Lão Tử là một nhân vật chính yếu trong Triết Học Trung Hoa nói riêng, triết học cổ đại thế giới nói chung. Sự tồn tại của ông trong lịch sử hiện vẫn đang còn được tranh cãi. Gần như những gì liên quan đến ông đều là huyền thoại hoặc truyền thuyết.
Theo truyền thuyết Trung Hoa, ông sống ở thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Nhưng nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỷ thứ 4 TCN, thời Bách Gia Chư Tử và thời Chiến Quốc và thời . Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh (道德經) - cuốn sách của Đạo Giáo có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là Khai tổ của Đạo Giáo (Đạo tổ 道祖).
Người ta biết được rất ít về cuộc đời Lão Tử. Sự hiện diện của ông trong lịch sử cũng như việc ông viết cuốn "Đạo Đức Kinh" đang bị tranh cãi rất nhiều. Lão Tử đã trở thành một anh hùng văn hoá quan trọng đối với các thế hệ người Trung Hoa tiếp sau.
Theo truyền thuyết, Lão Tử tức Thái Thượng Lão Quân , họ Lý tên Nhĩ, tự là Bá Dương, hiệu Lão Đam, là một vị tư tưởng gia nổi tiếng vào những năm cuối thời đại Xuân Thu. Trong Đạo Giáo, được tôn là vị Tổ sáng lập nên tín đồ xưng Ngài là “Đạo Đức Thiên Tôn”, “Thái Thượng Lão Lý Quân”, “Thái Thượng Đạo Tổ”, “Vô Cực Lão Tổ”, “Tam Thanh Đạo Tổ”, “Lão Quân Gia”, “Vô Cực Chí Tôn”, “Vô Cực Thánh Tổ. Ngài sanh ngày mười lăm tháng hai năm Canh Thìn , tức năm thứ mười đời vua U Vương nhà Châu (Chu), những năm cuối thời Xuân Thu, người ở lý (xóm ấp) Khúc Nhân, làng Lại, huyện Khổ , thuộc nước Sở. (hiện nay là Lộc Ấp (鹿邑) thuộc tỉnh Hà Nam-NT)
Một số truyền thuyết nói rằng xuất sanh của Lão Tử hết sức thần kỳ. Theo các sách của Đạo giáo, Ngài đã có mặt từ thời viễn cổ rất xa trải qua nhiều lần của “chu kỳ tám mươi mốt vạn năm” (?) rồi (810.000 năm), đời nầy thác thai vào Huyền Diệu Ngọc Nữ, bà mang thai suốt 81 năm, vào giờ Mão ngày rằm tháng hai Ngài đã từ hông của bà sanh ra ở nước Sở. Vì mang thai quá lâu, nên lúc sanh Ngài ra thì đầu tóc đã bạc phơ, nên có tên là “Lão Tử” (đứa trẻ đầu bạc” . Ngài ra đời dưới gốc một cây lý, vừa sanh ra đã biết nói, chỉ cây lý mà bảo rằng :- “Lý , chính là họ của ta đó” điều này giải thích cho cái tên của ông, có thể được dịch thành "bậc thầy già cả" và "đứa trẻ già".
Theo truyền thống, và một tiểu sử gồm cả trong cuốn sử của Tư Mã Thiên, Lão Tử là người cùng thời nhưng lớn tuổi hơn Khổng Tử và làm quan giữ sách trong thư viện triều đình Nhà Chu. Khổng Tử đã có ý định hay đã tình cờ gặp ông ở nước Chu, Khổng Tử định đọc các cuốn sách trong thư viện.
Khổng Tử bái kiến Lão Tử.
-Lão Tử hỏi Khổng Tử đọc sách gì, ông trả lời là đọc “Chu Dịch”, và Thánh nhân đều đọc sách này.
Lão tử nói: “Thánh nhân đọc sách này thì được, còn ông vì sao cần phải đọc nó? Tinh hoa của quyển sách này là gì?”.
-Khổng Tử trả lời: “Tinh hoa của nó là tuyên dương Nhân Nghĩa“.
-Lão Tử nói: “Cái gọi là nhân nghĩa, đó là một thứ mê hoặc lòng người, giống như như muỗi rận ban đêm cắn người, chỉ có thể làm người ta thêm hỗn loạn và phiền não mà thôi. Ông xem, con chim Thiên nga kia không cần tắm rửa mà lông vũ tự nhiên vẫn trắng như tuyết, Quạ đen hàng ngày không nhuộm lông mà tự nhiên vẫn đen. Trời vốn là cao, đất vốn là dày, mặt trời mặt trăng từ trước tới nay đã phát ra ánh sáng rực rỡ, tinh thần từ trước tới nay chính là đã được an bài có trật tự, cây cỏ từ lúc sinh ra thì đã khác nhau. Nếu như ông tu Đạo, vậy cũng thuận theo quy luật tồn tại của tự nhiên, tự nhiên là có thể đắc Đạo. Tuyên dương những thứ nhân nghĩa để làm gì đây? Chẳng phải điều đó cũng đáng tức cười như việc vừa đánh trống vừa đi tìm một con dê thất lạc hay sao?”
-Lão Tử lại hỏi Khổng Tử: “Ông cho rằng tự mình đắc Đạo rồi chưa?”.
-Khổng Tử nói: “Tôi đã tìm cầu 27 năm rồi, vẫn chưa đắc được”.
-Lão Tử nói: “Nếu như Đạo là một thứ hữu hình có thể tìm kiếm và dâng hiến cho con người, thì người ta sẽ tranh giành nó đem dâng tặng cho quân vương. Nếu như Đạo có thể đem tặng cho người khác, thì người ta sẽ đem tặng nó cho người thân. Nếu như Đạo có thể giảng rõ ra được, người ta sẽ đem nó giảng giải cho anh em của mình. Nếu như Đạo có thể truyền thụ cho người khác, thì người ta đều sẽ tranh nhau truyền nó cho con cái mình. Song những chuyện như thế là không thể được. Nguyên nhất rất đơn giản, Đạo ấy chính là thứ mà một người bình thường không thể nhận thức một cách chính xác được, Đạo tuyệt đối sẽ không thể nhập vào tâm của người thường được”.
-Khổng Tử nói: “Tôi nghiên cứu ‘Thi Kinh’, ‘Thượng Thư’, ‘Lễ’, ‘Nhạc’, ‘Dịch’, ‘Xuân Thu’, giảng nói đạo lý trị quốc của các vị tiên vương, hiểu rõ con đường thành công của Chu Công, Triệu Công. Tôi đã lấy đó để bái kiến 70 quân vương, nhưng họ đều không chọn dùng chủ trương của tôi. Xem ra người ta thật là khó thuyết phục được!”.
-Lão Tử nói: “Ông nói ‘Lục Nghệ’ ấy tất cả đều là những thứ xưa cũ của thời đại các tiên vương, ông nói những thứ đó để làm gì đây? Thành tựu tu học mà ông đạt được hôm nay cũng đều là những thứ xưa cũ rồi”.
Theo những câu chuyện đó, trong nhiều tháng sau đó, Khổng Tử và Lão Tử đã tranh luận về lễ nghi và phép tắc, vốn là những nền tảng của Khổng Giáo. Lão Tử cho rằng việc khôi phục lễ giáo thời nhà Chu của Khổng Tử để giúp thiên hạ thái bình là không thực dụng. Truyền thuyết Đạo giáo kể rằng những cuộc tranh luận đó có ích cho Khổng Tử nhiều hơn so với những gì có trong thư viện.
Sau này, Lão Tử nhận thấy rằng chính sự của đất nước đang tan rã và quyết định ra đi. Ngày 1 tháng 9 năm 478 trước công nguyên, Lão Tử đã 93 tuổi đi về phía Tây trên lưng một con trâu qua nước Tần và từ đó biến mất vào sa mạc rộng lớn. Truyền thuyết kể . Ở Bắc Lộc núi Chung Nam tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc có một cái đài Lâu Quan nổi tiếng mà truyền thuyết là nơi giảng kinh của Thái Thượng Lão Quân ngày xưa. Đài Lâu Quan nầy ở nơi có phong cảnh rất đẹp, dựa lưng vào núi nhìn ra dòng nước , được người xưng tặng là “ Động thiên phước địa”. Đây là thánh địa của Đạo giáo, lịch sử nói rằng đài Lâu Quan nầy đã có từ lâu hơn 2.500 năm trước.Đời nhà Châu , vị “Quan Giữ Ải” tên là Doãn Hỉ ở cửa ải Hàm Cốc đã cho dựng ở đây một cái đài bằng tranh cỏ, gọi là “Thảo Lâu Quán” , để quan sát theo dõi tinh tú trên trời. Truyền thuyết nầy nói rằng, lúc Lão Tử tuổi già từ quan cỡi thanh ngưu đi ngang qua cửa Hàm Cốc , vị quan giữ thành Doãn Hỉ, là người ham tu đạo, sở học rất giỏi về tinh tú thiên văn, biết Lão Tử là vị thoái quan ẩn sĩ, nên khẩn khoản xin Ngài viết sách để lưu lại cho đời sau. Do đó, Lão Tử viết bộ sách năm ngàn chữ, gọi là sách “Lão Tử” hay còn gọi là “Đạo Đức Kinh”.
Nhiều cuốn ghi chép và bức tranh về Lão Tử còn lại đến ngày nay, thường thể hiện ông là một người già hói đầu với một chòm râu trắng hay đen và rất dài; ông thường cưỡi trên lưng một con Trâu.
Một số vấn đề vẫn còn được tranh luận về cuộc đời Lão Tử gồm:
- Những tranh cãi đã nổ ra về việc "Lão Tử" là một bút danh của Đam, Thái Sử Đam (太史儋); hay một ông già từ Lai, một quận thuộc nước Tề (齊); hay một nhân vật lịch sử nào đó.
- Cũng có người tin rằng "Đạo Đức Kinh" được viết như một cuốn sách hướng dẫn dành cho các vị vua về việc họ phải cai trị đất nước như thế nào theo một cách thức tự nhiên hơn: "Cai trị bằng cách không cai trị". Điều này có thể thấy trong nhiều đoạn trong "Đạo Đức Kinh", khi nói rằng: "Không tán dương người quyền quý thì người dân không tranh tụng" và "Không đề cao giá trị đồ quý thì người dân không tranh cướp" và "Dân chúng đói khổ là kết quả của thuế nặng. Vì thế, không có nạn đói".
Tên riêng của Lão Tử có thể là Lý Nhĩ (李耳),Tên tự của ông có thể là Bá Dương (伯陽), và tên thuỵ của ông là Đam, (聃) có nghĩa là "Bí ẩn".
Lão Tử cũng được gọi là:
- Lão Đam (老聃)
- Lão Quân (老聃)
- Lý Lão Quân (李老君)
- Thái Thượng Lão Quân (太上老君)
- Thái Thượng Đạo Tổ
- Lão Tử Đạo Quân (老子道君)
- Huyền Đô đại lão gia
Huỳnh Hữu Đức
Sưu Tầm và Biên Soạn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét