Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Người Thầy Thứ Tư Của Khổng Tử


       Trong thời Xuân Thu, Khổng Tử thường đi chu du đến nhiều vùng để quảng bá học thuyết của ông. Một ngày khi đang hối hả đi làm công việc, ông đã gặp ba đứa trẻ đang chơi đùa trên đường. Một trong số chúng lấy cát và đất để đắp một cái thành. Đứa trẻ đó là Hạng Thác. Cậu bé vẫn mải mê với trò chơi của mình và hoàn toàn không hay biết gì về chiếc xe ngựa của Khổng Tử. Khổng Tử xuống khỏi xe của mình và trò chuyện một cách thân mật với cậu bé, “Tại sao cậu không tránh đường cho xe ngựa chạy ?” Đứa trẻ nói như một người lớn và bảo rằng “ Từ xưa đến nay, chỉ nghe nói xe phải tránh thành chứ không hề có chuyện ngược lại bao giờ”. Khổng Tử hỏi “Cái thành mà cậu nói ở đâu thế ?” “ Nó ở đây”, Hạng Thác chỉ tay về phía bãi đất. Khổng Tử nhìn thì quả thực có một cái thành nhỏ được xây bằng cát và đất.

Khổng Tử bái cậu bé làm Thầy
Khổng Tử thấy rất thích thú với cậu bé này, và quyết định thử tài cậu ta bằng một vài câu hỏi : 
Khổng Tử : “ Nước nào là nước không có cá ?” 
Hạng Thác “ Nước giếng” 
Khổng Tử “ Loài trâu nào không nghé ?” Hạng Thác “ Loài trâu đất” Khổng Tử “ Lửa nào không có khói ? Hạng Thác “ Lửa đom đóm” Khổng tử “ Thành nào không có quan viên?” 
Hạng Thác “ Thành bỏ trống” 
Khổng Tử “ Phụ nữ nào không chồng ?” Hạng Thác “ Tiên nữ trên trời” Khổng Tử hỏi 40 câu và nhận được 40 câu trả lời rất chính xác. Sau đó đến lượt Hạng Thác hỏi lại Khổng Tử “ Ông có biết con người có bao nhiêu nhiêu sợi lông mày hay không ?” Khổng Tử không thể trả lời được câu hỏi của Hạng Thác. Vì vậy ông thở dài và nói “ Hậu sinh khả úy” 
Khổng Tử sau đó mời Hạng Thác chơi trò đánh bạc với ông. Hạng Thác trịnh trọng nói, "Tôi không đánh bạc. Nếu hoàng đế thích đánh bạc, nơi đó sẽ không có hòa bình. Nếu bậc vương giả thích đánh bạc, họ sẽ không quan tâm đến quản lý nhà nước. Nếu một quan chức thích đánh bạc, anh ta sẽ bỏ bê nhiệm vụ của mình. Nếu người nông dân thích đánh bạc, cây trồng của họ sẽ mất năng suất. Nếu một đứa trẻ thích đánh bạc, cậu ta sẽ bị tù tội. Cờ bạc không có một chút tốt đẹp, vậy tại sao tôi phải học nó? "
       Sau khi Khổng Tử nghe nói như vậy, ông vô cùng khâm phục đứa trẻ này và mời Hạng Thác là thầy giáo của mình. kể từ đó cậu bé bảy tuổi Hạng Thác đã trở nên rất nổi tiếng . Câu chuyện của Hạng Thác truyền cảm hứng cho nhiều thanh niên xuất sắc trong quá khứ. Lịch sử Trung Quốc có nhiều các ghi chép về những thần đồng dưới mười tuổi nhưng đã có những đóng góp tốt đẹp cho đất nước Trung Hoa.

Theo http://lethikimphuong.blogspot.com.au

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét