Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019

Phần Cuối Đất Phương Nam Quyển 1 - Thay Lời Kết


Thay Lời Kết:

Tất cả những lời cáo buộc của vua Minh Mạng đều xuất phát từ sự trả thù và những bịa đặt của một ông vua vì thù hiềm đức Tả Quân Lê văn Duyệt. Theo thiển ý, đức Tả Quân Lê văn Duyệt không có tội gì cả. Nếu có chăng là tội đã dám hợp cùng với Nguyễn văn Thành trong việc khuyên can vua Gia Long không cho con của một bà thứ thiếp của Gia Long(25) lên ngôi vua, tội thương dân thương nước, tội chặt đầu những tên tham quan ô lại, hà hiếp dân lành, tội không chấp nhận cho những tên quan lại hống hách tham ô được làm việc với mình. Ở đây không phải nói nhiều về công hay tội của đức Tả quân Lê văn Duyệt, vì vấn đề nầy đã được nhiều nhà sử học chân chính làm sáng tỏ từ lâu rồi, và ngay cả cháu nội của Minh Mạng là Tự Đức cũng phải khôi phục lại vinh dự cho đức Tả quân. Thật tình mà nói, người dân đất phương Nam thật là may mắn có được một vị quan Tổng trấn tài ba thao lược về tất cả các mặt quân sự, chánh trị và kinh tế. Trong suốt 12 năm làm tổng trấn lần thứ nhì của đức Tả quân Lê văn Duyệt, người dân đất phương Nam đã từng có một cuộc sống hết sức thanh bình thạnh trị. Nếu thời đó đất nước Việt Nam có được một ông vua có phong thái như đức Tả Quân Lê văn Duyệt thì may mắn cho dân tộc ta biết dường nào. Nhưng ngược lại, chính vì vua quan thiển cận, quân binh yếu kém, vũ khí lại quá thô sơ, nên không đầy 3 thập niên sau ngày đức Tả Quân Lê văn Duyệt qua đời, đất nước phải rơi về tay của người Pháp. Giờ đây có nói gì hay viết gì đi nữa thì dân tộc Việt Nam cũng đã phải chịu oằn oại hơn 80 năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp mà những hệ quả của nó vẫn còn rỉ máu đến ngày nay. Ở đây chúng ta chỉ tiếc một điều là phải chi ngày ấy vua quan nhà Nguyễn khôn ngoan hơn một chút, học được cách cai trị dân nơi ngài Tả Quân Lê văn Duyệt, hết lòng vì dân vì nước, mở cửa giao thiệp buôn bán với các nước phương Tây, thì chắc hẳn giờ nầy Việt Nam đã không thua bất cứ quốc gia phát triển nào ở châu Á. Thôi thì lịch sử vong quốc đã sang trang, hãy để cho các nhà làm sử chân chánh luận công và tội của vương triều nhà Nguyễn. Riêng với tôi, một con dân đất phương Nam, lúc nào cũng hết lòng biết ơn đức Tả quân, vì chẳng những ngài là một ông tướng giỏi, một nhà chánh trị tài ba và đức độ, mà ngài còn là một ông quan luôn chí công vô tư, và luôn đứng về phía công lý. Ngài luôn trị dân bằng tấm lòng nhân hậu, hết mực yêu thương dân chúng, chăm sóc dân chúng như con đỏ(26). Vì vậy, cho dù cái triều đình hủ lậu ấy có kết tội ngài như thế nào đi nữa thì trong lòng người dân, nhất là người dân đất phương Nam, ngài vẫn luôn là một vị Thần, sống mãi trong lòng dân tộc trong mọi thời đại. Cuộc đời hết lòng vì dân vì nước của ngài vẫn luôn là tấm gương chói sáng cho người đời sau noi theo. Xin Đức Thượng Công hãy nhận nơi đây một nén hương lòng với tất cả lòng thành kính và biết ơn của những người hậu bối chúng con!

Chú Thích:


(1) Ngày nay thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
(2) Vì biết ông có tật ẩn cung.
(3) Ngũ Hổ Gia Định thời đó gồm Lê văn Duyệt, Nguyễn văn Trương, Nguyễn văn Nhơn, Nguyễn huỳnh Đức, và Trương tấn Bửu.
(4) Lần đầu từ năm 1813 đến năm 1816; lần thứ nhì từ năm 1820 đến khi ngài qua đời vào năm 1832.
(5) Theo quan niệm Khổng Nho, sắp xếp thứ tự trong xã hội là nhất sĩ, nhì nông, tam công, tứ thương.
(6) Người Trung Hoa, Miên, và người ngoại quốc khác.
(7) 100 cây số khoảng 12.410 tầm.
(8) Mỗi trượng tương đương với khoảng 3.20 mét.
(9) Theo Đại Nam Thực Lục, Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Viện Sử Học, NXB Giáo Dục, 2007, Tập I, tr. 997.
(10) Theo Đại Nam Thực Lục, Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Viện Sử Học, NXB Giáo Dục, 2007, Tập I, tr. 952.
(11) Trước đây là Dinh Long Hồ.
(12) Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông Chí, bản dịch Lý Việt Dũng, NXB Đồng Nai, 2006, phần Xuyên Sơn Chí.
(13) Tháng 7 năm 1819, Đại Nam Thực Lục, tập 1, tr. 994, có ghi lại như sau: “Sai trấn thủ Hà Tiên là Mạc Công Du xem đo dường sông Châu Đốc. Rồi triệu về kinh, đem bản đồ dâng lên cho vua.”
(14) Tưởng cũng nên nhắc lại, trước khi vua Minh Mạng xuống chỉ dụ cho Lê văn Duyệt trông coi công trình đào kinh Vĩnh Tế từ năm 1820 đến năm 1824, thì Thoại Ngọc Hầu đã đào gần xong khoảng sông Châu Đốc. Tuy nhiên, đây là đoạn sông rất dễ đào, thứ nhất vì đất mềm và thứ nhì hiện trường không xa vùng Châu Đốc nên thiên nhiên cũng không khắc nghiệt cho lắm.
(15) Đại Nam Liệt Truyện Chánh Biên, Tập 2, sơ tập, quyển 23, Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Viện Sử Học VN, NXB Thuận Hóa, 2005, truyện các quan của Quốc Sử Quán triều Nguyễn.
(16) Đại Nam Thực Lục, Tập 2, tr. 239.
(17) Theo Đại Nam Thực Lục, Tập II, tr. 281.
(18) Có nhiều nguồn tin khác nhau về việc xử chém Huỳnh công Lý, nhưng theo Đại Nam Thực Lục Chánh Biên, đệ nhị kỷ, quyển V, tr. 150-151, Tả quân Lê văn Duyệt đã bẩm báo sự việc với vua Minh Mạng trước khi thi hành án lệnh, trong đó có đoạn như sau: “Sai đình thần hội bàn. Tất cả đều nói ‘Công Lý bị người kiện, nếu triệu về kinh để xét, t ất phải đòi nhân chứng đến, chi bằng để ở thành Gia Định mà tra xét là tiện hơn.’ Vua cho là phải, bèn hạ ngục Công Lý tại thành Gia Định, rồi sai Thiêm Sự Bộ Hình là Nguyễn Đình Thinh đến hội với tào thần ở thành mà xét hỏi.” Như vậy, sau khi nhận được báo cáo của Lê văn Duyệt, triều đình đã ra lệnh cho Lê văn Duyệt hạ ngục Huỳnh công Lý tại thành Gia Định. Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển IX, tr. 223, sau khi điều tra, số tiền tham nhũng lên đến trên 3 vạn quan bạc khi làm phó tổng trấn tại thành Gia Định. Ngoài ra, khi Công Lý còn làm Tả Thống Chế Quân Thị Trung tại Huế, ông nầy đã bắt lính xây dựng nhà riêng bên bờ sông Hương, ngay bên cạnh kinh đô mà nhà vua không biết. Vua bèn cho tịch biên nhà ấy, bán lấy tiền giúp cho cấm binh. Cũng kể từ đó, vua Minh Mạng cho phép biền binh trong ngoài nếu gặp kẻ tham tàn, cậy quyền thế áp bức mà không kêu được, thì cho phép được đón xa giá mà tâu. Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển V, tr. 170-171, sau khi nghe phúc trình về tội trạng của Huỳnh công Lý, chính vua Minh Mạng mà còn phải thốt lên: “Trẫm nuôi dân như con, thật không kể phí tổn. Nhưng bọn quan lại tham lam giảo quyệt, ngấm ngầm chứa đầy túi riêng, mà kẻ quan quả cô độc lại không được thấm nhuần ơn thực. Gần đây Huỳnh công Lỳ làm phó tổng trấn mà bóc lột của dân trên 3 vạn. nếu các quan mục thú đều như y cả, thì dân ta còn nhờ cậy vào đâu. Trẫm dẫu có lòng săn sóc thương xót cũng không làm thế nào được.”
(19) Lần đầu từ năm 1813 đến 1816 và lần sau từ năm 1820 đến khi Ngài qua đời vào năm 1832.
(20) Bạch Xuân Nguyên là người mà trước đây đã bị đức Tả quân từ chối không thâu nhận khi triều đình cử vào làm phụ tá cho ngài.
(21) Con nuôi của Lê văn Duyệt.
(22) Nguyễn phúc Mỹ Đường là cháu đích tôn dòng chính của Nguyễn Ánh.
(23) Kể cả người già và trẻ em. 
(24) Xẻo thịt ra từng miếng. (25) Dầu hoàng tử Cảnh đã qua đời, nhưng con là hoàng tử Nguyễn phúc Mỹ Đường là cháu nội đích tôn của Gia Long, đáng lý theo tục lệ phải được nối ngôi; tuy nhiên, năm 1816, vua Gia Long đã không chọn con dòng chánh, mà quyết định chọn hoàng tử Đảm là con của bà Thuận Thiên, một thứ thiếp của Gia Long. Chính sự can ngăn nầy của đức Tả Quân Lê văn Duyệt đã khiến Minh Mạng đem lòng thù hận và đã thù trả oán đức Tả Quân một cách nhỏ nhen ngay khi Tả Quân vừa mới qua đời. (26) Người bình dân dùng từ ‘con đỏ’ để chỉ những đứa con còn nhỏ và cần được sự thương yêu chăm sóc đặc biệt của cha mẹ.

Tài Liệu Tham Khảo
Sách:


Bình Nguyên Lộc, Nguồn Gốc Mã Lai của Dân Tộc Việt Nam, NXB Xuân Thu, Los Alamitos, 1997.
Borri, Christophoro, Xứ Đàng Trong Năm 1621, NXBTPHCM, 1998.
Bùi Thế Cường, Khoa Học Xã Hội Nam Bộ, NXB Từ Điển Bách Khoa, 2009. Bửu Ngôn, Du Lịch Ba Miền, Tập I: Miền Nam, NXB Thanh Niên, 2009. Bửu Ngôn, Du Lịch 3 Miền Đất Phương Nam, NXB Trẻ, TPHCM, 2007.
Cao Tự Thanh, Khảo Cổ Học ở Thành Phố Hồ Chí Minh, NXB Văn Hóa Sài Gòn, TPHCM, 2007.
Cao Tự Thanh, Lịch Sử Trước 1802, NXB Văn Hóa Sài Gòn, TPHCM, 2007.
Châu Đạt Quan, Chân Lạp Phong Thổ Ký, Bản dịch của Lê Hương, NXB Văn Nghệ, TPHCM, 2007.
Chiêm Toàn Hữu, Văn Hóa Nam Chiếu Đại Lý, NXB Văn Hóa Thông Tin, TPHCM, 2004, Đào Duy Anh, Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2005.
Đào Tố Uyên-Phan Ngọc Huyền-Nguyễn thị Thu Thủy-Nguyễn Thu Hiền, Lịch Sử Việt Nam, Tập I, NXB Trẻ, TPHCM, 2008.
Đào Văn Hội, Tân An Ngày Xưa, Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa, Sài Gòn, 1972. Đặng Duy Phúc, Việt Nam Biên Niên Sử, NXB Hà Nội, 2009.
Đặng Nghiêm Vạn, Chu Thái Sơn, Lưu Hùng, Ethnic Minorities in Vietnam, NXB Giáo Dục, 2000.
DeRhodes, Alexandre, Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài, Hồng Nhuệ Việt dịch, TPHCM, 1994.
Dohamide & Dorohiêm, Bangsa Champa, California, USA, Seacafe & Viet Foundation, 2004. Dorahamide & Horohiem, Dân Tộc Chàm Lược Sử, Tác giả xuất bản, 1965.
Giang Minh Đoán, Kiên Giang Qua Ca Dao, NXB Văn Nghệ, TPHCM, 1997. Hiếu Đệ, Lưu Xứ U Minh, NXB Hương Cau, California, USA, 2006.
Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam, Xóm Nghề & Nghề Thủ Công Truyền Thống Nam Bộ, NXB Trẻ, TPHCM, 2002.
Hồng Hạnh, Dấu Xưa Nam Bộ, TPHCM: NXB Văn Nghệ, 20
Hồng Yến & Lan Anh, Sổ Tay Du Lịch Ba Miền-Miền Nam, NXB Lao Động, 2009. Huỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng, Các Triều Đại Việt Nam, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 1995.
Huỳnh Hữu Cửu & Nguyễn văn Ba, Cây Trái Quê Mình, California, USA: NXB Bình Minh, 1992.
Huỳnh Hữu Cửu, Sông Mỹ Sông Việt, Sài Gòn Nhỏ xuất bản, California, USA, 1995. Huỳnh Lứa, Góp Phần Tìm Hiểu Vùng Đất Nam Bộ Các Thế Kỷ XVII, XVIII, XIX, NXB

Khoa Học Xã Hội, 2000.
Huỳnh Mẫn Chi, Người Và Đất Tiền Giang, NXB CAND, TPHCM, 2007. Huỳnh Minh, Bạc Liêu Xưa và Nay, Bách Việt tái bản, 1995.
Huỳnh Minh, Cà Mau Xưa và Nay, Tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1966. Huỳnh Minh, Cần Thơ Xưa và Nay, NXB Cánh Bằng, Sài Gòn, 1966. Huỳnh Minh, Định Tường Xưa, Tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1973.
Huỳnh Minh, Định Tường Xưa và Nay, Tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1966. Huỳnh Minh, Gia Định Xưa, NXB Văn Hóa Thông Tin, TPHCM, 2006. Huỳnh Minh, Gò Công Xưa Và Nay, NXB Cánh Bằng, Sài Gòn, 1969. Huỳnh Minh, Kiến Hòa Xưa, Tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1965.
Huỳnh Minh & Nguyễn Văn Kiềm, Tân Châu Xưa, NXB Thanh Niên, 2003. Huỳnh Minh, Tây Ninh Xưa, Tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1972.
Huỳnh Minh, Vĩnh Long Xưa và Nay, Tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1966. Huỳnh Minh, Vũng Tàu Xưa và Nay, NXB Đại Nam, Sài Gòn, 1970.
Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, quyển I và quyển II, Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa, Sài Gòn, 1972.
Hứa Hoành, Bảy Viễn, Văn Hóa, Houston, 1997.
Hứa Hoành, Nam Kỳ Lục Tỉnh, 4 tập, Văn Hóa, Houston, 1992-1995.
Hứa Hoành, Những Phú Hộ Lừng Danh Nam Kỳ, Văn Hóa, Houston, 1999. Hữu Chí, Những Tuyến Đường Đất Nước, NXB Thanh Niên 2011.
Inrasara, Văn Hóa-Xã Hội Chăm Nghiên Cứu & Đối Thoại, NXB Văn Học, TPHCM, 2003. Lâm Thanh Liêm & Gustave D. Meillon, Từ Sài Gòn Tới Thành Phố HCM, NXB Nam Á, Paris, 1990.
Lê Anh Trà, Mấy Đặc Điểm Văn Hóa Đồng Bằng Sông Cửu Long, NXB Tổng Hợp Hậu Giang, 1987.
Lê Bá Thảo, Địa Lý Thiên Nhiên Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2006.
Lê Bá Thảo, Việt Nam Lãnh Thổ và Các Vùng Địa Lý, NXB Thế Giới, Hà Nội, 2001. Lê Hương, Chợ Trời Biên Giới, NXB Xuân Thu, Sài Gòn, 1969.
Lê Hương, Người Việt Gốc Miên, Tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1973. Lê Hương, Sử Liệu Phù Nam, Tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1974. Lê Khoa, Lịch Sử Loài Người, NXB Hải Phòng, 2010.
Lê Nguyễn, Xã Hội Đại Việt Qua Bút Ký Của Người Nước Ngoài, NXB Văn Nghệ TPHCM, TPHCM, 2004.
Lê Quý Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, Tập I, Lê Xuân Giáo Việt dịch, Ủy Ban Dịch Thuật BQGGDVNCH xuất bản, Sài Gòn, 1972.
Lê Quý Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, Tập II, Lê Xuân Giáo Việt dịch, Ủy Ban Dịch Thuật BQGGDVNCH xuất bản, Sài Gòn, 1973.
Lê Quý Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, 2 Tập, với bản chữ Hán, Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa, Sài Gòn, 1973.
Lê Thái Ất, Văn Hóa Việt Nam, Tác giả xuất bản, California, USA, 2003. Lê Thành Chơn, Huyền Thoại Đất Phương Nam, NXB Trẻ, 2002.
Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, Việt Nam Từ Điển, Xuất bản tại Sài Gòn, 1970. Lê Văn Quang, Lịch Sử Vương Quốc Thái Lan, NXBTPHCM, 1995.
Lê Vinh Quốc&Hà Bích Liên, Các Nhân Vật Lịch Sử Trung Đại, Tập I: Đông Nam Á, NXB Giáo Dục, 1997.
Li Tana, Xứ Đàng Trong, Nguyễn Nghị Việt dịch, NXB Trẻ, TPHCM, 1998.
Lịch Đạo Nguyên-Dương Thủ Kính-Hùng Hội Trinh, Thủy Kinh Chú Sớ, NXB Thuận Hóa, Hải Phòng, 1999.
Lương Văn Lựu, Biên Hòa Sử Lược Toàn Biên Tập II, Tác Giả xuất bản, Sài Gòn, 1973.
Ngô Thế Vinh, Cửu Long Cạn Dòng-Biển Đông Dậy Sóng, NXB Văn Nghệ, tái bản lần thứ I, California-USA, 2001.
Ngô Thế Vinh, Dòng Sông Nghẽn Mạch, NXB Văn Nghệ Mới, California, USA, 2007.
Ngô văn Doanh-Cao xuân Phổ-Trần thị Lý, Nghệ Thuật Đông Nam A, NXB Lao Động, Hà Nội, 2000.
Ngô Văn Doanh, Thánh Địa Mỹ Sơn, NXB Trẻ, TPHCM, 2008.
Ngô Văn Lệ-Nguyễn Văn Tiệp-Nguyễn Văn Diệu, Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Việt Nam, NXB Giáo Dục, 1997.
Nguyễn Công Bình-Đỗ Thái Đồng-Nguyễn Quang Vinh-Nguyễn Quới, Đồng Bằng Sông Cửu Long Nghiên Cứu Phát Triển, NXB Khoa Học Xã Hội, 1995.
Nguyễn Công Bình-Lê Xuân Diệm-Mạc Đường, Văn Hóa & Cư Dân Đồng Bằng Sông Cửu Long, NXB Khoa Học Xã Hội, 1990.
Nguyễn Đình Tư, Non Nước Ninh Thuận, NXB Sống Mới, Nha Trang, 1974. Nguyễn Hiến Lê, 7 Ngày Trong Đồng Tháp Mười, Tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1954.
Nguyễn Hữu Hiếu, Chúa Nguyễn và Các Giai Thoại Mở Đất Phương Nam, NXB Trẻ, TPHCM, 2001.
Nguyễn Khắc Thuần, Việt Sử Giai Thoại, Tập 6-7-8, NXB Giáo Dục, TPHCM, 2003. Nguyễn Mạnh Cường & Nguyễn Ngọc Minh, Tôn Giáo-Tín Ngưỡng của Các Cư Dân Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, NXB Phương Đông, TPHCM, 2005.
Nguyễn Phan Quang & Võ Xuân Đàn trong, Lịch Sử Việt Nam, NXB TPHCM, 2005.
Nguyễn Phương Thảo, Văn Hóa Dân Gian Nam Bộ Những Phác Thảo, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2008.
Nguyễn Siêu, Phương Đình Địa Dư Chí, Ngô Mạnh Nghinh Việt dịch, Cơ Sở Báo Chí và Xuất Bản Tự Do xuất bản, Sài Gòn, 1960.
Nguyễn Thị Hậu & Lê Thanh Hải, Khảo Cổ Học Bình Dân Nam Bộ Việt Nam Từ Thực Nghiệm Đến Lý Thuyết, NXB TPHCM, 2010.
Nguyễn thị Thu Hiền, Địa Danh Du Lịch, NXB Từ Điển Bách Khoa, TPHCM, 2007. Nguyễn Văn Ba, Chút Tình Với Quê Hương, NXB Phù Sa, Canada, 1997.
Nguyễn Văn Hầu, Nửa Tháng Trong Miền Thất Sơn, NXB Hương Sen, Sài Gòn, 1970. Nguyễn Văn Hầu, Thất Sơn Mầu Nhiệm, Đuốc Từ Bi Tái Bản, 2000.
Nguyễn Văn Hầu, Thoại Ngọc Hầu & Những Cuộc Khai Phá Miền Hậu Giang, NXB Trẻ, TPHCM, 2006.
Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (1858-1897), Santa Ana, USA, 1994.
Người Long Hồ, Một Thoáng Nam Kỳ Lục Tỉnh, Tác giả xuất bản, California, USA, 2006. Nhâm Hùng, Chợ Nổi Đồng Bằng Sông Cửu Long, NXB Trẻ, 2009.
Nhất Thống, Hương Quê Thương Nhớ, NXB Tổng Hợp, TPHCM, 2009.
Nhiều Tác Giả, A. De Rhodes và Chữ Quốc Ngữ, Giao Điểm, California, USA, 1998. Nhiều Tác Giả, Champaka, California, USA, 1999.
Nhiều Tác Giả, Cuộc Nam Tiến Của Dân Tộc Việt, Dòng Việt Xuất Bản, California, USA, 2005.
Nhiều Tác Giả, Nam Bộ Đất & Người, NXB Trẻ, 2004.
Nhiều Tác Giả, Nam Bộ Xưa Và Nay, NXBTPHCM & Tạp Chí Xưa Và Nay, 2007. Nhiều Tác Giả, Sổ Tay Hành Hương Đất Phương Nam, NXBTPHCM, 2002.
Nhiều Tác Giả, Vĩnh Long Địa Linh Nhân Kiệt, Hội Đồng Hương Vĩnh Long Ấn Hành, California, USA, 2006.
Nhiều Tác Giả, Xóm Nghề & Nghề Thủ Công Truyền Thống Nam Bộ, NXB Trẻ, 2002. Phạm Cao Dương, Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam, NXB Truyền Thống, California, USA, 1987. Phạm Côn Sơn, Đất Việt Mến Yêu, NXB Phương Đông, TPHCM, 2008.
Phạm Côn Sơn, Từ Điển Du Lịch Dã Ngoại Việt Nam, NXB Đồng Nai, 2000. Phạm Thăng, Xuôi Dòng Cửu Long, NXB Làng Văn, Toronto, Canada, 1990. Phạm Trần Anh, Nguồn Gốc Việt Tộc, NXB Việt Nam, California, USA, 2007. Phạm Văn Sơn, Việt Sử Tân Biên, NXB Đại Nam, 1972.
Phạm Văn Sơn, Việt Sử Toàn Thư, Từ Thượng Cổ Đến Hiện Đại, in tại Taiwan, 1960. Phan Đình Phùng, Việt Sử Địa Dư, Nguyễn Hữu Mùi Việt dịch, NXB Nghệ An, 2008. Phan Huy Xu & Mai Phú Thanh, Địa Lý Đông Nam Á, NXB Giáo Dục, Hà Giang, 1999. Phan Khoang, Việt Nam Pháp Thuộc Sử, NXB Sống Mới, Arizona, USA, 1990.
Phan Khoang, Việt Sử Xứ Đàng Trong, NXB Văn Học, TPHCM, 2000. Phan Phát Huờn, Việt Nam Giáo Sử, 2 Tập, NXB Cứu Thế, Sài Gòn, 1965. Phan Quang, Bút Ký Đồng Bằng Sông Cửu Long, NXB Trẻ, TPHCM, 2002.
Phụng Nghi, Sài Gòn Trong Mắt Tôi, NXB Văn Nghệ, California, USA, 1997. Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Đại Nam Liệt Truyện, NXB Giáo Dục, 2007.
Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí, Tài liệu của Sở Thông Tin Văn Hóa VNCH, 1974.
Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục, Từ Tập I Đến Tập XII, Nguyễn Ngọc Tỉnh Việt dịch, NXB Giáo Dục, 2007.
Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Minh Mệnh Chính Yếu Tập I, II, III, NXB Thuận Hóa, 1994. Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Quốc Triều Chánh Biên, NXB Thuận Hóa, Huế, 1998.
Sơn Hồng Đức, Indonesia Địa Lý Kinh Tế, Trung Tâm Học Liệu Bộ VHGD&Thanh Niên VNCH, 1974. Sơn Hồng Đức, Vịnh Thái Lan, NXB Trăm Hoa Miền Tây, 1973. Sơn Nam, Bến Nghé Xưa, NXB Văn Nghệ, TPHCM, 1992.
Sơn Nam, Đất Gia Định Xưa, NXB TPHCM, 1984. Sơn Nam, Đình Miếu & Lễ Hội Dân Gian Miền Nam, NXB Trẻ, TPHCM, 2003. Sơn Nam, Đồng Bằng Sông Cửu Long Nét Sinh Hoạt Xưa, NXB TPHCM, 1985. Sơn Nam, Hương Rừng Cà Mau, NXB Trẻ, TPHCM, 2004.
Sơn Nam, Lịch Sử Đất An Giang, NXB Tổng Hợp An Giang, An Giang, 1988. Sơn Nam, Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam, NXB Đông Phố, Sài Gòn, 1973. Sơn Nam, Người Sài Gòn, NXB Trẻ, TPHCM, 1992.
Sơn Nam, Tiếp Cận Với Đồng Bằng Sông Cửu Long, NXB Trẻ, TPHCM, 2000. Sơn Nam, Tìm Hiểu Đất Hậu Giang, NXB Phù Sa, Sài Gòn, 1959.
Sơn Nam, Từ U Minh Đến Cần Thơ, NXB Trẻ, TPHCM, 2000. Sơn Nam, Văn Minh Miệt Vườn, NXB An Tiêm, Sài Gòn, 1970.
Sông Lam Châu, Sản Vật Việt Nam, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 2008.
Tạ Chí Đại Trường, Việt Nam Thời Tây Sơn Lịch Sử Nội Chiến 1771-1802, NXB CAND, TPHCM, 2007.
Tài Liệu Hướng Dẫn Du Lịch, Non Nước Việt Nam, NXB Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 2004. Thái Văn Chải, Chữ Viết Cổ Trên Bia Ký Ở Đông Dương, NXB TPHCM, 2000.
Thái Văn Kiểm, Đất Việt Trời Nam, NXB Nguồn Sống, 1960. Thi Long, Nhà Nguyễn 9 Chúa 13 Vua, NXB Đà Nẳng, 1998.
Toan Ánh & Cửu Long Giang, Cao Nguyên Miền Thượng Quyển Thượng & Hạ, Sài Gòn, 1974.
Trần Đức Tuấn, Đi Dọc Dòng Sông Phật Giáo, NXB Văn Nghệ, TPHCM, 2009. Trần Gia Phụng, Những Câu Chuyện Việt Sử, NXB Văn Mới, Toronto, Canada, 2005.
Trần Hồng Liên, Phật Giáo ở Thành Phố Hồ Chí Minh, NXB Văn Hóa Sài Gòn, TPHCM, 2007.
Trần Quang Trân, Nghiên Cứu Về Việt Nam Trước Công Nguyên, NXB Thanh Niên, TPHCM, 2001.
Trần Thế Pháp, Lĩnh Nam Chích Quái, Khai Trí, Sài Gòn, 1960.
Trần Thị Mai, Lịch Sử Thời Kỳ 1802-1875, NXB Văn Hóa Sài Gòn, TPHCM, 2007. Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1964.
Trần Văn Hương, Lao Trung Lãnh Vận, tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1974. Trần Văn Hương, Bó Hoa Cuối Mùa, tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1974.
Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông Chí, Lý Việt Dũng dịch và chú giải, NXB Tổng Hợp Đồng Nai, TPHCM, 2005.
Trương Minh Đạt, Nhận Thức Mới Về Đất Hà Tiên, NXB Trẻ, 2001.
Trương Thái Du, Cổ Sử Việt Nam Một Cách Tiếp Cận Vấn Đề, NXB Lao Động, TPHCM, 2007.
Trương Vĩnh Ký, Souvenirs Historique Sur Saigon et Ses Environs, Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa, Sài Gòn, 1972.
Viện Khoa Học Xã Hội, Nam Bộ Nhìn Về Lịch Sử Nhìn Vào Hiện Tại Nhìn Ra Khu Vực, Hà Nội: NXB Từ Điển Bách Khoa, 2009.
Viện Khoa Học Xã Hội, Thư Mục Đồng Bằng Sông Cửu Long, TPHCM xuất bản, 1981. Viện Văn Hóa, Mấy Đặc Điểm Văn Hóa ĐBSCL, Hậu Giang: NXB Hậu Giang, 1987. Võ Sĩ Khải, Văn Hóa Đồng Bằng Nam Bộ, NXB Khoa Học Xã Hội, TPHCM, 2002.
Vũ Huy Chân, Lòng Quê –Nhân Vật-Thắng Cảnh-Di Tích Lịch Sử, NXB Xuân Thu, 1973. Vũ Hữu San, Địa Lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa, NXB Hương Quê, California, USA, 1994.
Vũ Thế Dinh, Mạc Thị Gia Phả, Bản dịch của Nguyễn văn Nguyên, NXB Thế Giới, Hà Nội, 2006.
Vương Hồng Sển, Sài Gòn Năm Xưa, NXB Xuân Thu, Sài Gòn, 1960.
Vương Hồng Sển, Sài Gòn Tạp Pín Lù, NXB TH Đồng Nai tái bản, TPHCM, 2005. Vương Hồng Sển, Từ Điển Tiếng Việt Miền Nam, Xuất bản tại Sài Gòn, 1997.

Tạp Chí:

Nam Phong Tạp Chí 1923.

Tập San:


Nhiều Tác Giả, Đồng Nai-Cửu Long số 1, tháng 10, 2004.
Nhiều Tác Giả, Đồng Nai-Cửu Long số 2, tháng 7, 2005.
Nhiều Tác Giả, Đồng Nai-Cửu Long số 3, tháng 1, 2006.
Nhiều Tác Giả, Đồng Nai-Cửu Long số 4, tháng 7, 2006.
Nhiều Tác Giả, Đồng Nai-Cửu Long số 5, tháng 1, 2007.
Nhiều Tác Giả, Đồng Nai-Cửu Long số 6, tháng 5, 2007.
Nhiều Tác Giả, Đồng Nai-Cửu Long số 7, tháng 9, 2007.
Nhiều Tác Giả, Đồng Nai-Cửu Long số 8, tháng 3, 2008.
Nhiều Tác Giả, Đồng Nai-Cửu Long số 9, tháng 9, 2008.

Công Báo::


Bulletin Administratif de la Cochinchine 1862-1945. Bulletin Officiel de la Cochinchine Francaise 1862-1945. Công Báo Việt Nam Cộng Hòa 1955- 1975.
Lịch Annam-Sáu Tỉnh Nam Kỳ, Sài Gòn-Bản In Nhà Nước 1869, 1871, 1872, 1874, 1875, 1876, 1878, 1879, 1880.

Theo Lời Kể Từ Các Bô Lão:

Theo lời kể miệng của hai cụ Trần văn Tiếng và Trần văn Hương, kể từ Nam Kỳ Lục Tỉnh đến 20 tỉnh Nam Kỳ dưới thời Pháp thuộc, cũng như Nam Kỳ từ những năm đầu thế kỷ 20 đến khoảng thập niên 1950s.
Theo lời kể miệng từ các bô lão trong khắp các vùng Đất Phương Nam, từ Phan Thiết đến Cà Mau, trong khoảng từ năm 1969 đến 1975.
Theo lời kể của hai anh Hứa Hoành và Nguyễn Hữu Trí trong những đêm “Nhớ Về Vĩnh
Long và Nam Kỳ Lục Tỉnh” tại Bataan, Philippines vào cuối năm 1984.

Bản Đồ:


Tập Bản Đồ Hành Chánh Việt Nam, NXB Bản Đồ 2003.
Tập Bản Đồ Hành Chánh 63 Tỉnh, Thành Phố, NXB Bản Đồ 2009.
Đối Chiếu Đơn Vị Đo Lường Xưa Và Nay:
Theo Nhà Trung Hoa Học Từ Nguyên: 1 trượng = 2,2 đến 2,5 mét; 1 lý = 576 mét.
Theo Đơn Vị Đo Lường Cổ Của Việt Nam: 1 thước ta = 0,25 mét; 1 tầm = 2 mét; 1 công = 12 tầm vuông; 1 hộc lúa = 60 lít = 46 kg.
Theo Các Đơn Vị Đo Lường Khác: 1 trượng = 3,2 mét.
Đơn Vị Đo Lường Âu Châu và Mỹ: 1 bộ (foot) = 0,33 mét; 1 mã Anh (yard) = 0,9144 mét; 1 cây số = 1.000 mét; 1 dặm = khoảng 1.609 mét; 1 hải lý = 1.853 mét.

***
Hết Quyển 1. Mời Quý Vị xem tiếp Đất Phương Nam Quyền 2

***

Để tiện theo dõi Đất Phương Nam 1, Mời Bạn xem các phàn 1,2,3,4..ở cột danh mục hai bên.

***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét