một cách giao thiệp của người ta, của xã hội kiếm một chút lễ vật để tỏ tình quí mến thương xót nhau, thì cái tục cũng không thể bỏ được.
Song ta ít nay, mỗi ngày một chuộng cách xa xỉ, xưa còn dùng câu đối vải hoặc bằng dạ, nay thì dùng toàn bằng vóc, bằng nhiễu, xưa còn mừng một vài quan tiền kẽm, nay thì mừng đến năm ba đồng cũng là thưòng. Mà xa xỉ nếu có dùng toàn đồ nước mình thì cũng không sao, nhưng mà tính ngưòi mình có thèm quí của nước mình đâu, nào nhiễu nào vóc nào chè nào pháo, dùng đến đồ Tàu mới là quí, mỗi năm bỏ ra bao nhiêu tiền mừng phúng nhau, mà lại hóa ra làm giàu cho ngoại quốc, thực khá tiếc thay! vả lại ngưòi mừng phúng thì chịu tốn kém để lấy tiếng rằng mình xử sang trọng nhưng ngưòi chịu đồ ấy thì có thích gì đâu, chẳng qua treo bày một vài năm rồi thì rách nát mốc meo, quẳng đi làm giẻ là cùng. Những nhà phú quý, nhiều ngưòi mừng phúng không có chỗ mà treo câu đối cho hết, thì lại xếp xó rồi bỏ đi. Như thế thì ích gì cho nhà chủ, mà mình thì tốn hại, có phải cũng là xuẩn chăng?
Đã đành mừng phúng nhau bằng văn tự là môt cách nhã, nhưng nên quí văn tự chớ đừng nên quí cái vỏ ngoài. Chỉ nên viết một mảnh hoa tiên để cho nhà chủ tập lại làm một, để vào bức trướng lưu truyền là đủ, bất tất dùng cách phù hoa vô ích làm chi. Mà dùng văn tự thì nhà văn tự hãy nên dùng, hoặc dùng Hán tự, hoặc dùng Nam âm, nhưng tưởng Nam âm là tiếng nước mình thì lại quý hơn, nên dùng hơn. Còn ngưòi không có văn tự thì bất tất mượn người làm thay. Văn chương làm thay dầu hay đến đâu cũng không thú bằng ruột gan của mình mình tả lấy, mà không tả được thì thôi.
Nếu có hậu tình thì nên dùng các đồ thực dụng mà mừng phúng nhau, như tiền bạc hoặc trâu, bò, lợn, gạo, hoặc trầu cau, rượu chè tưởng là có ích hơn hư văn.
XXVII. VỢ CHỒNG LY DỊ
Sau khi đã có dạm hỏi rồi, mà trai gái không bằng lòng lấy nhau, trai chê vợ thì thôi, không đi lại sêu tết gì nữa, gái chê chồng thì phải đem trả trầu cau, nhà trai nghiệt thì tính hết tiền phí tổn về việc dạm hỏi sêu tết từ trước, mà bắt nhà gái bồi lại mới nghe.
Đến lúc cưới rồi, vợ chồng ăn ở với nhau đã được một vài năm hoặc đã nhiều năm, mà có điều gì vợ chồng không bằng lòng nhau. Hoặc chồng ăn ở tình phụ thì vợ cũng có thể bỏ được chồng, hoặc vợ phạm phải tội thất xuất thì chồng cũng có thể bỏ được vợ.
Muốn bỏ chồng phải kiếm trầu cau trình với lý trưởng với dân làng, dân làng phân xử cho rồi mới được bỏ. Nếu dân làng xử mà đôi bên chưa phục thì mới được đến cửa quan.
Đàn ông muôn bỏ vợ phải viết tờ ly dị gọi là giấy rẫy vợ. Vợ cầm giấy ấy đem trình làng trình quan, rồi mới được đi lấy chồng khác.
Vợ chồng phân dị hoặc chia của hoặc chia con, tùy quan trên xử định.
Có khi đàn ông bất cứ giấy, hể vợ có lỗi nặng thì gọt gáy bôi vôi phú về. Hoặc là chồng bắt được vợ thông dâm với trai, thì bắt cả gian phu dâm phụ hoặc bắt một dâm phụ mà đóng bè chuối thả trôi sông.
Vợ chồng phân dị tuy là một sự không được vui vẻ trong gia đình, nhưng cũng là việc thường trong thiên hạ. Duy tục gọt gáy bôi vôi và cách đóng bè chuối thì là một tục rất dã man. Không phải là người có lòng nhân từ, có lượng quảng đại.
XXVIII. TÀI CHÁNH
- Tài chánh ở chôn hương thôn, số xuất nhập đại khái chia làm dăm khoản:
Số nhập:
1. Công điền, cho người lãnh canh lấy lợi.
2. Công ngân phóng tức lấy lợi.
3. Tiền nộp lệ, như lệ lan nhai, lệ tông chung, lệ vọng ngôi thứ, vọng chức dịch, chức sắc v.v...
4. Tiền bán nhiêu, bán xã, bán hậu, bán thủ từ, bán đăng cai v.v...
5. Tiền đóng góp.
Số xuất:
1. Việc tế tự
2. Việc ăn uống,
3. Việc sắm sửa đồ thờ, cùng là sửa sang đình miếu,
4. Việc khai báo,
5. Việc nuôi tuần nuôi lính cùng là cấp cho lý trưởng.
Làng nào có ruộng công tiền công thì lấy cái lợi tức ấy mà chi vào những việc công nhu. Còn làng nào không có của công thì động đến việc gì to tát, như việc tu tạo đình miếu hay là việc lo khác, thường phải bán nhiêu, bán hậu, để lấy tiền chi dụng; các việc tế tự ăn uống thì phải đóng góp với nhau. Còn các tiền lệ ngạch chẳng được bao nhiêu, chỉ để chi những việc khai báo phí tôn nhỏ nhặt. Nuôi tuần thì thường cho tuần lấy về các nóc nhà mỗi năm độ vài ba hào, hoặc lấy thóc sương túc mỗi sào độ vài lượm, nuôi lính thì thường cấp ruộng công, hoặc lấy tiền công, mà chỉ nuôi lý trưởng thì thường cho lấy vào tiền bán xã bán trưởng
Dân xã không mấy nơi có sổ chi như đồng niên. Khi nào có việc tu tạo to tát thì mới có sổ, đóng độ vài chục tờ giấy bản, biên những số tiền mua bán vật liệu, hoặc chi phi sự gì và các món nhập khoản. Đến lúc hoàn thành thì dân làng chiếu sổ hội tính một lượt, thừa thì để lại gửi một người giữ tiền, thiếu thì bổ thêm mà đóng với nhau, thế là xong việc không cần gì đến sổ nữa. Còn như các việc tế tự thì lý trưởng, hoặc đương cai, hoặc phần thu phải thừa biện trước, chi tiêu những gì biên vào một mảnh giấy đợi dân làng họp đông thì tính toán bổ bán mà trả lại. Đến các việc ứng biện tạp nhạp mặc ý cho lý trưởng tự biện, rồi lý trưởng muôn lấy món nào chi được thì thôi.
Tài chánh của dân thôn cũng là một việc hệ trọng. Song dần xã ta thì không mấy nơi lưu tâm đến việc lý tài, chẳng qua nơi nào có ruộng công để ra mấy mẫu làm tiền công nhu hoặc may có món tiền công nào thì cho vay lấy lãi chi vào các việc. Ngoại giả thì động đến việc gì chỉ đóng góp mà thôi. Mà cách thu chi thì rất cấu thả, không có sổ sách nào cho chắc chắn cho nên kỳ mục lý trưởng dễ hà lạm của dân, chỉ khổ riêng cho bọn con em nai lưng đóng góp. Mà làm đến khi xảy ra việc gì to tát thì không biết xoay vào đâu được, còn mong gì làm nổi những việc công ích nữa. Vậy thì tài chánh khốn quẫn, cũng bởi cách lý tài của ta vụng mà thôi.
Giả thử dân làng lập sổ sách phân minh, giao cho một người cẩn thận giữ sô rồi chi thu tự một đồng nào cũng biên ký cho rõ ràng kẻo để vào tay hà lạm, dân làng liệu xem số nhập mà chi sô" xuất, dùng cách cần kiệm mà giữ của, lại mở nhiều lối lợi mà sinh tài và phải kén người thủ quỹ cho chắc chắn, như thế lâu dần có phải gây ra một vôn to cho dân, có vốn to rồi thì việc công ích gì mà chẳng làm nổi.
Song nhân tình ai cũng chỉ muốn cho đầy cái túi riêng, có mấy người nghĩ đến lợi chung, khá xiết than thay!
XXIX. NGHĨA SƯƠNG Nghĩa sương là một kho chứa thóc dân thôn để phòng khi mất mùa đói kém thì đem thóc ấy mà chẩn cấp cho những người nghèo.
Năm Tự Đức thứ mười ba triều đình chuẩn cho các thôn xã, mỗi làng đặt một nghĩa sương, chọn lấy một người nào công liêm và có gia tư vật lực ở trong làng cho làm chủ thủ chủ bộ để giữ kho ấy và đặt ra mấy tên tuần phu để coi việc canh giữ. Cứ mỗi mùa lúa gặt rồi chia làm bốn mươi phần lấy ra một phần. Trong một phần ấy lại chia làm ba phần, cho tuần phu một phần, còn hai phần để chứa vào kho nghĩa sương. Lại khuyên dỗ những người hào phú trong làng bỏ tiền hoặc thóc cho nghĩa sương vay, người chủ thủ làm tờ biên nhận lấy tiền thóc ấy tùy nghi sanh lợi. Ba năm thì phải trả tiền thóc cho người tài chủ. Còn thóc ở kho thì để dành, năm nào đói mới đem ra cấp phát.
Lại có lệ định: Xã nào có ruộng công, trích lấy ra một phần mười, như một ngàn mẫu thì lấy ra một trăm mẫu, ba bổn trăm mẫu thì mỗi trăm lấy ra mười mẫu để làm nghĩa sương, cả làng phải hợp sức mà làm ruộng ấy. Trong làng nếu có ai hảo tâm mà quyên vào bao nhiêu cũng biên vào sổ ấy, lập riêng, một cái kho để chứa thóc. Trong làng phải kén lấy một người nào có phẩm hạnh và là người vật lực làm hương chánh do tỉnh cấp bằng cho được trang trọng sự thể. Khi nào thóc cao thì bỏ thóc ra bán, lúc nào hạ thì lại đong vào. Lại cho vay lấy lời thêm vào.
Mỗi một năm thu được bao nhiêu, nuôi binh lính, cấp cho kẻ nghèo đói hết bao nhiêu, cả làng phải hội tính mà lập ra hai quyển sổ rồi đem nộp trình quan tỉnh. Quan tỉnh phê chữ một quyển giao cho hương chính giữ lấy, còn một quyển để lại tỉnh đường lưu chiếu. Gặp năm nào mất mùa, thóc của làng nào lại cấp cho dân làng ấy để dân khỏi phải chết đói.
Nếu có ai xâm phạm đến thóc ấy, cho phép người làng đi cáo quan, quan sẽ tịch sản người xâm phạm mà bắt phải bồi thường.
Làng nào không có ruộng công mà người trong làng biết xướng xuất lên lập được nghĩa sương, bất cứ đàn ông đàn bà, ai quyên được ít nhiều cũng chứa vào kho cho vay lấy lãi, thì cũng chiêu như các dân xã có ruộng công mà làm.
Vận trời có lúc thường lúc biến, người ta phải sớm liệu một cách dự bị mới được. Mà trong hương thôn lại có nghĩa tương bảo tương trợ, tật bệnh tương phù trì, nghĩa là phải giúp đỡ lẫn nhau, khi tật bệnh phải phù trì nhau, đó cũng là một nghĩa vụ ở trong các đoàn thế.
Nhà nước trù liệu đến cách ấy mà định lộ cho dân lập nghĩa sương, thực là một kế sách cứu trợ rất hay. Dân xã tuân hành được như thế thì dẫu bất hạnh gặp phải năm tiêu khô bạch lãng cũng không lo gì. Mà may ra thường năm bình yên vô sự, thì chẳng mấy lúc xã có được cái vốn to, muốn sửa sang theo cách văn minh cũng dễ.
Song phép thì hay mà cách thi hành thì khó mà tránh được những tệ đoan. Nào là người thừa hành gian phi hà lạm, nào là dân xã vay không trả nổi, thiếu nợ lôi thôi, nào là người hương chính bất công, giở ngón bòn khoét. Triều đình tuy có cách thưởng phạt giữ gìn của dân, mà giữ sao cho xuể được khỏi mọt. Té ra cái chính sách rất hay của công dân mà lại thành một mối lợi to cho mấy người hào trưởng.
Trong cuốn Tục lệ cải lương của làng Đề Câu, cách thức lập nghĩa sương tưởng cũng chắc chắn, ai có lòng về hương chính cũng nên xem đó rồi châm chước với tục riêng của làng mình mà làm, có lẽ cũng ích lợi cho dân lắm.
Trích lục mấy điều ra sau này:
ĐIỂU ƯỚC NGHĨA SƯƠNG
Điều thử nhất. Nghĩa sương của bản xã chung có bốn thôn:
1) Hạ thôn, 2) Thượng thôn, 3) Châu mỹ, 4) Điện tiền. Cứ chiếu điền bạ ra, ai có cấy ruộng công hay ruộng tư trong bản xã phải nộp vào nghĩa sương mỗi một sào một đấu thóc, mỗi mẫu mười đấu, mỗi năm thu một lần (đấu thì cứ cân trung bình, một cân sáu lạng vào một đấu).
Thóc nghĩa sương chỉ để dùng về công việc nghĩa trong dân xã như là năm mất mùa đói kém thì chẩn thải, khi dịch lệ mua thóc phát cho người nghèo. Bấy giờ tùy của với người ít nhiều mà chi độ, nhưng sổ thóc ở nghĩa sương ba phần phải lưu lại một phần để dành, trừ hai việc ấy ra thì không được tiêu về việc khác.
Điểu thứ hai. Đặt một người sương chính, bốn người thủ bạ và một người thủ quỹ để trông nom biên chép và giữ thóc nghĩa sương. Chức sương chính phải chọn người công liêm, tùy dân xã xem ai đáng thì bầu. Chức thủ bạ phải kén người cẩn thận thì cả bốn thôn mỗi thôn phải bầu một người. Chức thủ quỹ phải chọn người thông minh, có vật lực.
Dân bầu sáu người chức dịch ấy đế thay mặt dân xã coi việc nghĩa sương thì cứ hai năm dân xã họp bầu lại một lần.
Điều thứ ba. Cứ vụ đông thu hoạch xong rồi thì thu thóc nghĩa sương, cả bốn thôn, ruộng thôn nào thì thôn ấy cứ chiếu điều bạ mà giao cho thủ bạ lấy thóc, cứ đấu nghĩa sương theo lệ mà thu, thu thiếu thì phải bồi, thu quá lệ thì phải lỗi, được bao nhiêu ghi vào sổ bản thôn cho minh bạch, rồi giao thóc cho thủ quỹ giữ. Thủ quỹ nhận thóc thì phải biên vào sổ chính và ký nhận vào các sổ của các thôn ngưòi ta giao thóc cho, để rồi sau đổi sổ cho dễ tính toán.
Thóc nghĩa sương chỉ để thủ quỹ giữ đến bốn trăm thúng trở lại mà thôi (hai mươi đấu vào một thúng). Còn ngoài số ấy trở lên, thì dân xã sẽ họp làm giấy giao thủ quỹ bán thóc lấy tiền đem gửi ngân hàng hay là kho tỉnh, bao giờ dân xã cần đến tiền, thì lại họp làm giấy giao cho thủ quỹ lãnh bạc về để chi dùng.
Điểu thứ bổn. Khi nào phải chi tiêu về hai việc như đã nói trên điểu thứ nhất và những khoản tiêu vặt như là: mua sổ sách, giấy bút, các đồ dùng khác, thuê ngưòi giúp đỡ cùng là chi phí về những ngày dân xã họp thì bốn ngưòi thủ bạ làm giấy, kể ra từng khoản cho minh bạch, lấy chữ ký sương chính, đem thủ quỹ lãnh thóc mà chi dùng.
Thủ quỹ xem giấy xét thực có 'đủ chứ ký bốn thủ hạ và sương chính khai chi tiêu về nghĩa sương thì mói được phát. Nếu mà sai thì thủ quỹ phải đền.
Còn như sương chính và bốn thủ hạ nếu không phải chi tiêu về việc nghĩa sương mà mạo khai mạo ký thì phải đền mà dân xã sẽ lại nghị phạt nữa.
Sáu ngưòi chức dịch chỉ được làm giấy phát thóc từ một đến hai trăm đấu mà thôi, ngoài số ấy trở lên thì phải có các dân xã mới được. Những kỳ họp thì sương chính và thủ bạ phải có giấy thông báo dân xã trước mấy hôm, kê ra những việc gì sẽ bàn định và họp vào ngày nào.
Điểu thứ năm. sổ thu và phát thóc nghĩa sương, mỗi năm phải khám hai lần, bất kỳ lúc nào dân xã bầu hai người đến khám, hễ thiếu sổ hay là mục nát thì thủ quỹ phải bồi và dân xã sẽ nghị phạt nữa.
Cứ mỗi năm một lần dân xã họp để bàn định và tính sổ nghĩa sương, hoặc khi có việc gì cần thì sáu người chủ dịch phải thông báo để dân xã họp lại mà bàn định.
Lệ họp từ các cụ đến dân dinh mười tám tuổi đều được dự bàn, khi bàn định việc gì trong những người bàn, nhiều người thuận thì được. Ai muốn bàn nói việc gì cứ ngày dân xã họp thì đến mà bàn nói, đến ngày ấy không đến thì sau không được nói lại.
Trong khi dân xã họp việc nghĩa sương chỉ được bàn định việc nghĩa sương cho có ích lợi mà thôi, còn tịnh cấm không ai được nói chuyện khác và ăn uống rượu chè.
Điều thứ sáu. Công việc nghĩa sương hệ trọng và khó nhọc, cho nên dân xã phải bầu những ông công liêm tử tế làm việc giúp dân. Vậy mỗi năm một lần cứ đến tết lớn, lấy thóc biếu những ông chức dịch như thế này.
Biếu ông sương chính sáu mươi đấu, bốn ông thủ bạ và ông thủ quỹ mỗi ông bốn mươi đấu.
Ông thủ quỹ lúc thu phát phải cho công minh, không được thu đầy phát vơi, nếu mà có tai tiếng thì ông thủ quỹ có cữu.
Còn việc giữ thóc thường phải phơi phóng khó nhọc thiếu lại phải đền, nên phụ cấp ông thủ quỹ mỗi năm là bao nhiêu để phụ vào chỗ hao hụt, nhưng hãy để bao giờ công việc làm đến thì mới biết chừng sẽ định được lệ.
Điều ước này viết ra làm bảy bản, một bản lưu tại tòa quan Tổng đốc, một bản lưu tại phủ nha, còn bốn bản thì mỗi thôn giữ một bản làm bằng. Bản viết bằng chữ nôm có cả dân xã ký kết, lý trưởng áp triện và có chữ quan duyệt y".
Lục qua mấy điều trên này, chẳng qua đê làm mẫu cho làng khác. Nhưng mỗi nơi có một tình thế riêng, nếu xã nào muôn lập nghĩa sương thì cũng nên châm chước tùy tiện mà gia giảm, miễn là hợp với tục dân mình, bất tất phải câu nệ thái quá. Mà nếu làng nào có lập ra được cái qui trình chắc chắn hơn thì lại càng hay lắm...
XXX. HỘI CHƯ BÀ Làng đã có chùa, tất có hội chư bà. Chư bà là những đàn bà từ năm mươi tuổi trở lên hoặc người, đã có tuổi mà góa chồng, mượn cửa chùa làm nơi vui thú.
Bà nào muốn quy Phật, trước hết phải biện cái lễ trầu cau vàng hương lên lễ Phật, nói với nhà sư xin thọ giới, vào hội quy y gọi là chư bà hay là bà vãi. Chư bà mới vào hội mỗi tối phải lên chùa học kinh kệ hoặc là nhà sư dạy hoặc là các vãi dạy lẫn nhau. Mỗi tháng về ngày sóc ngày vọng lên chùa lễ Phật; về mùa hè thì mỗi tối lễ Phật năm trăm lạy để cầu phúc. Ai không lên được chùa, ở nhà cũng mỗi tối tụng kinh niệm Phật đến nửa đêm mới thôi.
Tháng tháng phải đóng tiền góp gạo cúng cấp về nhà chùa, cũng như lệ hương ẩm của đàn ông. Khi ai có của ngon vật lạ gì tất đem dâng biếu nhà sư, gọi là hiến cúng. Nhà chùa có việc gì các vãi tất phải hết sức giúp đỡ, hết lòng lo giùm, không dám sai lời. Trong các vãi thế nào cũng phải cắt cử một người nhanh trai nhật dạ ở luôn trong chùa phục dịch gọi là vãi thủ hộ.
Nhà sư ban phát cho chư bà thức gì, thì gọi là bố thí. Dẫu miếng trầu chén nước, cũng lấy làm quý trọng. Các vãi có khi kính nhà sư hơn cha mẹ sinh ra.
Vào hội chư bà phần nhiều là đàn bà nhà tầm thường chớ nhà có học thức và các nhà sang trọng thì không mấy người chịu vào. Nhưng đôi khi bà già mến cảnh chùa chiền thì người con cũng phải nể lòng để mẹ đi chùa cho vui. Hạng người ấy thì nhà sư phải chiểu đãi tử tế, chớ không dám khi thị như người khác.
Hội chư bà cũng cắt lần lượt nhau mỗi năm một người chứa đăng cai, gọi là bà trưởng. Các khi dân làng kỳ thần bái xã, và những khi lễ kỳ an, lễ miếu này miếu khác thì người đăng cai phải biện lễ trầu cau, vàng hương hoặc oản quả đê các bà đi lễ. Mỗi năm cùng có sửa lễ, lễ thánh sư một kỳ, hội tụ ăn uống với nhau.
Khi nào trong làng có người mất thì người đăng cai phải thông báo cho hội biết để đi hộ phúc. Dân làng cũng phải khoản đãi hội chư bà như hàng bô lão.
Chư bà làng nọ giao thiệp với chư bà làng khác, gọi là hội thập phương, có nơi gái góa chừng bốn mươi tuổi đã vào hội chư bà, cho nên lại có lệ: hể đã vào hội chư bà mà ai chửa thì phải vạ, mà tước ra không cho vào hội nữa.
Hội chư bà, một là người đàn bà già cả ở nhà thì buồn bã không vui, muốn mượn cửa thiền để khuây khỏa lúc cảnh già, hai là những người mê tín đạo Phật, nghĩ mình thuở bình sinh nhiều điều ác nghiệt, e mai sau mất đi thì phải vào ngục Diêm Vương cho nên nương thân cửa Bụt ngày đêm tụng kinh cầu Phật Trời phù hộ mạnh khỏe sống lâu, mà ngày sau mất đi được về Tây phương cực lạc thế giới. Vậy nên động nói là nam mô, động đi đâu là lạy chín phương trời, mười phương chư Phật. Có người già cả yếu đuối cũng cố bò đến cửa chùa khấn la khấn liệt, lạy lấy lạy để, ấy thực là một điều mê tín của đàn bà ta, mà không ích gì cho đến mình cả.
Và, mỗi tháng đóng góp vào nhà chùa; người có của hay là có con cái giúp đỡ cho đã vậy; người không có con và người không có của mà cũng chịu khó nai lưng cố sức làm ăn, để gánh vác một vai lính nhà Phật, sao mà thiên hạ xuẩn làm vậy?
Song điều đó chẳng nên trách gì các bà già, chỉ vì nữ giới nước ta không có học thức mà thôi, mà đàn bà không có học thức, cũng bởi cách giáo dục chưa rộng vậy.
Điều thử nhất. Nghĩa sương của bản xã chung có bốn thôn:
1) Hạ thôn, 2) Thượng thôn, 3) Châu mỹ, 4) Điện tiền. Cứ chiếu điền bạ ra, ai có cấy ruộng công hay ruộng tư trong bản xã phải nộp vào nghĩa sương mỗi một sào một đấu thóc, mỗi mẫu mười đấu, mỗi năm thu một lần (đấu thì cứ cân trung bình, một cân sáu lạng vào một đấu).
Thóc nghĩa sương chỉ để dùng về công việc nghĩa trong dân xã như là năm mất mùa đói kém thì chẩn thải, khi dịch lệ mua thóc phát cho người nghèo. Bấy giờ tùy của với người ít nhiều mà chi độ, nhưng sổ thóc ở nghĩa sương ba phần phải lưu lại một phần để dành, trừ hai việc ấy ra thì không được tiêu về việc khác.
Điểu thứ hai. Đặt một người sương chính, bốn người thủ bạ và một người thủ quỹ để trông nom biên chép và giữ thóc nghĩa sương. Chức sương chính phải chọn người công liêm, tùy dân xã xem ai đáng thì bầu. Chức thủ bạ phải kén người cẩn thận thì cả bốn thôn mỗi thôn phải bầu một người. Chức thủ quỹ phải chọn người thông minh, có vật lực.
Dân bầu sáu người chức dịch ấy đế thay mặt dân xã coi việc nghĩa sương thì cứ hai năm dân xã họp bầu lại một lần.
Điều thứ ba. Cứ vụ đông thu hoạch xong rồi thì thu thóc nghĩa sương, cả bốn thôn, ruộng thôn nào thì thôn ấy cứ chiếu điều bạ mà giao cho thủ bạ lấy thóc, cứ đấu nghĩa sương theo lệ mà thu, thu thiếu thì phải bồi, thu quá lệ thì phải lỗi, được bao nhiêu ghi vào sổ bản thôn cho minh bạch, rồi giao thóc cho thủ quỹ giữ. Thủ quỹ nhận thóc thì phải biên vào sổ chính và ký nhận vào các sổ của các thôn ngưòi ta giao thóc cho, để rồi sau đổi sổ cho dễ tính toán.
Thóc nghĩa sương chỉ để thủ quỹ giữ đến bốn trăm thúng trở lại mà thôi (hai mươi đấu vào một thúng). Còn ngoài số ấy trở lên, thì dân xã sẽ họp làm giấy giao thủ quỹ bán thóc lấy tiền đem gửi ngân hàng hay là kho tỉnh, bao giờ dân xã cần đến tiền, thì lại họp làm giấy giao cho thủ quỹ lãnh bạc về để chi dùng.
Điểu thứ bổn. Khi nào phải chi tiêu về hai việc như đã nói trên điểu thứ nhất và những khoản tiêu vặt như là: mua sổ sách, giấy bút, các đồ dùng khác, thuê ngưòi giúp đỡ cùng là chi phí về những ngày dân xã họp thì bốn ngưòi thủ bạ làm giấy, kể ra từng khoản cho minh bạch, lấy chữ ký sương chính, đem thủ quỹ lãnh thóc mà chi dùng.
Thủ quỹ xem giấy xét thực có 'đủ chứ ký bốn thủ hạ và sương chính khai chi tiêu về nghĩa sương thì mói được phát. Nếu mà sai thì thủ quỹ phải đền.
Còn như sương chính và bốn thủ hạ nếu không phải chi tiêu về việc nghĩa sương mà mạo khai mạo ký thì phải đền mà dân xã sẽ lại nghị phạt nữa.
Sáu ngưòi chức dịch chỉ được làm giấy phát thóc từ một đến hai trăm đấu mà thôi, ngoài số ấy trở lên thì phải có các dân xã mới được. Những kỳ họp thì sương chính và thủ bạ phải có giấy thông báo dân xã trước mấy hôm, kê ra những việc gì sẽ bàn định và họp vào ngày nào.
Điểu thứ năm. sổ thu và phát thóc nghĩa sương, mỗi năm phải khám hai lần, bất kỳ lúc nào dân xã bầu hai người đến khám, hễ thiếu sổ hay là mục nát thì thủ quỹ phải bồi và dân xã sẽ nghị phạt nữa.
Cứ mỗi năm một lần dân xã họp để bàn định và tính sổ nghĩa sương, hoặc khi có việc gì cần thì sáu người chủ dịch phải thông báo để dân xã họp lại mà bàn định.
Lệ họp từ các cụ đến dân dinh mười tám tuổi đều được dự bàn, khi bàn định việc gì trong những người bàn, nhiều người thuận thì được. Ai muốn bàn nói việc gì cứ ngày dân xã họp thì đến mà bàn nói, đến ngày ấy không đến thì sau không được nói lại.
Trong khi dân xã họp việc nghĩa sương chỉ được bàn định việc nghĩa sương cho có ích lợi mà thôi, còn tịnh cấm không ai được nói chuyện khác và ăn uống rượu chè.
Điều thứ sáu. Công việc nghĩa sương hệ trọng và khó nhọc, cho nên dân xã phải bầu những ông công liêm tử tế làm việc giúp dân. Vậy mỗi năm một lần cứ đến tết lớn, lấy thóc biếu những ông chức dịch như thế này.
Biếu ông sương chính sáu mươi đấu, bốn ông thủ bạ và ông thủ quỹ mỗi ông bốn mươi đấu.
Ông thủ quỹ lúc thu phát phải cho công minh, không được thu đầy phát vơi, nếu mà có tai tiếng thì ông thủ quỹ có cữu.
Còn việc giữ thóc thường phải phơi phóng khó nhọc thiếu lại phải đền, nên phụ cấp ông thủ quỹ mỗi năm là bao nhiêu để phụ vào chỗ hao hụt, nhưng hãy để bao giờ công việc làm đến thì mới biết chừng sẽ định được lệ.
Điều ước này viết ra làm bảy bản, một bản lưu tại tòa quan Tổng đốc, một bản lưu tại phủ nha, còn bốn bản thì mỗi thôn giữ một bản làm bằng. Bản viết bằng chữ nôm có cả dân xã ký kết, lý trưởng áp triện và có chữ quan duyệt y".
Lục qua mấy điều trên này, chẳng qua đê làm mẫu cho làng khác. Nhưng mỗi nơi có một tình thế riêng, nếu xã nào muôn lập nghĩa sương thì cũng nên châm chước tùy tiện mà gia giảm, miễn là hợp với tục dân mình, bất tất phải câu nệ thái quá. Mà nếu làng nào có lập ra được cái qui trình chắc chắn hơn thì lại càng hay lắm...
XXX. HỘI CHƯ BÀ Làng đã có chùa, tất có hội chư bà. Chư bà là những đàn bà từ năm mươi tuổi trở lên hoặc người, đã có tuổi mà góa chồng, mượn cửa chùa làm nơi vui thú.
Bà nào muốn quy Phật, trước hết phải biện cái lễ trầu cau vàng hương lên lễ Phật, nói với nhà sư xin thọ giới, vào hội quy y gọi là chư bà hay là bà vãi. Chư bà mới vào hội mỗi tối phải lên chùa học kinh kệ hoặc là nhà sư dạy hoặc là các vãi dạy lẫn nhau. Mỗi tháng về ngày sóc ngày vọng lên chùa lễ Phật; về mùa hè thì mỗi tối lễ Phật năm trăm lạy để cầu phúc. Ai không lên được chùa, ở nhà cũng mỗi tối tụng kinh niệm Phật đến nửa đêm mới thôi.
Tháng tháng phải đóng tiền góp gạo cúng cấp về nhà chùa, cũng như lệ hương ẩm của đàn ông. Khi ai có của ngon vật lạ gì tất đem dâng biếu nhà sư, gọi là hiến cúng. Nhà chùa có việc gì các vãi tất phải hết sức giúp đỡ, hết lòng lo giùm, không dám sai lời. Trong các vãi thế nào cũng phải cắt cử một người nhanh trai nhật dạ ở luôn trong chùa phục dịch gọi là vãi thủ hộ.
Nhà sư ban phát cho chư bà thức gì, thì gọi là bố thí. Dẫu miếng trầu chén nước, cũng lấy làm quý trọng. Các vãi có khi kính nhà sư hơn cha mẹ sinh ra.
Vào hội chư bà phần nhiều là đàn bà nhà tầm thường chớ nhà có học thức và các nhà sang trọng thì không mấy người chịu vào. Nhưng đôi khi bà già mến cảnh chùa chiền thì người con cũng phải nể lòng để mẹ đi chùa cho vui. Hạng người ấy thì nhà sư phải chiểu đãi tử tế, chớ không dám khi thị như người khác.
Hội chư bà cũng cắt lần lượt nhau mỗi năm một người chứa đăng cai, gọi là bà trưởng. Các khi dân làng kỳ thần bái xã, và những khi lễ kỳ an, lễ miếu này miếu khác thì người đăng cai phải biện lễ trầu cau, vàng hương hoặc oản quả đê các bà đi lễ. Mỗi năm cùng có sửa lễ, lễ thánh sư một kỳ, hội tụ ăn uống với nhau.
Khi nào trong làng có người mất thì người đăng cai phải thông báo cho hội biết để đi hộ phúc. Dân làng cũng phải khoản đãi hội chư bà như hàng bô lão.
Chư bà làng nọ giao thiệp với chư bà làng khác, gọi là hội thập phương, có nơi gái góa chừng bốn mươi tuổi đã vào hội chư bà, cho nên lại có lệ: hể đã vào hội chư bà mà ai chửa thì phải vạ, mà tước ra không cho vào hội nữa.
Hội chư bà, một là người đàn bà già cả ở nhà thì buồn bã không vui, muốn mượn cửa thiền để khuây khỏa lúc cảnh già, hai là những người mê tín đạo Phật, nghĩ mình thuở bình sinh nhiều điều ác nghiệt, e mai sau mất đi thì phải vào ngục Diêm Vương cho nên nương thân cửa Bụt ngày đêm tụng kinh cầu Phật Trời phù hộ mạnh khỏe sống lâu, mà ngày sau mất đi được về Tây phương cực lạc thế giới. Vậy nên động nói là nam mô, động đi đâu là lạy chín phương trời, mười phương chư Phật. Có người già cả yếu đuối cũng cố bò đến cửa chùa khấn la khấn liệt, lạy lấy lạy để, ấy thực là một điều mê tín của đàn bà ta, mà không ích gì cho đến mình cả.
Và, mỗi tháng đóng góp vào nhà chùa; người có của hay là có con cái giúp đỡ cho đã vậy; người không có con và người không có của mà cũng chịu khó nai lưng cố sức làm ăn, để gánh vác một vai lính nhà Phật, sao mà thiên hạ xuẩn làm vậy?
Song điều đó chẳng nên trách gì các bà già, chỉ vì nữ giới nước ta không có học thức mà thôi, mà đàn bà không có học thức, cũng bởi cách giáo dục chưa rộng vậy.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét