Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

Đồng Tháp Mười phần 1


Tổng Quan Về Đồng Tháp Mười:
Đồng Tháp Mười nằm về phía bắc-đông bắc của vùng châu thổ sông Cửu Long, về phía bắc nó tiếp giáp với một dãy đất chuyển tiếp giữa hai vùng phù sa cũ và mới mà dòng Vàm Cỏ Đông chính là lằn mức phân chia; về phía nam nó tiếp giáp với dòng Tiền Giang. Tên gọi Đồng Tháp Mười bắt nguồn từ tên gọi của một khu di tích nằm ngay trung tâm của cánh đồng bao la bạt ngàn nầy. Đồng Tháp Mười là một trong những vùng trũng lớn nhất ở Việt Nam, nằm bên tả ngạn Tiền Giang. Đồng Tháp Mười trải rộng trên các vùng bên phía Cao Miên, xuống Mộc Hóa, Hậu Nghĩa, Long An, phía Bắc Mỹ Tho, Cao Lãnh, Hồng Ngự, và Tân Châu trong địa phận Việt Nam(1)khoảng từ bốn đến năm tháng nước sông Cửu Long dâng cao, đến khi nước rút, số nào chảy thẳng ra biển được thì chảy, còn số nước dư thừa sẽ được vùng trũng Đồng Tháp dung chứa, nhất là lượng nước khổng lồ từ mặt Banam bên Miên đổ xuống, vì thế mà miền Nam Việt Nam không cần phải đắp đê ngăn nước như sông Hồng ở vùng châu thổ Bắc Việt. Đồng Tháp Mười là một khu lòng chảo rộng mênh mông, nhưng lại là một vùng lụt kín, được bao quanh bởi các giồng đất cao bên phía biên giới Việt-Miên ở phía Bắc, cũng như những con đê thiên nhiên chạy dọc theo sông Tiền, từ Cai Lậy lên Tân Hiệp, và bị chặn lại bởi hệ thống sông Vàm Cỏ. Đây là những giồng duyên hải được thành hình từ thời xa xưa. Diện tích của Đồng Tháp bên phía Việt Nam khoảng 400 ngàn mẫu tây, bao gồm các tỉnh Kiến Phong(2), Kiến Tường(3), một phần của vùng Tây Bắc tỉnh Long An, và tỉnh Hậu Nghĩa. Ranh giới thiên nhiên của Đồng Tháp về phía Bắc là ranh giới Việt Miên chạy dài từ Châu Đốc đến Mũi Vẹt; về phía Tây là sông Tiền, chạy dài từ biên giới Việt Miên đến phía Bắc Sa Đéc; phía Nam là vùng ranh giới các tỉnh Mỹ Tho và Long An; phía Đông chạy dài từ sông Vàm Cỏ Tây lên Hậu Nghĩa, Tuyên Bình, và Long Khốt. Hằng năm bị nước sông Cửu Long tràn lên gây ngập lụt gần 6 tháng. Trong Gia Định Thành Thông Chí, tác giả Trịnh Hoài Đức đã nói về Đồng Tháp như sau: “Khoảng giữa cánh đồng toàn là bùn lầy đất nhão, cỏ lác rậm rạp... Phía Nam có nhiều giồng gò, vườn ruộng, phía Bắc có nhiều rừng rậm, chằm lớn lan tràn đến năm sáu trăm dặm, làm đất tụ nghĩa của quân Đông Sơn tiến giữ đất Ba Giồng, đặt cửa giữ hiểm, có thể hoành hành về phía Nam và phía Bắc, lui dựa vào rừng chằm, như hổ về núi sâu, rồng về biển lớn, không ai tìm được tông tích.”

Đường Vào Đồng Tháp:

Nếu kể cả phần đất bên Miên thì diện tích Đồng Tháp lên đến 800 ngàn mẫu tây, chạy theo hướng Bắc Nam từ Cao Lãnh qua đến tận Svay Riêng, khoảng 70 cây số; theo hướng Đông Tây từ Hồng Ngự đến Long An, khoảng 120 cây số. Vào khoảng năm 1973 tôi có dịp đi bằng máy bay trực thăng từ Chợ Lớn, Bến Lức, Tân An, sau đó bay dọc theo sông Vàm Cỏ Tây lên Thủ Thừa, Mộc Hóa, Svay Riêng, rồi sau đó từ Svay Riêng bay dọc theo Kinh Cái Cỏ, qua rạch Sở Hạ về Hồng Ngự, rồi từ Hồng Ngự bay dọc theo sông Tiền đến Cù Lao Tây, Đốc Vàng Thượng, Đốc Vàng Hạ, Cù Lao Giêng, kinh Phong Mỹ, đến Cao Lãnh, tiếp tục bay dọc theo tả ngạn sông Tiền xuống Sa Đéc, rồi bay theo quốc lộ số 4 từ Giáo Đức, qua Cái Bè, Cai Lậy, Ngã Ba Trung Lương, rồi trở lại Tân An. Một vòng bay như vậy, nếu bay thẳng với tốc độ khoảng 80 dặm một giờ(4), không đáp xuống, thì sẽ mất khoảng gần 4 tiếng đồng hồ, nhưng sau 3 giờ bay là máy bay hết xăng nên chúng tôi phải ghé lại Cao Lãnh đổ xăng. Về đường bộ, có hai ngả đi vào Đồng Tháp: một đi từ Gò Bắc Chiêng xuống, và một đường từ Cần Lố đi lên(5)trong Đồng Tháp Mười là cả một nan đề. Ngay sau khi nước rút, đa phần vùng Đồng Tháp sẽ trở nên khô cạn, nhưng có rất nhiều vũng bùn chưa khô hẳn, nên việc đi lại bằng đường bộ rất khó khăn. Từ trên cao độ khoảng 3.000 bộ(6) nhìn xuống, Đồng Tháp Mười trông giống như một tấm thảm đủ màu đủ sắc, mà đậm nhất là hai màu xanh và màu vàng cỏ cháy, được viền bởi một đường viền màu xanh lợt về hướng Đông nhưng càng về hướng Tây và hướng Nam thì đường viền ấy càng đậm dần. Từ trên cao nhìn xuống chúng ta sẽ thấy những mạng nhện kinh đào bên dưới đang lấp lánh dưới ánh mặt trời, càng làm tăng thêm vẻ hùng tráng của khu Đồng Tháp. Sau đó chúng tôi đã thực hiện những chuyến bay khác xuyên đồng tháp, nhưng ở độ cao khoảng trên 2.000 bộ vì tình hình an ninh không cho phép chúng tôi bay thấp. Lần nầy chúng tôi bay xuyên giữa Đồng Tháp, từ Tân An bay dọc theo sông Vàm Cỏ Tây lên Thủ Thừa, đến Kinh Ngang, rẽ trái theo kinh Lagrange bay theo hướng 280 độ, khoảng giữa Đồng Tháp Mười, kinh Lagrange cắt ngang với kinh Cát Bích thành một góc nhọn trông giống như một cành cây bị bẻ gẫy quắp lại, có lẽ chính vì vậy mà người ta đặt tên cho nơi nầy là “Gẫy”. Khoảng từ Gẫy lên tới Hồng Ngự là một dãy những giồng đất tương đối khá cao hơn mặt đất bình thường, điển hình là Giồng Lâm Vồ nổi bật nhất. Ngoài những giồng đất nầy với những lùm cây xanh mát, phần còn lại của Đồng Tháp trông giống như một khoảng sa mạc bao la, không có lấy một bóng cây. Khoảng từ Gò Đa qua rạch Cái Cái, Hố Cái Bác, về phía Tây Bắc đến Long Khốt, qua tận sông Vàm Cỏ Tây, chúng ta có thể nhìn thấy hết tầm nhìn đến tận chân trời mà không hề có một chướng ngại nào trước mắt. Trong bồn trũng rộng lớn nầy mà chỉ có một dòng chảy nhỏ là sông Cái Cỏ, dòng chảy nầy đổ vào sông Long Khốt lớn hơn. Lúc nào các con sông, kinh và rạch ở vùng nầy cũng mang một dòng nước đục ngầu và chảy rất chậm như một dòng bùn luôn bị tắc nghẽn. Đây chính là hệ quả của “bùn lắng” trong vùng giáp nước giữa lưu lượng nước đổ xuống từ Ba Nam gặp phải thủy triều lên từ phía sông Tiền. Hiện tượng “bùn lắng” cũng tự nó giải thích cho sự thành hình của các giồng đất cao trong vùng Đồng Tháp. Tuy nhiên, càng về phía Tây và Tây Nam thì vùng Đồng Tháp biến thành một tấm thảm xanh tươi dọc theo sông Tiền, từ Hồng Ngự qua Tân Châu, xuống cù lao Tây, rạch Đốc Vàng Thượng, rạch Đốc Vàng Hạ, Phong Mỹ, cù lao Giêng, Cao Lãnh, Giáo Đức, Cái Bè, Cai Lậy, vân vân. Về phía Đông của Cao Lãnh là một mạng nhện những kinh đào từ kinh Phong Mỹ, kinh Tháp Mười, kinh Tổng Đốc Lộc, rồi đến một dãy những kinh mang số như những kinh 28, 12, 4, 4 Bis, vân vân. Sau khi đã có một cái nhìn bao quát về Đồng Tháp Mười thì chúng ta thấy rõ vùng nầy chỉ được phát triển ở các vùng rìa như Tân An, Thủ Thừa, Kinh Ngang, Tuyên Nhơn, Mộc Hóa, Svay Riêng, Hồng Ngự, Đốc Vàng, Phong Mỹ, Cao Lãnh, Giáo Đức, Cái Bè, Cai Lậy, vân vân, còn đa phần bên trong ruột Đồng Tháp hãy còn là một vùng hoang vu chưa được khai phá đúng mức.
Phải thành thật mà nói, Đồng Tháp Mười đã từng là nỗi kinh hoàng cho thực dân Pháp khi họ lấn chiếm Nam Kỳ vào hậu bán thế kỷ thứ XIX, vì đây là một trong những vùng trũng thấp và sình lầy nhất của Việt Nam. Khi thực dân Pháp tiến chiếm Mỹ Tho vào năm 1862, hầu như không có con đường bộ nào đi vào Đồng Tháp. Mãi đến thập niên 1930, vẫn chưa có đường bộ từ Tân An đi Mộc Hóa. Vào thời đó, muốn đi vào giữa lòng Đồng Tháp không phải là chuyện dễ. Tại Tân An, mỗi ngày chỉ có hai chuyến tàu đò khứ hồi chở hành khách, hàng hóa và thư tín đi vào Mộc Hóa. Đến thời Việt Nam Cộng Hòa, chính phủ cho thành lập tỉnh Kiến Tường giữa vùng Đồng Tháp, mà tỉnh lỵ của nó là thị trấn Mộc Hóa. Tuy nhiên, chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa chưa kịp phát triển vùng đất nầy thì chiến tranh Nam Bắc lại bùng nổ vào năm 1960, khiến cho toàn vùng lại tiếp tục chìm đắm trong hoang vu. Dưới thời Pháp thuộc, quân đội Pháp đã đưa quân tới trấn đóng các vùng biên địa của Đồng Tháp như Long Khốt, Tuyên Nhơn và Mộc Hóa. Tuy nhiên, giữa các vùng nầy và thị xã Tân An vẫn là những hoang địa trũng sình. Mãi đến thập niên 1960, từ Tân An ngược dòng Vàm Cỏ Tây đi Tuyên Nhơn và Mộc Hóa, người ta sẽ thấy hai bên bờ hoang vắng, không có lấy một xóm nhà, mà chỉ là những hàng ô môi bông đỏ thắm và rải rác đó đây những cụm rừng tràm bao la bạt ngàn, và những đầm sen cũng bao la bạt ngàn không kém. Cảnh vật hai bên bờ sông trông thật hoang dã với những đám bần, mù u, dừa nước, lau, sậy, năng, bàng, ô rô, cốc kèn, vân vân. Có lẽ chỉ có một thủy lộ duy nhất có thể đi vào lòng Đồng Tháp là sông Vàm Cỏ Tây mà thôi. Về sau, người ta đào thêm Kinh Ngang nối dài với Kinh Trà Cú để nối liền thủy lộ từ sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, trong địa phận huyện Thủ Thừa. Ngày trước, lúc chưa có những kinh đào nầy, dân thương hồ muốn chở hàng hóa từ Kompong Cham vào Đồng Tháp phải đi bằng ngả sông Vàm Cỏ Đông vào địa phận tỉnh Tây Ninh, xuống Gò Dầu Hạ, xuống Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Tân Trụ... rồi mới ngược dòng Vàm Cỏ Tây để đi vào Đồng Tháp. Sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ, họ đã cho đào kinh Ngang nối dài với kinh Trà Cú để đi tắt từ Vàm Cỏ Đông qua Vàm Cỏ Tây tại vùng Thủ Thừa(7). Chính nhờ vậy mà vùng Kinh Ngang-Thủ Thừa bổng trở nên phát triển và trù phú, vì dân cư các nơi hội tụ về đây làm ăn mua bán. Về sau, chánh quyền thực dân Pháp cũng cho tiến hành xây dựng tỉnh lộ 62, trải đá xanh dọc theo bờ sông Vàm Cỏ Tây, từ Tân An lên Mộc Hóa. Sau năm 1975, chánh quyền mới cho đắp cao và tráng nhựa con lộ, rồi đổi thành quốc lộ 62. Ngày nay quốc lộ 62 đi từ thị xã Tân An đến thị trấn Thanh Hoa, Tân Bình, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng.

Địa Chất Đồng Tháp Mười:

Cảnh quang tự nhiên của vùng Đồng Tháp là những gò đất cao nằm rải rác trên vùng đất lầy thấp. Về phương diện địa chất, các gò đất nầy cấu tạo bằng cát và đất sét; lớp cát thường nằm phủ bên trên lớp đất sét với bề dầy khoảng từ 0,3 đến 0,4 mét, với bề mặt không phẳng mà dợn sóng. Phần còn lại là những vùng trũng thấp có bề mặt là đất sét hòa với bã lác và các khoáng chất trầm tích dưới nước. Đây là một vùng lòng chảo trũng thấp dưới mặt nước biển, với thế đất bùn lầy, nhiều phèn, hầu như quanh năm ngập nước, vì thế nên chỉ có cỏ dại như lau, sậy, tranh, lác, đế, đưng, và tràm sống được mà thôi. Chính vì thế mà thời Pháp thuộc người Pháp gọi cánh đồng nầy là “Plaine des Joncs”(8). Tuy kinh xáng và sông rạch của vùng Đồng Tháp Mười nhiều và chằng chịt như một mạng lưới, nhưng về mùa khô nước bốc thành hơi rất nhanh, chừa trơ lại một vùng đất phèn không canh tác được; về mùa mưa thì cả vùng Đồng Tháp biến thành một biển nước mênh mông. Trước thời người Việt Nam tiến về phương Nam thì khu Đồng Tháp chỉ là một vùng rừng hoang với những bưng, đìa, bàu... với bạt ngàn rừng tràm, còn dưới trũng nước chỉ toàn là lác, sậy, đưng, sen, súng với vô số những động vật bò sát hoang dại như rắn, kỳ đà, cá sấu... Trong Đồng Tháp Mười có vô số kinh rạch và nhiều kinh xáng mút, nhưng vẫn không đủ khả năng làm rút đi những phèn muối đã tồn đọng từ bao thế kỷ nay. Ngày nay, hầu như đất đai vùng Đồng Tháp Mười đã được thuộc hóa, tuy nhiên, cũng còn một số vùng chỉ làm ruộng được vào mùa mưa, còn mùa khô thì bị hiện tượng “phèn lừng”. Không riêng gì vùng Đồng Tháp Mười, mà ngay cả những vùng phía Bắc Long Xuyên và Châu Đốc, đất phèn được thành hình trên các trầm tích ở các cửa sông, vào giai đoạn biển lùi ở thời kỳ Holocene, tạo thành những đầm lầy nước lợ, với một lượng lưu huỳnh thật lớn. Riêng tại các vùng từ Hồng Ngự qua Mộc Hóa và Đức Huệ... là những vùng đất tương đối cao của bậc thềm phù sa cổ, còn bên dưới mặt đất từ 1 đến 2 mét của lớp phù sa cổ nầy có lớp laterit có niên đại khoảng 40.000 năm. Như vậy, tại vùng Đồng Tháp, các vùng đất thấp thì trũng phèn, không trồng được lúa nước; trong khi các vùng đất cao thì thuộc loại phù sa xám, chỉ thích hợp cho việc trồng rẫy mà thôi. Vì thế muốn canh tác quanh năm, người ta cần phải xây dựng hệ thống dẫn thủy nhập điền tốt hơn.
Về mặt địa lý, về phía Bắc Đồng Tháp Mười giáp Kampuchia, phía Nam chạy dài đến thị xã Cao Lãnh và tỉnh Mỹ Tho, phía Đông là các tỉnh Hậu Nghĩa và Long An chạy dọc theo sông Vàm Cỏ Tây, và phía Tây chạy tận đến sông Tiền, giáp Châu Đốc và Sa Đéc. Nếu nói Đồng Tháp Mười nằm trong vùng châu thổ sông Cửu Long cũng được, mà nói Đồng Tháp Mười là sản phẩm của cả 3 con sông Tiền Giang, Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông cũng không sai. Tuy nhiên, có lẽ cấu tạo địa chất về phía bờ Tây sông Vàm Cỏ Tây và giữa 2 con sông Vàm Cỏ khác nhau nên thảo mộc giữa 2 miền này cũng khác nhau. Về phía bờ Tây sông Vàm Cỏ Tây có rất nhiều năng, lác và bàng(9), còn khu giữa 2 con sông Vàm Cỏ lại có nhiều lau sậy và thế đất của nó có phần cao hơn thế đất nằm về phía Tây sông Vàm Cỏ Tây. Chính vì thế mà có người cho rằng vùng giữa hai con sông Vàm Cỏ không thuộc Đồng Tháp Mười.

Kinh Rạch Đồng Tháp Mười: 

 
Từ Sài Gòn theo quốc lộ 4 (nay là quốc lộ 1A), đến Long An, ngã ba Trung Lương, Cổ Cò, rồi đến ngã ba Giáo Đức rẽ phải theo tỉnh lộ 30 đi Cao Lãnh. Từ trên cao độ khoảng 3.000 bộ(10) nhìn xuống từ phía Cao Lãnh đi men theo phía Bắc cũng Cửu Long, đã theo sự biến thiên của các trận hồng thủy cũng như hiện tượng đất trồi ở miền Đông và đất lún ở miền Tây nên đã đổi dòng sang vùng đất Tầm Phong Long(11). Tuy nhiên, con tạo cũng khéo tay, đã để lại cho vùng Nam Kỳ hai vùng trũng rộng lớn là Đồng Tháp và Cà Mau để chứa nước sông Cửu Long từ phía Ba Nam chảy xuống vào mùa nước nổi. Giữa đường Cao Lãnh Hồng Ngự trên tỉnh lộ 30, nếu đi thẳng là tới Hồng Ngự, còn rẽ phải đi khoảng 20 cây số nữa là tới vùng Tràm Chim. Chính giữa Đồng Tháp là một vùng trũng bao la, vùng nầy hầu như không có dân cư, hoặc dân cư rất thưa thớt. Về phía Đông Đồng Tháp là hai con sông Vàm Cỏ(12). Chẳng những thế đất giữa hai con sông nầy tương đối khá cao hơn vùng trũng chính giữa, mà thảm thực vật ở đây cũng có phần khác xa với Đồng Tháp. Từ Thủ Thừa đi lên Kinh Ngang và Kinh Trà Cú, mặc dầu đất đai không phì nhiêu như vùng đồng bằng sông Cửu Long, cũng có những vườn cây ăn trái xanh tươi không kém vùng đồng bằng miền Đông. Về phía Nam Đồng Tháp Mười có nhiều giồng cao chận nước không cho tràn vào những cánh đồng ở mặt Nam, gây nên lũ lụt. Về mùa khô, giao thông đường bộ trong vùng Đồng Tháp không có bao nhiêu, chỉ là những con đường mòn mà chỉ có dân chúng tại địa phương mới có thể sử dụng được. Thêm vào đó, nếu không phải là người địa phương thì chuyện di chuyển bằng đường bộ vào mùa khô cũng không phải là chuyện dễ vì dầu đa phần đất đai khô cằn nhưng hãy còn rất nhiều vũng bùn lầy cắt ngang những con đường mòn nầy. Phần lớn sự đi lại và vận chuyển hàng hóa chỉ nhờ vào hệ thống kinh rạch và giao thông bằng đường thủy. Thời Pháp thuộc, người Pháp cho làm một con lộ bằng đất hầm đi Tràm Chim để tiện việc cho xe bò đi vào thâu lúa. Dưới thời đệ nhất Cộng Hòa, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cho phép giáo dân Thiên Chúa giáo vào Đồng Tháp Mười lập nghiệp trong vùng Tràm Chiêm, dọc theo bờ kinh Đồng Tiến. Hiện nay thì hai bên đường nhà cửa đã mọc lên san sát, dù đi xa hơn chút nữa vô ruộng vẫn chỉ là những vùng trũng thật thấp so với mặt đường. Hiện nay vùng Tràm Chim Tam Nông đã trở thành một địa điểm du lịch khá nổi tiếng của vùng Đồng Tháp, vì tại đây từ tháng giêng đến tháng năm du khách có thể quan sát loại sếu đầu đỏ (hồng hạc), một loại chim quý hiếm trên thế giới chỉ còn sót lại một ít ở Việt Nam mà thôi.
Nói về kinh rạch, thì miền Nam Việt Nam có hai loại, loại kinh xuôi, thường dài và rộng, giúp nước lưu thông giữa đồng ruộng và sông lớn hoặc vịnh Thái Lan như bên tả ngạn sông Tiền có các Kinh Xáng An Long và kinh Tháp Mười, từ trong vùng Đồng Tháp đổ ra sông Tiền; bên phía hữu ngạn sông Hậu có những con kinh xuôi như kinh Tri Tôn, kinh Ba Thê-Mai Dung, từ Long Xuyên qua Rạch Giá, kinh Quan Lộ-Phụng Hiệp ở Hậu Giang, vân vân. Loại thứ hai là kinh ngang, thường hẹp và ngắn, dùng làm cầu nối các kinh xuôi lại với nhau(13). Chính nhờ hệ thống mạng nhện luôn chực chờ rước Xiêm, rước Tây về mong giành lại chiếc ngai vàng. Thế mà Đông Định Vương Nguyễn Lữ cũng cho tiến hành đào kinh Bà Bèo(14) để vừa dẫn thủy nhập điền, tháo phèn ra khỏi vùng Đồng Tháp, mà còn làm thủy lộ cho vùng nầy. Đến thời Nguyễn Ánh tái chiếm Gia Định vào năm 1785, tất cả nỗ lực đều dồn vào chiến tranh với Tây Sơn, nên ‘Kinh Gia Định’(15) không có kế hoạch nào cho việc đào kinh hay phát triển vùng Đồng Tháp Mười. Thật tình mà nói, trong suốt triều đại nhà Nguyễn, từ khi Gia Long lên ngôi vào năm 1802 đến khi Pháp chiếm toàn bộ đất Nam Kỳ vào năm 1867, không có chương trình phát triển nào cho vùng Đồng Tháp. Mãi đến cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ thứ XX, sau khi đánh chiếm Việt Nam, để khai thác vùng Đồng Tháp Mười, thực dân Pháp cho đào một số kinh lớn trong vùng Đồng Tháp như Kinh Bo Bo nối Thủ Thừa với vùng Trà Cú Thượng vào năm 1875, kinh Tổng Đốc Lộc nối kinh Tháp Mười với kinh Lacombe và cắt ngang kinh Bà Bèo vào năm 1897, kinh Lagrange nối sông Vàm Cỏ Tây với kinh 12 vào năm 1897, và kinh Tháp Mười vào năm 1922. Kinh Tổng Đốc Lộc, được đào từ năm 1897, bây giờ được đổi tên là kinh Nguyễn Văn Tiếp, dài khoảng 45 cây số, lúc khởi đào chỉ rộng khoảng 10 mét, nhưng ngày nay đã rộng hơn nhiều lần. Kinh nầy nối kinh Bà Bèo với kinh Rạch Ruộng(16), và đổ ra sông Tiền. Hệ thống Kinh Tổng Đốc Lộc bao gồm những con kinh nhỏ khác, như kinh Rạch Chanh, dài khoảng 5 cây số, nối liền vùng Rạch Chanh với Vàm Cỏ Tây; kinh Bà Bèo, dài khoảng 20 cây số, nối liền Rạch Chanh với Bà Bèo; kinh Tổng Đốc Lộc, dài khoảng 20 cây số, nối liền vùng Bà Bèo đến Cái Nứa. Để phục vụ cho việc đào kinh Tổng Đốc Lộc, người ta đã cho đào trước 3 con kinh nhỏ đi từ Cái Thia, Trà Lót, Cái Bè, với chiều dài tổng cộng hơn 80 cây số. Sau khi đào xong kinh Tổng Đốc Lộc, người Pháp đã cho đào tiếp những con kinh mang số, từ số 1 đến số 11, nối kinh Tổng Đốc Lộc với rạch Cái Bè, Cai Lậy.
Từ năm 1899 đến năm 1903, người Pháp cho đào kinh Lagrange, nối sông Vàm Cỏ Tây với kinh 12. Kinh nầy còn có tên là kinh Ông Lớn hay Kinh Cùng(17). Kinh có cũng mang tên Bắc Đông. Kinh nầy dài khoảng 14,5 cây số, chạy thằng từ kinh Mười Hai ở phía tây đến chỗ nối giữa kinh Lagrange và kinh Bắc Đông cũ. Như vậy, tổng chiều dài của kinh Bắc Đông hiện nay là 28,5 cây số, có bề rộng trên 20 mét, và chiều sâu hơn 4 mét. Đến năm 1993, chánh quyền địa phương tỉnh Long An đã xây Cống Bắc Đông gần khu vực sông Vàm Cỏ Tây, với chủ đích là ngăn ngừa không cho nước mặn tràn vào vùng Đồng Tháp.
Vào năm 1922, người Pháp cho đào kinh Tháp Mười(18), dài 60 cây số, nối liền kinh Phong Mỹ và kinh Tổng Đốc Lộc tại vùng Cái Nứa, chạy xuyên qua vùng phế tích Gò Tháp Mười (khu đền Đốc Binh Kiều), Cao Lãnh và đổ ra Tiền Giang. Đây là một trong những con kinh chính của vùng Đồng Tháp Mười, vì nó mang nước ngọt từ sông Tiền tưới tẩm vào các vùng sâu của Đồng Tháp, đồng thời nó cũng mang phèn tích tụ từ lâu đời từ các vùng sâu thảy ra sông Tiền. Bên cạnh kinh Tháp Mười, còn rất nhiều những kinh phụ khác nhằm giúp thoát nước từ vùng trũng Cao Lãnh, Tháp Mười, Cái Bè, Cai Lậy... ra Tiền Giang. Nhờ có kinh Tháp Mười mà nước từ Tiền Giang mới được tràn về sông Vàm Cỏ Tây. Và cũng nhờ Kinh Tháp Mười mà những lớp phèn tích tụ lậu đời trong vùng Đồng Tháp được xả ra hai con sông lớn là Vàm Cỏ Tây và Tiền Giang. Dòng Kinh Tháp Mười đã chứng kiến bao cuộc bể dâu của miền Nam Việt Nam qua nhiều thời đại. Khi người Pháp cho khởi công vét kinh Bà Bèo thì họ đặt tên là kinh Thương Mại (Arroyo Commercial). Sau năm 1957, chánh quyền VNCH gọi nó là Kinh Tháp Mười, nhưng sau năm 1975, chánh quyền mới lại đổi tên là Nguyễn văn Tiếp(19). Vào năm 2000, chánh quyền địa phương tỉnh Long An cho đắp bờ bao và nạo vét một đường nước dài khoảng 19,3 cây số, rộng 40 mét(20), sâu từ 5 đến 8 mét, nối Kinh Nguyễn văn Tiếp A(21) xuống phía Nam, cắt qua quốc lộ 1A tại cầu Kinh Xáng, chính vì vậy mà người ta còn gọi kinh nầy là Kinh Xáng, nhưng tên chánh thức của chánh quyền là kinh Nguyễn Tấn Thành. Trước khi thông ra Tiền Giang, kinh nầy cắt tỉnh lộ 864 tại cầu Kinh Xáng. Ngoài ra, vùng Đồng Tháp Mười còn có hệ thống 28 kinh, đây là một hệ thống gồm nhiều đoạn kinh đào khá thẳng, chảy theo hướng tây bắc-đông nam, cắt các kinh Đồng Tiến, An Phong-Mỹ Hòa, Nguyễn văn Tiếp A, Nguyễn văn Tiếp B, rồi chảy ra sông Tiền, qua ngỏ rạch Thông Lưu và rạch Cái Bè. Riêng kinh số 28 nằm trong địa phận huyện Cái Bè, thông với kinh Nguyễn văn Tiếp B tại ngã sáu Mỹ Trung, dài khoảng 14 cây số, rộng khoảng 60 mét, sâu khoảng từ 10 đến 13 mét. Ngoài nhiệm vụ tháo nước lũ, kinh 28 còn là một trong những tuyến đường thủy quan trọng từ Đồng Tháp ra Tiền Giang. kinh nầy, đồng thời cũng cho khởi công đào kinh Đồng Tiến, song song với kinh Bà Bèo, nối liền kinh Bắc Đông và kinh Lagrange(17) với Tiền Giang. Khoảng năm 1956, chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa cũng cho đào kinh Phước Xuyên, chảy theo hướng tây bắc-đông nam từ xã Tân Phước, quận Hồng Ngự, nay là huyện Tân Hồng, cắt kinh Đồng Tiến tại xã Trường Xuân. Năm 1960, chánh quyền cũng cho tiến hành đắp những bờ bao trong các vùng trũng trong Đồng Tháp cũng như vùng Tứ Giác Long Xuyên để cho nông dân có thể canh tác từ 2 đến 3 vụ mùa trong một năm, nhưng sau đó chiến tranh Nam-Bắc ngày càng trở nên khốc liệt, nên kế hoạch đắp bờ bao trong vùng Đồng Tháp phải bị đình hoãn, trong khi kế hoạch nầy vẫn được tiến hành tại vùng An Giang. Kể từ năm 1967, với chương trình ‘Người Cày Có Ruộng’, mỗi hộ nông dân được cấp phát 2 mẫu ruộng và kinh phí đủ để đắp bờ bao ngạn cho phần ruộng của mình. Chính nhờ vậy mà nông dân An Giang, nhất là nông dân vùng Phước Thới đã trở nên khá giả với mức bội thu đáng kể trong ba vụ mùa mỗi năm. Đồng thời, chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa cũng cho xây dựng những hệ thống cống đập tại hầu hết các vàm kinh trong vùng Đồng Tháp, nhất là những chỗ tiếp giáp với sông Vàm Cỏ Tây, nhằm chỉ xả phèn và ngăn được nước mặn từ sông Vàm Cỏ chảy ngược vào. Tuy nhiên, đa số những cống đập đã bị tàn phá trong chiến tranh. Mãi đến sau năm 1985, những cống đập nầy mới được tái thiết. Ngoài ra, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, trên các kinh rạch người ta cho xây dựng các trạm thủy lợi, tại đó có những dụng cụ đo mực nước và lượng phèn ở từng nơi để trù liệu việc đào kinh thủy lợi thế nào cho phèn được tháo ra một cách khoa học. Thí dụ như con kinh phải được đào như thế nào cho dòng chảy của nó phải đi từ chỗ cao đến chỗ thấp để tháo nước và phèn. Vì ở vùng nầy nếu không khéo, cứ đụng đâu đào đó thì chẳng những không xả được phèn ra mà còn làm cho phèn tích tụ lại nhiều hơn nữa là khác. Chính nhờ những con kinh nầy mà bước chân của những người đi khai phá Đồng Tháp tiến nhanh hơn và sâu hơn vào những vùng rừng rậm âm u của Đồng Tháp. ngược lại là đưa nước ủng phèn vào những vùng đất thuộc, làm hư hại cây cối và mùa màng của dân cư trong vùng. Rồi họ lại đổ thừa cớ sự là do lượng phèn tiềm tàng lâu đời nay do chiến dịch đào kinh mà trở nên hoạt động. Họ lại cho rằng xưa kia Đồng Tháp ngập nước quanh năm, nay các con kinh đưa nước thoát nhiều ra sông Tiền nên nhiều chỗ bị khô cháy vào mùa nắng, đưa đến chuyện “phèn lừng” khiến cho những con kinh còn nước bị nhiễm phèn rất nặng, từ đó ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của thủy sinh vật trong vùng như các loại tôm, cá, cua, ốc, ếch, nhái, và ngay cả những loài cầm thú cũng bị tiêu diệt.
-------------------

Để tiện theo dõi Đất Phương Nam 1, Mời Bạn xem các phàn 1,2,3..ở cột danh mục hai bên.

***


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét