Phản biện
là phản đối một ý kiến nào đó , một bài
viết nào đó , thậm chí cả những điều từ lâu đã
được rất nhiều người công nhận .
Điều này người Âu mỹ vượt
chúng ta quá xa , quá xa .
Ông Galileo Galilei nói trái đất quay là xúc phạm đến giáo chủ
và giáo hội thiên chúa . Nhưng một số tín đồ ngoan đạo
vẫn công nhận Ga li le
Cách
mạng dân chủ ở Pháp năm 1789 đã bị một số trí thức
, quí tộc chê bai . Nhưng Cách Mạng vẫn cho người ta được
tự do ngôn luận .
De Gaule là cứu
tinh của Pháp thời thế chiến II nhưng vẫn bị một số người
chống đối .
Trong
Toán Học , một học trò phát minh một định lý ngược
hẳn với định lý của thầy . Định lý của thầy
không dùng được nữa, bỏ đi .Nhưng học trò vẫn
nhớ ơn , nói rằng : chính vì tôi nghĩ đến định lý
của thầy mà phát minh ra định lý của tôi ! Thầy rất lấy
làm hãnh diện. Và đời sau, nhiều người khi nói đến
định lý của trò thường nói đến định
lý của thầy .
Ở
Việt Nam, Cụ Phan Khôi đã viết trên báo phản đối ý
kiến một người bạn thân của cha . Nhiều người đã cho
là một sự hỗn xược , nhưng cụ Phan đã tranh luận vì
học thuật chứ không chủ xúc phạm vị " Thế Bá
" đó .
Cụ
Bùi Kỷ là một học giả uyên thâm Hán Học. Nhưng gần
đây có người phản biện một câu trong Bình Ngô Đại
Cáo . Cụ dịch là "Cơn gió to trút sạch lá khô, tổ
kiến hổng sụt toang đê cũ" Cải chính lại là "Cơn
gió to trút sạch lá khô, nước đê vỡ cuốn phăng đàn
kiến". Tôi thấy dường như người công bố điều
này không uyên thâm Hán học cho lắm! Có thể ông ta là
đệ tử của cụ Nguyễn tường Phượng hay cụ Lê Thước
... mà các vị này không muốn mất lòng bạn, nên
cho đệ tử hay ...để sau này phổ biến.. (!)
Không hiểu sao dân ta càng ngày
càng quan liêu, rất ghét những người phản biện, nhất là
phản biện các ông lớn, anh lớn. Thời Nhân Văn Giai Phẩm cụ
Phan Khôi viết những bài như "Phê bình nhứt định là
khó" ....Thì bị người ta bịt miệng lại .
Gần đây, khi một vị đầu
ngành Sử Học sang Pháp và hãnh diện mang về một bản Đại
Việt Sử Ký Toàn Thư mà ông ta cho là bản thời
Chính Hoà. Khi một tay sử học trẻ tuổi phản biện ... cho là
không phải bản thời Chính Hoà thì liền bị ông lớn sử
học đáp lại một bài với giọng "cả vú lấp miệng
em"
Ôi! Bản
thời Chính Hoà mà sao có những tên huyện mới đặt thời
... Tự Đức !
Tôi thật
không thích chút nào cái kiểu tranh luận này! Gần 20 năm sau
hình như người ta vẫn để ý và chê bai nhà nghiên
cứu lịch sử trẻ này ( nay không còn trẻ ): Dù thế
nào thì chuyện Trò "ĐÁNH" Thầy cũng không thể chấp
nhận được (!)
Ôi
! Người ta tranh luận không vì học thuật, mà coi tranh luận như
chuyện đấu đá, tranh địa vị, tranh hơi tức khí! Thảo nào ta không mở mày mở mặt ra được!
Tôi là một lão hủ đã
lớn tuổi rồi ! Tôi không thích trò chơi vô bổ mà chỉ
thích chuyện văn chương, văn học.
Đọc những bài, những cuốn sách về
văn chương cổ không khỏi buồn đến đau lòng . Trên báo
bây giờ có Cô Tú mở " Quán mắc cỡ", nhưng
cô ( hay ông ) ta chỉ vạch ra những sai lầm của các tác giả
vô danh trên những tờ báo lá cải, chứ cô (ông) ta chưa
đụng tới những điều lớn hơn của những tác giả lớn
hơn!
Tôi
thấy nhiều tác giả lớn, rất lớn đã có trình độ
thấp và nói ra, viết ra những điều sai bét! Một vị lãnh
đạo ngành văn nghệ, khi về Hà Tĩnh đã nói: Nguyễn
công Trứ đang làm đại Thần, bị cách tuột làm lính,
nhờ có Nguyễn Nghiễm xin cho khỏi tội! ..... Vị Lãnh Đạo
này không biết rằng khi đó Nguyễn Nghiễm đã chết từ
lâu.
Một
tác giả cổ học tên tuổi dịch và chú thích "Thiền
Uyển Tập Anh". Tới câu "Chẳng phải Tề Quân Khách,
sao hay biển cá to". Ông ta chú thích: Tề Quân là vua Thuỷ
Tề. Ông ta không biết Tề Quân khách là vị khách
của Tề Quân: Tĩnh Quách Quân. Tĩnh Quách Quân nước Tề
muốn xây thành to, kiên cố ở đất Tiết, không cho ai can. Có
người khách đến xin yết kiến: Tôi xin chỉ nói ba tiếng thôi,
nếu tôi nói quá ba tiếng, xin cứ luộc tôi đi.
- Nói đi
-Ngài chẳng thấy
con cá to ở biển lớn chăng, câu lưới chẳng làm gì được
nó, nhưng nếu nó sa vào chỗ cạn thì con kiến cũng có
thể làm hại nó ... Ngài có muôn dân , được lòng
dân thì cũng như con cá to vẫy vùng ngoài biển lớn. Nhưng
nếu ngài mất lòng dân thì dù có xây thành cao tới
tận trời cũng vô ích ...
Có
một vị, chắc cũng học giả chứ chẳng nhỏ, chú thích Đại
Việt Sử Ký Toàn Thư (đụng tới chính sử của
Đại Việt là chuyện lớn rồi đó nhen ) nói ông Trịnh
Giang chết về bịnh đau tim. Trật rồi đó nghen ! Không nên để
những người trình độ thấp chú thích những cuốn sử
lớn như thế . Chữ Tâm là Tim thì ai chả biết. Nhưng Tâm
cũng là lòng . Còn Tâm Tật không phải đau tim, đau lòng
mà là bịnh Tâm Thần (điên khùng). Ông Trịnh Giang
nghe lời Hoàng công Phụ, ăn chơi xa hoa, dâm dật, hãm hại anh
em, công thần ... điên khùng !
Gần
đây, có hai vị cũng có bằng cấp, tên tuổi, một vị
từng làm tới bộ trưởng Giáo Dục, dịch và chú thích
thơ Nguyễn Thông . Bài "Đàn Anh Vũ" được
dịch là "Tiếng Hát Chim Anh Vũ". Các vị đó cũng có
tư duy, cũng có lô gých đó chớ. Chắc các vị nghĩ rằng
: con chim két nó không có tay, không có tay thì không thể đàn,
vậy chắc là nó hát. Các vị đó đâu biết
rằng Nguyễn Thông rất ghét các quan trong triều chỉ biết nói
như két chứ không làm gì cả. Thế nên Nguyễn Thông
Đàn Hặc tụi két . Đàn = là Đàn Hặc, Kể tội
!
Người có
công tâm ắt sẽ tranh luận một cách vô tư, tranh luận để
tìm ra lẽ phải, sự thật, không chê bai, đả kích ai. Nếu
tranh luận chỉ tìm cách đấu đá, hạ bệ, lôi người
này xuống, kéo người kia lên vì bè cánh, vì lợi, vì
danh thì không phải là tranh luận đúng đắn .
Hồi bé tôi học Chinh Phụ
Ngâm và Cung Oán Ngâm Khúc, tôi rất thần tượng các vị
Vân Bình Tôn thất Lương và Thi Nham Đinh gia Thuyết , những học
giả uyên bác . Nhưng tôi vẫn phản biện, nào phải không
kính trọng các vị. Trong bản diễn từ chữ Nôm ra Quốc Ngữ,
có câu thơ của Ôn Như Hầu được phiên ra quốc ngữ
là :
Vườn
xuân bướm hãy còn rào
Thấy
hoa mà chẳng lối vào tìm hương
Tôi nghĩ Ôn Như Hầu viết "dúi vào " chứ không
viết "lối vào" (Một chữ Nôm có thể đọc là
dúi hay lối cũng được ), có lẽ nhiều vị cho chữ dúi
là dung tục, thô tục chăng ? Tôi nghĩ chữ dúi ở đây
chỉ có nghĩa là vội vã nhào vô, đâm đầu vô
.
Thưa quí vị:
Làm sao mà con bướm nó lấy cây rào lại vườn hoa ... rồi
ở ngoài tìm mãi không có lối vô (???) . Chữ RÀO xưa
có nghĩa là RÀO ĐÓN, E DÈ ! Con bướm nó
còn e dè vườn xuân. Thấy đẹp quá, thơm quá mà không
dám vội vàng nhào vô.
Đã
bao năm trời, các nhà phiên âm, chú giải, các giáo sư
giảng cho học sinh vẫn giảng là "lối vào". Tôi phản
biện là chỉ muốn phân tích, suy gẫm để tìm ra sự thật,
chuyện thật, lời thật, câu thật .
Nếu những lời trên đây
có đụng chạm đến ai thì xin bỏ quá đi cho .
Tôi nào muốn nổi tiếng, muốn hơn người,
chỉ muốn góp phần nhỏ bé vào Văn Học Việt Nam. Một
nền văn học hiện đang quá xệ, xệ đến thảm haị
Việt Nam mồng
một tháng chạp năm Ngựa
20-1-2015
C.D.M.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét