TRẦN TÌNH (Bài Số 9)
Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
Bảy tám mươi bằng một bát tay
Người sinh ở thế mỗ hèn thay
Lan Đình tiệc họp mây ảo
Kim Cốc vườn hoang dế cày
Nhật nguyệt soi đòi chốn hiện
Đông hè trải đã xưa hay
Ta còn lững đững làm chi nữa
Tượng có trời bày đặt vay
Chú Thích :
1 - Trong Nguyễn Trãi Quốc Âm Thi Tập có 9 bài Trần Tình . Đây là bài số 9
2 - Một bát tay có nghĩa là một gang tay
3 - Mỗ hèn thay có nghĩa là không đáng gì cả
4
- Lan Đình tiệc họp . Vương Hi Chi , văn hay chữ đẹp , nhà thư pháp nổi
tiếng đời Tấn qua Thiếp Lan Đình ( bút thiếp của Vương Hi Chi) ,thường
tụ họp bạn uống rượu thả thơ ở Lan Đình , thuộc huyện Thiệu Hưng , tỉnh
Chiết Giang . Trong Truyện Kiều - Nguyễn Du , đoạn nói về Kiều bị Hoạn
Thư cho ra tu ở Quan Âm Các chép kinh , Hoạn Thư khen chữ viết của Kiều :
"Khen rằng bút pháp đã tinh / So vào với thiếp Lan Đình nào thua " .
5
- Kim Cốc vườn hoang . Thạch Sùng, một đại phú gia đời Tấn , lúc thịnh
thời , xây một ngôi lầu cho một người thiếp yêu , ở trong vườn Kim Cốc ,
thuộc Lạc Dương, tỉnh Hà Nam .
6 - Lững đững có nghĩa là lần lữa ,chần chừ không quyết định
Dịch Xuôi : Bày Tỏ Tình Cảm
PKT 01/27/2015
1 - Đời người ngắn ngủi giới hạn trong vòng bảy tám mươi năm
2 - Con người sinh ra ở cõi đời này có nghĩa gì đâu
3 - Danh vọng tiếng tăm đều phù du như mây trời lúc không lúc có
4 - Của cải tiền bạc rồi tất cả cũng tiêu tan
5 - Trong khi đêm ngày thời gian lần lượt trôi qua
6 - Rồi đông rồi hạ trước sau như xưa nay mọi người đều biết
7 - Ta còn lần lữa chi nữa không về nhỉ
8 - Tuồng như tất cả đều đã được trời đất xếp đặt cả rồi.
Về Thôi
Đời người ngắn ngủi đọ gang tay ,
Thì nghĩa gì đâu những đổi thay .
Tiệc họp Lan Đình , chiều ráng ảo ,
Vườn hoang Kim cốc , dế đêm cày .
Tối ngày luân chuyển nơi nơi biết ,
Đông hạ theo nhau chốn chốn hay .
Lần lữa còn chi mà luyến tiếc ,
Về thôi tuồng hết nợ trời vay .
Tri Khac Pham
***
Đời Người
Cuộc đời thấm thoát trở bàn tay
Cõi thế con người vô nghĩa thay !
Của cải ham đầy, hao sức kiếm
Đất đai muốn tốt, bận tâm cày
Bốn mùa vùn vụt qua đâu biết
Tám tiết luân phiên đổi chẳng hay
Lần lữa làm chi không trở lại
Sòng phẳng cho rồi cuộc trả vay.
Phương Hà
***
Trần Tình
Đời người ngắn ngủi chợt thương vay
2
Trần Tình
Đời người ngắn ngủi chợt thương vay
Ký gửi phù du lại tiếc thay
Ân nghĩa mẹ cha ân tạc dạ
Nợ tình chồng vợ nợ chung tay
Lòng tham vô độ bày nhân ái
Luân lý giả trang máng ách cày
Cõi tạm tạm già giờ đã hiểu
Thời gian chóng vánh cũng vừa hay!
Nguyễn Đắc Thắng
20150128
*** Ân nghĩa mẹ cha ân tạc dạ
Nợ tình chồng vợ nợ chung tay
Lòng tham vô độ bày nhân ái
Luân lý giả trang máng ách cày
Cõi tạm tạm già giờ đã hiểu
Thời gian chóng vánh cũng vừa hay!
Nguyễn Đắc Thắng
20150128
1
Đời Người Sao Quá ngắn
Cuộc đời giới hạn tợ gang tay,
Một kiếp vô thường biến đổi thay !
Thiếp họa Lan Đình thôi dự tiệc,
Dế kêu Kim Cốc cất công cày.
Thời gian chốc đã thoai đưa lẹ,
Bóng xế giao mùa Đông, Hạ hay.
Bịn rịn câu giờ qua cũng mãn,
Nợ đời rốt cuộc trả rồi vay...
Đời người Lẩn Quẩn Chỉ Gang tay
Danh nhân lịch sử nghĩ cao tay
Khẩu khí Tiền Nhân nổi tiếng thay !
Cánh Thiếp Lan Đình xưa múa bút,
Nông dân Kim Cốc hiện đang cày.
Xuân xanh thoáng chốc già cao tuổi,
Trai tráng ư ! Đầu bạc mới hay !
Níu kéo thời gian chi mõi gối,
Sinh ra mắc nợ trả rồi vay...
Mai Xuân Thanh
***
Thơ Cảm Tác
Lời Tâm Sự
Đời người ngắn ngủi được bao năm
Có nghĩa gì đâu một xác thân
Danh vọng phù du khi được, mất
Bạc tiền ảo ảnh lúc còn, không
Bốn mùa như nước trôi liên tục
Thời tiết luân phiên cứ chuyển vần
Lần lữa chưa về, sao thế nhỉ ?
Ông trời sắp đặt đã cân phân.
Phương Hà
Các Bài Thơ Hoạ:
Tiểu Bối Trần Tình
Nẻo về tiền bối một gang tay
Bàn phím con mau tiện ích thay!
Biến thể Đường thi khoái đọc
Canh điền mục tử siêng cày
Quen lời di huấn văn từ lạ
Học cách lưu truyền tứ hay
Thi bệnh mặc làng thơ bới lỗi
Cổ nhân mở lối thì vay.
Cao Linh Tử
2812015
***
Trần Tình
Kiếp người ngắn ngủi khéo chung tay
Kẻ sĩ quên đời tiếc lắm thay
Lã Vọng chờ thời điếu Vị
Doãn Công ẩn xứ Sằn cày
Trăm năm tới nào ai biết
Thế sự này mấy kẻ hay
Đại trượng phu thân mang trọng trách
Đạo người nặng nợ đang vay.
Quên Đi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét