Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2023

Thương Thay Lục Bát

 


         Học giả Phạm Quỳnh có một câu nói bất hủ :
                      " Truyện Kiều còn, tiếng Ta còn. Tiếng Ta còn,  nước Ta còn "       

         Truyện Kiều của Thi Hào Nguyễn Du được viết bằng chữ Nôm, theo thể thơ Lục Bát, một thể thơ thuần tuý của Việt Nam. Đây là một thi phẩm văn học Việt Nam được giới thiệu rộng rãi trên thế giới.
         Chỉ một tác phẩm văn học thôi, sao lại có ảnh hưởng đến sự tồn tại của cả một dân tộc, một quốc gia. Một thi phẩm dù là tuyệt tác, cũng chỉ là một thi phẩm, không thể dính liền với cả một dân tộc nếu không còn thêm một lý do khác.
         Lý do khác đó chính là "Thơ Lục Bát", một thể thơ quốc hồn quốc tuý của Việt Nam. đước các học giả Tiền Bối gọi một cách trịnh trọng là "Quốc Phong".

        Cầu thị, cầu tiến là bản chất của con người. Thơ cũng không ngoài quy luật đó. Những bài thơ mang dáng dấp mới lạ, những sáng tạo tân kỳ làm tăng thêm sức hấp dẫn của một bài thơ, lôi cuốn, thu hút người đọc hơn, rất đáng được trân trọng, rất đáng được khích lệ và khuyến khích nếu đó là những bài thơ Tự do, Thơ Mới, Thơ Cổ Phong...

          Tống Biệt

Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai,
Suối tiễn, oanh đưa, những ngậm ngùi!
   Nửa năm tiên cảnh,
   Một bước trần ai,
Ước cũ duyên thừa có thế thôi.
   Đá mòn, rêu nhạt,
   Nước chảy, huê trôi,
Cái hạc bay lên vút tận trời!
Trời đất từ đây xa cách mãi.
   Cửa động,
   Đầu non,
   Đường lối cũ,
Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi...
                                          Tản Đà

Qua bài thơ Tống Biệt, chúng Ta thấy cách sắp xếp các câu thơ thật hấp dẫn, hình thức thật lôi cuốn. Đâu cần phải xé đôi, xé ba câu Lục Bát. Chặt khúc câu thơ Lục Bát, có thể ví như ta đang chối bỏ nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc. Hủy bỏ những gì thuần túy Việt Nam mà Ông Cha đã lưu lại từ ngàn năm. Chính vì thế, là con cháu, hậu bối, chúng ta cần giữ nguyên trạng như từ trước, giữ nguyên hình thức câu 6 và câu 8, để "Quốc Phong" mãi trường tồn.
 
Quên Đi đâu thể nói càn 
Chẳng qua thổ lộ tâm can cùng người 
Ngàn năm văn vật ai ơi 
Tiền nhân truyền lại bao đời cháu con 
Hậu sinh phải giữ cho tròn 
Để vầng sáu tám mãi còn về sau 
Mỗi loại thơ mỗi sắc màu 
Không như đường luật của Tàu vẫn hay
Lục bát chẳng giống thơ Tây 
Nếu đem bẻ vụn sau này mất luôn. 
                                  Quên Đi

Thương Thay Lục Bát

Cũng vì tạo dáng bài thơ
Nên hình bóng cũ đến giờ thảm thay
Câu thơ người nỡ bẻ hai
Khiến Tình Lục Bát đêm ngày trở trăn!
                                              
Quên Đi
Nỡ nào chặt khúc câu thơ
Ôi thôi lục bát bây giờ ra sao?
Nguyễn Du trông thấy lệ trào
Thấy thơ tàn phế mà ngao ngán lòng !
huuuuuuuuu

                                                                 Cao Linh Tử

Huỳnh Hữu Đức

1 nhận xét: