Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Từ Vùng Đất Biên Đến Tỉnh Biên Hòa-Đồng Nai - P2 (Đất Phương Nam TT)

Từ Dinh Biên Trấn Đến Trấn Biên Hòa:


Dinh Biên Trấn là một trong hai vùng đất đầu tiên(15) mà cha anh chúng ta đã đặt chân đến khi tìm đường mở cõi về phương Nam. Biên Hòa là vùng địa đầu của Nam Kỳ Lục Tỉnh, trước thời Nam Kỳ Lục Tỉnh Biên Hòa có tên là Trấn Biên. Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Trấn Biên dựa lưng vào núi, mặt ngó ra sông. Theo ranh giới cũ thì phía đông bắc giáp trấn Bình Thuận, lấy sông Ma Ly làm ranh giới. Phía Nam giáp trấn Phiên An (Gia Định), từ suối Thủy Vọt bên phía Tây Ninh, qua sông Thủ Đức, đến Nhà Bè và chạy dài ra đến tận biển Đông. Năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, thì ông chỉ khai sanh hai phủ Phước Long (Đồng Nai) và Tân Bình (Sài Gòn). Buổi đầu các chúa đặt là Dinh Trấn Biên, gồm 1 huyện, 4 tổng, lỵ sở đặt tại thôn Phước Lư, thuộc huyện Phước Long.
Năm Cảnh Thịnh thứ 8, tức năm Canh Thân 1800, nhà vua cho đổi phủ Gia Định ra làm Trấn Gia Định gồm 5 dinh: Phiên Trấn dinh, Trấn Biên dinh, Trấn Định dinh, Vĩnh Trấn dinh và Hà Tiên. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi vua Quang Trung băng hà, coi như vùng Gia Định thuộc toàn quyền của Nguyễn Ánh. Hơn nữa, vào năm đó, lực lượng của Nguyễn Ánh đã quá mạnh ở vùng Gia Định nên vua Cảnh Thịnh không đặt được quan lại cai trị trên những vùng đất nầy.


Đến năm Mậu Thìn 1808, vua Gia Long cho đổi Trấn Gia Định ra làm Thành Gia Định với 5 trấn: trấn Biên Hòa, trấn Phiên An, trấn Định Tường, trấn Vĩnh Long và trấn Hà Tiên. Hồi nầy huyện Phước Long được nâng lên làm phủ Phước Long gồm 4 huyện: Phước Chánh, Bình An, Long Thành và Phước An. Nghĩa là dinh Trấn Biên được đổi ra làm trấn Biên Hòa, nâng huyện lên làm phủ, nâng tổng lên làm huyện. Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, thì huyện Phước Chánh, trước đây là tổng Tân Chánh, được đổi làm huyện, trước đây người địa phương lấy từ bãi Tân Chánh trở lên phía Bắc làm tổng Tân Chánh, trực thuộc huyện Tân Bình, dinh
Phiên Trấn, đến khi Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào lập bản đồ thì cho nhập vào dinh Trấn Biên, và hầu như các thôn trong huyện đều lấy chữ “Tân” làm đầu mà đặt tên cho dễ phân biệt.


Huyện Phước Chánh, trước đây là tổng Tân Chánh, được đổi làm huyện, trước đây trực thuộc Dinh Phiên Trấn, đến khi Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào lập bản đồ thì cho nhập vào dinh Trấn Biên. Huyện Phước Chánh gồm 2 tổng Phước Vinh và


Chánh Mỹ, với 85 xã, phía đông giáp bến đò Thị Nghĩa thuộc thôn Bình Dương (Dinh Phiên Trấn). Tổng Phước Vinh gồm 46 thôn phường(16). Phía đông giáp bến đò Thị


Nghĩa, thôn Bình Dương, tổng Long Vĩnh, huyện Long Thành; phía tây kéo dài đến đầu nguồn Ba Can và Thủ Sở Táo Mộc; nam giáp sông Đồng Nai (Phước Giang); và


bắc giáp với những khu rừng già thuộc đất Cao Miên. Tổng Chánh Mỹ gồm 39 thôn xã(17). Phía đông giáp sông Thị Lộ thuộc tổng Thành Tuy, huyện Long Thành; phía


tây giáp nguồn đầu của con Đường Sứ (từ Cao Miên qua); phía nam giáp huyện Bình An, từ núi Châu Thới chạy dài đến sông Thị Kiên ở Ba Đốc; phía bắc giáp sông Đồng Nai.


Huyện Bình An, nằm về phía Nam huyện Phước Chánh, gồm 2 tổng Bình Chánh(18) và An Thủy(19), với 119 xã, phía đông giáp huyện Long Thành, từ sông Thị

Lộ chạy đến Giồng Ông Tố, tây giáp sông Thủy Vọt, nam giáp sông Sài Gòn (thuộc


trấn Phiên An), bắc giáp núi Châu Thới (thuộc huyện Phước Chánh).


Huyện Long Thành, gồm 2 tổng Long Vĩnh(20) và Thành Tuy(21), với 63 xã, phía đông giáp tổng An Phú (huyện Phước An), phía tây giáp núi Vải Lượng thuộc huyện


Bình An, phía nam giáp sông Nhà Bè, bắc giáp xứ Ao Cá thuộc huyện Phước Chánh. Huyện Phước An, gồm 2 tổng An Phú(22) và Phước Hưng(23), với 43 xã, đông giáp


biển Đông, tây giáp núi Thị Vải, nam giáp sông Bình Phước (trấn Phiên An) và dọc theo bờ bắc của sông Cần Giờ, bắc giáp đường cái quan tổng Phước Hưng.


Từ Trấn Biên Hòa Đến Tỉnh Biên Hòa:


Phải nói ngay từ thời các chúa Nguyễn, thành Biên Hòa trên quy mô lớn đã được xây dựng trong địa hạt thôn Phước Chính, về sau dời về thôn Phước Lư. Năm Gia Long 15, nhà vua đã cho dời lỵ sở của trấn Biên Hòa về thôn Tân Lân thuộc huyện Phước Chánh. Năm Minh Mạng thứ 15, nhà vua cho đắp thêm đất trên bờ thành, đến năm Minh Mạng thứ 18 thì nhà vua cho xây thành bằng đá ong. Trước đây vùng này mang tên Cù Lao Phố, là một phố cảng phồn thịnh nhất của Việt Nam vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, với những phố sá, mái ngói, tường vôi, đường sá lót gạch đỏ... Sau cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh thì cù lao Phố bị tàn phá. Sau năm Minh Mạng thứ 13, 1832, nhà vua bãi bỏ Gia Định Thành và chia Nam Kỳ ra làm 6 tỉnh, từ đó về sau mới có tên Nam Kỳ Lục Tỉnh(24). Nhà vua bổ nhiệm quan tuần phủ làm chủ tỉnh dưới quyền tổng đốc An-Biên. Năm Minh Mạng thứ 14, Biên Hòa rơi vào tay của Lê văn Khôi, đến năm Minh Mạng thứ 18, nhà Nguyễn tái chiếm Biên Hòa, cho đặt thêm phủ Phước Tuy và 2 huyện Nghĩa An và Long Khánh. Năm Minh Mạng thứ 19, nhà vua cho đặt thêm huyện Phước Bình. Năm Minh Mạng thứ 21, nhà vua đặt thêm 4 phủ Tân Định, Tân Bình, Tân Lợi và Tân Thuận. Bắt đầu từ thời nầy, quan cai trị trong tỉnh là quan văn chứ không còn là quan võ như trước đây nữa. Năm 1836, vua Minh Mạng cho thực hiện công cuộc đo đạc đất đai trên toàn cõi Việt Nam để thành lập sổ địa bạ. Năm 1837, tỉnh Biên Hòa được đặt thêm phủ Phước Tuy với 2


huyện Ngãi An và Long Khánh. Đến năm 1838, đặt thêm huyện Phước Bình. Hồi nầy theo Đại Nam Nhất Thống Chí, tỉnh Biên Hòa(25) rất rộng, về phía bắc giáp với tỉnh Bình Thuận, về phía tây và tây nam giáp với tỉnh Gia Định, về phía đông giáp với Biển Đông. Đến thời Pháp thuộc, sau khi xâm chiếm toàn bộ Nam Kỳ, chúng chia

vùng này ra làm 20 tỉnh để dễ bề kiểm soát. Pháp chia Biên Hòa ra làm ba (03) tỉnh gồm các tỉnh Biên Hòa(26), Bà Rịa (thuộc phủ Phước Tuy cũ), và Thủ Dầu Một(27).


Tiến Trình Di Dân Trên Vùng Đất Biên Hòa:


Vào thế kỷ thứ XVI, Biên Hòa-Đồng Nai hãy còn là một vùng đất hoang vu, chỉ có một số rất ít dân bản địa cùng sống du canh với những người Khmer phiêu lưu. Có lẽ đây là những bộ tộc đã từng cộng sinh với dân tộc Phù Nam trong vùng nầy ngay từ thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch. Họ gồm những bộ tộc Mạ, Stiêng, Chơ Ro, Cơ Ho, Mnông, vân vân. Đến cuối thế kỷ thứ XVI, đầu thế kỷ thứ XVII, sau cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn và Miên vương Chei Chetta II, thì vùng đất nầy ngày càng trở nên sôi động hơn, nhất là sau lời kêu gọi khẩn hoang lập ấp của công nữ Ngọc Vạn, rất nhiều lưu dân người Việt từ các vùng Thuận Quảng đến đây khai khẩn đất hoang. Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, có lẽ lưu dân Việt Nam đã đến đây trước khi công nữ Ngọc Vạn theo chồng về Oudong, nhưng trước năm 1698, con số là bao nhiêu thì chưa bao giờ được xứ Đàng Trong thống kê. Sau khi quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược theo lệnh của chúa Nguyễn, thì cư dân nghèo khổ miền Trung, nhất là vùng Thuận Quảng lại ồ ạt kéo vào đây lập nghiệp.


Một sự kiện vô cùng quan trọng đã chẳng những góp phần làm nhanh hơn tiến trình Nam Tiến của dân tộc Việt Nam, mà còn giúp cho dân số vùng Biên Hòa tăng lên một cách đáng kể. Đó là vào khoảng năm 1679, những cựu thần nhà Minh không thần phục Thanh Triều, nên họ đã đem hết quan quân dưới trướng và toàn bộ gia quyến dong buồm xuôi Nam xin tỵ nạn. Chúa Nguyễn đã cho phép đạo quân thủy lục ở Long Môn, dưới sự chỉ huy của Tướng Dương Ngạn Địch và Phó tướng Hoàng Tiến đi vào vùng Meso; trong khi quan quân của Tướng Trần Thượng Xuyên và Trần An Bình, trên 3.000 người, lên khai phá vùng Đồng Nai. Đoàn quân của tướng Trần Thượng Xuyên đã đồn trú lại tại vùng Bàn Lân, trên một cù lao lớn giữa sông Đồng Nai. Chỉ sau một thời gian rất ngắn, những người Minh Hương nầy đã biến vùng đất hoang vu Nông Nại thành ra Nông Nại Đại Phố. Họ đã khai hoang lập ấp, canh tác ruộng rẫy, lập phố chợ và giao thương với người Hoa, người Nhật, cũng như người Pháp và người Bồ Đào Nha, vân vân. Vào cuối thế kỷ thứ XVII, thì thương cảng Cù Lao Phố đã nghiễm nhiên trở thành một trung tâm giao dịch lớn nhất của xứ Đàng Trong. Và hồi nầy, tổng số dân trong vùng Biên Trấn kể cả vùng Cù Lao Phố đã lên đến hơn 30 ngàn. Chính nhờ Cù Lao Phố mà từ năm 1738 đến năm 1775, nền kinh tế xứ Đàng Trong đã phát triển nhanh chóng. Nhờ đó mà khi chúa Nguyễn lưu vong vào Gia Định, chúa đã được sự trợ giúp vô cùng đắc lực của những người Minh Hương vùng Cù Lao Phố. Tuy nhiên, từ năm 1775 đến năm 1779, hai bên Tây Sơn và Nguyễn Ánh đã có những cuộc giao tranh ác liệt tại vùng Cù Lao Phố nên phố thị đổ nát, đường sá bị đào xới... có trên một vạn người Minh Hương còn sống sót tại đây đã bỏ Cù Lao Phố mà chạy về vùng Prei Nokor để tái lập cuộc sống mới, nên lúc nầy toàn trấn Biên Hòa chỉ còn khoảng trên 10.000 dân mà thôi. Về sau nầy, vùng vùng Prei Nokor trở nên phồn thịnh và phát triển thành thành phố Chợ Lớn ngày nay. Đến thời Minh Mạng, nhà vua đã cho mở trường học ngay tại Biên Hòa cũng như ở các phủ Phước Long và Phước Tuy. Chính nhờ vậy mà cư dân ở các vùng giáp ranh với Bình Thuận và phía Nam cao nguyên Trung Phần đổ xô về Biên Hòa nhiều hơn. Trong thời còn Nam Kỳ Lục Tỉnh dưới thời Minh Mạng, người kinh và người Miên còn sống lẫn lộn với nhau. Người kinh còn chủ trương ăn học, chứ đa phần người Miên chỉ quanh quẩn với ruộng rẫy mà thôi. Thường thì họ ở nhà sàn, đốt rừng làm rẫy, đến ngày thu hoạch thì họ tụ họp nhau nhậu nhẹt, ăn uống, nhảy múa theo điệu chiêng trống một cách vui vẻ tự nhiên. Về sau này vì sự dị biệt về phong tục tập quán nên người Miên rút dần về các vùng biên giới phía bắc Tây Ninh, hay di chuyển về các vùng ở đồng bằng sông Cửu Long như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu... Hồi còn Nam Kỳ Lục Tỉnh thì Biên Hòa có những chợ rất sầm uất như chợ Phước Chính, chợ Bình An, chợ Nghĩa An và chợ Long Thành.

Như vậy chỉ riêng với người Việt, tiến trình di dân trên vùng đất phương Nam nói chung và vùng Biên Hòa nói riêng, có cả thảy bốn đợt di dân đáng kể: đợt đầu kể từ thời các chúa Nguyễn, là cuộc di dân của những người nghèo ở vùng Ngũ Quảng cũng như những tội phạm được ân xá để đi lập nghiệp. Đợt thứ nhì là đợt di dân của những phu đồn điền dưới thời Pháp thuộc. Theo La Cochinchine được chính quyền thuộc địa biên soạn năm 1890, dân số Biên Hòa là 132.000, đa số là người Việt, kế đến là người Hoa và người Khmer. Đợt thứ ba là dân di cư từ ngoài Bắc vào vào khoảng năm 1954, được chánh quyền Đệ Nhất Cộng Hòa đưa lên làm dinh điền. Theo thống kê của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1965, toàn tỉnh Biên Hòa đã có khoảng trên 1.000.000 dân. Đợt mới đây nhất là cũng là đợt thứ tư, chánh quyền mới sau năm 1975 đã đưa dân từ các vùng thành thị đi kinh tế mới trên vùng Đồng Nai-Biên Hòa. Theo Tập Bản Đồ Hành Chánh Việt Nam, thống kê mới nhất của chánh quyền Cộng Sản vào năm 2009, vùng Đồng Nai-Biên Hòa có 2.192.000 dân. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên lưu ý là phạm vi lãnh thổ của vùng Biên Hòa từ thời Pháp thuộc, VNCH và ngày nay khác nhau rất xa.

***

Để tiện theo dõi "Đất Phương Nam 1", kính mời Quí Độc Giả mở Link bên dưới:
https://huynhhuuduc.blogspot.com/p/blog-page_53.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét