Trần vãn thử hà thời, dục vịnh đại phi hiền giả
Lạc Phượng sơn tồn ẩn xứ, trĩ lưu trường ngưỡng triết nhân phong.
Non phượng còn dấu nơi ẩn, núi sông mãi mãi ngắm nhìn phong cách triết nhân).
Đó là đôi câu đối mà người đời mãi mãi còn truyền tụng để tỏ lòng mến phục đối với Chu Văn An - nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối thời Trần.
Chu Văn An tên hiệu là Tiều ẩn, tên chữ là Linh Triệt, người làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì - Hà Nội). Theo thần tích đình làng Thanh Liệt, nơi thờ ông làm thành hoàng, thì ông sinh năm Nhâm Thìn (1292) và mất năm Canh Tuất (1370).
Chu Văn An ngay từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là một người cương trực, sửa mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Khi thi đỗ Thái học sinh, ông không ra làm quan, mà trở về mở trường dạy học ở quê nhà. Học trò nhiều nơi tìm đến theo học rất đông. Trong số môn đệ ông có nhiều người thành đạt, thi đỗ ra làm quan to trong triều như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát khi về thăm thầy vẫn giữ lễ, được thầy nói chuyện ít lời thì rất lấy làm mừng. Có những học trò cũ không tốt, ông thẳng thắn quở trách, thậm chí quát mắng không cho gặp. Tính nghiêm nghị, tư cách thanh cao và học vấn sâu rộng làm cho tiếng tăm ông ngày càng lan xa. Đức độ và uy tín của ông như vậy, khiến cho học trò đến theo học càng nhiều và có đủ các loại.
Sử gia Phan Huy Chú trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí phần Nhân vật chí – Các nhà nho có đức nghiệp, cũng xếp ngài Chu Văn An ở vị trí đầu tiên trong số các nhà nho có đức nghiệp của nước ta. Ở phần Lời án, sử gia Phan Huy Chú viết:
“Ông Văn Trinh học
nghiệp thuần túy, tiết tháo cao thượng, được thời ấy suy tôn, thời sau
ngưỡng mộ. Tìm trong làng nho ở nước Việt ta, từ trước tới nay chỉ có
mình ông, các ông khác thực không thể so sánh được”.
Như thế thì đủ biết đức độ và tài năng của ngài lớn đến bực nào.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép:
- An (người Thanh Đàm), tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu lợi lộc. Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa, vào chính phủ. Như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát đã làm hành khiển mà vẫn giữ lễ học trò, khi đến thăm thầy thì lạy hỏi ở dưới giường, được nói chuyện với thầy vài câu rồi đi xa thì lấy làm mừng lắm. Kẻ nào xấu thì ông nghiêm khắc trách mắng, thậm chí la hét không cho vào. Ông là người trong sạch, thẳng thắn, nghiêm nghị, lẫm liệt đáng sợ đến như vậy đấy. Minh Tông mời ông làm Quốc Tử Giám Tư Nghiệp , dạy thái tử học.
- Dụ Tông ham chơi bời lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước, An khuyên can, [Dụ Tông] không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là "Thất Trảm Sớ" . Sớ dâng lên nhưng không được trả lời, ông liền treo mũ về quê.
- Ông thích núi Chí Linh, bèn đến ở đấy. Khi nào có triều hội lớn thì đến kinh sư. Dụ Tông đem chính sự trao cho ông, ông từ chối không nhận. Hiến Từ Thái Thái Hoàng Thái Hậu bảo: "Ông ta là người không thể nào bắt làm tôi được, ta sai bảo thế nào được ông ta?". Vua sai nội thần đem quần áo ban cho ông. Ông lạy tạ xong, liền đem cho người khác hết. Thiên hạ đều cho là bậc cao thượng.
- Đến khi Dụ Tông băng, quốc thống suýt mất, nghe tin các quan đến lập Vua, ông mừng lắm. Chống gậy đến xin bái yết, xong lại xin trở về quê, từ chối không nhận chức gì. Khi ông mất, Vua sai quân đến tế, ban tặng tên thụy, ít lâu sau có lệnh cho tòng tự ở Văn miếu.
Lúc ông làm chức Tư nghiệp, Băng Hồ Trần Nguyên Đán có bài thơ mừng rằng:
Học hải hồi lan tục tái thuần,(*)
Thường thường sơn đẩu đắc tư nhân,
Cùng khinh bác sử công phu đại,
Kính lão sung nho chính hoa tân,(**)
Thương đâu bạch phát dục Nghi xuân (***)
Huân hoa chỉ thụi thùy y trị,
Tranh đắc Sào, Do tác nội thần.
Thường thường sơn đẩu đắc tư nhân,
Cùng khinh bác sử công phu đại,
Kính lão sung nho chính hoa tân,(**)
Thương đâu bạch phát dục Nghi xuân (***)
Huân hoa chỉ thụi thùy y trị,
Tranh đắc Sào, Do tác nội thần.
Dịch:
Làm quay trở lại làn sóng của bể học để phong tục lại thuần hậu
Nhà quốc học được ông làm bậc thầy như Thái Sơn, như sao Bắc Đẩu
Học rộng khắp cả kinh sử là công phu lớn của ông,
Kính người già, chuộng đạo nho là chính hóa mới của nhà vua Ngày mà người mang bít tất vải, dép cỏ về với nhà Hán
Lúc mà bậc tuổi già tắm cái đạo đức của Khổng Tử ở sông Nghi
Nghiêu Thuấn chỉ là rũ áo để trị thiên hạ.
Khó bắt được Sào Phủ, Hứa Do làm bề tôi cho mình.
Nhà quốc học được ông làm bậc thầy như Thái Sơn, như sao Bắc Đẩu
Học rộng khắp cả kinh sử là công phu lớn của ông,
Kính người già, chuộng đạo nho là chính hóa mới của nhà vua Ngày mà người mang bít tất vải, dép cỏ về với nhà Hán
Lúc mà bậc tuổi già tắm cái đạo đức của Khổng Tử ở sông Nghi
Nghiêu Thuấn chỉ là rũ áo để trị thiên hạ.
Khó bắt được Sào Phủ, Hứa Do làm bề tôi cho mình.
(*) Nghĩa là chấn chỉnh cái đạo học đã suy đồi
(**) Đời Hán có 4 cụ già không chịu ra
làm quan, ẩn ở núi Thương Sơn; sau cùng về với nhà Hán, can Cao Tổ về
việc đổi thái tử, rồi lại đi ẩn
(***) Con sông ở quê hương của Khổng Tư, ý nói là nơi nguồn gốc của Nho học
Nơi ông ở là núi Phượng
Hoàng, có suối, có đá, cảnh thanh nhã đẹp đẽ. Lúc rỗi ông đi dạo ở
đường thông, ngâm vịnh tùy thích. Ông có quyển Tiều Ẩn tập lưu hành ở
đời. Sau khi chết, Trần Nghệ Tông sai quan dụ tế, ban tên thụy là Văn
Trinh. Về sau cho thờ trong Văn Miếu.
Một huyền thoại vẫn được lưu truyền nói về ngôi trường và nhân cách, đạo
đức của ông như sau: "Tương truyền khi Chu Văn An mở trường dạy học ở
quê nhà, có nhiều học trò tìm đến theo học. Trong số này có một người
sáng nào cũng đến thật sớm nghe giảng. Thầy dạy khen là chăm chỉ nhưng
không rõ tông tích ở đâu. ông bèn cho người dò xem thì cứ đến khu đầm
Đại (khu đầm lớn hình vành khuyên, nằm giữa các làng Đại Từ , Tứ Kỳ,
Huỳnh Cung) thì biến mất. Ông biết là thần nước. Gặp lúc đại hạn kéo
dài, giảng bài xong ông tụ tập các trò lại hỏi xem ai có tài thì làm mưa
giúp dân, giúp thầy. Người học trò kỳ lạ trước có vẻ ngần ngại, sau
đứng ra xin nhận và nói với thầy: "Con vâng lời thầy là trái lệnh Thiên
đình, nhưng con cứ làm để giúp dân. Mai kia nếu có chuyện gì không hay,
mong thầy chu toàn cho". Sau đó người này ra giữa sân lấy nghiên mài
mực, ngửa mặt lên trời khấn và lấy bút thấm mực vẩy ra khắp nơi. Vẩy gần
hết mực, lại tung cả nghiên lẫn bút lên trời. Lập tức mây đen kéo đến,
trời đổ mưa một trận rất lớn. Đêm hôm ấy có tiếng sét và đến sáng thấy
có thây thuồng luồng nổi lên ở đầm. Chu Văn An được tin khóc thương
luyến tiếc rồi sai học trò làm lễ an táng, nhân dân các làng lân cận
cũng đến giúp sức và sau nhớ công ơn bèn lập đền thờ. Nay vẫn còn dấu
vết mộ thần. Theo truyền thuyết, chỗ nghiên mực bị ném rơi xuống đã biến
thành đầm nước lúc nào cũng đen, nên thành tên là Đầm Mực. Quản bút rơi
xuống làng Tả Thanh Oai biến làng này thành một làng văn học quê hương
của Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, v.v... Trong đền thờ thần còn đôi câu đối
khá tiêu biểu ghi lại sự tích này.
Mặc nghiễn khởi tường vân, nhất bút lực hồi thiên tự thuận.
Chu đình lưu hóa vũ, thiên trù vọng thiếp địa phồn khô.
( Mây lành từ nghiên mực bay lên, một ngọn bút ra công trời thuận theo lẽ phải.
Mưa tốt giữa sân son đổ xuống, nghìn cánh đồng đội nước, đất nẻ trổ mùa hoa).
(Chu đình có hai nghĩa: sân son và sân họ Chu, chỉ Chu Văn An).
Câu chuyện trên đây chỉ là một giai thoại về Chu Văn An để nói rằng tài đức của họ Chu có sức mạnh cảm hóa được cả quỷ thần. Tuy nhiên, qua đó cũng thấy được đức độ của Chu Văn An lúc đương thời là rất lớn.
Đến đời vua Trần Minh Tông, ông được mời vào làm Tư nghiệp ở Quốc Tử Giám để dạy Thái tử học. Ông đã cùng với Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trung Ngạn tham gia vào công việc củng cố triều đình lúc đó đang đi dần vào con đường khủng hoảng, suy thoái. Đến đời Dụ Tông, chính sự càng thối nát, bọn gian thần nổi lên khắp nơi. Chu Văn An nhiều lần can ngăn Dụ Tông không được, bèn dâng sớ xin chém bảy kẻ nịnh thần, đều là người quyền thế được vua yêu. Đó là Thất trảm sớ nổi tiếng trong lịch sử. Nhà vua không nghe, ông bèn "treo mũ ở cửa Huyền Vũ" rồi bỏ quan về ở ẩn tại núi Phương Sơn thuộc làng Kiệt Đắc, huyện Chí Linh (Hải Hưng) lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi). Sau ông mất tại đó.
Theo thư tịch cũ thì Chu Văn An viết nhiều sách, ông đã để lại cho đời sau những tác phẩm: hai tập thơ Quốc ngữ thi tập bằng chữ Nôm và Tiều ẩn thi tập bằng chữ Hán. Ông còn viết một cuốn sách biện luận giản ước về Tứ thư nhan đề Tứ thư thuyết ước. Theo một tài liệu nghiên cứu gần đây thì Chu Văn An còn là một nhà đông y đã biên soạn quyển Y học yếu giải tập chu di biên gồm những lý luận cơ bản về chữa trị bệnh bằng Đông y. Khi ông mất, vua Trần đã dành cho ông một vinh dự lớn bậc nhất đối với một trí thức là được thờ ở Văn Miếu. Vua còn ban tặng tên thụy cho ông là Văn Trinh. Ngô Thế Vinh, nhà văn học nổi tiếng thế kỷ 19 trong bài văn bia ở đền Phương Sơn đã thích nghĩa hai chữ "Văn Trinh" như sau: (Văn, đức chi biểu dã; Trinh, đức chỉ chính cổ dã. Văn là sự bên ngoài (thuần nhất )của đức; Trinh là tính chính trực, kiên địch của đức). Tên thụy như vậy nhằm biểu dương một người đã kết hợp được hai mặt của đạo đức: bên ngoài thuần nhã, hiền hòa với bên trong chính trực, kiên định. Trong lịch sử giáo dục nước nhà, ông cũng đã giành được địa vị cao quí bậc nhất, xứng đáng đứng đầu các nhà giáo từ xưa tới nay. Ông đã vượt qua ngưỡng cửa: làm thầy giáo giỏi của một đời để đạt tới làm thầy giáo giỏi của muôn đời như Phan Huy Chú đã ngợi ca ông: "học nghiệp thuần túy, tiết tháo cao thượng, làng Nho nước Việt trước sau chỉ có mình ông, các ông khác không thể so sánh được".
Tại đền thờ ngài tại làng Huỳnh Cung, Thanh Trì, Hà nội, còn tấm bia ca tụng ngài do tiến sĩ Nguyễn Công Thể soạn. Toàn văn như sau:
“Ông họ Chu, tên tự là
Viết An, người huyện Thanh Đàm. Xưa làm quan trải bốn đời vua Trần, sau
được tặng tên thụy là Văn Trinh công. Theo lệnh vua ông được tôn thờ ở
Văn miếu. Đó là ngôi đền thờ đặc biệt. Nay ở địa phương còn có di tích
giảng đàn của ông. Trải các triều đế vương đều được gia phong đẳng trật.
Tới nay vẫn được tôn thờ làm Phúc thần, trước có bia đá để ghi lại công
tích của ông. Nhưng còn phải suy đi tính lại mãi về việc tìm chọn đá
tốt về sửa sang mài nhẵn, nay thôn làng thờ phụng lại cần có văn tạc vào
bia, kẻ hậu sinh tôi vinh hạnh cùng được dự vào việc của hàng huyện thì
không dám lấy cớ ngu đần nông cạn để chối từ, vậy xin được chắp tay vái
lậy soạn lời tựa cho bia. Thiết nghĩ cái quý giá của kẻ sĩ quân tử là
chỗ cầu học và chuộng chí hướng để xả thân vì nghĩa mà không a dua với
thói tục. Nếu bình luận về các nhà Nho của nước Việt ta thì duy chỉ có
ông Văn Trinh là người không phải thẹn, đó là số mệnh đợi ông ấy. Ông
luôn hư tâm, không màng danh lợi, đức hạnh của ông cao siêu nhường nào,
sở học của ông chân chính uyên thâm làm sao, khiến cho người ta phải
kính cẩn bái vọng suy làm tôn sư, mà đạo thầy càng uy nghiêm, đệ tử của
ông rất nhiều người thành đạt. Ơn huệ và công lao của ông để lại cho nền
tư văn phong phú vô cùng. Năm Khai Thái (1324-1329) đời vua Trần Minh
Tông ông vào triều làm chức quan Tư nghiệp. Ông ở vào địa vị biểu trưng
của tất cả những gì gọi là mực thước thánh mô hiền phạm cao siêu vời vợi
để cho đám sĩ tử chiêm ngưỡng nghiêm cẩn. Tới niên hiệu Thiệu Phong
(1344-1357) đời vua Trần Nhân Tông, ông dâng sớ chém đầu 7 tên lộng thần
khiến cho lũ nịnh hót sợ thót con tim. Lời trung nghĩa ấy mới lẫm liệt
hào hùng làm sao. Nhưng lời can ngăn không được vua nghe, tức thì ông
treo mũ từ quan, bỏ về nơi nghìn trùng non xanh nước biếc, sớm chiều
tiêu dao, nhắm mắt đưa chân mặc cho thế cục xoay vần, chính sự làm ngơ,
gia phong sắc tặng (của triều đình) chẳng màng ngó. Đó chẳng phải là cái
tên Văn Trinh đã phát ra lời răn đe cảnh tỉnh của thánh hiền từ xa xưa
đó sao! Nếu không phải là ông thì còn có học giả nào xứng với danh hiệu Thái sơn liêm sỉ kia? Không phải ông thì là ai trong đám sĩ phu xứng với danh cột trụ
về phẩm hạnh cao thượng đây? Tên thụy “Văn Trinh” quả không thẹn với lẽ
đẹp ngàn năm thiên cổ phụng thờ đó ru? Khí tiết của ông sự nghiệp của
ông sừng sững cao như ngọn núi Chí Linh, nó chảy dài mãi tựa dòng nước
Thanh Đàm ở quê ông. Đền thờ linh thiêng của ông ở trên núi Chí Linh nó
sẽ cao mãi tới cùng với đỉnh núi Chí Linh trong trời đất và nó sẽ phun
ra dòng nước thơm chảy về hạ lưu muôn đời bất tận. Điều ấy chẳng phải đã
có trong việc dựng bia đá xưa nay rồi sao! Nhưng mấy dòng chữ Lệ đen
khắc vào đá cứng đây, cũng tức là để nói về đạo đức, về sự nghiệp, về
thanh danh, về khí tiết rất hiển hiện, khiến cho người ta nhìn vào thì
sinh lòng ngưỡng mộ, thì như trông thấy Thày – đó là sự sùng bái, là sự
ngưỡng vọng: một là để khích lệ người ta mài dũa cái đức hạnh khiêm
nhường; một là người ta tẩy rửa cái thói nghênh ngang. Dựng bia đá là sự
mở mang giáo dục rất trọng đại, nên tôi làm bài ký này.
Kẻ hậu học, Ất Mùi khoa
Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân
Nghệ An đạo Giám sát Ngự sử người xã Kim Lũ
Nguyễn Công Thể kính soạn
Ngày 28 tháng 6 năm Vĩnh Thịnh 13 (1717) dựng bia. Xã Cung Hoàng huyện nhà phụng thờ dựng bia”.
Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân
Nghệ An đạo Giám sát Ngự sử người xã Kim Lũ
Nguyễn Công Thể kính soạn
Ngày 28 tháng 6 năm Vĩnh Thịnh 13 (1717) dựng bia. Xã Cung Hoàng huyện nhà phụng thờ dựng bia”.
Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn
Theo :
- http://vi.wikipedia.org
- http://denthuongthuykhue.wordpress.com
- http://maxreading.com/sach-hay/danh-nhan-dat-viet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét