Trần Quang Khải sinh năm 1240, mất năm 1294, là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông.
Dưới triều Trần Thánh Tông (1258 - 1278). Trần Quang Khải được phong tước Chiêu minh đại vương. Năm 1274, ông được giao giữ chức Tướng quốc Thái úy. Năm 1282, dưới triều Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải được cử làm Thượng tướng Thái sư, nắm giữ quyền nội chính. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288), Trần Quang Khải là vị tướng chủ chốt thứ hai, sau Trần Quốc Tuấn, có nhiều công lao lớn trên chiến trường.
Trong sự nghiệp quân sự của Thượng tướng Trần Quang Khải, thì trận ông chỉ huy đánh tan quân Nguyên ở Chương Dương và Thăng Long, khôi phục kinh thành vào cuối tháng 5-1285 "là chiến công to nhất lúc bấy giờ", như sử sách từng ca ngợi.
Trận Nghệ An
Đầu năm 1285, quân Nguyên tràn sang tấn công Đại Việt với sức công kích rất mạnh. Thái sư Trần Quang Khải suýt tử thương khi thuyền của ông đang ngủ bị bốc cháy, may nhờ có vợ là công chúa Phụng Dương đánh thức, thoát được
Tuy nhiên, dưới sự điều động tài tình của Hưng Đạo Vương, quân Đại Việt đã thực hiện các cuộc nghi binh, đưa quân Nguyên vào thế bị động. Năm Ất Dậu (1285), Toa Đô từ Chiêm Thành theo đường bộ kéo ra Nghệ An tấn công quân Nam, có Ô Mã Nhi dẫn quân đi đường biển tiếp ứng. Được tin, Hưng Đạo Vương tâu vua xin cho Thượng tướng Trần Quang Khải đưa binh vào đóng mặt Nghệ An, và cho Trần Bình Trọng giữ Thiên Trường, rồi rước xa giá ra Hải Dương. Trần Quang Khải vào đến Nghệ An, chia quân phòng giữ. Thấy thế giặc quá mạnh, ông cho lui quân ra mặt biển và giữ các nơi hiểm yếu. Quân của Toa Đô đánh mãi không được, cạn lương, bèn cùng với Ô Mã Nhi dẫn quân xuống thuyền trở ra Bắc. Trần Quang Khải hay tin cho người về Thanh Hóa cấp báo. Vua cho Chiêu Văn VươngTrần Nhật Duật cùng Trần Quốc Toản và Nguyễn Khoái đem 5 vạn quân ra đón đánh tại Hàm Tử Quan thuộc huyện Đông An, tỉnh Hưng Yên . Quân Nguyên thua to chết hại rất nhiều.
Trận Chương Dương Độ, khôi phục Thăng Long
Lúc bấy giờ đại binh của Thoát Hoan đóng tại Thăng Long , còn chiến thuyền thì đóng ở bến Chương Dương, thuộc địa phận huyện Thượng Phúc. Trần Quang Khải được lệnh vua, cùng Trần Quốc Toản và Phạm Ngũ Lão đem quân từ Thanh Hoá đi thuyền vòng đường biển ra đến bến Chương Dương tấn công chiến thuyền của quân Nguyên. Quân Nguyên địch không nổi phải bỏ thuyền lên bờ chạy. Trần Quang Khải đem quân lên bờ đuổi đánh về đến chân thành Thăng Long, nhưng ông lập mưu cho phục binh đóng sẵn ngoài thành. Thoát Hoan đem quân ra đánh, bị phục binh đánh úp, quân Nguyên đại bại phải bỏ thành Thăng Long vượt sông Hồng giữ mặt Kinh Bắc ( Bắc Ninh ngày nay). Trần Quang Khải cho quân vào thành chiếm lại Thăng Long, và cho quân về Thanh Hoá báo tin. Trong vòng hai tháng, đại phá quân Nguyên hai lần tại Hàm Tử và Chương Dương, nên khí thế quân nhà Trần trở nên rất mạnh, sau đó thắng nhiều trận liên tiếp và đuổi được Thoát Hoan về Trung Quốc.
Trần
Quang Khải còn là một nhà ngoại giao giỏi. Năm 1281, khi nhà Nguyên
chuẩn bị xâm lược Việt Nam lần thứ hai, chúng cho Sài Thung đem 1.000
quân đưa bọn Trần Dĩ ái về nước. Khi tới biên giới, quân Nguyên bị nhà
Trần phục đánh. Trần Dĩ ái bỏ chạy. Sài Thung được "rước" về Thăng Long
để dùng vào kế hoãn binh để có thêm thời gian chuẩn bị đối phó với giặc.
Lúc Sài Thung về Trung Quốc, Trần Quang Khải làm bài thơ tiễn tặng rất
thân, nhã, đoạn kết có câu viết:
Vị thẩm hà thời trùng đỗ diện,
Ân cần ác thủ tự huyên lương.
(Chưa biết ngày nào lại cùng gặp mặt,
Để ân cần nắm tay nhau hàn huyên).
Đối với viên sứ giả hống hách của một nước sắp tràn quân sang xâm lược, thái độ Trần Quang Khải vẫn ung dung, niềm nở như vậy, đó cũng thể hiện một nghệ thuật ngoại giao khôn khéo của ông và con người Việt Nam thời ấy.
Trong văn học sử Việt Nam, Trần Quang Khải là một nhà thơ có vị trí không nhỏ. Thơ ông sáng tác có tập Lạc đạo, nay đã thất truyền, chỉ còn lưu được một số bài. Là một vị tướng cầm quân xông pha khắp trận mạc đánh giặc, song thơ ông lại "thanh thoát, nhàn nhã", "sâu xa, lý thú" (Phan Huy Chú). ấy cũng là cốt cách phong thái của các vua Trần, của người Việt Nam ngàn đời nay. Hãy đọc bản dịch bài thơ Vườn Phúc Hưng của Trần Quang Khải để thấy rõ hơn tâm hồn ông:
Ân cần ác thủ tự huyên lương.
(Chưa biết ngày nào lại cùng gặp mặt,
Để ân cần nắm tay nhau hàn huyên).
Đối với viên sứ giả hống hách của một nước sắp tràn quân sang xâm lược, thái độ Trần Quang Khải vẫn ung dung, niềm nở như vậy, đó cũng thể hiện một nghệ thuật ngoại giao khôn khéo của ông và con người Việt Nam thời ấy.
Trong văn học sử Việt Nam, Trần Quang Khải là một nhà thơ có vị trí không nhỏ. Thơ ông sáng tác có tập Lạc đạo, nay đã thất truyền, chỉ còn lưu được một số bài. Là một vị tướng cầm quân xông pha khắp trận mạc đánh giặc, song thơ ông lại "thanh thoát, nhàn nhã", "sâu xa, lý thú" (Phan Huy Chú). ấy cũng là cốt cách phong thái của các vua Trần, của người Việt Nam ngàn đời nay. Hãy đọc bản dịch bài thơ Vườn Phúc Hưng của Trần Quang Khải để thấy rõ hơn tâm hồn ông:
Phúc Hưng một khoảnh nước bao quanh,
Vài mẫu vườn quê đất rộng thênh.
Hết tuyết chòm mai hoa trắng xóa,
Quang mây đỉnh trúc sắc tươi xanh.
Nắng lên mời khách pha trà nhấp,
Mưa lạnh sai đồng dỡ thuốc nhanh,
Báo giặc ải Nam không khói lửa,
Bên giường một giấc ngủ êm lành.
(Theo Hoàng Việt thi văn tuyển).
Tâm hồn Trần Quang Khải vừa thoáng đạt, vừa gần gũi, gắn bó với cuộc sống bình dị của đất nước và con người:
Vài mẫu vườn quê đất rộng thênh.
Hết tuyết chòm mai hoa trắng xóa,
Quang mây đỉnh trúc sắc tươi xanh.
Nắng lên mời khách pha trà nhấp,
Mưa lạnh sai đồng dỡ thuốc nhanh,
Báo giặc ải Nam không khói lửa,
Bên giường một giấc ngủ êm lành.
(Theo Hoàng Việt thi văn tuyển).
Tâm hồn Trần Quang Khải vừa thoáng đạt, vừa gần gũi, gắn bó với cuộc sống bình dị của đất nước và con người:
Nhất thanh ngưu địch thanh lâu nguyệt,
Kỷ phiến nông soa bích lũng vân.
(Tiếng sáo mục đồng dưới ánh trăng bên lầu xanh, Mấy chiếc áo tơi dưới mây trên ruộng biếc)
(Chùa Dã Thự).
Cuộc đời Trần Quang Khải là một cuộc đời sung mãn, khí phách dọc ngang. Vào tuổi 50, Trần Quang Khải vẫn còn viết những câu thơ đầy khát vọng anh hùng:
(Chùa Dã Thự).
Cuộc đời Trần Quang Khải là một cuộc đời sung mãn, khí phách dọc ngang. Vào tuổi 50, Trần Quang Khải vẫn còn viết những câu thơ đầy khát vọng anh hùng:
Linh bình đởm khí luân khuân tại,
Giải đảo đông phong phú nhất thi.
Giải đảo đông phong phú nhất thi.
(Chí khí dũng cảm lúc còn trẻ vẫn ngang tàng, hăng hái. Muốn quật ngã ngọn gió đông, ngâm vang một bài thơ).
Ngoài bài Tụng giá hoàn kinh sứ, Lưu Gia độ (Bến đò Lưu Gia) cũng là một bài thơ nổi tiếng của Trần Quang Khải, có thể xếp vào trong số những bài thơ hay của thơ cổ Việt Nam.
Ngoài bài Tụng giá hoàn kinh sứ, Lưu Gia độ (Bến đò Lưu Gia) cũng là một bài thơ nổi tiếng của Trần Quang Khải, có thể xếp vào trong số những bài thơ hay của thơ cổ Việt Nam.
Lưu Gia độ khẩu thụ tham thiên,
Hỗ tụng đông hành tích bạc thuyền.
Cựu tháp giang đình lưu thủy thượng,
Hoang tử cổ trùng thạch lân tiền.
Thái bình đồ chí kỷ thiên lý,
Lý đại quan hà nhị bách niên.
Thi khách trùng lai đầu phát bạch,
Mai hoa như tuyết chiếu tình xuyên.
Hỗ tụng đông hành tích bạc thuyền.
Cựu tháp giang đình lưu thủy thượng,
Hoang tử cổ trùng thạch lân tiền.
Thái bình đồ chí kỷ thiên lý,
Lý đại quan hà nhị bách niên.
Thi khách trùng lai đầu phát bạch,
Mai hoa như tuyết chiếu tình xuyên.
Bến đò Lưu Gia cây cao ngất trời,
Xưa phò giá sang đông từng đỗ thuyền nơi đây.
Tháp cũ, đình xưa dựng trên sông thu,
Đền hoang, mộ cổ trước mấy con lân đá.
Bản đồ thái bình ghi mấy ngàn dặm,
Non sông nhà Lý trải hai trăm năm.
Khách thơ nay trở lại đầu đã bạc,
Hoa mai như tuyết chiếu xuống sông trong.
Những vần thơ Trần Quang Khải để lại là những ánh hào quang, ghi dấu ấn của một sự nghiệp lớn trong cuộc đời vị Thượng tướng nhà Trần - vừa làm thơ, vừa đánh giặc.
Xưa phò giá sang đông từng đỗ thuyền nơi đây.
Tháp cũ, đình xưa dựng trên sông thu,
Đền hoang, mộ cổ trước mấy con lân đá.
Bản đồ thái bình ghi mấy ngàn dặm,
Non sông nhà Lý trải hai trăm năm.
Khách thơ nay trở lại đầu đã bạc,
Hoa mai như tuyết chiếu xuống sông trong.
Những vần thơ Trần Quang Khải để lại là những ánh hào quang, ghi dấu ấn của một sự nghiệp lớn trong cuộc đời vị Thượng tướng nhà Trần - vừa làm thơ, vừa đánh giặc.
Vinh danh
Chính sử không chép rõ Trần Quang Khải tham gia trong Chiến Tranh Nguyên Mông - Đại Việt lần 3 như thế nào. Sau chiến thắng này, triều đình luận công ban thưởng, Trần Quốc Tuấn có công lớn nhất, được phong tước Đại vương. Trần Quang Khải cũng được xếp công thần hạng nhất.
Sử chép:
"Quang Khải lúc làm tướng võ, lúc làm tướng văn, giúp vương nghiệp nhà Trần, uy danh ngang với Quốc Tuấn." ”
—Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục
Ông tiếp tục phụng sự triều đình cho đến khi mất ngày 3 tháng Bảy âm lịch năm Hưng Long thứ hai (tức 26 tháng 7 năm 1294) đời vua Trần Anh Tôn. Vợ ông là công chúa Phụng Dương đã mất trước đó 3 năm. Ông bà được chôn cất tại thái ấp của mình, được thờ làm Thành Hoàng làng Cao Đài.
Con ông là Văn Túc Vương Trần Đạo Tái cũng rất có tài văn học, được Thượng hoàng ưu ái hơn các em thúc bá khác, nhưng đáng tiếc mất sớm.
Chính sử không chép rõ Trần Quang Khải tham gia trong Chiến Tranh Nguyên Mông - Đại Việt lần 3 như thế nào. Sau chiến thắng này, triều đình luận công ban thưởng, Trần Quốc Tuấn có công lớn nhất, được phong tước Đại vương. Trần Quang Khải cũng được xếp công thần hạng nhất.
Sử chép:
"Quang Khải lúc làm tướng võ, lúc làm tướng văn, giúp vương nghiệp nhà Trần, uy danh ngang với Quốc Tuấn." ”
—Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục
Ông tiếp tục phụng sự triều đình cho đến khi mất ngày 3 tháng Bảy âm lịch năm Hưng Long thứ hai (tức 26 tháng 7 năm 1294) đời vua Trần Anh Tôn. Vợ ông là công chúa Phụng Dương đã mất trước đó 3 năm. Ông bà được chôn cất tại thái ấp của mình, được thờ làm Thành Hoàng làng Cao Đài.
Con ông là Văn Túc Vương Trần Đạo Tái cũng rất có tài văn học, được Thượng hoàng ưu ái hơn các em thúc bá khác, nhưng đáng tiếc mất sớm.
Trần Quang Khải được người dân Việt Nam lập đền thờ ở một số nơi; như
tại đình làng Phương Bông, ngoại thành Nam Định.
Tại Phường Bông cũng lưu lại điệu múa "bài bông" được người dân ở đây
cho là khởi xướng bởi Trần Quang Khải trong tiệc "Thái bình diên yến" do
Trần Nhân Tông tổ chức sau khi chiến thắng quân Nguyên. Tại đền Thái Vi
ở Hoa Lư, Ninh Bình ông cùng với Trần Hưng Đạo được đúc tượng phối thờ
trong hậu cung cùng với các vị vua nhà Trần. .
Huỳnh Hữu Đức Sưu Tầm và Tổng Hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét