Hoa Đậu Biếc
- Ca dao : Ca là ca hát; dao là bài hát không chương khúc. Ca dao là bài thơ được hát hò tự
nhiên, không tiết tấu, giọng điệu không cố định như Dân ca. Ca dao diễn tả
tâm tư, nguyện vọng và nhất là tình cảm trong thực tế đời sống hàng
ngày.
- Tục ngữ : Tục là thói quen đã có từ trước; ngữ: là tiếng nói. Tục ngữ là câu thơ hoàn chỉnh, tự nó đã đầy đủ ý nghĩa, đúc kết kinh nghiệm về con người, về xã hội về thiên nhiên. Tục ngữ được xem là cái túi khôn của dân Việt chúng ta.ví dụ:
- Tục ngữ : Tục là thói quen đã có từ trước; ngữ: là tiếng nói. Tục ngữ là câu thơ hoàn chỉnh, tự nó đã đầy đủ ý nghĩa, đúc kết kinh nghiệm về con người, về xã hội về thiên nhiên. Tục ngữ được xem là cái túi khôn của dân Việt chúng ta.ví dụ:
Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.
hay là:
Cười người chớ khá cười lâu,
Cười người hôm trước,hôm sau người cười.
Có một điều khá thú vị giữa ca dao và tục ngữ: ca dao thì thiên nhiều về tình cảm, còn Tục ngữ lại thiên nhiều về lý trí hơn.
-
Thành ngữ : cũng là câu như tục ngữ, nhưng tự nó không đủ nghĩa, về mặt
ngữ pháp thành ngữ là một câu không hoàn chỉnh, thường dùng để chỉ sự
việc, hành động đã hoặc đang diễn ra cho có vẻ văn hoa một chút.Ví dụ:
Chở củi về rừng ; bắt cóc bỏ dĩa ...
***
Em có chồng anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chính vì thế tôi cũng đi tìm lời giải thích "Nụ Tầm Xuân".
(Mạnh Hạo Nhiên)
Hoa Bưởi
"Trèo lên lên trèo lên lên cây bưởi.. hái.. hoa.
Bước ra ra vườn
cà hái nụ.. tầm.. xuân.."
Giọng
hát Thái Thanh văng vẳng... Ngoài chất giọng thể
hiện ca từ, còn có cả lời làm rung động lòng người.
"Nụ Tầm Xuân" một bài hát được nhạc sĩ Phạm
Duy phổ nhạc từ Ca dao:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
Một
bài ca dao đã làm tiêu tốn không biết bao
nhiêu thời gian, giấy mực của các nhà khoa học cũng như học giả. Ngoài ba chữ Nụ
Tầm Xuân, trong dân gian còn lưu truyền câu chuyện cho rằng chúa Trịnh
Đáng
và Đào Duy Từ chính là tác giả bài ca dao này.
Một
bài ca dao làm xao xuyến lòng người như thế, làm sao tránh khỏi thêu
dệt; những thắc mắc; nghi vấn với những người yêu thích ca dao. Mỗi khi nghe Bài hát Nụ Tầm Xuân, tôi cũng thế: Tại sao lại trèo lên cây bưởi để hái hoa? cây khác không được sao?
Bước ra vườn cà hái nụ tầm xuân. Sao phải là vườn cà mà không là vườn
khác, vườn đậu chẵn hạn? Nơi vườn cà có nụ tầm xuân chăng? Nụ tầm xuân là nụ gì? ..Rồi còn câu chuyện của Trịnh Đáng và Đào Duy Từ có thật không?...
Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi
Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương...
(Mùa Hoa Bưởi của Tô Hùng)
...Đôi bạn ngày xưa học chung một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa...
( Hương Thầm của Phan Thị Thanh Nhàn)
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Hoa Bưởi thật thơm. Một hương thơm nhẹ nhàng nhưng quyến rũ.
Các thiếu nữ
xưa đâu được như các cô ngày nay, có đủ thứ dầu gội cùng hương liệu cho mái
tóc. Các thôn nữ thời đó chỉ có cách là tận dụng cây nhà lá vườn để tạo
hương thơm cho mái tóc. Hoa bưởi là một trong những hương liệu được ưa thích. Chính vì thế mà chàng trai không ngần ngại hái cho được mỹ phẩm "bông bưởi" tặng
nàng. Đó cũng như Hồng Phấn tặng Giai Nhân.
Đúng là
Thương em mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua.
Ngày
nay, nhất là ở miền Bắc, hương thơm hoa bưởi vẫn luôn được yêu chuộng,
nhất là nữ giới. Thông thường bưởi ra hoa vào mùa xuân. Bà con nông dân
thường hái mang ra thành bán, có khi giá lên đến trên 300 000 đồng / kg
hoa tươi.
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Trong ca dao chúng ta có câu:
Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà...
Chúng
ta thấy từ hoa bưởi đến vườn cà đều xuất hiện vào mùa xuân. Cả không
gian thời gian đều rất hợp lý. Nhưng còn "Nụ Tầm Xuân" thì thế nào, có
phải là hoa của cây tầm xuân hay chỉ là một cách ví von hình tượng hoá
cho trí tưởng tượng của chàng trai chăng?
"Nụ Tầm Xuân" có hai nghĩa, đen và bóng.
Nghĩa Đen:
Về nghĩa đen thì có các cách giải thích sau:
Bài viết về Nụ Tầm Xuân của bác sĩ Phan Ngọc Hà có đoạn như sau:
- Từ Nguyên Tự Điển chỉ ghi Tầm Xuân là
đi tìm mùa xuân, có mấy câu thơ liên quan đến ý nghĩa của hai chữ
Tầm Xuân:
Tầm Xuân du thượng lộ
Truy yến nhập tiên gia
(Trần Tử Ngang)
hay: Ngũ hành tương cấm hoa
Thập bộ tưởng tầm xuân
Thi nhân của nền Văn chương Hoa, Việt
cũ không có nhiều cảm hứng trước loài hoa tầm xuân vì nó hiếm hoi
hay vì hương sắc quá khiêm nhường trước những mẫu đơn, hải đường,
hoàng mai, tịnh lan, ...nhưng dù hiếm hoi thì "nụ tầm xuân' cũng đã
có tên trong nền văn chương Đai Việt. Như đã nói, tình, ý gởi gắm
trong mấy câu ca dao thật yêu kiều và lãng mạn.
- Là tên của một loài hoa.
Cũng từ bài viết của BS Phan Ngọc Hà:
Theo công trình nghiên cứu của Nguyễn
Xuân Đức thì có một loại hoa họ đậu được phân phối nhiều ở duyên hải
miền Trung Việt nam có tên là Tầm Xuân hay còn gọi là hoa Đậu biếc
có màu xanh tím. ( không phải màu xanh biếc-HĐ)
Hoa Tầm Xuân
Sách
và tài liệu của giáo sư Phạm Hoàng Hộ cũng như của Võ Văn Chi và Lê Khả
Kế, chỉ cho thấy Tầm Xuân thuộc họ nhà Hồng (Rosaceae) với các loài
sau: Rosa Tunquinensis ( Tầm Xuân Bắc hay còn gọi là Quầng Quầng), Rosa
cymosa (Tầm Xuân-Hồng choắt- Hồng roi), Rosa multiflora (Tầm Xuân đa
hoa).
Tự
Điển của Nguyễn Đình Hoà dịch chữ Tầm Xuân sang tiếng Anh là Dogrose
(Hồng chó hay hồng cẩu) thật không thanh lịch gì hết, vì tất cả những
loài hoa hồng này chỉ là những loài hoa mà cành cây đầy gai góc mà màu
hoa từ trắng đến hồng nhạt, không có loài nào nở ra xanh cả.
(Theo Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia)
Tầm xuân, danh pháp khoa học Rosa canina L., là một loài hoa hồng leo có nguồn gốc Châu Âu, Tây Bắc Phi và Tây Á, là loài cây bụi sớm rụng lá
có chiều cao từ 1–5 m, mặc dù đôi khi chúng cũng có thể leo cao hơn tới
ngọn của các loài cây khác. Thân tầm xuân có nhiều gai sắc, nhọn, có
móc giúp chúng leo dễ dàng. Lá kép lông chim, với 5-7 lá chét. Hoa
thường có màu hồng nhạt, biến đổi từ hồng đậm tới trắng, với đường kính
4–6 cm và có nhiều cánh, lúc chính thành quả màu cam đỏ cỡ 1.5–2 cm.
Tầm xuân có hoa đẹp nên được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh.
Tầm xuân có một số hoạt chất chống ôxy hóa. Quả tầm xuân có lượng vitamin C cao và dùng để làm Xi rô, trà...
Trong Ðông y, tầm xuân là một vị thuốc. Người ta thường thu hái hoa,
quả, cành và rễ để làm thuốc. Theo quan niệm của Đông y, tầm xuân có
công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết, chỉ huyết, giải
độc, giảm đau, thường dùng để chữa các bệnh như hoàng đản, thuỷ thũng, lỵ, tiêu khát, ỉa chảy, đái dầm ở trẻ em..
Nghĩa Bóng
Nghĩa Bóng là cô gái xinh đẹp đang mơn mởn đào tơ, tựa như đoá hoa vừa hé nở.
Nụ
tầm xuân gợi cho chúng ta về tuổi trẻ, tuổi thanh xuân.
Có
lẽ chàng
trai trong bài này cũng không hề biết cây Tầm xuân là giống cây gì? Bông
hoa đẹp hay xấu? màu sắc ra sau? thơm hay không? Mà chàng ta chỉ nghĩ
và
chỉ biết, nụ tầm xuân chính là những cánh hoa cà, hay những nụ hoa nào đó
thật gần gũi với cuộc sống thường ngày, đang hé nở, lãng mạn hơn, tình tứ
hơn, đấy là nụ hoa trong trí tưởng tượng, tượng trưng cho cô
thôn nữ đáng yêu đang độ xuân thì. Là tình cảm, là trái tim của cô gái mà chàng mơ tưởng
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay...
Câu
này đã khiến tôi hình dung chàng trai đang đi đến, tiến lại
gần và nắm giữ lấy tình yêu, nắm giữ lấy trái tim của nàng thôn nữ, và
tình yêu của hai người thật tươi sáng thật rực rở như nụ hoa vừa nở ra
xanh biếc, cho dù hoa cà có màu tím.
Tuy nhiên mối tình tươi đẹp này lại ngắn ngủi, kết thúc thật buồn, để lại sự tiếc nuối trong lòng chàng trai.
Đâu là nguyên nhân sự tan vỡ ?
Ba đồng một mớ trầu cay. (Ý câu này ám chỉ tiền cưới hỏi không có là bao ).
Dựa
vào câu trên đây, tôi cho rằng vì nghèo, nên chàng trai không tiền
dạm hỏi mối mai, đành phải đưa mắt nhìn người yêu đi lấy chồng mà lòng đầy
xót xa...
- Thế còn câu chuyện về Chúa Trịnh Đáng và Đào Duy Từ?
Theo chuyện kể dân gian, đây là bài thơ mà chúa Trịnh Đáng chiêu dụ
Đào Duy Từ về phục vụ cho mình, cùng lời từ chối của họ Đào.
Những câu đầu là lời của Trịnh Đáng than thở vì không giữ được họ Đào, có ẩn ý gởi lời chiêu dụ:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay
Còn lại là câu trả lời trong luyến tiếc của Đào Duy Từ:
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra
Nhìn vào bản chất và
cương vị của chúa Trịnh Đáng, ông không bao giờ chiêu mộ hiền tài qua những câu thơ
thất tình chán nản của một anh chàng nhà quê hay nho sĩ nghèo như thế.
Cũng
như Đào Duy Từ thuộc hàng khai quốc công của triều Nguyễn, một lòng
trung thành với chúa Nguyễn Phúc Nguyên, ông sẽ chẳng bao giờ có những
lời thơ tỏ ý không hài lòng; lấy làm tiếc khi phải phục vụ cho chúa Nguyễn.
Từ
đó, chúng ta thấy câu chuyện của chúa Trịnh Đáng và Đào Duy Từ không
hợp lý.
Cho dù câu chuyện có hay không, nhưng cũng là một giai thoại khá
thú vị trong dân gian Việt Nam.
Hoa Cà
Dựa vào các tìm hiểu theo khoa học về xuất xứ của cây Tầm xuân,
qua
những ý kiến của các nhà khoa học và các học giả, cũng như thời điểm
trồng cà; kết hoa của cây bưởi,
"Nụ Tầm Xuân" trong bài ca dao trên không thể là hoa của cây Tầm Xuân,
có thể chỉ là thể ví, ám chỉ cô thôn nữ hoặc có thể là trái tim của
người con gái vào độ xuân thì. Phải chăng chàng trai quê hay hàn sĩ nào
đó, mượn loài hoa gần gũi, thân quen trong cuộc sống hàng ngày là hoa cà, đang hé nụ,
khoe hương toả sắc, để nói lên tâm sự của mình.
Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn
Hình Ảnh: Sưu Tầm trên Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét