Lịch Sử Vùng Đất Tầm Bôn:
Tìm hiểu lịch sử của một vùng đất trước tiên phải tìm về nguyên lai của vùng đất ấy, rồi mới tuần tự kể lại những gì đã diễn ra theo dòng thời gian. Vùng đất mà ngày nay chúng ta gọi là Long An đã từng trực thuộc vương quốc Phù Nam, từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ sáu sau tây lịch. Sau khi Phù Nam bị triệt tiêu, vùng đất nầy trực thuộc vương quốc Chân Lạp với cái tên là Thủy Chân Lạp, có lẽ vì nó nằm về phía trũng nhất của vương quốc nầy. Tuy nhiên, không riêng vùng đất Long An mà toàn vùng Thủy Chân Lạp đã bị vương quốc Chân Lạp quên lãng trong suốt gần mười thế kỷ. Thật vậy, mãi đến thế kỷ thứ XVII, cũng như toàn vùng Đồng Nai-Gia Định, tức vùng Thủy Chân Lạp ngày đó, vùng đất mà bây giờ chúng ta gọi là Long An vẫn còn chìm ngập trong hoang vu. Đến giữa thế kỷ thứ XVII, có lẽ từ sau cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn và vua Chey Chetta II, lưu dân Việt Nam từ các vùng Thuận Quảng mới bắt đầu đổ xô vào đây khai khẩn. Tuy nhiên, mãi đến cuối thế kỷ thứ XVII, Lê Quý Đôn đã nhận xét trong Phủ Biên Tạp Lục về vùng đất nầy như sau: “Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp, cửa Tiểu, cửa Đại trở vào, toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm.”(1) quân Xiêm La, trên đường rút quân về Gia Định, quan Thống Suất đã cho đóng quân lại tại Vũng Gù, tức khu chợ Tân An ngày nay. Tại đây, quan Thống Suất đã cho quân khai phá hai bên bờ sông Vũng Gù, tức đoạn sông Vàm Cỏ chảy qua vùng Tân An ngày nay. Ông cũng cho lệnh nạo vét lại con những rạch đã có sẵn, đào thêm kinh mương, lập đồn điền, và xây thêm đồn lũy để phòng vệ. Nhờ vậy mà không đầy 20 năm sau đó, vào khoảng năm 1725, dân số của toàn vùng dinh Phiên Trấn vào khoảng 40 ngàn hộ gia đình với khoảng 200 ngàn dân. Năm 1731, Miên vương Nặc Tha (Sotha II) dâng đất Long Hồ và Mỹ Tho cho xứ Đàng Trong. Cùng năm đó chúa Ninh Vương Nguyễn Phúc Chu khuyến khích cư dân đến khai phá hai vùng Mỹ Tho và Long Hồ. Năm 1744, chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lập Trấn Biên Dinh(2), Phiên Trấn Dinh(3), Long Hồ Dinh và Hà Tiên Trấn. Năm 1753, chúa Võ Vương cho lập Đạo trường Đồn gồm đất Mỹ Tho, Cao Lãnh và Mộc Hóa chạy dài đến biên giới Việt Miên ngày nay. Sau đó năm 1756, xứ Đàng Trong lại nhận thêm vùng Tầm Bôn và Lôi Lạp. Đến năm 1757 nhận thêm các vùng Trà Vang, Ba Thắc, và cuối cùng là phủ Tầm Phong Long.
Sau khi thu nhận Tầm Bôn và Lôi Lạp, Chúa Nguyễn vừa nỗ lực phát triển Thuận Quảng, vừa đưa nhân lực của người Chàm vào khai khẩn vùng đất mới thu nhận này. Bên cạnh đó, nhóm dân cùng khổ miền Trung vẫn tiếp tục vào Nam, đa số là đi theo đường biển vào cửa Soài Rạp, đến định cư ở hai bên bờ của hệ thống sông Vàm Cỏ, rồi sau đó họ tiếp tục tiến sâu vào đất liền, tức là vùng Long An ngày nay. Đồng thời, để nhanh chóng khai thác những vùng đất mới này, chúa Nguyễn cho phép quan lại và địa chủ mộ người đi khẩn hoang và cho phép biến tất cả những ruộng đất vừa mới khai phá thành ruộng tư. Một lực lượng đáng kể được các chúa Nguyễn sử dụng trong công cuộc khai phá đất phương Nam là quân đội. Những lúc tạm ngừng chiến tranh, các chúa Nguyễn chia bớt một số quân sĩ chuyển sang khai hoang lập đồn điền cho chúa. Tuy nhiên, phần lớn đất đai mà quân sĩ khai phá được đều rơi vào tay các tướng tá Nguyễn Triều. Một vấn đề khác cũng khá quan trọng xảy ra dưới thời các chúa Nguyễn là vì muốn nhanh chóng biến xứ Đàng Trong thành một vùng sản xuất phát triển nên các chúa Nguyễn đã cho phép địa chủ và quan lại nuôi nô tỳ trong địa hạt cai quản của mình. Chính vì vậy mà thời này phát triển mạnh việc buôn bán nô tỳ, gần giống như nô lệ bên Âu châu thời Trung Cổ(4). Chẳng bao lâu sau đó toàn xứ bán ra rất được giá. Chính nhờ những chánh sách dễ dãi của các chúa Nguyễn nên chỉ một thế kỷ sau đó, tức là vào khoảng giữa thế kỷ thứ XIX, các vùng đất thấp, đầm lầy và các khu rừng rậm trong vùng Tầm Bôn và Lôi Lạp đều được khai khẩn để làm ruộng lúa nước. Đồng thời, không đầy một thế kỷ sau ngày chúa Nguyễn cho thành lập hai phủ Phước Long và Tân Bình (1698), vào thập niên 1770, hai tổng Phước Lộc và Thuận An đã có khoảng 350 thôn với khoảng 75.000 dân. Từ khoảng những năm 1776 đến năm 1802, để củng cố lực lượng quân sự trong việc giành lại chiếc ngai vàng cho dòng họ Nguyễn, Nguyễn Ánh đã ra sức phát triển kinh tế các vùng trù phú của miền Nam, trong đó có hai tổng Thuận An và Phước Lộc. Năm 1790, Nguyễn Ánh ra lệnh cho quân đội góp phần gia tăng sản xuất bằng cách khai hoang làm ruộng và lập nên những đồn điền dọc theo hai bên bờ sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Nhờ đó mà một số khu dân cư đã được thành hình như giồng Cai Yến(5).
Sau khi chiến tranh với nhà Tây Sơn chấm dứt, vua Gia Long đẩy mạnh việc khẩn hoang lập ấp ở miền Nam, trong đó có Long An. Từ đó rất nhiều luồng lưu dân từ các miền ngoài vào Long An lập nghiệp. Năm 1802, vua Gia Long cho đổi phủ Gia Định thành Trấn Gia Định; đến năm 1808 lại đổi trấn ra làm Thành Gia Định, bao gồm 5 trấn: Biên Trấn, Phiên An, Trấn Định, Vĩnh Trấn, và Hà Tiên. Lúc bấy giờ vùng đất Long An thuộc hai huyện Thuận An và Phước Lộc, thuộc phủ Tân Bình, trấn Phiên An.
Năm 1832, vua Minh Mạng chi đất Nam Kỳ ra làm 6 tỉnh(6), thì đất Long An là phủ Tân An, thuộc tỉnh Gia Định. Dưới thời vua Tự Đức, vùng đất Tầm Bôn và Lôi Lạp đã sớm trở thành trung tâm sản xuất lúa gạo lớn nhất của vùng Gia Định Thành, dư thừa cho nhu cầu của toàn vùng đất Nam Kỳ. Nghĩa là hai vùng đất Tầm Bôn và Lôi Lạp là hai vùng đất được lưu dân khai thác sớm hơn so với các phần đất còn lại của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1836, sau khi đã dẹp xong cuộc nổi loạn của Lê văn Khôi, vua Minh Mạng cho đổi tỉnh Phiên An làm tỉnh Gia Định. Đến hậu bán thế kỷ thứ XIX, người ta bắt đầu khai khẩn các vùng đất mà bây giờ là miền Tây Nam Phần. Năm 1841, vua Thiệu Trị đặt thêm tổng Tân Thạnh, tức vùng thị xã Tân An ngày nay. Vào khoảng năm 1850, phủ Tân An xuất hiện trên địa bạ Việt Nam, nó trở thành một phủ thuộc tỉnh Gia Định với hai huyện Cửu An và Phước Lộc, trực thuộc tỉnh Gia Định. Tân An nằm giữa hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, với phần lớn đất đai của Đồng Tháp Mười. Năm 1852, vua Tự Đức cho phủ Tân An lập 4 huyện, với 18 tổng, 217 thôn xã: huyện Cửu An(7), huyện Phước Lộc(8), huyện Tân Hòa(9), và huyện Tân Thạnh(10).
Năm 1862, quan Kinh Lược Sứ Phan Thanh Giản vào Nam ký hòa ước Nhâm Tuất, nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ(11) cho Pháp. Lúc đó phủ Tân An vẫn còn Nhơn Thạnh Trung, nay là phường 5, thị xã Tân An. Năm 1868, vua Tự Đức nâng tổng Thuận An thành huyện Thuận An, tức vùng Bến Lức và Thủ Thừa ngày nay; nâng tổng Phước Lộc, tức vùng Cần Đước và Cần Giuộc ngày nay, lên làm huyện Phước Lộc; và nâng tổng Tân Thạnh lên làm huyện Tân Thạnh. Đến cuối đời vua Tự Đức thì dân số Long An đã tăng lên rất nhanh và rất cao so với một thế kỷ về trước. Năm 1869, lỵ sở Tân An lại được chuyển về thôn Bình Lập(12). Năm 1899, Pháp chia Nam Kỳ ra làm 20 tỉnh, Long An trở thành một trong 20 tỉnh đó, có một viên quan Tham Biện cai trị.
Cư Dân Cổ Trên Vùng Đất Tầm Bôn:
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và vùng đất Tầm Bôn-Lôi Lạp nói riêng, là một vùng đất rất trẻ so với sự thành hình của các châu lục khác. Vùng đất nầy chỉ mới xuất hiện lần cuối cùng vào thời đại đồ đá mới muộn mà thôi, nghĩa là cách nay độ khoảng trên dưới 5.000 năm, do kết quả biển tiến, do sự đổi dòng Cửu Long từ phía Đồng Nai qua Vàm Cỏ, Hà Tiên rồi cuối cùng định vị tại hai nhánh sông lớn là Tiền Giang và Hậu Giang ngày nay. Bên cạnh đó phù sa các sông Cửu Long, Vàm Cỏ và Đồng Nai cũng góp phần không nhỏ trong việc thành hình vùng Tầm Bôn Lôi Lạp nầy. Khoảng 5.000 năm về trước, mực nước biển cao hơn mực nước biển hiện tại khoảng từ 4 đến 5 mét, và toàn bộ vùng đất Nam Kỳ ngày nay đều chìm trong biển nước. Cách nay khoảng trên 3.000 năm thì mực nước biển rút bớt đi một nửa, rồi lại tiếp tục rút dần cho đến ngày nay. Sau khi nước rút, cả vùng mà bây giờ chúng ta gọi là Nam Kỳ biến thành một vùng sình lầy cả ngàn năm hoang vu trước khi có những cư dân cổ đến trú ngụ tại đây. Thời cận đại mặc dầu vùng Tầm Bôn và Lôi Lạp hãy còn nhiều vùng trũng nhưng đa phần đã cao hơn mực nước biển từ một đến hai mét. Theo những thư tịch cổ cũng như những khai quật các di chỉ khảo cổ học, con người đã đến vùng phía Bắc Tầm Bôn và Lôi Lạp khoảng ba hoặc bốn ngàn năm về trước. Họ là cư dân cổ(13) thuộc những bộ tộc Stiêng, Mạ, Chu Ru, vân vân. Sau đó vào thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch, người Phù Nam đã đến đây và định cư trên các giồng đất cao. Nhờ có nguồn nước ngọt quanh năm trên các giồng cao nên có lẽ họ sinh sống bằng nghề làm rẫy. Ngày nay chúng ta còn thấy những dấu tích cư dân cổ trên các giồng Tre, giồng Cát, thuộc xã Yên Luông, giồng Tháp thuộc xã Niên Tây, giồng Sơn Qui thuộc xã Niên Trung, giồng Nâu thuộc xã An Hòa, giồng Bà Lẫy, Bà Canh, giồng Đình thuộc xã Tân Thành, giồng Ông Đi thuộc xã Thạnh Nhựt, giồng Ông Huê thuộc xã Vĩnh Bình, và giồng Trôm thuộc xã Bình Long, vân vân. Tuy nhiên, sau khi vương quốc Phù Nam bị thuộc quốc Chân Lạp tiêu diệt vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6, đầu thế kỷ thứ VII thì hầu như cả vùng mà bây giờ chúng ta gọi là Nam Phần đã bị bỏ hoang. nầy vẫn còn là những đầm lầy với sông rạch chằng chịt, rừng cây phủ lấp trên một vùng đất ngập mặn bao la bạt ngàn. Đến khi người Phù Nam thành lập vương quốc của họ vào khoảng đầu thiên niên kỷ thứ nhất sau Tây lịch, họ tiếp nhận tinh hoa của nền văn hóa Ấn Độ cổ, để tạo dựng nên nền văn hóa Óc Eo của chính họ. Nền văn hóa Óc Eo đã rực sáng trong suốt 7 thế kỷ, từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ VII sau Tây lịch. Qua những kết quả khai quật các di chỉ khảo cổ, người ta thấy nền văn minh Óc Eo có liên hệ về kinh tế và văn hóa với các văn hóa khác trên bán đảo Đông Dương cũng như các vùng khác của Á châu, và ngay cả với văn minh Trung Á và vùng Địa Trung Hải như Sa Huỳnh, Đông Sơn, Ấn Độ, Trung Hoa, và Hy Lạp, vân vân. Riêng tại địa phương Tân An, trong mười cuộc khai quật, người ta đã khai quật và tìm thấy được ít nhất là 12.000 hiện vật của 20 di tích thời tiền sử và khoảng 100 di tích văn hóa thời Óc Eo. Đặc biệt là khu di chỉ Bình Tả, thuộc xã Đức Hòa Hạ, cách Tân An khoảng 40 cây số, nằm về hướng Đông Bắc thị xã Tân An, trên lộ trình Tân An-Bến Lức. Năm 1910, nhà khảo cổ người Pháp tên Parmentier đã tìm thấy một tổng thể gồm trên 60 di tích trong huyện Đức Hòa, với 6 di tích kiến trúc với nhiều bàu nước cổ chung quanh. Vào năm 1931, một nhà khảo cổ học người Pháp khác tên J.Y. Claeys đã khai quật một kiến trúc bằng gạch nằm về phía Tây Nam những di tích mà Parmentier đã tìm thấy. Vào năm 1987, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã khai quật các di tích Gò Xoài, Gò Đồn và Gò Năm Tước. Các nhà khảo cổ phải đào sâu gần 2 mét mới phát giác ra những di tích này. Người ta cho rằng đây là một trong những địa điểm hành lễ của dân Phù Nam. Ngoài ra, trong bộ sưu tập 26 hiện vật bằng vàng ở Gò Xoài có một bản bằng chữ Phạn cổ được khắc trên một lá vàng mỏng ghi lại câu kinh Phật giáo. Bên cạnh đó, cũng có các tượng thần Siva, thần giữ đền, thần Vishnu, các linh vật Linga, Yoni, và rất nhiều mảnh gốm mịn, hay mảnh kim loại, đá quý, sa thạch thuộc nền văn minh Óc Eo, cũng như rất nhiều di chỉ xung quanh ngôi đền Gò Xoài có liên quan đến con người từ thời tiền sử. Các di tích về ngôi đền thờ thần Siva ở Bình Tả cho thấy người Phù Nam thuộc tôn giáo Bà La Môn, một tôn giáo đã có lâu đời tại Ấn Độ và được truyền bá qua phía Nam bán đảo Đông Dương như Chiêm Thành và Phù Nam vào những thế kỷ đầu Tây lịch. Những di tích khảo cổ cũng như tất cả những hiện vật khai quật được tại khu Bình Tả đều có niên đại thời Óc Eo. Căn cứ trên qui mô của các kiến trúc Gò Đồn và Gò Xoài, người ta có thể đoán biết đây chính là một trong những trung tâm sinh hoạt chính trị quan trọng nhất của vương quốc Phù Nam thời đó.
Cư Dân Mới Trên Vùng Đất Tân An Ngày Nay:
Vào những thế kỷ thứ XVI và XVII khi hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài của Đại Việt đang tranh chấp quyết liệt, đã có rất nhiều cư dân xứ Đàng Trong, đa số là lưu dân của các vùng Thuận Quảng, đã âm thầm ra đi đến vùng đồng bằng miền Đông lập nghiệp(14). Thoạt tiên họ đến các vùng Mô Xoài Bà Rịa để khai khẩn những vùng đất cao, rồi những cư dân kế tiếp lại đi xa hơn về phía Nam. Một số ở lại định cư trên vùng Bến Nghé, số khác phát triển dần xuống các vùng mà ngày nay là Cần Giuộc và Cần Đước, số còn lại tiếp tục đi đến những vùng kế cận đồng bằng sông Cửu Long như các vùng Tân An và Gò Công ngày nay. Ngoài ra, còn có một số khác đi thẳng từ Thuận Quảng bằng đường biển vào các cửa Soài Rạp, cửa Tiểu, cửa Đại, tức là địa phận của vùng Lôi Lạp ngày ấy, rồi đi lần sâu vào vùng Long An. Thời đó, mặc dầu hãy còn hoang vu nhưng đây là một vùng đất hứa vì nơi nầy có vị thế gần biển rất thuận tiện và đất đai rất phì nhiêu. Thường thì họ tìm các giồng cao để làm nơi trú ngụ vì các giồng nầy có thể cung cấp nguồn nước ngọt cần thiết cho họ trong cuộc sống. Ngày nay chúng ta vẫn còn thấy những khu thị tứ tại các giồng đất cao ráo trong vùng Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, cũng như các giồng ven bờ hai con sông Vàm Cỏ. Ngoài ra, như trên đã nói, những lúc tạm ngừng chiến tranh với chúa Trịnh ngoài Bắc, các chúa Nguyễn đã chia bớt một số quân sĩ chuyển sang khai hoang lập đồn điền cho chúa. Sự kiện nầy cũng góp phần không nhỏ trong việc định hình những khu cư dân mới trong vùng Long An, nhất là sau khi quan Thống Suất Nguyễn Cửu Vân kéo quân về lập đồn điền tại đây vào năm 1705. Chính những lưu dân mới nầy đã góp sức rất lớn trong việc khai phá thêm vùng đất phía Bắc Tân An ngày đó, thuộc vùng Đồng Tháp Mười ngày nay. Đến giữa thế kỷ thứ XVIII, cư dân mới trong vùng Tân An đã tăng lên khá đông, có thể lên tới hàng vạn người. Tuy nhiên, khách quan mà nói, thiên nhiên dầu có ưu đãi nhưng rừng thiêng nước độc của nó cũng không kém phần khắc nghiệt. Chính vì vậy mà cho mãi đến cuối thế kỷ thứ XVIII, cư dân mới trong vùng đất Tân An chỉ co cụm trong hai tổng Thuận An và Phước Lộc mà thôi. Đến năm 1868, vì lý do trị an nên người Pháp cho thành lập tỉnh Tân An và lại cho dời phủ đường về vị trí tỉnh lỵ Tân An ngày nay. Kể từ đó dân số Tân An ngày càng tăng rất nhanh. Theo các thống kê dân số dưới thời Pháp thuộc, từ năm 1900 đến năm 1930, chỉ trong vòng 30 năm, dân số Long An tăng lên từ 265.000 đến 355.000 người. Từ năm 1930 đến năm 1945, trung bình mỗi năm Long An tăng hơn 12.000 người, tức gấp bốn lần của thập niên 1930. Trước năm 1975, dân số Long An đã lên đến khoảng 800.000 người. Theo cuộc tổng kiểm tra dân số vào năm 1979, toàn tỉnh Long An có khoảng 949.200 người. Đến năm 1983, chánh quyền mới khuyến khích người dân từ các tỉnh miền Tây đi khai thác vùng Đồng Tháp với nhiều quyền lợi dễ dãi. Chỉ khoảng 6 năm sau đó, người ta đã thấy cả một vùng Đồng Tháp bạt ngàn với lúa và tràm. Theo thống kê dân số vào năm 1989, toàn tỉnh Long An có khoảng 1.120.204 người. Đến năm 2.000, thì dân số toàn tỉnh Tân An đã lên tới 1.306.202 người. Năm 2003, tổng dân số của Long An khoảng 1.363.600 người. Sau đó chánh quyền đã phân định lại địa giới của tỉnh Long An, và đến năm 2009, tổng dân số Long An vào khoảng 1.383.900 người. Như vậy tính từ thời các chúa Nguyễn khi Tân còn An trực thuộc châu Định Viễn của dinh Long Hồ thì dân số trong vùng chưa đầy 5.000 người. Thế mà chỉ hơn hai trăm năm sau đó theo thống kê mới đây vào năm 2009, dân số của toàn tỉnh Long An đã lên đến gần 1.400.000 người, nghĩa là tăng lên gấp 280 lần.
Năm 1862, quan Kinh Lược Sứ Phan Thanh Giản vào Nam ký hòa ước Nhâm Tuất, nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ(11) cho Pháp. Lúc đó phủ Tân An vẫn còn Nhơn Thạnh Trung, nay là phường 5, thị xã Tân An. Năm 1868, vua Tự Đức nâng tổng Thuận An thành huyện Thuận An, tức vùng Bến Lức và Thủ Thừa ngày nay; nâng tổng Phước Lộc, tức vùng Cần Đước và Cần Giuộc ngày nay, lên làm huyện Phước Lộc; và nâng tổng Tân Thạnh lên làm huyện Tân Thạnh. Đến cuối đời vua Tự Đức thì dân số Long An đã tăng lên rất nhanh và rất cao so với một thế kỷ về trước. Năm 1869, lỵ sở Tân An lại được chuyển về thôn Bình Lập(12). Năm 1899, Pháp chia Nam Kỳ ra làm 20 tỉnh, Long An trở thành một trong 20 tỉnh đó, có một viên quan Tham Biện cai trị.
Cư Dân Cổ Trên Vùng Đất Tầm Bôn:
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và vùng đất Tầm Bôn-Lôi Lạp nói riêng, là một vùng đất rất trẻ so với sự thành hình của các châu lục khác. Vùng đất nầy chỉ mới xuất hiện lần cuối cùng vào thời đại đồ đá mới muộn mà thôi, nghĩa là cách nay độ khoảng trên dưới 5.000 năm, do kết quả biển tiến, do sự đổi dòng Cửu Long từ phía Đồng Nai qua Vàm Cỏ, Hà Tiên rồi cuối cùng định vị tại hai nhánh sông lớn là Tiền Giang và Hậu Giang ngày nay. Bên cạnh đó phù sa các sông Cửu Long, Vàm Cỏ và Đồng Nai cũng góp phần không nhỏ trong việc thành hình vùng Tầm Bôn Lôi Lạp nầy. Khoảng 5.000 năm về trước, mực nước biển cao hơn mực nước biển hiện tại khoảng từ 4 đến 5 mét, và toàn bộ vùng đất Nam Kỳ ngày nay đều chìm trong biển nước. Cách nay khoảng trên 3.000 năm thì mực nước biển rút bớt đi một nửa, rồi lại tiếp tục rút dần cho đến ngày nay. Sau khi nước rút, cả vùng mà bây giờ chúng ta gọi là Nam Kỳ biến thành một vùng sình lầy cả ngàn năm hoang vu trước khi có những cư dân cổ đến trú ngụ tại đây. Thời cận đại mặc dầu vùng Tầm Bôn và Lôi Lạp hãy còn nhiều vùng trũng nhưng đa phần đã cao hơn mực nước biển từ một đến hai mét. Theo những thư tịch cổ cũng như những khai quật các di chỉ khảo cổ học, con người đã đến vùng phía Bắc Tầm Bôn và Lôi Lạp khoảng ba hoặc bốn ngàn năm về trước. Họ là cư dân cổ(13) thuộc những bộ tộc Stiêng, Mạ, Chu Ru, vân vân. Sau đó vào thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch, người Phù Nam đã đến đây và định cư trên các giồng đất cao. Nhờ có nguồn nước ngọt quanh năm trên các giồng cao nên có lẽ họ sinh sống bằng nghề làm rẫy. Ngày nay chúng ta còn thấy những dấu tích cư dân cổ trên các giồng Tre, giồng Cát, thuộc xã Yên Luông, giồng Tháp thuộc xã Niên Tây, giồng Sơn Qui thuộc xã Niên Trung, giồng Nâu thuộc xã An Hòa, giồng Bà Lẫy, Bà Canh, giồng Đình thuộc xã Tân Thành, giồng Ông Đi thuộc xã Thạnh Nhựt, giồng Ông Huê thuộc xã Vĩnh Bình, và giồng Trôm thuộc xã Bình Long, vân vân. Tuy nhiên, sau khi vương quốc Phù Nam bị thuộc quốc Chân Lạp tiêu diệt vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6, đầu thế kỷ thứ VII thì hầu như cả vùng mà bây giờ chúng ta gọi là Nam Phần đã bị bỏ hoang. nầy vẫn còn là những đầm lầy với sông rạch chằng chịt, rừng cây phủ lấp trên một vùng đất ngập mặn bao la bạt ngàn. Đến khi người Phù Nam thành lập vương quốc của họ vào khoảng đầu thiên niên kỷ thứ nhất sau Tây lịch, họ tiếp nhận tinh hoa của nền văn hóa Ấn Độ cổ, để tạo dựng nên nền văn hóa Óc Eo của chính họ. Nền văn hóa Óc Eo đã rực sáng trong suốt 7 thế kỷ, từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ VII sau Tây lịch. Qua những kết quả khai quật các di chỉ khảo cổ, người ta thấy nền văn minh Óc Eo có liên hệ về kinh tế và văn hóa với các văn hóa khác trên bán đảo Đông Dương cũng như các vùng khác của Á châu, và ngay cả với văn minh Trung Á và vùng Địa Trung Hải như Sa Huỳnh, Đông Sơn, Ấn Độ, Trung Hoa, và Hy Lạp, vân vân. Riêng tại địa phương Tân An, trong mười cuộc khai quật, người ta đã khai quật và tìm thấy được ít nhất là 12.000 hiện vật của 20 di tích thời tiền sử và khoảng 100 di tích văn hóa thời Óc Eo. Đặc biệt là khu di chỉ Bình Tả, thuộc xã Đức Hòa Hạ, cách Tân An khoảng 40 cây số, nằm về hướng Đông Bắc thị xã Tân An, trên lộ trình Tân An-Bến Lức. Năm 1910, nhà khảo cổ người Pháp tên Parmentier đã tìm thấy một tổng thể gồm trên 60 di tích trong huyện Đức Hòa, với 6 di tích kiến trúc với nhiều bàu nước cổ chung quanh. Vào năm 1931, một nhà khảo cổ học người Pháp khác tên J.Y. Claeys đã khai quật một kiến trúc bằng gạch nằm về phía Tây Nam những di tích mà Parmentier đã tìm thấy. Vào năm 1987, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã khai quật các di tích Gò Xoài, Gò Đồn và Gò Năm Tước. Các nhà khảo cổ phải đào sâu gần 2 mét mới phát giác ra những di tích này. Người ta cho rằng đây là một trong những địa điểm hành lễ của dân Phù Nam. Ngoài ra, trong bộ sưu tập 26 hiện vật bằng vàng ở Gò Xoài có một bản bằng chữ Phạn cổ được khắc trên một lá vàng mỏng ghi lại câu kinh Phật giáo. Bên cạnh đó, cũng có các tượng thần Siva, thần giữ đền, thần Vishnu, các linh vật Linga, Yoni, và rất nhiều mảnh gốm mịn, hay mảnh kim loại, đá quý, sa thạch thuộc nền văn minh Óc Eo, cũng như rất nhiều di chỉ xung quanh ngôi đền Gò Xoài có liên quan đến con người từ thời tiền sử. Các di tích về ngôi đền thờ thần Siva ở Bình Tả cho thấy người Phù Nam thuộc tôn giáo Bà La Môn, một tôn giáo đã có lâu đời tại Ấn Độ và được truyền bá qua phía Nam bán đảo Đông Dương như Chiêm Thành và Phù Nam vào những thế kỷ đầu Tây lịch. Những di tích khảo cổ cũng như tất cả những hiện vật khai quật được tại khu Bình Tả đều có niên đại thời Óc Eo. Căn cứ trên qui mô của các kiến trúc Gò Đồn và Gò Xoài, người ta có thể đoán biết đây chính là một trong những trung tâm sinh hoạt chính trị quan trọng nhất của vương quốc Phù Nam thời đó.
Cư Dân Mới Trên Vùng Đất Tân An Ngày Nay:
Vào những thế kỷ thứ XVI và XVII khi hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài của Đại Việt đang tranh chấp quyết liệt, đã có rất nhiều cư dân xứ Đàng Trong, đa số là lưu dân của các vùng Thuận Quảng, đã âm thầm ra đi đến vùng đồng bằng miền Đông lập nghiệp(14). Thoạt tiên họ đến các vùng Mô Xoài Bà Rịa để khai khẩn những vùng đất cao, rồi những cư dân kế tiếp lại đi xa hơn về phía Nam. Một số ở lại định cư trên vùng Bến Nghé, số khác phát triển dần xuống các vùng mà ngày nay là Cần Giuộc và Cần Đước, số còn lại tiếp tục đi đến những vùng kế cận đồng bằng sông Cửu Long như các vùng Tân An và Gò Công ngày nay. Ngoài ra, còn có một số khác đi thẳng từ Thuận Quảng bằng đường biển vào các cửa Soài Rạp, cửa Tiểu, cửa Đại, tức là địa phận của vùng Lôi Lạp ngày ấy, rồi đi lần sâu vào vùng Long An. Thời đó, mặc dầu hãy còn hoang vu nhưng đây là một vùng đất hứa vì nơi nầy có vị thế gần biển rất thuận tiện và đất đai rất phì nhiêu. Thường thì họ tìm các giồng cao để làm nơi trú ngụ vì các giồng nầy có thể cung cấp nguồn nước ngọt cần thiết cho họ trong cuộc sống. Ngày nay chúng ta vẫn còn thấy những khu thị tứ tại các giồng đất cao ráo trong vùng Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, cũng như các giồng ven bờ hai con sông Vàm Cỏ. Ngoài ra, như trên đã nói, những lúc tạm ngừng chiến tranh với chúa Trịnh ngoài Bắc, các chúa Nguyễn đã chia bớt một số quân sĩ chuyển sang khai hoang lập đồn điền cho chúa. Sự kiện nầy cũng góp phần không nhỏ trong việc định hình những khu cư dân mới trong vùng Long An, nhất là sau khi quan Thống Suất Nguyễn Cửu Vân kéo quân về lập đồn điền tại đây vào năm 1705. Chính những lưu dân mới nầy đã góp sức rất lớn trong việc khai phá thêm vùng đất phía Bắc Tân An ngày đó, thuộc vùng Đồng Tháp Mười ngày nay. Đến giữa thế kỷ thứ XVIII, cư dân mới trong vùng Tân An đã tăng lên khá đông, có thể lên tới hàng vạn người. Tuy nhiên, khách quan mà nói, thiên nhiên dầu có ưu đãi nhưng rừng thiêng nước độc của nó cũng không kém phần khắc nghiệt. Chính vì vậy mà cho mãi đến cuối thế kỷ thứ XVIII, cư dân mới trong vùng đất Tân An chỉ co cụm trong hai tổng Thuận An và Phước Lộc mà thôi. Đến năm 1868, vì lý do trị an nên người Pháp cho thành lập tỉnh Tân An và lại cho dời phủ đường về vị trí tỉnh lỵ Tân An ngày nay. Kể từ đó dân số Tân An ngày càng tăng rất nhanh. Theo các thống kê dân số dưới thời Pháp thuộc, từ năm 1900 đến năm 1930, chỉ trong vòng 30 năm, dân số Long An tăng lên từ 265.000 đến 355.000 người. Từ năm 1930 đến năm 1945, trung bình mỗi năm Long An tăng hơn 12.000 người, tức gấp bốn lần của thập niên 1930. Trước năm 1975, dân số Long An đã lên đến khoảng 800.000 người. Theo cuộc tổng kiểm tra dân số vào năm 1979, toàn tỉnh Long An có khoảng 949.200 người. Đến năm 1983, chánh quyền mới khuyến khích người dân từ các tỉnh miền Tây đi khai thác vùng Đồng Tháp với nhiều quyền lợi dễ dãi. Chỉ khoảng 6 năm sau đó, người ta đã thấy cả một vùng Đồng Tháp bạt ngàn với lúa và tràm. Theo thống kê dân số vào năm 1989, toàn tỉnh Long An có khoảng 1.120.204 người. Đến năm 2.000, thì dân số toàn tỉnh Tân An đã lên tới 1.306.202 người. Năm 2003, tổng dân số của Long An khoảng 1.363.600 người. Sau đó chánh quyền đã phân định lại địa giới của tỉnh Long An, và đến năm 2009, tổng dân số Long An vào khoảng 1.383.900 người. Như vậy tính từ thời các chúa Nguyễn khi Tân còn An trực thuộc châu Định Viễn của dinh Long Hồ thì dân số trong vùng chưa đầy 5.000 người. Thế mà chỉ hơn hai trăm năm sau đó theo thống kê mới đây vào năm 2009, dân số của toàn tỉnh Long An đã lên đến gần 1.400.000 người, nghĩa là tăng lên gấp 280 lần.
***
Để tiện theo dõi Đất Phương Nam 1, Mời Bạn xem các phàn 1,2,34..ở cột danh mục hai bên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét