Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

Vụ án Phạm Đăng Tuấn


Năm 1872, giặc Pháp ồ ạt đánh chiếm các tỉnh miền Bắc nước ta. Các thành trì của quan quân đa phần đều thất thủ. Do đó, vua Tự Đức đã triều hồi cử nhân Phạm Đăng Tuấn, đương chức quan Án sát tỉnh Ninh Bình về Huế để nhận án chém.
Nghe báo tin dữ, con gái của Phạm Đăng Tuấn là cô Phạm Thị Tảo mới khoảng 12-13 tuổi đã cuốc bộ từ Diễn Châu (Nghệ An) vào Huế, mang theo lá đơn xin được chết thay cho cha. Dâng lá đơn lên vua Tự Đức, hai cha con họ Phạm tưởng sẽ bị vua chém đầu cả hai. Nhưng thật không ngờ, vua Tự Đức cảm động trước lòng chí hiếu của cô gái trẻ, đã tha tội chém cho án sát Phạm Đăng Tuấn, nhưng đày ông lên Lạng Sơn.

Chắc chúng ta sẽ nhầm tưởng vì vua Tự Đức là một người con rất có hiếu đối với mẹ là bà Từ Dũ nên lòng chí hiếu của cô gái trẻ đã tác động mạnh đến ông. Nhưng không, vua Tự Đức cũng hiểu được là quân triều đình thua, để mất Ninh Bình là do thế lực đôi bên quá chênh lệch, chứ không phải quan dân ta sợ giặc.

Tuy nhiên, việc triệu hồi Phạm Đăng Tuấn về chém ở Huế đã chứng tỏ vua Tự Đức không phải là vị vua hèn yếu trước quân thù, chỉ biết dâng đất để cầu an mà vua cũng rất xót dạ đau lòng trước cảnh thực dân Pháp giày xéo con dân và đất nước của mình.

Theo Báo Dân Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét