Nữ Trượng Phu
Đặc biệt ở tỉnh Bắc Ninh miền Trung du Bắc Việt có loại dân ca trữ tình gọi là "Hát quan họ". Đất
Bắc Ninh xưa gọi là đạo Bắc Giang, rồi đổi ra trấn Kinh Bắc, một miền
phong phú về mặt dân ca, cũng là một vùng nổi tiếng về phong quang cẩm
tú, về điền địa phì nhiêu, về sắc đẹp duyên dáng và tình tứ của phụ nữ,
về thông minh hay chữ và thành đạt của danh thần, văn sĩ.Cũng
như hầu hết các loại dân ca trữ tình ở Việt Nam, hát Quan họ vay mượn
nhiều ở phong dao.
hết các bài Quan họ đều theo thể lục bát hay lục
bát biến thể. Đó là những bài tình ca do nam nữ thanh niên Bắc Ninh hát
lên để ca tụng tình yêu, nói lên những oán trách, hờn ghen và giận tủi
về yêu đương hoặc biểu lộ những tâm tình sôi sục về yêu đương.
Tính
chất trữ tình của các điệu hát ấy có thể chia thành nhiều loại. Loại
bài có tính chất nhẹ nhàng, chân thật vui tươi, cởi mở, hoạt bát, thoải
mái. Có loại bài có tính chất bày tỏ, tin tưởng, lạc quan, yêu đời, trìu
mến. Có loại bài tình tứ, duyên dáng, thắm thiết, say sưa. Có loại mang
tính chất vui tươi nửa trào phúng, nửa tình tứ một cách ý nhị. Có loại
đượm nỗi nhớ nhung, trách móc.
Trong các bài Quan họ, nhiều nhứt là
những bài để tỏ tình. Rất ít bài nói lên sự thất tình. Nhưng trong sự tỏ
tình có nhiều hình thức: khi thổ lộ tâm tình, khi thăm dò lòng bạn, khi
hy vọng, mong mỏi nhớ nhung người tình, khi trách hờn giận, ghen tuông
người tình; nhưng rốt cuộc những câu thổ lộ tâm sự cùng là để thăm dò
tình bạn là nhiều hơn cả.
Ví dụ:Anh như cây gỗ xoan đào,Em như câu đối dán vào nên chăng?Em như cây cảnh trên chùa,Anh như con bướm đậu nhờ nên chăng?
Văn
thể của hát Quan họ tuy là lối lục bát, nhưng khi hát, vì những chỗ lên
bổng xuống trầm, vì những nhu cầu của sự chuyển giọng, chuyển lời nên
loại dân ca này có mang vài đặc tính là bài hát bao giờ cũng có thêm vào
nhiều tiếng không có trong nguyên văn. Đó là những tiếng vô nghĩa, hoặc
những chữ hát chệch hẳn đi, hoặc những tiếng dùng để đưa hơi như: y, a,
ư, ô, ơ, a ha, ôi hôi, ư hư, ối a, ý a, này a, i ì ...
hoặc những tiếng
đệm (đệm lót và đệm nghĩa) như: thời, mà, tình chung, ô mấy, ai ơi, là
rằng, tình rằng, tình tang, tình bằng... Nhờ những tiếng đệm, tiếng láy
lập lại như thế mà và nhất nhịp điệu tiết tấu của câu thơ lục bát được
thay đổi luôn, trở nên phong phú vô cùng.Ví dụ phong dào có bài "Trống cơm":
Trống cơm khéo vỗ nên bông,Một bầy con nít lội sông đi tìm.Thương ai con mắt lim dim,Một bầy con nhện giăng tơ đi tìm,Thương ai duyên nợ tang bồng.Khi trở thành hát Quan họ Bắc Ninh là:
1/ (Tình bằng có cái) trống cơm (khen ai) khéo vỗ (ố mấy bông) nên bông.
2/ Một bầy (tang tình) con nít (ố mấy lội lội) lội sông (ố mấy) đi tìm.
3/ (Em nhớ) thương ai (đôi) con mắt (ố mấy) lim dim,
4/ Một bầy (tang tình) con nhện (ớ ớ ớ ố mấy) giăng tơ (giăng tơ ố mấy) đi tìm.
5/ (Em nhớ) thương ai duyên nợ (khách) tang bồng.
Đó là chưa kể những chỗ hát lại hai lần như ở phần đầu câu 2 và ở phần cuối những câu 1, 2, 3, 5.Ngoài
những tiếng đưa hơi, tiếng đệm, tiếng láy, có khi trong bài hát có cả
những tiếng dùng để ghi hệ thống âm giai của cổ nhạc là hò, xự, xàng,
xê, cống,...
Ví dụ trong bài "Xe chỉ luồn kim":
May quần (tình chung là vuông) nhiễu tím (í a, í a).Gởi ra (gởi ra chồng) cho chồng.Ứ xáng, ú xáng u cái liu xê phàn(thời cái nỗi gởi ra cho chồng)
Ngày
xưa, trai gái vùng Bắc Ninh có thể hát Quan họ quanh năm. Mỗi khi có
dịp lễ là họ mời nhau đến hát. Cả đến khi không có việc gì, họ cũng rủ
nhau đến một làng nào đó trong vùng để cùng nhau vui hát. Chỉ cốt là
trước khi đến, họ bảo cho nhau biết trước để có thì giờ gọi người. Nhưng
hát Quan họ đặc biệt thịnh hành vào mùa thu tháng 8 và nhất là vào tiết
xuân trong ba tháng: giêng, hai, ba
...Dịp hát quan trọng nhứt là những dịp đám cưới, đám khao, đám giỗ, đám hội.Hát
Quan họ là lối hát không dính dáng đến lao động, trái với nhiều loại
dân ca khác như hò, hát ví, vì thế không hát ở ngoài đồng trong khi làm
lụng. Có thể hát tại nhà trong các dịp cưới hỏi, giỗ khao; hay sau khi
hát ở hội đình, hội chùa rồi mời nhau về nhà. Tại nhà có khi gái ngồi
trong nhà hát ra, và trai ngồi trên bờ hát vọng xuống. Có khi họ cùng
ngồi trong thuyền thúng trên mặt hồ để vui hát trong một đêm hè hay một
chiều thu.Tại
hội đình, trai gái hát trước bàn thờ Thanh hoàng. Lắm khi các bài hát,
lúc đầu chỉ có tính chất tôn giáo một ít, còn về sau đều có tính chất
tình tứ. Tại hội chùa, họ hát ở trước cửa chùa, giữa sân chùa, có khi cả
ở trong chùa. Nhưng thường hát ở các sườn đồi hay giữa các đám ruộng,
hoặc trên những bờ đê bên cạnh chùa.Hát
chia làm từng bọn. Mỗi bọn, trai hay gái, phải có ít nhứt bốn người để
thay phiên nhau hát, vì hát rất hao hơi. Quan họ phải hát giọng đôi,
nghĩa là hai người cùng hát một lúc, một người "dẫn" (chính) và một
người "luồn" (phụ).
Mỗi bọn quan họ có một người đứng đầu đại diện, được
cả bọn tôn làm anh Hai hay chị Hai. Những người khác cứ theo thứ tự hát
hay, hát kém mà lấy tên là anh Ba, anh Tư, anh Năm hay chị Ba, chị Tư,
chị Năm. Chỉ cần bốn người hát được, còn bao nhiêu dự vào cho đông cũng
không sao.Khi
hai bên hát với nhau, bên hát trước hát giọng nào thì bên hát sau phải
theo giọng ấy để trả lời và phải theo cho đúng; không được bỏ một tí
ngân nga. Như thế mới là đối chọi. Không đối được là tỏ cái kém cỏi của
mình.Trai gái
hát Quan họ không phải sống về nghề hát, không thể gọi là những người
hát chuyên nghiệp.
Nhưng không phải bất cứ ai ai cũng có thể hát được
Quan họ. Muốn hát Quan họ phải có nhiều điều kiện, phải có giọng tốt,
phải chịu khó luyện tập, phải có trí nhớ và ít nhiều thông minh, nghĩa
là có ít nhiều tài đối đáp, biết bình tĩnh để trả lời người đối diện,
không những trong ý câu hát mà nhứt là trong giọng bài hát.
Tình
bạn hữu, tình anh chị em giữa những người cùng chung "gia đình" Quan họ
thật thân thiết. Họ coi cha mẹ của nhau như cha mẹ của mình. Những dịp
hiếu, hỷ, buồn vui, họ đều đến thăm hỏi, biếu tặng. Cha mẹ bạn có yếu
đau, họ tìm đến săn sóc an ủi.
Điêu Thuyền Với Kế Liên Hoàn
Điêu
Thuyền là một giai nhân tuyệt sắc đời mạt Hán. Cũng như Tây Thi, Chiêu
Quân, Dương Ngọc Hoàn, Điêu Thuyền có tiếng là "bế nguyệt" trong "tứ đại
mỹ nhân" ở cổ Trung Hoa.Nàng
bị loạn Đổng Trác, gia cảnh tan tành, cha mẹ bị giết chết mất cả, nàng
phải phiêu bạt lênh đênh, xin vào làm người ở cho quan Tư đồ Vương Doãn.
Thấy nàng đẹp, có tài hát hay đàn giỏi nên Vương Doãn nhận làm con
nuôi.
Đổng
Trác trước làm thứ sử đất Tây Lương. Khi dẹp giặc Hoàng Cân (giặc khăn
vàng, bịt khăn vàng làm biểu hiệu) bị thua nhiều trận, triều đình muốn
làm tội. Đổng Trác lo sợ đem của hối lộ cho bọn hoạn quan là Thập Thường
thị nên mới thoát khỏi. Hắn lại khéo léo kết giao với các nhà quyền
quý, thường đem lễ vật làm nhân tình, do đó nên được thăng chức cao và
thống lãnh đại binh xứ Hiệp Tây hơn 20 vạn. Lòng tham không đáy hắn thấy
cần phải trèo lên ngai vàng mới thỏa chí nguyện nên rắp tâm chờ đợi
thời cơ cử đồ đại sự.
Nhân
dịp triều đình bị loạn Thập Thường thị, hắn lấy cớ bảo giá kéo quân về
triều. Hắn chuyên quyền, khống chế các quan giết cả vua Thiếu Đế, Hà Hậu
và Đường Phi. Hắn vào cung gian dâm cùng cung nữ rồi ngủ luôn tại long
sàn. Có lần hắn dẫn lính đi dạo đồn tại một địa phương, gặp tiết tháng
hai có mở hội, trai gái các xã thôn tụ họp vui chơi. Hắn sai quân sĩ bổ
vòng vây, giết hết đàn ông con trai, bắt hết phụ nữ và lấy hết của cải
chở lên xe, treo hơn ngàn đầu người ở dưới xe đem về thành, phao lên
rằng: "Tướng quốc đánh giặc, đại thắng trở về"
.Đổng
Trác lại có một đứa con nuôi tên Lữ Bố, sức đánh trăm người, nên Trác
càng kiêu ngạo, hống hách coi mạng người như cỏ rác. Các quan trong
triều có ai biểu lộ sự phẫn nộ, chống đối thì lập tức, sau một tiếng
quát, một cái vẩy ta của hắn là đầu lìa khỏi cổ.
Trước sự tàn bạo của
hắn, lòng dân căm phẫn, tất cả 17 trấn chư hầu nổi lên quyết tiêu diệt
hắn, nhưng đều bị đứa con nuôi của hắn đánh bại.Đại thắng, hắn càng kiêu căng.Và, càng thẳng tay giết chóc kinh khủng.
Quan
tư đồ Vương Doãn nghĩ đến hành vi lộng quyền sát nhân của Trác, càng
xốn xang phiền muộn, ngồi đứng không an.
Nhân đêm khuya trăng sáng, Doãn
chống gậy thơ thẩn ra vườn. Từng bước một, lão thỉnh thoảng ngửa mặt
lên trời sa nước mắt.Bỗng
ở phía Mẫu Đơn đình có tiếng thở than. Doãn lấy làm lạ, lần bước đến
lén nghe. Thì ra tiếng than đó là tiếng của Điêu Thuyền. Doãn tức giận
hỏi:
- Thế mi có tư tình với ai chăng?Điêu Thuyền thưa:
- Con đâu dám!- Vậy tại sao đêm khuya canh vắng như thế này, mi lại còn ra đây than thở?
Điêu Thuyền buồn bã thưa:
-
Con nhờ cha nuôi dưỡng từ tấm bé, dù cho thịt nát xương tan, con cũng
đền bồi chưa đủ; lẽ nào con đành làm bại hoại gia phong để phải tủi nhục
cho cha. Vì mấy hôm rày, con thấy cha vẻ mặt luôn luôn tư lự, thế tất
trong nước có điều đại sự nhưng con không dám hỏi thăm. Đêm nay, con
thấy cha buồn rầu thái quá, đến nỗi đứng ngồi không yên, con rất lấy làm
khổ tâm nên lén thở than, không dè cha bắt gặp. Vậy con xin cha nếu có
việc gì phải dùng đến con thì con nguyện dù thác cũng chẳng từ.Vương Doãn nghe nói cả mừng, nói:
- Cha dè đâu sự nghiệp cơ đồ còn ở trong tay con trẻ.Đoạn, lão bảo Điêu Thuyền theo lão lên nhà trên. Lão truyền cho bọn gia đinh đi ngủ cả, rồi bảo Điêu Thuyền:
- Con ngồi lên cho cha lạy rồi cha sẽ nói chuyện cho con nghe.Điêu Thuyền kinh hãi quỳ xuống, thưa:
- Lòng con đã nhứt quyết, nếu cha còn lo ngại mà buông những lời như thế thì con rất đắc tội với cha!Doãn buồn rầu bảo:
-
Đổng Trác hiện nay dọc ngang tàn bạo, thêm có thằng rể tên Lý Nhu bày
mưu hại chúng, và có thằng con nuôi tên Lữ Bố kiêu dũng khác thường; làm
cho trên, thì triều đình khốn khổ như bị đá dằn, dưới thì bá tánh nguy
nan như mắc dây treo ngược. Đổng Trác lại lòng toan soán vị mà các quan
đều thúc thủ vô mưu, riêng cha cũng thế. Nhưng cha chỉ thấy có một điều
này, nói ra rất ngại, không biết con có bằng lòng không?Điêu Thuyền sa nước mắt:
- Cha không tin lòng con sao?Doãn ngậm ngùi nói:
-
Cha tin lòng con, nhưng ngại con không thực hành được. Nguyên cha con
thằng Đổng Trác là phường háo sắc, bây giờ cha muốn dùng "liên hườn kế",
trước đem con hứa tiếng gả cho Bố rồi sau lại hiến cho Trác. Con ở giữa
tùy cơ ứng biến làm cho cha con nó trở lại giết hại nhau. Nếu mà làm
được như vậy là con liều thân giúp nước, công nghiệp vô cùng to lớn.
Điêu Thuyền cúi đầu sa nước mắt, nghẹn ngào:
- Con xin vâng lời cha. Cha cứ tin tưởng nơi con.
Hôm
sau, Vương Doãn đem hai hột minh châu, bảo thợ khéo khảm một cái mão
vàng tuyệt đẹp, rồi sai người đem tặng cho Lữ Bố. Bố mừng rỡ liền qua
dinh tạ ơn.Vương Doãn rước Bố vào nhà, thỉnh lên ngồi trên. Lữ Bố không dám. Doãn ân cần nói:
- Ngày nay, cả trong thiên hạ chỉ có tướng quân mới đáng mặt anh hùng. Lão kính tài tướng quân chớ không phải kính chức phận.
Nghe nói, Bố vui lòng đẹp ý lắm.Vương
Doãn lại bày diên yến, khuyên mời Lữ Bố rất ân cần.
Trong tiệc, Doãn
không ngớt lời ca tụng oai thế cha, tài lực con làm cho Bố càng hứng
chí, uống rượu thật nhiều. Độ một lúc Doãn truyền quân hầu đi nghỉ, chỉ
để vài thị nữ ở lại châm rượu.
Thấy Bố hơi men đã thắm, Doãn truyền thị
nữ phò Điêu Thuyền ra.
Mặt
hoa mơn mởn lại trang điểm vô cùng diễm lệ, mình liễu uyển chuyển lại y
phục lộng lẫy huy hoàng, Bố vừa trông thấy giựt nảy mình, tưởng là tiên
nữ hạ phàm, nhìn không chớp mắt. Doãn tươi cười giới thiệu:
-
Con gái lão là Điêu Thuyền. Nay lão với tướng quân cũng như tình nghĩa
một nhà, nên cho nó ra chào mừng tướng quân và thay mặt lão mà bồi rượu.
Kẻo lão già yếu e có điều sơ xuất.
Đoạn
bảo Điêu Thuyền đến bên Lữ Bố mời rượu.
Nàng uốn tay ngọc nâng ly rượu
ghé lại mời, rồi đôi mắt long lanh nhìn thẳng vào đôi mắt chàng. Bốn mắt
đưa lên rồi hai cặp mày lại rủ xuống, rồi lại nhìn nhau nữa, khiến cho
kẻ ngẩn ngơ người ngơ ngẩn.Vương Doãn giả say.Lữ Bố mời Điêu Thuyền ngồi. Điêu Thuyền tỏ vẻ e lệ ngần ngừ rồi muốn bỏ vào trong. Doãn vui vẻ bảo:
- Tướng quân đây vốn người thiết nghĩa với cha. Con cứ ngồi, không phải ngại.
Nàng vâng lời rón rén ngồi bên cạnh Vương Doãn.Bấy
giờ, Bố cứ ngồi ngây người ra như tượng gỗ. Hai mắt đăm đăm nhìn nàng
không rời, y như bị thu hồn. Rồi đưa tay lên miệng như cái máy mà uống
cạn luôn mấy ly rượu nữa.Doãn rất đắc ý, nói:
-
Lão muốn đưa con gái lão sang làm tiểu thiếp tướng quân để hầu hạ trang
anh hùng duy nhứt thời nay. Chẳng hay tướng quân có lòng thương yêu
dung nạp chăng?
Lữ Bố vội đứng ngay dậy, chắp tay, cúi đầu tạ rằng:
- Nếu Tư đồ thương cho được thế, tiểu tướng thề đem hết sức khuyển mã báo đáp ân tình.
Doãn nói với giọng cương quyết:
- Vậy nay mai lão chọn được giờ tốt thì sẽ cho người đưa tiện nữ ngay sang quý phủ.
Bố
mừng rỡ khôn xiết, hân hoan đưa mắt nhìn Điêu Thuyền. Nàng cũng đảo đôi
mắt long lanh, như sóng nước hồ thu đưa tình... tiếp theo một nụ cười
nở nhẹ trên làn môi thắm.
Tiệc tan, Bố quyến luyến không muốn đứng dậy. Doãn nhỏ nhẹ bảo:
- Ý lão muốn lưu tướng quân nghỉ lại đây một đêm nhưng sợ Thái sư nghi hoặc đấy thôi.
Bố
dùng dằng lưu luyến mãi nhưng rồi sau hai ba lần tạ ơn Vương Doãn,
chàng mới đành ra về, thần trí vẫn mơ màng đến con người đẹp và mong
mỏi, đợi chờ...
Vương
Doãn lại kính cẩn mời Đổng Trác đến nhà. Trác bằng lòng đến. Doãn tiếp
rước trọng thể và bày yến tiệc. Doãn luôn miệng ca tụng:
- Thái sư là cành vàng lá ngọc, phước lộc song toàn, không nhường Y Doãn, Chu Công đời trước.Trác lấy làm đắc ý. Doãn lại nói:
-
Tôi có học chút thiên văn biết chắc vận số Hán triều đã hết, bốn phương
thiên hạ đều nghe tiếng Thái sư. Căn cứ vào ý trời và lòng người chắc
không bao lâu, thiên tử cũng nhượng vị cho Thái sư chớ chẳng không.
Trác rất khoái trá, nâng ly rượu, cười khà khà:
-
Ta đâu dám trông chuyện ấy. Nếu may gặp hoặc thời vậy có đến cho ta,
thì ta hứa với Tư đồ là sẽ phong cho Tư đồ làm cống mạng đại thần.
Doãn tỏ vẻ mừng rỡ vâng vâng dạ dạ rồi lại truyền cho nữ nhạc dâng ca múa hát cho Đổng Trác xem.
Bấy giờ đuốc hoa càng đốt lên sáng rực cả nhà.Rèm
châu vừa cuốn lên, thì Điêu Thuyền nhè nhẹ gót hài bước ra, xiêm y
thướt tha, mình liễu uyển chuyển múa trước rèm châu như tiên nữ nhập
động.Trác
nhìn đắm đuối đờ đẫn như kẻ mất hồn. Điêu Thuyền lại hát. Nàng vừa cầm
phách gõ nhịp cất giọng ca. Giọng trong như oanh kêu, cao như hạc gọi,
khi trầm khi bổng thánh thót như rót vào tai, mà huyền huyền ảo ảo làm
mê hồn tục khách. Trác tặc lưỡi, nức nở khen mãi. Sắc đẹp, hát hay, vũ
giỏi, thật là không phải một kẻ phàm tục. Doãn giới thiệu với Trác:
- nàng
là con nuôi. Trác lại hỏi tuổi. Nàng thỏ thẻ:
- Thiếp vừa đôi tám.Trác nức nở khen:
- Trông qua, ta ngỡ là tiên.Doãn đứng dậy thưa:
- Ý tôi muốn dâng nó cho Thái sư, không biết Thái sư có bằng lòng dung nạp không?
Trác gật gù, khoan khoái lập bập nói:
- Tư đồ hậu tình thương ta, thật ta không biết lấy chi tạ đáp cho xứng.Doãn khiêm nhượng nói:
- Con tôi được hầu gần Thái sư là có nhiều phước lắm. Tôi còn mong ước gì hơn nữa.Tiệc rượu xong, Đổng Trác từ giã về. Doãn cho người đem xe đưa Điêu Thuyền theo Đổng Trác về tướng phủ.
Bấy
giờ vừa lúc canh một. Sau khi đưa Điêu Thuyền về Tướng phủ, Vương Doãn
quày ngựa trở về. Vừa đến nửa đường, bỗng gặp Lữ Bố cầm kích cưỡi ngựa
đi đến. Bố gò cương lại, đưa tay nắm lấy áo Doãn, gay gắt hỏi:
- Ngài bày trò chi lắm vậy! Tại sao ngài đã hứa hả con cho tôi mà còn đem cho Thái sư?Vương Doãn điềm nhiên đáp:
- Tướng quân chớ nóng nảy, xin mời về một thể rồi lão sẽ tường trình cho tướng quân nghe.Đến nhà Doãn hỏi:
- Tướng quân cớ gì trách lão?- Người ta cho biết là ngài cho xe đưa Điêu Thuyền qua Tướng phủ.Doãn tỏ vẻ ngạc nhiên:
-
Thế tướng quân không hay gì sao?
Nguyên hôm nọ, Thái sư ở triều đường
có nói với lão là sẽ đến viếng nhà lão. Do đó, lão phải sửa soạn tiếp
rước. Trong khi tiệc rượu, người dạy lão rằng:
"Ta nghe ngươi có một đứa
con gái là Điêu Thuyền đã hứa gả cho con ta, sợ ngươi nói không chắc
nên ta phải đến đây mà cầu. Vậy ngươi bảo nó ra đây cho ta xem".
Lúc ấy
lão không dám nghịch mạng lập tức đem nó ra mừng cha chồng. Người lại
bảo lão rằng:
"Nay cũng nhằm ngày tốt, vậy để ta ra rước nó về phối hợp
cùng Lữ Bố".
Lịnh của Thái sư, lão đâu dám cải. Xin tướng quân xét lại.Bố suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Tại tôi nghe lầm, xin ngài miễn chấp.Vương Doãn nói:
- Đồ tư trang của con lão đem theo chưa hết. Khi nào đưa nó về dinh tướng quân rồi, lão sẽ sai người đem qua cho nó.
Bố tin thực lòng, mừng khấp khởi, đợi chờ...Nhưng...Đợi
chờ trông ngóng mãi từng giờ, từng phút, từng giây, nhưng nào thấy bóng
hồng được ai đưa đến. Lữ Bố lòng xốn xang nên lần mò qua Tướng phủ hỏi
thăm mấy người thị nữ. Chúng đáp:
- Quan Thái sư còn ngủ với tân giai nhân đến bây giờ chưa thức.
Bố chết điếng cả người.Vừa
đau đớn vừa tức giận, Bố lén vô cửa sau phòng nom xem. Vừa lúc ấy Điêu
Thuyền đã thức, đứng trước gương trải tóc, thấy Bố thì quay ra nhìn, mặt
mày buồn nghiến. Nàng đưa khăn chậm mắt.Lữ Bố ruột lòng đứt đoạn.Đổng Trác thức dậy nhìn qua nhà giữa thấy Lữ Bố bước vào thì hỏi:
- Có việc chi không?
Bố
đáp "không" rồi vòng tay đứng hầu.
Thấy Điêu Thuyền đứng thập thò bên
bức rèm châu ở cửa phòng, nhìn chàng đăm đăm, vẻ mặt đầy đau đớn tủi cực
thì lòng Lữ Bố càng tan nát. Trông người Lữ Bố đờ đẫn như kẻ mất hồn,
Đổng Trác sinh nghi nên truyền cho Lữ Bố lui đi nghỉ. Bố trong lòng ấm
ức, tiu nghỉu bước ra về.
Từ
khi nạp dụng Điêu Thuyền, hơn một tháng, Đổng Trác không ra khách. Một
hôm lão cảm thương hàn.
Điêu Thuyền tận tụy chầu chực, thuốc men, cơm
cháo. Trác lấy làm vui lòng lắm. Bố nghe tin vào phòng vấn an. Vừa lúc
Đổng Trác còn ngủ, Điêu Thuyền đứng sau giường nhìn Lữ Bố, lấy ta chỉ
lòng mình rồi lại chỉ Đổng Trác và hai hàng lệ chảy ròng trên má.Bố đau đớn vô cùng.
Đổng
Trác vừa giựt mình thức giấc, mở mắt thấy Lữ Bố đứng nhìn sau giường
mãi thì nổi giận trở mình qua, lại thấy Điêu Thuyền, nên nạt Lữ Bố:
- Sao mi dám giễu cợt ái cơ ta?
Lão lại truyền đuổi Bố ra. Lại cấm Bố không được bén mảng đến nữa. Bố gặp Lý Nhu, tỏ bày tự sự, Nhu vào bẩm với Trác:
- Thái sư muốn tung hoành thiên hạ sao lại lấy chút hờn nhỏ quở trách Ôn Hầu, nếu va biến tâm ắt hư đại sự.Trác hỏi:
- Bây giờ liệu làm sao?Nhu nói:
- Thái sư cho kêu va vào ban thưởng bạc vàng và lấy lời an ủi.
Trác nghe theo. Bố tạ ơn nhưng lòng tan nát của Bố làm sao hàn gắn được.Đổng
Trác lành bịnh, xe giá vào chầu vua. Bố cầm kích theo hầu.
Thấy Trác
đương nói chuyện với vua, Lữ Bố lén cầm kích lên ngựa chạy phăng về
Tướng phủ, vào kiếm Điêu Thuyền. Điêu Thuyền tỏ vẻ vui tươi nói:
- Lang quân ra sau vườn đến Phụng Nghi đình mà chờ thiếp.
Điêu Thuyền trang điểm xong, vội vàng bước ra sau, chấp tay bái Lữ Bố mà rưng rưng nước mắt, nói:
-
Thiếp tuy là con nuôi của quan Tư đồ song người coi như con đẻ. Người
gả thiếp cho lang quân là chọn chỗ xứng đáng cho thiếp trao thân gởi
phận. Mừng chưa kịp no, không dè Thái sư lòng trâu dạ chó, bắt thiếp
cưỡng bức như thế này. Sở dĩ thiếp chưa chịu chết vì chưa gặp mặt chồng.
Nghĩ lại thiếp ngày nay chẳng khác hoa tàn nhụy rữa còn phụng sự anh
hùng sao đặng. Vậy thiếp xin tự tử trước mặt lang quân để lang quân hiểu
rõ nỗi lòng của thiếp.Nói xong, Điêu Thuyền nhắm ngay ao sen toan nhảy xuống. Lữ Bố lật đật ôm lại, cảm động nói:
- Ta biết rõ lòng nàng lắm rồi.Điêu Thuyền níu lấy Lữ Bố, nức nở:
- Đôi ta bây giờ sống ở dương gian chẳng đặng kết đôi thì xin nguyện chết xuống tuyền đài sẽ kết duyên tơ tóc.Bố an ủi nói:
- Kiếp này nếu ta không lấy được nàng làm vợ thì thề không phải là một kẻ anh hùng.
Điêu Thuyền đưa khăn chậm mắt, nghẹn ngào:
- Thiếp tin tưởng lời hứa của lang quân. Xin lang quân thương mà cứu thiếp.Bố nói:
- Ta đi tự giờ cũng lâu, sợ lão tặc sinh nghi thì khó.
Điêu Thuyền níu lấy vạt chiến bào của Lữ Bố, khóc dầm nói:
- Nếu lang quân sợ lão tặc như thế thì chắc thân thiếp không thoát được rồi!Bố an ủi:
- Nàng đừng lo mà hao tổn mình vàng, để thủng thẳng rồi ta liệu.Nói rồi xách kích muốn đi, Điêu Thuyền nói:
- Thiếp ở chốn khuê phòng nghe danh tiếng lang quân anh hùng dưới đời có một, không ngờ lại bị có người kềm chế như thế.Nói
rồi lại khóc òa lên như mưa như gió một cách bi thảm.
Bố lấy làm thẹn
thùa, xấu hổ để kích xuống, ôm lấy Điêu Thuyền, đưa khăn chậm nước mắt
cho nàng, tìm lời an ủi vỗ về.Hai người bịn rịn âu yếm, không nỡ buông nhau.
Đổng
Trác ngồi tại triều, chợt quay lại nhìn không thấy Lữ Bố thì hối hả từ
tạ vua, lên xe về. Thấy ngựa Lữ Bố buộc trước Tướng phủ thì vội vàng
hỏi:
- Lữ Bố đi đâu mà để ngựa đây?Môn lại thưa:
- Lữ Ôn Hầu đi ra nhà sau.Trác
vào phủ kiếm không thấy. Cả Điêu Thuyền cũng vắng.
Trác hoảng hốt hỏi
thị nữ. Chúng thưa Điêu Thuyền ra vườn xem hoa. Trác hỏa tốc đi thẳng ra
sau thấy Điêu Thuyền và Lữ Bố đương nói chuyện. Lão hoa cả mắt. Máu
ghen sôi sùng sục, lão quát lên một tiếng. Lữ Bố hoảng hốt bỏ chạy, để
cây kích lại dựa lan can ở bao lơn.
Đổng
Trác cúi xuống cầm lấy kích, phóng ngay người Bố, nhưng không trúng.
Lão đuổi theo nhưng gần đến cửa vườn, thốt nhiên một người ở ngoài chạy
vào va nhằm cái bụng phệ của Đổng Trác làm lão té nằm một đống như cây
thịt to nặng nề đổ.Đó là Lý Nhu, rể của Trác. Trác mặt mày hầm hừ nói:
- Thằng nghịch tặc đó dám giỡn với Ái Cơ ta. Ta quyết không dung.Nhu thưa:
-
Thái sư chớ vội nóng mà lầm. Xưa, Sở Trang vương trong "bữa tiệc bứt
dải mũ" không trách phạt Tưởng Hùng về tội ghẹo Ái Cơ, mà về sau Trang
vương được Tưởng Hùng liều chết cứu khỏi vòng vây nguy khốn của quân
Tần. Nay Điêu Thuyền bất quá chỉ là một ả con gái thường mà Lữ Bố là
mãnh tướng tâm phúc của Thái sư! Nếu nhân cơ hội này, Thái sư đem Điêu
Thuyền tặng cho Lữ Bố, ắt Bố phải cảm kích vô cùng, và sẽ liều chết báo
ơn. Xin Thái sư nghĩ lại cho kỹ.Trác trầm ngâm một lúc, rồi nói:
- Ngươi nói vậy cũng phải, để ta nghĩ lại đã.Nhu từ tạ lui ra. Trác vào hậu đường hỏi Điêu Thuyền:
- Sao mi dám tư thông với thằng Lữ Bố?Điêu Thuyền khóc nấc lên rồi kể lể:
-
Thiếp đang xem hoa nơi sau vườn, thình lình Lữ Bố bước vào, thiếp hoảng
sợ toan chạy trốn. Hắn nói hắn là con của Thái sư, không hề chi, rồi
cầm kích rượt thiếp đến Phụng Nghi đình. Thấy nó sinh tâm, xấu xa như
vậy, thiếp định liều mình nhảy xuống ao sen. Nó lại ôm cứng lấy thiếp.
Đương cơn bối rối, vừa may ngài vào kịp nên thiếp mới toàn tánh mạng.
Vậy mà Thái sư không thương hại còn nói oan, nói xấu cho thiếp.Đổng Trác nói:
-Ý ta muốn gả mi cho Lữ Bố, vậy mi có bằng lòng không?Điêu Thuyền thất sắc, nức nở:
-
Thiếp đã thất thân với Thái sư, bây giờ Thái sư lại nỡ lòng đem đưa
thiếp cho con là một thằng thất phu, như thế thật trái đạo quá. Vậy
thiếp thà chết, còn hơn sống mà chịu nhơ danh.
Nói
xong, Điêu Thuyền bước lại rút lấy gươm treo trên vách toan đâm vào
cổ.Trác hốt hoảng vội đứng dậy giựt lấy gươm, ôm Điêu Thuyền vào lòng,
đặt môi vào má nàng hôn lấy hôn để, nói:
- Ta nói đùa nàng vậy mà.Điêu Thuyền nằm ngã ngang trên mình Đổng Trác, tay đập, chân giẫy, khóc kể:-
Thiếp biết mưu này là mưu của Lý Nhu. Nhu với Bố thân nhau nên muốn
đặng lòng nhau mới bày điều phi đạo lý, vô liêm sỉ như thế.Trác nâng lấy má của Điêu Thuyền, nói:
- Nàng có lòng như thế, ta phụ rảy sao đành.Điêu Thuyền nói:
- Thiếp e ở lâu nơi này thì Bố có ngày hãm hại.Đổng Trác nói:
- Thôi, nàng chớ buồn rầu mà hao mòn sắc đẹp. Sáng ngày, ta sẽ đưa nàng về My Ô đặng chúng ta cộng hưởng khoái lạc.Điêu Thuyền vui vẻ lau nước mắt bái tạ.Hôm sau, Lý Nhu vào thưa với Trác:
- Nay cũng tốt ngày, vậy xin Thái sư cho đưa Điêu Thuyền về với Lữ Bố.Trác bảo:
- Ta với Lữ Bố có tình cha con, nếu làm như thế ta e can danh phạm nghĩa, để thiên hạ sỉ nhục ta chăng?Nhu nói:
- Xin Thái sư cương quyết, không nên nghe lời phụ nữ.Trác nổi giận quát to:
- Mi đành đưa vợ mi cho Lữ Bố không? Này, tự hậu còn nói chuyện về Điêu Thuyền nữa thì toi mạng.Nhu buồn bã bước ra, than thở:
- Chúng ta đều phải chết tại tay đàn bà!
Ngay
ngày hôm sau, Đổng Trác hạ lịnh xa giá về My Ô, là quê hương. Các quan
đều lạy đưa. Điêu Thuyền ngồi trên xe thấy Lữ Bố nhìn nàng mãi thì giả
bộ che mặt rồi lấy khăn chậm mắt.Xe
đã đi rồi nhưng Lữ Bố cầm cương ngựa cho đi từng bước một trên gò, đăm
đăm nhìn theo xe cuốn sau một làn bụi mịt mờ mà ruột lòng đứt đoạn.Vương Doãn giục ngựa trờ tới hỏi:
- Sao tướng quân không đi cùng với Thái sư, lại ở đây mà buồn bã như vậy?Lữ Bố ngậm ngùi, thở dài:
- Cũng vì chuyện con gái của ngài mà tôi mới buồn!Vương Doãn cũng thở dài, nói:
- Lão tưởng lâu nay đã đưa con về cho tướng quân rồi, không dè Thái sư làm thói cầm thú. Lão nghĩ lại con lão thật vô phước lắm!Vương
Doãn lại mời Bố về tư dinh và dọn tiệc thết đãi. Bố càng buồn, đem
chuyện Điêu Thuyền khóc kể tại Phụng Nghi đình cho Vương Doãn nghe. Doãn
nói:
-
Thái sư cưỡng hiếp con lão, đoạt vợ tướng quân thiên hạ sỉ tiếu lão và
tướng quân nhiều lắm. Nhưng lão già rồi cũng không đủ tiếc; chỉ tiếc cho
tướng quân có danh cái thế anh hùng mà lại phải chịu nhục nhã như vậy.Lữ Bố nghe nói nổi giận vỗ bàn quát to. Vương Doãn can:
- Lão chẳng may nói lỡ lời xin tướng quân giảm nộ.Lữ Bố nói:
- Tôi quyết giết lão tặc ấy thì mới rửa được sự xấu hổ này.Vương Doãn ra vẻ sợ sệt nói:
- Tướng quân giận giỗi nói như vậy e họa lây đến lão.Lữ Bố nói:
-
Làm người đứng giữa càn khôn lẽ đâu lại chịu người câu thúc như vậy.
Tôi muốn giết lão già ấy lắm nhưng còn ngại tiếng cha con.Vương Doãn mỉm cười nói:
-
Thái sư họ Đổng, tướng quân họ Lữ có liên hệ gì đâu. Khi Thái sư phóng
kích tại Phụng Nghi đình thì còn tình nghĩa cha con gì nữa. Vả lại tài
ba của tướng quân nếu giúp Hán thì được chữ trung thần, danh lưu thiên
tải; theo phò Trác thì mang tiếng phản nghịch di xú vạn niên.Lữ Bố đứng lên bái tạ Doãn và nói:
- Lòng tôi đã quyết, thượng quan chớ nghi ngại.Nói xong, cắt tay chảy máu mà thề.**Vâng theo mưu của Vương Doãn và Lữ Bố, Lý Túc đem 20 quân kỵ mã kéo đến My Ô, thưa với Đổng Trác:
- Vua đau mới nhẹ, ý muốn nhượng vị cho Thái sư nên sai tôi đem chiếu ra đây mà tuyên triệu.Đổng Trác hỏi:
- Vương Doãn có bằng lòng không?Túc đáp:
- Quan Tư đồ đã sai người đắp nền ba từng xây Thọ Thiên đài, chuẩn bị đón rước Thái sư.Trác mừng rỡ nói:
- Hèn chi đêm rồi, ta nằm mộng thấy rồng phủ mình, quả nhiên bây giờ được hỉ báo.Rồi ngay hôm ấy, Trác truyền bày xe giá để trở về kinh. Lại nói với Điêu Thuyền:
- Ta lên làm vua thì sẽ lập nàng làm hoàng hậu.Điêu Thuyền đã biết mưu kế rồi nhưng cũng giả bộ vui vẻ lạy đưa.Trác về đến kinh vào Tướng phủ, Bố đến bái yết. Trác nói:
- Cha lên làm hoàng đế thì sẽ phong cho con làm Đại đô đốc tổng quản quyền hành.Lữ Bố tạ ơn.Sáng
hôm sau, Đổng Trác vào triều. Các quan mặc phẩm phục chực rước bên
đường.
Lý Túc cầm gươm hầu theo xe Trác. Vào đến cửa Bắc Dịch, quân sĩ
của Trác phải dừng lại bên ngoài. Chỉ còn Trác ngồi xe cùng với vài chục
người được vào. Đến bên trong thấy Vương Doãn và các quan đều cầm gươm
lăm lăm ở tay, đứng đợi sẵn, bấy giờ Trác có hơi hoảng sợ mới hỏi Túc:
- Ai cũng đều cầm gươm thế kia là ý thế nào?Túc không đáp, cứ đẩy xe thẳng vào:Bỗng Vương Doãn hô to lên:
- Phản tặc đã tới! Vũ sĩ đâu?Tức
thì có hơn 100 vũ sĩ phục hai bên đổ ra cầm kích, cầm giáo đâm như mưa
vào người Đổng Trác.
Vì Trác mặc áo giáp sắt nên giáo kích không đâm
thấu, chỉ bị thương nơi cánh tay và ngã ngay xuống đất. Trác vội kêu
lên:
- Phụng Tiên con đâu? Cứu ta!Lữ Bố chạy ra sau xe, quát to lên rằng:
- Có chiếu chỉ giết giặc đây.Đoạn đâm ngay một kích trúng giữa yết hầu Trác.
Vương
Doãn lại sai Lữ Bố, Hoàng Phủ Tung và Lý Túc dẫn quân kéo ra My Ô, tịch
biên gia sản của Đổng Trác. Bố đến My Ô, giao tất cả công việc cho
Hoàng Phủ Tung và Lý Túc, còn mình thì vào phòng tìm kiếm Điêu Thuyền.
Về việc làm của Điêu Thuyền, "Thánh Thán ngoại thư" có đoạn phê bình:
"Mười
tám lộ quân chư hầu không giết nổi Đổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ
liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương
hùng liệt không thắng nổi Lữ Bố, mà chỉ một nàng Điêu Thuyền lại thắng
nổi. Ôi, lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp,
lấy sóng mắt nụ cười làm gươm sắc giáo nhọn, lấy mày ngài làm cung nỏ,
lấy nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến
lược mưu cơ.
Xem thế thì cái bản lĩnh của "Nữ tướng quân" quả là tuyệt
cao cường, đáng sợ lắm thay!
"Tây
Thi với Điêu Thuyền cùng lấy sắc khuynh thành. Nhưng việc làm của Tây
Thi còn dễ, việc làm của Điêu Thuyền khó hơn. Tây Thi chỉ phải đánh ngã
một mình Ngô vương Phù Sai. Điêu Thuyền phải đồng thời đánh ngã cả Lữ Bố
lẫn Đổng Trác. Phải luôn luôn nghĩ mưu kế trong lòng, thay đổi bộ mặt
để đối phó với cả hai bên. Ta nghĩ rằng cái công của Điêu Thuyền đáng
ghi vào sử xanh. Nếu như, khi Đổng Trác đã bị giết rồi, Vương Doãn không
vụng về mà gây ra cái loạn Lý Thôi, Quách Dĩ thì cơ đồ nhà Hán đã phục
hưng ngay từ đó. Và như thế thì một cô gái như Điêu Thuyền há lại không
đáng ghi tên vào nơi Phượng Các, không được tô tượng ở chỗ Lân Đài hay
sao?"..
."Cái
tuyệt diệu của "Liên hoàn" không phải là làm cho Lữ Bố giết Đổng Trác
đâu! Nếu Trác cầm kích lao trúng, giết chết Lữ Bố lúc bấy giờ, tức là
Trác tự chặt một cánh tay, và Trác sẽ bị tiêu diệt dễ dàng ngay. Đó mới
là chủ ý. Điều này đã nằm trong bụng Vương Doãn và có lẽ Điêu Thuyền
cũng muốn thế. Vương Doãn lẽ nào lại yêu Lữ Bố? Mà Điêu Thuyền cũng
không yêu Lữ Bố đâu?
"Riêng
ta, ta yêu nàng Tây Tử thật lòng trở về với Phạm Lãi; và yêu nàng Điêu
Thuyền giả vờ sống thác với Lữ Bố. Bởi vì tuy thân đứng trước Lữ Bố,
nhưng lòng Điêu Thuyền bao giờ cũng chỉ nghĩ đến một mình Vương Doãn mà
thôi."..
."Sau
khi thành Hạ Bì thất thủ, Lữ Bố bị chết, đâu còn thấy bóng dáng nào ở
chỗ nào? Nàng chính là con Rồng thiêng, chỉ lộ cái đầu, cái mình với
đời, mà không cho đời sau biết cái đuôi mình ẩn đi đâu hết! Có thế danh
tiếng mới khỏi bị tổn thương".
Trên đây là lời phê bình của Thánh Thán.
Hát Trống Quân
Trong
kho tàng dân ca Việt Nam, trống quân là một loại hát rất bình dân và
phổ biến tại miền Bắc; và đặc biệt hát trong các dịp hội hè mùa thu,
nhất là trong những đêm trăng sáng đẹp của trung tuần tháng tám.Nguồn gốc hát Trống quân có nhiều thuyết:Các
nhà nho Việt Nam cho rằng "Trống quân" do hai chữ "Tống quân" (tiễn
bạn) mà ra. Theo tương truyền ngày xưa khi một ông quan rời tỉnh này đi
tỉnh khác, bạn bè tiễn đưa một quãng đường. Lúc sắp chia ly, người đi
đưa đặt một cái trống xuống đất rồi vừa nhịp trống vừa hát bài tiễn bạn
trong đó có câu: "Tống quân nam phó thương như chi hà" (khi ta tiễn bạn
đi về phía nam, lòng đau đớn thế nào ai rõ được) (theo G. Cordler).
Có
thuyết cho rằng:
Trống quân bày ra từ đời Nguyễn Huệ. Nguyên khi ra Bắc
đánh bọn xâm lược Thanh (cuối thế kỷ 18), quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà, vua
Quang Trung Nguyễn Huệ mới bày ra một cách cho đôi bên giả làm trai gái
hát đối với nhau để cho quân sĩ vui lòng. Đang khi hát có đánh trống làm
nhịp cho nên gọi là Trống quân (theo Phan Kế Bính).
Có
thuyết gần giống như thuyết thứ hai, cho rằng; hát Trống quân có nguồn
gốc từ lối hát "Trung quân" một điệu hát của quân lính đi theo nhịp
trống. Mà quân đây là quân Nghệ Tĩnh của đạo binh Nguyễn Huệ kéo ra Bắc
đánh giặc Thanh xâm lăng, cõng nhau rong ruổi ngày đêm không nghỉ (*).
Về sau khi chiến tranh đã qua, nhân dân đem lối hát này vào những buổi
hội hè gọi là hát Trống quân (theo Phạm Duy).
Có
thuyết cũng cho rằng loại hát này phát xuất từ những điều kiện lịch sử
gần giống như hai thuyết vừa kể, chỉ khác về mặt thời gian, là Trống
quân có từ đời Trần lúc chống giặc Nguyên xâm lược (thế kỷ thứ 13).
Tục
truyền rằng: những lúc đóng quân để nghỉ ngơi, muốn giải trí, binh sĩ
Việt Nam ngồi thành hai hàng đối diện nhau, gõ vào tang trống mà hát. Cứ
một bên "hát xướng" vừa dứt thì bên kia lại "hát đối".
Sau khi đuổi
được quân xâm lăng khỏi bờ cõi, hòa bình được lập lại, điệu hát Trống
quân được phổ biến trong dân gian. Có nơi gõ nhịp vào tang trống, có nơi
căng một dây thép thật thẳng để đánh nhịp (theo Vũ Ngọc Phan).Người ta chưa tìm được thuyết nào là đúng.
Hát
Trống quân cũng như hát Quan họ không phải thuộc hát lao động, mà thuộc
về loại hát lễ hay hát hội.
Người hát thuộc về mọi tầng lớp trong xã
hội nông thôn. Nhà nho, thư sinh hát với con cái gia đình kỳ mục, giàu
có hay gia đình thường dân. Họ hoàn toàn không phải ca sĩ chuyên nghệ mà
chỉ là "tài tử" nghiệp dư sính hát, biết hát... Phần đông là trai và
gái đến tuần cập kê, đi hát hội để tìm gặp tài sắc, ước định tương lai.
Từ
hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị vào Nam không có hát Trống quân. Từ
Thanh Hóa trở ra, loại hát này chỉ để hát vào dịp thu, nhứt là trong
tháng tám. Nhưng không hát ban ngày mà chỉ hát vào những đêm trăng, nhứt
là đêm rằm.Hát
hội có hai hình thức: hát vui chơi và hát thi lấy giải. Nơi hát có thể
là nhà riêng, giữa làng, đầu xóm hay trên sân đình Thành Hoàng.
Thi
hát có khi tổ chức giữa hai nhóm trai vài gái, có khi giữ hai thanh nam
thanh nữ. Ngoài mấy cuộc thi hát tại nhà, trai gái nông dân tự động tổ
chức nhiều hội hát trên đám đất rộng giữa làng, bên bờ ruộng hay ở đầu
cổng xóm. Trai gái ngồi ra hai bên cách nhau chừng mươi thước.
Giữa hai
toán có một cái "trống quân" mà ngày xưa gọi là "thổ cổ". Trai hát xướng
lấy que tre đánh vào dây kêu bình bình; gái hát đáp gõ cái sênh kêu
cách cách làm nhịp.Trống
quân, cũng như hầu hết các loại dân ca khác, vay mượn nhiều nơi kho
tàng phong dao.
Văn thể Trống quân là thơ lục bát. Nhưng khi hát, câu 6
chữ và câu 8 chữ biến thể là cứ sau tiếng thứ hai ở mỗi câu, người hát
đệm tiếng thời, thì, hay này, v.v... Và, cứ đến tiếng thứ tư ở mỗi câu
thì lên giọng và thêm vào mấy tiếng í a hay ứ ư; có khi người hát lặp
lại chữ chót của câu 8 chữ.
Thí dụ:
Trên trời (này) có đám (ứ ư) mây xanh. Giữa thì (này) mây trắng (ứ ư) chung quanh mây vàng. Ước gì (này) anh lấy được nàng Thì anh (này) mau gạch Bát Tràng (đem) về xây.Xây dọc (rồi) anh lại xây ngang.(chứ) Xây hồ (này) bán nguyệt (để) cho nàng (chân) rửa chân.Nên ra (thì) tình ái nghĩa ân.Chẳng nên (thì) phú giả (ứ) về dân (tràng) Bát (ừ) tràng.
Những
tiếng như: thời, này, rồi, rằng, mà, ấy, mấy, nó, cái, con, anh, em...
thêm vào khi hát gọi là tiếng đệm; và những tiếng như í, a, ư, ứ, ừ ...
gọi là tiếng đưa hơi dùng để ngân nga. Âm hưởng dịu dàng hay réo rắt của
tiếng đệm và tiếng đưa hơi làm sao giọng
Trống quân mang sức truyền cảm
mạnh mẽ.Đó
là đặc điểm quan trọng của Trống quân về hình thức. Đặc điểm này lại
phù hợp với nội dung
Trống quân là biểu lộ được nỗi vừa vui vẻ vừa chứa
chan cảm động, và nói lên được những thích thú cao thượng của sự sinh
hoạt nông thôn, những cảnh đẹp đẽ của quê hương, những điều trù phú đặc
biệt của đất nước.
Trống quân còn là một loại hát tình tứ, hoặc nói đến
nghĩa bạn bè, nhất là hay đề cao tình luyến ái giữa trai gái nông dân.
Trống quân có tính cách đối thoại. Nó là một lối hát đối giữa trai và gái, một lối đối đáp hỏi trả qua lại. Thí dụ:
Bên trai đố:
Anh đố em câu này em giảng làm sao?Cái gì (mà) thấp cái gì (mà) cao;Cái gì (mà) sáng tỏ (ứ) hơn sao (ở) trên trời.Cái gì (mà) em giải (cho) anh ngồi,Cái gì (mà) thơ thẩn (ứ) ra chơi (ừ) (đào) vườn đào.Cái gì (mà) sắc hơn dao (ứ)Cái gì (mà) phơi phới (ứ) lòng đào (thì em) bảo anh.
Bên gái trả lời:
Anh đã đố thì em xin giảng ra,Dưới đất (thì) thấp, trên giời (thì) cao Ngọn đèn (thì) sáng tỏ (ứ) hơn sao (ở) trên trời...Chiếu hoa (này) em giải (cho) anh ngồi (mà)Đêm nằm (thì) mơ tưởng (ứ) ra chơi (ư) (đào) vườn đào.(Chứ) Nước kia thì (nó) sắc hơn dao(Chứ) Trứng gà (thì) phơi phới (ứ) lòng đào (thì em) bảo anh.Hát
Trống quân, trai gái bao giờ cũng thiên về tình cảm. Hoặc bằng câu ướm
hỏi, thử thách, hoặc bằng lời tâm sự.
Do đó, Trống quân có tính chất trữ
tình, tính chất giao duyên rất sâu sắc. Vì đối đáp, hỏi trả, nên hát
Trống quân đòi hỏi người hát phải có tài mẫn tiệp, xuất khẩu thành thi,
đột xuất nhanh trí... nhưng bao giờ cũng vẫn giữ thái độ phong nhã, lời
không sàm sỡ, lố lăng.
Trống
quân không phải là một loại trống, mà là một sợi mây dài độ 3, 4 thước
tây và dày độ 1 phân tây. Người ta cắm hai đầu sợi dây mây dưới đất bằng
hai cây cọc nhỏ bằng gỗ hay bằng tre. Ngay chính giữa sợi mây, người ta
đào một lỗ vuông độ 4 tấc mỗi bề, rồi bịt lỗ ấy bằng một miếng ván
mỏng.
Có khi người ta dùng một khúc tre, một đầu chống lên sợi mây, một
đầu chịu trên mặt gỗ.
Có
khi người ta cột sợi mây với mặt ván. Người đánh trống quân dùng hai
chiếc đũa con đánh lên sợi mây. Sợi mây rung làm mặt ván rung, và tiếng
mây rung nhờ lỗ đất làm vang lên nghe thình thùng thình như tiếng trống.
Có khi người ta đào một lỗ miệng tròn và hình giống như một cái chum,
và đậy miệng lỗ bằng một miếng ván tròn và mỏng.
Có
khi người ta để trong lỗ đất một thùng dầu hỏa. Trên miệng thùng có tấm
ván và cây cọc để chống chính giữa sợi mây. Có thùng này tiếng vang
càng mạnh.
Có khi người ta để trong lỗ một thùng dầu lửa, quay miệng về
phía dưới, phía trên có cây cọc chống đáy thùng và căng sợi mây. Không
cần dùng tấm ván nữa. Có khi người ta không đào lỗ, chỉ lật úp thùng dầu
lửa (hay thùng trà) trên mặt đất và căng dây lên trên thùng.
Tóm
lại, Trống quân là một loại hát hội vấn đáp giữa nam nữ thanh niên,
khuyến khích họ giải bày tình cảm, thông minh và cốt cách qua trung gian
của nghệ thuật, trong không khí vui vẻ tưng bừng của hội thu.
Hết Phần 21
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét