V. LỄ KỲ AN
Vào khoảng cuối Xuân đầu Hạ, nhiều nơi làm lễ kỳ an. Vĩ mùa ấy thường có dịch khí, tục tin là việc quỷ thần cho nên cúng cấp để cầu cho dân làng được yên lành.
Lễ kỳ an dùng toàn đồ vàng mã, nơi thì dân làng làm lễ một buổi, nơi thì mời nhà sư vào môn đạo trường cúng cấp ba đêm ngày hoặc bảy đêm ngày.
Tục thường bày làm hai đàn, một đàn nội và một đàn ngoại. Đàn nội thờ Trời, Đất, Phật, Thánh, Nam Tào, Bắc Đẩu và thần Đương Niên Dương cảnh, Ngũ Phương chi thần.
Đàn ngoại thờ Minh Vương, có hai viên văn, võ đứng hầu, văn cầm bút đứng tả, võ cầm kiếm đứng hữu, ngoài có năm vị Ôn Chúa, mỗi vị một sắc áo mũ, có năm thanh kiếm và năm lá cờ.
Lại có một hình nhân tay chống thanh quất trông vào đàn nội, gọi là ông Giám Đò.
Ngoài sân thì bày một tên lính cưỡi ngựa, sau lưng có lá cờ lệnh, là ngưòi truyền lệnh của thần thánh và của các quan. Ngoài nữa thì bày la liệt: cầu ông thầy bói, quán cô bán hàng, ông Thiên lôi, bà La sát, núi Thu tinh, thuyền rồng, rồi nào voi, ngựa, nào chiêng, nào trống, nào hình nhơn, nào khí giới v.v...
Trước hết dùng lễ cúng đàn ngoại. Có nhà sư và môn đạo trường khua trống đánh não bạt rầm rĩ, múa gươm, múa cờ, tụng niệm phù chú, đế thu hết các thạch tính côt khí yêu ma lệ quỷ mà ngăn cấm không cho xâm phạm đến giới hạn trong làng, cho nên gọi là thu tinh cấm giới.
Đoạn vào đàn nội phát tấu, nghĩa là đọc sớ tâu với Trời, Phật để cầu Trời Phật phù hộ cho làng. Rồi tụng kinh suốt sáng mới thôi.
Hôm sau lại tụng kinh cả ngày.
Tối thứ hai cúng đàng nội, dẫn lục cúng. Lục cúng là hương, hoa, đăng, trà, quả, thực. Trong khi dưng cúng, có hai người tăng ni, mặc áo cà sa phủng đồ hương hoa múa mang, lượn ra lượn vào một hồi, rồi mới tiến lên bàn thờ.
Dưng lục cúng xong thì cúng cát đoạn, hoặc gọi là cát khiên. Có một sợi dây chăng từ đầu nọ đến đầu kia, treo quần áo giấy và sáu trăm ba chục đồng kẽm. Cúng rồi thầy phù thủy cầm dao cắt sợi dây ấy cho đứt làm đôi, nghĩa là cắt dây oan nghiệt để giải cứu cho chúng sinh.
Kế đến cúng cây phướn gọi là cúng tràng phiên. Đầu cây phướn làm hình con quạ, ngậm một tấm lụa đỏ dài chừng bôn năm mươi thước. Tục truyền xưa có một người bạo nghịch, hay giết người, nhưng thờ mẹ thì rất hiếu. Một bữa, có mấy người vào quyên giáo, anh ta hồi tâm lương thiện nhưng ngặt vì nhà không sẵn tiền, anh ta xin đem bộ ruột cúng về nhà chùa. Nói đoạn tức thì moi ruột đưa ra rồi chết. Các người quyên giáo nể tấm lòng thành, đem bộ ruột ấy ra rồi quăng xuôrig suối. Có con quạ tha bộ ruột ấy bay đến cửa chùa đậu trên ngọn cây mà kêu. Vì thế nhà chùa làm ra cây phướn để tỏ cái lòng tốt của người ấy.
Tục truyền như vậy, nhưng tưởng chỉ là cái cờ hiệu lệnh riêng của nhà Phật, cho nên đầu trường nào cũng có gióng cây phướn, có ý để trấn tĩnh ma quỷ.
Tôi hôm sau lên đàn Mông sơn, tức là đàn thí thực.
Đàn Mông sơn bày oản quả hương hoa và có một bát cơm úp, một đôi đũa bông để cúng Phật. Lại có một nhà sư mặc áo cà sa ngồi ghế thay Phật đê trấn đàn. ơ dưới bày cơm nắm, chảo bỏng, khoai, kẹo, thanh bông hoa quả để bố thí cho chúng sinh. Bọn đạo trường cúng xong rồi, mặc sức cho người vào cưốp gọi là cướp cháo thí.
Cúng thí thực rồi thì phóng sinh, Phóng sinh là mua cá ốc, chim chóc cho nhiều, rồi thả ra cho nó được sổng lại ấy là làm sự phúc đức để cầu lấy việc bình yên vậy.
Hôm sau cúng lễ tạ Tròi, Phật, rồi hóa vàng mã. Ở đàn ngoại thì dùng lễ bò xôi, lợn rượu để tiễn Ôn chúa. Khi tiễn, thầy phù thủy tay cầm nắm hương hoặc bó lửa, thư phù niệm chú, tay cầm ấn quyết triệt lộ, tiễn ra khỏi đầu làng, đầu chợ, ngã ba, ngã bảy mới đốt, nghĩa là tống đi cho xa, kẻo sợ ôn dịch ở quanh quẩn làng mình.
Ở về vùng Phúc Yên thì mỗi xóm có một tượng thiên lôi; rồi các thầy phù thủy đánh trống, gõ não bạt đi từng ngõ mà khử trừ ma quỷ.
Trong mấy ngày cúng cấp, nhiều nơi lại bày ra hát bội mở trò bách hý để cho vui nữa.
Còn như bất thời có dịch khí lưu hành, dân làng nghe có nhiều người chết, thì mua vàng hương hoa quả thiết đàn giữa sân đình, cúng tiễn ông quan gọi là lễ tiến thảo. Trong làng ai có gạo rượu tiền bạc đem cả ra lễ, rồi của ai người ấy lại đem về. Có khi dịch khí nặng nề thì dân làng lễ tiến thảo hai, ba lần.
Xét cái tục lễ kỳ an này cũng tức là tục tế ma của Tàu, chủ ý chỉ là khử trừ ma quỷ cho dân xã bình an.
Ta lại tin theo Phật thuyết bày ra vàng mã, nào mũ Ngọc Hoàng, nào tượng Minh Vương, nào âm quan quỷ tôt chiến khí binh thuyền. Sự quỷ thần huyền viễn thì chưa biết đâu mà sự tiền thật mua đồ giả thì đã rõ, uổng tiền quá!
Uổng tiền mà được việc cũng cam, nhưng nào có được việc gì? Cúng cấp linh đình tưởng các quan âm đã thấu lẽ rồi thì đi phương khác cho, ai ngờ các quan âm thỉnh thoảng vẫn còn quấy nhiễu. Quỷ đói đã thí cho rồi, tưởng cút đi nơi khác, ai ngờ quỷ đói vẫn còn vơ vẩn chưa đi.
Nói rút lại thì là chỉ tại ta tin nhảm, chớ nào ma đâu quỷ đâu, mà ai quấy nhiễu gì đâu. Chắng qua phương nào bất hạnh truyền nhiễm phải dịch khí dịch trùng thì hại, biết cách giữ gìn thì đô chết, mà không biết cách thì chết nhiều.
Cách trừ dịch nhất là lấy sự sạch sẽ, ăn uổng cẩn thận làm đầu, các bài vệ sinh thường đã giảng kỹ về cách ấy, không cần phải nói cho lắm. Chỉ mong sao cho người nước mình phá hết được những dị đoan để hết sức lo về việc trước mắt thì mới có ngày hay được.
Vào khoảng cuối Xuân đầu Hạ, nhiều nơi làm lễ kỳ an. Vĩ mùa ấy thường có dịch khí, tục tin là việc quỷ thần cho nên cúng cấp để cầu cho dân làng được yên lành.
Lễ kỳ an dùng toàn đồ vàng mã, nơi thì dân làng làm lễ một buổi, nơi thì mời nhà sư vào môn đạo trường cúng cấp ba đêm ngày hoặc bảy đêm ngày.
Tục thường bày làm hai đàn, một đàn nội và một đàn ngoại. Đàn nội thờ Trời, Đất, Phật, Thánh, Nam Tào, Bắc Đẩu và thần Đương Niên Dương cảnh, Ngũ Phương chi thần.
Đàn ngoại thờ Minh Vương, có hai viên văn, võ đứng hầu, văn cầm bút đứng tả, võ cầm kiếm đứng hữu, ngoài có năm vị Ôn Chúa, mỗi vị một sắc áo mũ, có năm thanh kiếm và năm lá cờ.
Lại có một hình nhân tay chống thanh quất trông vào đàn nội, gọi là ông Giám Đò.
Ngoài sân thì bày một tên lính cưỡi ngựa, sau lưng có lá cờ lệnh, là ngưòi truyền lệnh của thần thánh và của các quan. Ngoài nữa thì bày la liệt: cầu ông thầy bói, quán cô bán hàng, ông Thiên lôi, bà La sát, núi Thu tinh, thuyền rồng, rồi nào voi, ngựa, nào chiêng, nào trống, nào hình nhơn, nào khí giới v.v...
Trước hết dùng lễ cúng đàn ngoại. Có nhà sư và môn đạo trường khua trống đánh não bạt rầm rĩ, múa gươm, múa cờ, tụng niệm phù chú, đế thu hết các thạch tính côt khí yêu ma lệ quỷ mà ngăn cấm không cho xâm phạm đến giới hạn trong làng, cho nên gọi là thu tinh cấm giới.
Đoạn vào đàn nội phát tấu, nghĩa là đọc sớ tâu với Trời, Phật để cầu Trời Phật phù hộ cho làng. Rồi tụng kinh suốt sáng mới thôi.
Hôm sau lại tụng kinh cả ngày.
Tối thứ hai cúng đàng nội, dẫn lục cúng. Lục cúng là hương, hoa, đăng, trà, quả, thực. Trong khi dưng cúng, có hai người tăng ni, mặc áo cà sa phủng đồ hương hoa múa mang, lượn ra lượn vào một hồi, rồi mới tiến lên bàn thờ.
Dưng lục cúng xong thì cúng cát đoạn, hoặc gọi là cát khiên. Có một sợi dây chăng từ đầu nọ đến đầu kia, treo quần áo giấy và sáu trăm ba chục đồng kẽm. Cúng rồi thầy phù thủy cầm dao cắt sợi dây ấy cho đứt làm đôi, nghĩa là cắt dây oan nghiệt để giải cứu cho chúng sinh.
Kế đến cúng cây phướn gọi là cúng tràng phiên. Đầu cây phướn làm hình con quạ, ngậm một tấm lụa đỏ dài chừng bôn năm mươi thước. Tục truyền xưa có một người bạo nghịch, hay giết người, nhưng thờ mẹ thì rất hiếu. Một bữa, có mấy người vào quyên giáo, anh ta hồi tâm lương thiện nhưng ngặt vì nhà không sẵn tiền, anh ta xin đem bộ ruột cúng về nhà chùa. Nói đoạn tức thì moi ruột đưa ra rồi chết. Các người quyên giáo nể tấm lòng thành, đem bộ ruột ấy ra rồi quăng xuôrig suối. Có con quạ tha bộ ruột ấy bay đến cửa chùa đậu trên ngọn cây mà kêu. Vì thế nhà chùa làm ra cây phướn để tỏ cái lòng tốt của người ấy.
Tục truyền như vậy, nhưng tưởng chỉ là cái cờ hiệu lệnh riêng của nhà Phật, cho nên đầu trường nào cũng có gióng cây phướn, có ý để trấn tĩnh ma quỷ.
Tôi hôm sau lên đàn Mông sơn, tức là đàn thí thực.
Đàn Mông sơn bày oản quả hương hoa và có một bát cơm úp, một đôi đũa bông để cúng Phật. Lại có một nhà sư mặc áo cà sa ngồi ghế thay Phật đê trấn đàn. ơ dưới bày cơm nắm, chảo bỏng, khoai, kẹo, thanh bông hoa quả để bố thí cho chúng sinh. Bọn đạo trường cúng xong rồi, mặc sức cho người vào cưốp gọi là cướp cháo thí.
Cúng thí thực rồi thì phóng sinh, Phóng sinh là mua cá ốc, chim chóc cho nhiều, rồi thả ra cho nó được sổng lại ấy là làm sự phúc đức để cầu lấy việc bình yên vậy.
Hôm sau cúng lễ tạ Tròi, Phật, rồi hóa vàng mã. Ở đàn ngoại thì dùng lễ bò xôi, lợn rượu để tiễn Ôn chúa. Khi tiễn, thầy phù thủy tay cầm nắm hương hoặc bó lửa, thư phù niệm chú, tay cầm ấn quyết triệt lộ, tiễn ra khỏi đầu làng, đầu chợ, ngã ba, ngã bảy mới đốt, nghĩa là tống đi cho xa, kẻo sợ ôn dịch ở quanh quẩn làng mình.
Ở về vùng Phúc Yên thì mỗi xóm có một tượng thiên lôi; rồi các thầy phù thủy đánh trống, gõ não bạt đi từng ngõ mà khử trừ ma quỷ.
Trong mấy ngày cúng cấp, nhiều nơi lại bày ra hát bội mở trò bách hý để cho vui nữa.
Còn như bất thời có dịch khí lưu hành, dân làng nghe có nhiều người chết, thì mua vàng hương hoa quả thiết đàn giữa sân đình, cúng tiễn ông quan gọi là lễ tiến thảo. Trong làng ai có gạo rượu tiền bạc đem cả ra lễ, rồi của ai người ấy lại đem về. Có khi dịch khí nặng nề thì dân làng lễ tiến thảo hai, ba lần.
Xét cái tục lễ kỳ an này cũng tức là tục tế ma của Tàu, chủ ý chỉ là khử trừ ma quỷ cho dân xã bình an.
Ta lại tin theo Phật thuyết bày ra vàng mã, nào mũ Ngọc Hoàng, nào tượng Minh Vương, nào âm quan quỷ tôt chiến khí binh thuyền. Sự quỷ thần huyền viễn thì chưa biết đâu mà sự tiền thật mua đồ giả thì đã rõ, uổng tiền quá!
Uổng tiền mà được việc cũng cam, nhưng nào có được việc gì? Cúng cấp linh đình tưởng các quan âm đã thấu lẽ rồi thì đi phương khác cho, ai ngờ các quan âm thỉnh thoảng vẫn còn quấy nhiễu. Quỷ đói đã thí cho rồi, tưởng cút đi nơi khác, ai ngờ quỷ đói vẫn còn vơ vẩn chưa đi.
Nói rút lại thì là chỉ tại ta tin nhảm, chớ nào ma đâu quỷ đâu, mà ai quấy nhiễu gì đâu. Chắng qua phương nào bất hạnh truyền nhiễm phải dịch khí dịch trùng thì hại, biết cách giữ gìn thì đô chết, mà không biết cách thì chết nhiều.
Cách trừ dịch nhất là lấy sự sạch sẽ, ăn uổng cẩn thận làm đầu, các bài vệ sinh thường đã giảng kỹ về cách ấy, không cần phải nói cho lắm. Chỉ mong sao cho người nước mình phá hết được những dị đoan để hết sức lo về việc trước mắt thì mới có ngày hay được.
VI. CHÙA CHIỀN Mỗi làng có một chùa thờ Phật, có làng
to thì lập đến hai ba ngôi chùa.
Gian giữa từng trên nhất thò ba vị Thế Tôn, đầu tóc xoăn như ốc bám, thường gọi là Bụt ốc. Kế đến bà Mụ Thiện mười hai tay, rồi đến bà Di Lặc béo phục phịch, tục truyền bà ấy nhịn mặc mà ăn cho nên béo. Kê đến tượng Quan Ầm có Kim Đồng, Ngọc Nữ kèm hầu đôi bên, một bên cưỡi con bạch tượng một bên cưỡi con thanh sư. Rồi đến tượng Ngọc Hoàng, một bên là Nam Tào, một bên là Bắc Đẩu. Ngoài cùng thì là tượng cửu long bằng đồng có Phật Thích Ca đứng giữa.
Hai bên, ở phía trong một bên thờ ông Tu Sương gầy khô như hạc, tục gọi là nhịn ăn mà mặc cho nên gầy, một bên thờ bà Thị Kính hay bế một đứa con, cạnh mình có con vẹt đứng, tục truyền là Thiện Sĩ (chồng bà ấy) hóa thân. Ở phía ngoài thì mỗi bên có năm ông Bụt gọi là thập điện La Hán.
Hai gian cạnh gần gian giữa, một bên thờ tượng Long Thần, mặt đỏ mắt sắc gọi là Đức ông hoặc Đức chúa, tức là Thổ thần. Một bên thờ thầy Đường Tăng, có Đại Thánh, Bát Giới đứng hầu.
Hai gian ngoài cùng thờ hai tượng Hộ Pháp, một tượng mặt mũi hiền lành cầm quả ấn, một tượng mặt mũi dữ dội vác thanh gươm, mỗi tượng cưỡi một con nghê.
Còn đôi bên vách tưòng thì đắp mật động, nào là thiên phủ có quần tiên gay đàn thổi sáo vui vầy, nào là địa phủ, có Diêm Vương hành tội, những ngưòi chết, kẻ thì bị quỷ sứ cưa đầu kìm lưỡi, kẻ thì bị quỷ sứ quang vào núi gươm đao, kẻ thì được lên thiên đường hưởng sự sung sướng, kẻ bị bị trầm luân nơi khô ải phải trải nếm đắng cay...
Ngoài cửa chùa có cửa tam quan làm giác chuông, mỗi buổi chiều thì thỉnh ba hồi chuông, rồi mới tụng kinh niệm Phật.
Sau chùa có tĩnh thờ chư vị và có nhà thò Tổ. Nhà thờ Tổ là nơi những tăng ni tu hành ở đó, về sau mất đi nhà chùa tô tượng đế thờ. Lại có nhà hậu để thờ những người mua hậu chùa, cứ đến ngày giỗ thì nhà chùa phải giỗ. Có phòng riêng làm chỗ nhà sư ở gọi là nơi trụ trì, có chỗ để khách khứa ngồi chơi, gọi là nhà phương trượng. Phía sau thì là nơi mộ tháp của tăng ni.
Chùa lắm nơi danh lam thắng tích, cách thức to tát rộng rãi, phong cảnh thanh thú vô cùng. Nhưng cũng nhiều nơi ở giữa quãng không, hoặc ở bên sườn núi xa thắm, vài ba gian tiều tụy lơ thơ, quanh năm ít người thăm viếng, thì lại là nơi cô tịch quá.
Chùa phải có nhà sư ở, sư nam gọi là Tăng, sư nữ gọi là Ni. Chùa nào không có tăng ni thì có một thầy tu, gọi là thầy già lam để coi việc đèn hương cúng cấp.
Dân làng mỗi năm về những ngày đoan dương chính đán thì dùng lễ oản chuối đem đến lễ Phật, về ngày giỗ sư tổ dân làng cũng đem vài buồng cau và một vài đồng bạc đến lễ giỗ.
Cỗ chay dùng toàn đậu, bột khoai, vừng chế ra nấu các thức ăn cũng đủ giò chả bóng mực v.v...
Còn về phần nhà chùa thì mỗi tuần rằm, mồng một phải xin oản cúng Phật. Cúng rồi 'chia cho các vãi mỗi ngưòi một phần oản chuối gọi là lộc Phật Các vãi phải mỗi tháng đóng tiền cúng về nhà chùa.
Ngày vào hè ra hè, thượng nguyên trung nguyên, cùng là các ngày mồng năm ngày Tết đều có làm cỗ chay cúng Phật, rồi thì thết đãi các con hương đệ tử. Các vãi và các con hương đệ tử ăn cỗ mỗi ngưòi cúng độ một vài hào bạc, nếu không cúng mà ăn không của Bụt thì phải tội. Ăn rồi mỗi ngưòi lại được một phần oản, một quả chuối làm phần.
Nhà chùa có việc tu tạo gì hoặc là việc tô tượng đúc chuông thì tăng ni nói với dân làng, dân làng đứng lên lập sổ phổ khuyên cho người đem sổ đi quyên giáo thập phương, gọi là việc tập phúc. Có khi một vài người sư tiểu cầm sổ đi khắp các làng các ngõ, vào từng nhà mà quyên; có khi năm bảy bà vãi kéo vào từng nhà nam mô niệm Phật rầm xóm; có khi hai người khiêng cái võng, trên đòn treo cái chuông hoặc cái cảnh theo sau một lũ năm ba bà vãi đi đến các chợ búa, gõ chuông quyên giáo, ai cúng đồng tiền nào ném vào trong võng, ơ chỗ cửa chùa thì bày một cái nong bên cạnh đường đi, đốt năm ba nén hương cắm lên bình, vài bà vãi đánh trông kê kệ, ai đi qua lại cũng quang dăm ba đồng kẽm hoặc một vài xu vào cúng.
Việc to có sổ quyên, ai cúng bao nhiêu phải đề tên biên số tiền vào số, đợi khi xong việc, liệt tên lên bảng để tỏ cái lòng tôt của người ta. Việc nhỏ cúng dăm ba hào một vài xu thì thôi. Việc đúc chuông dẫu cúng đồng tiền gì cũng phải lấy, nếu không lấy thì việc đúc chuông không thành.
Đã nói đến việc quyên giáo làm phúc thì ai cũng cúng nhiều ít tùy lòng. Nhưng cũng lắm kẻ gian biển, giả danh quyên giáo để độ khẩu thì thực là một cách đê tiện.
Phật giáo khởi tự Ấn Độ. Tự đời vua Minh Đế nhà Hán nằm mơ thấy thần người vàng xuất hiện, mới sai người sang tận Tây Trúc rước Phật cầu kinh về thờ. Từ đó Phật giáo mới truyền vào Trung Quốc. Nước ta thì đời Lý Trần sùng thượng đạo Phật, nào là dựng chùa xây tháp, nào là tô tượng đúc chuông, nào là đặt ra tăng khoa. Từ bấy giờ đạo Phật mỗi ngày một thịnh, dân gian dần dần bắt chước nhau, làng nào cũng lập chùa, cũng đúc chuông, xã nào cũng xây tháp, cũng tô tượng, đâu đâu cũng có sư có vãi, đâu đâu cũng có tín nữ thiện nam.
Phật giáo cũng là một tôn giáo riêng, chủ nghĩa trọng sự hư vô tịch diệt, nhất thiết cho sự đời là không không, cũng có lý tưởng, dễ đã bài bác được. Mà lời thiện ác báo ứng cũng đủ khuyên răn ngươi. Nhưng hiềm ta không cứu đến nguyên lý, mà chỉ tin những lời trần hủ. Sùng tín cái vỏ xác ngoài, mà cái lý cao xa của người ta thì không mấy người nghĩ đến. Nào là cấm sự sát sinh, nào là ngăn đường thị dục, nào là làm chay cầu phúc, nào là tụng kinh sám hối, những sự ấy chẳng qua là hình thức bề ngoài, chớ có dự gì đến sự lý học.
Thiết tưởng người lãnh hội được lý cao xa của Phật giáo thì dẫu chẳng kiêng gì sát sinh, chẳng cấm gì thị dục, mà vẫn là người tu hành đạo đức, dẫu chẳng làm chay, chẳng sám hối cũng không khi nào phải tội.
Vậy thì sự sùng tín đã không có ích gì cho người, mà làm hại của cải, cũng chỉ bởi lòng tin sai vậy.
Và lại chỗ Phật Đường, phần nhiều ngươi chân tu thì ít mà phần người trốn chúa, lộn chồng, ăn bơ làm biếng, trôn xâu lậu thuế, mượn cửa bồ đề mà nương thân thì nhiều, ấy lại là một cái hang để chứa những kẻ bậy bạ nữa.
Ít nay có người muốn lấy Phật đường làm trường Âu học cho các dân thôn, có lẽ cũng tiện.
Gian giữa từng trên nhất thò ba vị Thế Tôn, đầu tóc xoăn như ốc bám, thường gọi là Bụt ốc. Kế đến bà Mụ Thiện mười hai tay, rồi đến bà Di Lặc béo phục phịch, tục truyền bà ấy nhịn mặc mà ăn cho nên béo. Kê đến tượng Quan Ầm có Kim Đồng, Ngọc Nữ kèm hầu đôi bên, một bên cưỡi con bạch tượng một bên cưỡi con thanh sư. Rồi đến tượng Ngọc Hoàng, một bên là Nam Tào, một bên là Bắc Đẩu. Ngoài cùng thì là tượng cửu long bằng đồng có Phật Thích Ca đứng giữa.
Hai bên, ở phía trong một bên thờ ông Tu Sương gầy khô như hạc, tục gọi là nhịn ăn mà mặc cho nên gầy, một bên thờ bà Thị Kính hay bế một đứa con, cạnh mình có con vẹt đứng, tục truyền là Thiện Sĩ (chồng bà ấy) hóa thân. Ở phía ngoài thì mỗi bên có năm ông Bụt gọi là thập điện La Hán.
Hai gian cạnh gần gian giữa, một bên thờ tượng Long Thần, mặt đỏ mắt sắc gọi là Đức ông hoặc Đức chúa, tức là Thổ thần. Một bên thờ thầy Đường Tăng, có Đại Thánh, Bát Giới đứng hầu.
Hai gian ngoài cùng thờ hai tượng Hộ Pháp, một tượng mặt mũi hiền lành cầm quả ấn, một tượng mặt mũi dữ dội vác thanh gươm, mỗi tượng cưỡi một con nghê.
Còn đôi bên vách tưòng thì đắp mật động, nào là thiên phủ có quần tiên gay đàn thổi sáo vui vầy, nào là địa phủ, có Diêm Vương hành tội, những ngưòi chết, kẻ thì bị quỷ sứ cưa đầu kìm lưỡi, kẻ thì bị quỷ sứ quang vào núi gươm đao, kẻ thì được lên thiên đường hưởng sự sung sướng, kẻ bị bị trầm luân nơi khô ải phải trải nếm đắng cay...
Ngoài cửa chùa có cửa tam quan làm giác chuông, mỗi buổi chiều thì thỉnh ba hồi chuông, rồi mới tụng kinh niệm Phật.
Sau chùa có tĩnh thờ chư vị và có nhà thò Tổ. Nhà thờ Tổ là nơi những tăng ni tu hành ở đó, về sau mất đi nhà chùa tô tượng đế thờ. Lại có nhà hậu để thờ những người mua hậu chùa, cứ đến ngày giỗ thì nhà chùa phải giỗ. Có phòng riêng làm chỗ nhà sư ở gọi là nơi trụ trì, có chỗ để khách khứa ngồi chơi, gọi là nhà phương trượng. Phía sau thì là nơi mộ tháp của tăng ni.
Chùa lắm nơi danh lam thắng tích, cách thức to tát rộng rãi, phong cảnh thanh thú vô cùng. Nhưng cũng nhiều nơi ở giữa quãng không, hoặc ở bên sườn núi xa thắm, vài ba gian tiều tụy lơ thơ, quanh năm ít người thăm viếng, thì lại là nơi cô tịch quá.
Chùa phải có nhà sư ở, sư nam gọi là Tăng, sư nữ gọi là Ni. Chùa nào không có tăng ni thì có một thầy tu, gọi là thầy già lam để coi việc đèn hương cúng cấp.
Dân làng mỗi năm về những ngày đoan dương chính đán thì dùng lễ oản chuối đem đến lễ Phật, về ngày giỗ sư tổ dân làng cũng đem vài buồng cau và một vài đồng bạc đến lễ giỗ.
Cỗ chay dùng toàn đậu, bột khoai, vừng chế ra nấu các thức ăn cũng đủ giò chả bóng mực v.v...
Còn về phần nhà chùa thì mỗi tuần rằm, mồng một phải xin oản cúng Phật. Cúng rồi 'chia cho các vãi mỗi ngưòi một phần oản chuối gọi là lộc Phật Các vãi phải mỗi tháng đóng tiền cúng về nhà chùa.
Ngày vào hè ra hè, thượng nguyên trung nguyên, cùng là các ngày mồng năm ngày Tết đều có làm cỗ chay cúng Phật, rồi thì thết đãi các con hương đệ tử. Các vãi và các con hương đệ tử ăn cỗ mỗi ngưòi cúng độ một vài hào bạc, nếu không cúng mà ăn không của Bụt thì phải tội. Ăn rồi mỗi ngưòi lại được một phần oản, một quả chuối làm phần.
Nhà chùa có việc tu tạo gì hoặc là việc tô tượng đúc chuông thì tăng ni nói với dân làng, dân làng đứng lên lập sổ phổ khuyên cho người đem sổ đi quyên giáo thập phương, gọi là việc tập phúc. Có khi một vài người sư tiểu cầm sổ đi khắp các làng các ngõ, vào từng nhà mà quyên; có khi năm bảy bà vãi kéo vào từng nhà nam mô niệm Phật rầm xóm; có khi hai người khiêng cái võng, trên đòn treo cái chuông hoặc cái cảnh theo sau một lũ năm ba bà vãi đi đến các chợ búa, gõ chuông quyên giáo, ai cúng đồng tiền nào ném vào trong võng, ơ chỗ cửa chùa thì bày một cái nong bên cạnh đường đi, đốt năm ba nén hương cắm lên bình, vài bà vãi đánh trông kê kệ, ai đi qua lại cũng quang dăm ba đồng kẽm hoặc một vài xu vào cúng.
Việc to có sổ quyên, ai cúng bao nhiêu phải đề tên biên số tiền vào số, đợi khi xong việc, liệt tên lên bảng để tỏ cái lòng tôt của người ta. Việc nhỏ cúng dăm ba hào một vài xu thì thôi. Việc đúc chuông dẫu cúng đồng tiền gì cũng phải lấy, nếu không lấy thì việc đúc chuông không thành.
Đã nói đến việc quyên giáo làm phúc thì ai cũng cúng nhiều ít tùy lòng. Nhưng cũng lắm kẻ gian biển, giả danh quyên giáo để độ khẩu thì thực là một cách đê tiện.
Phật giáo khởi tự Ấn Độ. Tự đời vua Minh Đế nhà Hán nằm mơ thấy thần người vàng xuất hiện, mới sai người sang tận Tây Trúc rước Phật cầu kinh về thờ. Từ đó Phật giáo mới truyền vào Trung Quốc. Nước ta thì đời Lý Trần sùng thượng đạo Phật, nào là dựng chùa xây tháp, nào là tô tượng đúc chuông, nào là đặt ra tăng khoa. Từ bấy giờ đạo Phật mỗi ngày một thịnh, dân gian dần dần bắt chước nhau, làng nào cũng lập chùa, cũng đúc chuông, xã nào cũng xây tháp, cũng tô tượng, đâu đâu cũng có sư có vãi, đâu đâu cũng có tín nữ thiện nam.
Phật giáo cũng là một tôn giáo riêng, chủ nghĩa trọng sự hư vô tịch diệt, nhất thiết cho sự đời là không không, cũng có lý tưởng, dễ đã bài bác được. Mà lời thiện ác báo ứng cũng đủ khuyên răn ngươi. Nhưng hiềm ta không cứu đến nguyên lý, mà chỉ tin những lời trần hủ. Sùng tín cái vỏ xác ngoài, mà cái lý cao xa của người ta thì không mấy người nghĩ đến. Nào là cấm sự sát sinh, nào là ngăn đường thị dục, nào là làm chay cầu phúc, nào là tụng kinh sám hối, những sự ấy chẳng qua là hình thức bề ngoài, chớ có dự gì đến sự lý học.
Thiết tưởng người lãnh hội được lý cao xa của Phật giáo thì dẫu chẳng kiêng gì sát sinh, chẳng cấm gì thị dục, mà vẫn là người tu hành đạo đức, dẫu chẳng làm chay, chẳng sám hối cũng không khi nào phải tội.
Vậy thì sự sùng tín đã không có ích gì cho người, mà làm hại của cải, cũng chỉ bởi lòng tin sai vậy.
Và lại chỗ Phật Đường, phần nhiều ngươi chân tu thì ít mà phần người trốn chúa, lộn chồng, ăn bơ làm biếng, trôn xâu lậu thuế, mượn cửa bồ đề mà nương thân thì nhiều, ấy lại là một cái hang để chứa những kẻ bậy bạ nữa.
Ít nay có người muốn lấy Phật đường làm trường Âu học cho các dân thôn, có lẽ cũng tiện.
VII. VĂN TỪ VĂN CHỈ Mỗi làng có một văn từ hoặc văn chỉ. Đàn lộ thiên gọi là văn chỉ, có lợp mái gọi là văn từ. Văn từ văn chỉ để thờ riêng những bậc khoa hoạn trong làng. Có làng biếm văn học, chưa có người hiển đạt, thì thờ Đức Khổng Tử, gọi là Tiên thánh sư, để làm chủ trương cho việc văn học trong làng.
Các nơi thờ riêng những bậc khoa hoạn, đại để chia làm ba hạng:
Hạng nhất là những người đỗ đại khoa (tiến sĩ) và những người làm quan từ tam tứ phẩm trở lên, thò ban giữa.
Hạng nhì là những người đỗ trung khoa (Cử nhân) và những người làm quan từ lục, thất phẩm trở lên, thờ ban hữu.
Hạng ba là những người đỗ tiểu khoa (Tú tài) và những người làm đến bát cửu phẩm thờ ban tả.
Đến khi tế tự thì đem cả hào mục tổng lý và các thầy đồ truyền giáo trong làng vào phối hưởng.
Nhưng nhiều nơi chỉ trọng riêng về đường khoa mục, hễ có đỗ mới được liệt tự, còn người làm quan dẫu đến nhất nhị phẩm mà không có chân khoa mục, cũng không được dự, chỉ đến lúc tế mói đem vào phối hưởng mà thôi.
Mỗi năm tháng hai, tháng tám tế hai kỳ gọi là xuân thu nhị đình. Có nơi cả làng tế, có nơi chỉ người có chân trong hội tư văn mới được dự tế.
Năm nào có khoa thi thì cả sĩ tử trong làng, hội lại làm lễ kỳ khoa, hoặc cả làng, làm lễ, để cầu cho hương thôn được nhiều người hiển đạt.
Khi thi xong, ai được đỗ thì lúc về phải có lễ ra lễ văn chỉ để tạ ơn tiền hiền.
Thờ tiền hiền - cũng là một cách để duy trì phong hóa, làm kỷ niệm cho sự truyền giáo, thì cũng là một việc hay mà tục chuyên trọng về đường khoa mục thì chỉ là có ý khuyên cho người ta chăm vê việc học hành.
Xét nước ta từ đòi Lý Trần trở về, mới có khoa cử, đến đời nhà Lê thì khoa cử lại càng thịnh lắm. Ai làm quan có chân khoa mục mới là thanh lưu, còn không đỗ gì thì dẫu làm to đến đâu cũng gọi là tạp lưu. Dân gian vì đó mà lắm nơi cũng chuyên trọng về khoa mục, cho nên nhiều nơi dẫu có người làm đến Thượng thư, Tổng đốc, mà về đến văn chỉ, có khi phải ở dưới hàng Tiến sĩ, Cử nhân.
Như vậy thì sự kiến thức của dân ta khí hẹp hòi quá! Thiết tưởng người có tài có đức, văn chương sự nghiệp đủ làm gương cho dân, và lưu được sự ích lợi cho làng, có phải hết thảy do ở khoa cử mà ra cả đâu. Nêu chỉ trọng về khoa cử, chẳng hóa ra bỏ sót nhiều người tài trí lắm ru! vả lại người trọng khoa cử cũng có người hay, mà cũng chẳng thiếu gì người chẳng ra gì, vậy mà không có phân biệt, cứ thấy có khoa cử thì trọng, cũng là một sự hồ đồ vậy.
Sau nữa cũng vì cái tục chuyên trọng khoa cử, mà khiến cho người ta mê lòng về đường hư danh, bỏ mất hết sự thực dụng, cả đời chỉ nung kinh nấu sử, mà không biết đến việc gì. May ra ai vớ được cái bia đá bảng vàng, hoặc là một tiếng dạ thì còn có thê vinh thân phì gia, chẳng may mà lao đao tràng ốc cả đời, thì đến ngồi xó nhà quê, gõ đầu dăm ba đứa trẻ kiếm ăn, giở ra trò gì cũng không được nữa, thì lại là khoa cử làm hại người!
Thiết tưởng đã gọi là thờ tiền hiền bao nhiêu những người có tài đức, hoặc người nào làm được sự ích lợi gì cho dân xã cũng nên thờ cả, không cứ gì có khoa cử hay không. Mà trong khoa cử cũng nên phân biệt người hay, ngưòi dở, nếu ai là ngưòi điếm nhục khoa danh, thì cũng nên bỏ đi, vậy mới đủ là duy trì phong hóa, và làm gương cho người khác.
VIII. KÝ HẬU
Trong làng, người nào không có con trai, ngoài sự lập kế tự để giữ hương hỏa, lại còn lệ mua hậu nữa.
Người mua hậu trước hết phải nộp tiền lệ cho làng, hoặc năm bảy chục, hoặc một vài trăm bạc. Làng nhận tiền ấy để tu bổ đình miếu, chi vào việc công nhu. Người mua hậu lại phải nộp cho dân xã mấy sào mấy mẫu ruộng hoặc đất để dân xã lấy hoa lợi ở ruộng đất ấy mà chi vào việc tế tự người có hậu về sau.
Có ngưòì mua hậu riêng cho hai vợ chồng mình, có người mua hậu chung cả cho cha mẹ đôi bên. Tùy mua nhiều mua ít mà gia giảm số tiền.
Người thì ký hậu tại đình miếu, người thì ký hậu tại chùa, người thì ký hậu tại bản thôn, bản tộc, người thì ký hậu tại biệt xã là quê ngoại của mình.
Hàng giáp, hàng thôn, nhà chùa, bản tộc, hoặc biệt xã đã nhận tiền và ruộng đất của người mua hậu, phải làm tò ký kết rồi dựng bia đá tại đình miếu, hoặc chùa hoặc ở trong từ đường.
Trong văn bia kể rõ họ tên người mua hậu ở phủ huyện tổng xã nào, dân làng nhận bao nhiêu tiền, chi về việc gì, và ruộng đất ký hậu cho bao nhiêu, ở tại đâu, cứ mỗi năm về ngày tháng nào thì dùng lễ gì mà cúng tế. Lại có mấy câu tán tụng công đức người mua hậu, cũng tức như một tờ ký kết.
Hôm ký tờ dựng bia, người mua hậu phải làm rượu mời dân làng ăn uổng. Từ bây giờ người mua hậu gọi là ông hậu bà hậu.
Từ sau trở đi, mỗi kỳ đến ngày giỗ hậu, thì dân làng hoặc bản tộc phải biện lễ gà xôi trầu rượu, hoặc thủ lợn mâm xôi, hoặc làm bò để tế. Hậu chùa thì làm cỗ chay để cúng, gọi là giỗ hậu. Con cháu người có hậu hoặc còn ai thì đem trầu rượu đến lễ, không còn ai thì thôi. Làng lễ xong, có biếu lại chủ nhà một ít, còn thì ăn uống với nhau.
Mỗi năm những kỳ tế thần, cũng có cúng lễ các hậu thần, con cháu ngươi có hậu đem vàng hương trầu rượu đến lễ thánh, dân làng cũng có phần biếu.
Có nhà con cháu đông đúc, nhưng giàu có nhiều của thì cũng mua hậu, một là giúp việc cho làng, hai là để cả làng phải cúng giỗ mình thì hương hỏa càng được lâu dài.
Lễ hậu thần nhiều nơi lấy làm rất quí trọng, phi người phú quý có thế lực với dân thì mới mua được.
Tục ta trọng việc hương hỏa, cho nên người không có con trai thì phải ký hậu để có nơi cúng giỗ về sau. Tục ấy củng là một tục hay, vì người có của mà không có con thì của ấy cũng không đê làm gì. Tuy cũng nhiều người nuôi con nuôi đê làm người thừa tự cho mình, cùng là chia của cho con gái, thì con cháu ngưòi con gái về sau cũng phải giữ giỗ giữ tết. Nhưng con nuôi và cháu ngoại thì đã chắc gì giữ được thủy chung, chi bằng bỏ ra một món tiền, trước là giúp được một việc công ích cho dân làng, sau là đem mình nương bóng thần Phật, thì có thể hương hỏa phần mình, truyền lâu mãi mãi, ấy là cái chủ ý của ngưòi mua hậu, mà là một chính sách lý tài của dân làng kể cũng đã khôn khéo.
Tuy vậy, chủ ý thì hay, mà lắm thì thành tệ. Vì có lắm khi bọn hào trưỏng trong làng giả danh tu tạo công nọ việc kia, mà bày ra cách bán hậu. Tiền người mua hậu chi về việc công ích thì ít, mà bỏ vào túi bọn ấy thì nhiều, thành ra chỉ giúp cho mấy kẻ hào trưởng mà thôi.
Giá thử ai có của dư dật, ngoài sự lập kế tự, chia gia sản cho họ hàng con cháu rồi, còn nữa không biết làm gì nên đế dùng vào những việc làm phúc chung cho xã hội, hoặc quyên vào những việc chẩn thải, hoặc giúp vào những hội học, nhà thương vân vân. Để một cái kỷ niệm trong việc công ích, có lẽ còn hơn hưởng con gà ván xôi sau khi mình khuất mắt.
XI. CÔNG QUÁN
Dân thôn mỗi nơi có một công quán, làng to thì mỗi xóm có một công quán. Công quán làm năm ba gian, hoặc lợp ngói xây gạch; hoặc làm bằng tre nứa, ban đêm thì làm nơi tuần phu canh giờ, ban ngày thì làm nơi dân làng hoặc có việc gì hội họp, hoặc để người ta làm chỗ đi lại nghỉ ngơi, tức gọi là nơi điếm sở.
Ở về nhà quê, thường làm quán giữa cánh đồng, để làm nơi nông phu vào nghỉ. Trong quán có dăm ba hàng quà hàng trầu nưốc để người vào nghỉ ăn uống.
Điếm sở - trong làng thì hàng xã hoặc hàng xóm xuất tiền công ra làm, quán giữa đồng hoặc của công, hoặc của tư gia xuất tiền làm phúc.
Về nhà quê lắm nơi đường đi qua sông, có cầu thượng gia hạ trì, cũng tức là công quán, để khách qua lại có chỗ nghỉ ngơi.
Quán ở nơi dân thôn xóm mạc, mỗi năm đầu mùa xuân, dân làng thường có dùng lễ thủ lợn mâm xôi lễ thổ công. Đêm hôm trừ tịch cũng bày mũ thổ công, làm lễ tông cựu nghênh tân. Ba tháng hè, về ngày rằm, ngày mồng một thì mỗi xóm dùng vàng hương, áo mũ giấy, thanh bông hoa quả và nấu cháo cúng các quan chúng sinh.
Công quán là một nơi cho ngưòi ta nghỉ ngơi, và là chỗ hội họp canh gác, thì cũng là một việc tiện lợi. Mà ích lợi nhất lại là những quán ở giữa cánh đồng. Những người làm ruộng, đem thân ra chỗ đồng không mông quạnh, khi mưa khi nắng, không có cầu có quán, thì lấy chỗ nào mà trú ẩn? Đưòng xa dặm thắng, khách qua lại một ngày đường không có chỗ nghỉ ngơi, nếu không có quán, thì lấy đâu làm chỗ dừng dân, lấy đâu làm chỗ ăn uống? Vậy thì người có lòng tôt, chịu xuất tiền ra làm quán, cũng là một việc công ích vậy.
X. AM CHÚNG SINH
Mỗi làng, đầu làng hoặc cuối làng, có một khu đất rộng đê làm chỗ tha ma mộ địa, trong làng có ông già bà cả hoặc người nào mất thì cứ đem tại đó mà chôn.
Mỗi chồ tha ma nội địa có lập một cái am năm ba gian, hoặc xây bệ lộ thiên, đề ba chữ "hàn lâm sở", đê thờ chung cả những mồ mả vô chủ, gọi là am chúng sinh. Mỗi cửa am có một bà đồng ở sớm tối đèn hương thờ phụng, về ba tháng hè thì cứ ngày rằm, ngày mồng một nấu cháo cúng, đổ vào cái lá đa cuộn tròn lại, cắm hai bên dọc đường gọi là cúng các quan, hoặc gọi là cúng bách linh. Cho nên tục có câu rằng: cướp cháo thí lá đa, là nói những người vô hậu.
Bà đồng ở đó thường bày một cái nong ra cạnh đường đi; đốt vài nén hương để quyên giáo, kẻ qua lại ai cũng cúng một vài đồng kẽm. Bà đồng thì ngồi trong am đánh trông kê kệ, hoặc là họp năm ba bà vãi chèo đò.
Nhiều nơi mỗi năm về tháng bảy, hoặc công làng, hoặc riêng một hội thiện, thiết điện tràng tại cửa am đê làm chay, cúng hai, ba ngày hoặc năm, bảy ngày.
Làm chay, trước hết có nhà sư cầm gậy tầm xích, các vãi cầm phướn và vài ba người đạo tràng đánh trông khua não bạt đi khắp đám tha ma mộ địa gọi là đi rước linh. Rước linh về đàn thì cúng. Trong đàn từng trên thiết tượng Phật, từng dưới thiết vị bách linh, ở ngoài cũng có mã mùng.
Cúng Phật thì dùng lễ oản quả, cúng bách linh thì dùng oản quả, hoặc dùng lợn gà tùy ý.
Hôm bất đầu phát tấu tụng kinh, cầu nguyện cho chúng sinh được siêu sinh thịnh độ, hôm sau dẫn lục cúng, rồi cũng có phóng sinh trí thực như lễ kỳ an. Hôm sau cùng thì chạy đàn phá ngục.
Cách chạy đàn, có mấy người đạo tràng, đóng tuồng Đường Tăng, Đại Thánh, Sa Tăng, Bát Giới chạy xung quanh đàn, và có làm nhà ngục bằng giấy, ông thầy đâm phá các cửa ngục, nghĩa là cứu cho chúng sinh thoát khỏi vùng giam cầm ở dưới âm ty.
Đoạn lễ tạ hóa vàng mã.
Các nơi chiến trận, có nhiều tướng sĩ tử trận chôn một chỗ thì nhà vua lập đàn thờ, gọi là Lệ đàn. Lệ đàn thì mỗi năm nhà vua sai quan về tế, hoặc là hội thiện góp tiền với nhau mà cúng hay là làm chay.
Tục thường cho chỗ am chúng sinh và lệ đàn là nơi rất thiêng liêng, cho nên nói đến việc bách linh thì nhiều người dốc lòng làm phúc. Nhất là những khi bất đắc dĩ phải thiên mộ địa đi nơi khác, các nhà giàu tranh nhau mà cúng tiểu, cúng gạch bát tràng, còn các thiện nam tín nữ thì tranh nhau mà đi rước bách linh, để bách linh phù hộ cho được vạn sự như ý.
Tục ta tin quỷ thần, cho nên sự gì cũng cho người chết có linh hồn, có tri giác cũng như người sống. Mà ở dưới âm phủ cũng có kẻ khổ người sướng như trên dương gian. Người có con cái giữ hương hỏa thì hồn phách có chỗ bằng y, người bất hạnh tuyệt tự thì không có ai cúng cấp, chắc là phải phiền não ở dưới âm phủ.
Vì thế đám mộ địa nào cũng có am, có đàn, có người hương hoa thờ phụng để cho oan hồn oán quỷ, dầu không ai nhìn nhận cũng có chỗ mà hương khói nương nhờ.
Đi đến chỗ mộ địa, trông thấy mồ mả san sát, ai là không động lòng cảm thương, mà nghĩ đến mồ mả vô chủ thì lại đau đớn thay cho người nằm dưới suối vàng.
Nhất là đi qua những nơi trận trường thuở xưa, nghĩ đến các anh hùng hào kiệt, khi sanh tiền dũng mãnh can đảm biết bao nhiêu, mà nay chỉ thấy gò cao lổn nhổn cỏ rậm rì rì thì lại xui cho ngưòi ta buồn rầu nữa.
Kìa những lúc bóng chiều nhạt vẻ, gió bấc lạnh lùng, đêm tối mưa sa, bốn bề vắng ngắt, qua chỗ đó mà ngắm cái cảnh đìu hiu, lại nghĩ đến nông nỗi người xưa nằm đó, biết bao nhiêu tình cảnh sầu ngưòi.
Nói đến đó thì am kia đàn nọ, bách linh dẫu thiêng dẫu chẳng thiêng, dẫu biết dẫu chẳng biết, dẫu có dẫu chẳng có, chẳng kể làm gì, nhưng cũng chua xót xin gửi tặng vài ba giọt lệ.
Than ôi! Từ xưa đến giờ, biết bao nhiêu người khôn ngoan, biết bao nhiêu người vụng dại, biết bao nhiêu người hưng công lập nghiệp, biết bao nhiêu người vong thân tán gia, nào hiền, nào ngu, nào phàm, nào thánh, bây giờ ở đâu cả, chẳng qua cũng mờ mịt trong một đám cỏ xanh mà thôi!
Thôi chẳng nói những cảnh đau đớn làm chi, mà xin nói qua đến cách mộ địa. Tục ta bạ đâu làm mộ địa đấy, mà chôn nông, nhiều nơi gần hồ gần sông phải dùng đến nước ăn uống mà cũng làm mộ địa, thì nước xú uế thâm ra thực là hại cho sự vệ sinh lắm. Mà ta lại thường tin địa lý ngưòi chôn hướng này, kẻ chôn hướng nọ, ngang dọc lổn nhổn, không có thứ tự nào, dễ làm cho nhầm lẫn không nhận được mả của ai. Điều ấy tuy không quan hệ gì, nhưng so với cách văn minh chưa hợp, tưởng cũng nên cải lương.
Giá cứ theo tục Âu châu, mỗi nơi tìm chỗ đất xa sông xa hồ làm riêng một nơi nghĩa địa, khi chôn ngưòi chết phải chôn sâu, và phải có lần có lượt thì có lẽ tiện hơn, mà khi ai muốn vào thăm viếng cũng tiện.
I. NGÔI THỨ
Ngôi thứ trong làng chia ra làm nhiều hạng:
1. Chức sắc - là những ngưòi khoa trường chức tước. Khoa trường như các người thi đỗ tiến sĩ, phó bảng, cử nhân, tú tài và thi võ đỗ tiến sĩ, phó bảng, cử nhân. Chức tước như các người văn từ cửu phẩm, võ từ suất đội trở lên. Dưới hai hạng ấy thì là ấm tử viên tử. Có nơi binh đinh cũng dự vào hàng chức sắc. ít lâu nay các người tòng sự nhà nước, hoặc ông phán, hoặc ông ký, cũng chiếu phẩm hàm mà dự một ngôi chức sắc. Song hạng ấy thì nhiều người không muốn dính đến đám hương thôn, mà cũng nhiều nơi dân tình chưa quen.
2. Chức dịch - là những tân cựu chánh phó tổng, chánh phó lý, hương trưởng, khán thủ, trương tuần và các người có tiền bỏ ra mua nhiêu mua xã v.v...
3. Thí sinh, khóa sinh - là nơi nào hiếm văn học thì những người thi đậu nhất, nhị trường, hoặc người trúng khảo khóa trúng hạch, dân làng cũng trọng, thường khi coi như ngưòi có chân chức sắc. ít lâu nay lại thêm các người làm hương sư tổng sư, trừ ra các người có chân khoa mục đã đành, còn về làng cũng được dự một ngôi thứ cao.
Ba hạng trên này (chức sắc, chức dịch, thí khóa sinh), hợp lại làm một gọi là hội tư văn và gọi là quan viên. Song phải đủ lễ khao vọng mới được dự hội, nếu không khao vọng thì cũng như người chân trắng mà thôi.
Người có chân quan viên, ra đến đình đám có danh có giá, có quyền ăn nói. Tư gia ai có việc gì mời đến làng, tất phải mời hạng ấy trước. Mà việc tế tự trong làng, nhiều nơi chỉ hạng ấy mối được dự. Ai có việc tang ma, mời được quan viên trợ lễ đã là vinh.
4. Lão hạng - Những người từ năm mươi đến năm mươi lăm tuổi trở lên gọi là Lão hạng cũng có lệ khao vọng. Trong lão hạng từ 60 tuổi trở lên, được miễn trừ sưu dịch gọi là lão nhiêu, hoặc gọi là bô lão. Già hưu nữa mà đứng vào hạng thứ tư trong làng trở lên thì gọi là cụ cả, cụ hai, cụ ba, cụ tư, gọi chung là tứ trụ. Lên bực tứ trụ cũng phải vọng một lần nữa, đến lúc lên chân cụ cả lại phải vọng. Tứ trụ ra đến đình đám, dân làng cũng trọng, nhiều nơi ngôi thứ ngồi trên hàng quan viên nhưng không có quyền ăn nói gì, gọi là sông lâu lên lão làng mà thôi.
5. Dân đinh - Những người từ 13 tuổi trở lên đến 49 tuổi gọi là dân đinh. Hạng này theo dưới hàng bô lão, ra vai gánh vác phu phen tạp dịch. Ai nhiều tuổi hơn, khi có việc tang ma, vào chấp lệnh, gọi là hàng linh, còn tổng chi gọi là giai hạng.
Lão hạng, dân đinh, phần nhiều là hạng lương thiện, chỉ biết chăm việc làm ăn, theo đòi đóng góp vối làng, bảo xôi ừ xôi bảo thịt ừ thịt, miễn là được yên phận cho mình làm ăn là đủ, còn công việc làng nước, phó mặc người đàn anh khu xử, không muốn việc gì lôi thôi tới mình. Chỉ khi nào có công việc đình đám hoặc việc tư gia, đóng vai đi ăn uống mà thôi.
6. Ti ấu - Từ sáu, bảy tuổi trở lên đến mưòi ba, mưòi bảy tuổi là hạng ti ấu. Hạng này Vọng ngôi hương ấm rồi thì cũng được dự đến việc hàng phe hàng giáp, cũng phải đóng góp vào việc tế tự như ngưòi lớn.
Ngôi thứ cứ chiếu sổ hương ẩm, trừ ra người có chức sắc, người có chân quan viên, có khi vượt ngôi thứ không kể còn theo thứ tự tên ký trong sổ, ai vào trước ngồi trên, ai vào sau ngồi dưới. Trong văn tế cũng vậy, ai ngôi thứ cao viết trên, ai ngôi thứ thấp viết dưới. Nếu sai thứ tự thì có khi sanh ra kiện tụng. Song đại khái chỉ tả vài ba chục tên người trên mà thôi, còn ở dưới nhiều quá tả không xuể thì thôi cũng được.
Trong việc sự thần, trọng nhất là việc tế chủ và việc điển văn. Tế chủ phải người có chức sắc cao hơn trong làng mới được vào. Không có chức sắc thì trong hạng tứ trụ mới được. Có nơi tế chủ phải kén người chức sắc hoặc là bô lão mà vợ chồng song toàn, con trai con gái đề huề mới được. Điển văn là người coi việc tả văn tế, phải kén người có chức sắc mới được bầu làm điển văn. Không có chức sắc thì kén trong hàng ký cục, chức dịch, chớ hạng bô lão không bao giờ được dự đến việc ấy.
Trong làng phân ra ngôi thứ, có trên có dưới, có thứ có bực, tuy trái với cách bình đẳng, nhưng đến khi hội họp đông đúc, hoặc bàn bạc công nọ việc kia, hoặc giảng giải điều hơn lẽ thiệt người trên nói người dưới nghe, thượng mục hạ hòa, không đến nỗi xốn xáo lộn bậy cũng là một cách xếp đặt trong hương chính rất hay.
Song phải một điều là tục ta chỉ trọng riêng về người có chức sắc có khoa mục, mà người làm ruộng, người làm thợ, người đi buôn thì coi khinh, cho là dân đàn em. Vì thế nhiều người chỉ đua ganh lấy chút danh phận, để về mở mặt với làng, chiếm lấy một ngôi thứ cao trong hương đảng, đã cho là danh dự. Điều ấy tuy bởi người kiến thức hẹp hòi, nhưng cũng vì tục trọng đường hư danh mà khinh đường thực dụng, xui nên một thói ấy. Mà đường thực nghiệp không được mở mang, không được phấn chấn cũng bởi đó mà ra nữa.
Tuy vậy, điều đó là bởi thói quen của ta mà thôi, bây giờ cũng đã nhiều người tỉnh ngộ, biết trọng thực nghiệp hơn là hư danh, rồi có lẽ cũng đổi được thói ấy. Chỉ có một điều là ta nên nhân cái nền nếp cũ xếp đặt đã có thứ tự thì người làm đàn anh nên ở cho đứng đắn, chớ nên cậy mình có vai vế mà khinh bỉ người ngu dân, phải nên giữ lấy đạo công bằng, đừng hà hiếp ai, mà cũng đừng nhũng lạm của làng. Dân ta phần nhiều là người hiền lành thuần thục, nếu được người đàn anh đứng đắn thì dân tình rất quý phục, dân đã tin thì nói ra một tiếng là nghe răm rắp, có lẽ việc khó đến đâu khiến cũng nổi.
Nhưng cũng chớ bảo dân là ngu. Nếu người đàn anh chỉ biết chuyện lợi một mình, bòn khoét của làng mà lại ỷ thế lực, ra mặt hông hách, thì tức nước võ bờ, thường lại sinh ra việc kiện tụng, thành ra một tệ tục cho làng.
XII. VIÊN CHỨC Viên chức là những người có trách nhiệm có quyền hành trong làng. Đầu hết có một người tiên chỉ, một người thứ chỉ. Tiên thứ chỉ là các hạng hưu quan trí sĩ về làng, hoặc ngươi khoa trường chức sắc, nếu không có khoa trường chức sắc thì người kỳ cựu già có tuổi cũng được dự vào chân ấy. Dân làng có việc ký kết gì tất phải tiên thứ chỉ ký đầu giấy. Tiên thứ chỉ có quyển quyết đoán mọi việc và có việc gì tất phải hỏi đên tiên thứ chỉ mới được thi hành.
Song cũng nhiều khi tiên thứ chỉ trông nom việc đại cương mà thôi, đến như các việc hương thôn, phó mặc cho bọn kỳ mục khu xử bàn định. Bọn ấy bàn định xong trình qua với viên tiên thứ chỉ là đủ.
Dưới tiên thứ chỉ là hạng kỳ mục. Kỳ mục là những cựu chánh phó tổng, quản tổng, tuần tổng, cựu chánh phó lý hoặc gọi là kỳ cựu hay là hào trưởng cũng là hạng ấy. Hạng này rất có quyền hành trong dân, phàm có việc công việc tư gì, bọn lương thứ lý dịch tất phải trình với tiên thứ chỉ và kỳ mục. Kỳ mục bàn định cùng tiên thứ chỉ rồi mới thi hành, tiên thứ chỉ nhiều khi không muốn dự đến việc nhỏ nhặt thì kỳ mục chuyên quyết với nhau mà thôi. Nhiều khi việc quan cũng phải trách cứ đến kỳ mục mới xong.
Trong làng ai có việc khánh điếu gì muốn mời đến làng tất phải mời đến hạng kỳ mục. Hạng ấy ăn uống xong thường lại giở ra thuốc phiện tổ tôm, các cách chơi bời, người nhà chủ cũng phải thờ phụng hết lòng.
Hàng tổng ai có việc gì to tát, thường cũng phải mời đến kỳ mục các làng. Mà trong khi bầu cử chánh phó tổng hoặc nghị viên cũng phải có kỳ mục.
Kỳ mục có chút lợi gì thường phải chia tay với nhau. Ai có việc gì yêu cầu cũng phải ở cho được lòng cả đám kỳ mục mới được, nếu một người nào không được lòng thì khi việc không xong. Mà đã động họp đến kỳ mục là tất phải có chè chén.
Dưới hạng kỳ mục là hạng lý dịch đương thứ. Lý dịch mỗi làng có một người lý trưởng, một người phó lý, hoặc làng nào nhiều thôn thì mỗi thôn có một phó lý. Lý trưởng, phó lý do dân làng công cử đem trình quan, mà quan cấp bằng cho để thay mặt dân làng mà đối với nhà nước. Lý trưởng lại có thêm một cái mộc triện của quan cấp cho nữa. Phàm việc bình lượng thuế má, phó lý phải hiệp trợ lý trưởng mà chịu trách nhiệm. Các việc khai báo gì cũng phải lý trưởng thực hiện.
Lại có một người hương trưởng để hiệp trợ với chánh phó lý mà đốc biện các tạp vụ. Hương trưởng cũng do dân làng ký kết bầu cử đem trình quan, rồi quan phê chữ vào đơn dân bầu cho làm bằng. Chức phận của hương trưởng thì về vịệc phu phen đê điều hoặc khi nào nghênh tiếp thượng quan thì phải đem phu đi, hoặc đến vụ thuế thì đi đốc thuế đốc má v.v...
Ngoại giả lại có một vài người khán thủ, trương tuần đê coi riêng về việc tuần phòng trong làng. Đêm phải đem tuần phu đi canh gác chỗ nọ chỗ kia. Hoặc có việc phu phen cũng phải đi đốc thúc. Hạng này thì do dân làng cử riêng với nhau chớ quan không biết đến.
Lý trưởng, phó lý, hương trưởng, khán thủ, trương tuần đều gọi là đương thứ lý dịch. Làm việc có hạn hoặc ba năm hoặc năm, sáu năm. Hễ mãn hạn mà không có can cữu gì thì được dự vào chân kỳ cựu. Trong khi làm việc trừ các việc to đối vối quan vối nhà nưốc, và các việc to tát trong làng thì phải có tiên thứ chỉ kỳ mục hội định, còn các việc nhỏ như việc khai báo, việc xử đoán đám đánh nhau, đám trộm cắp xì xằng thì đương thứ lý dịch có quyền chuyên quyết lấy.
Ngoài hạng lý dịch có nơi lại đặt thêm một người thủ khoán để giữ khoán ước trong làng, khi nào có ai trái khoán ước thì chiếu khoán ra mà thi hành. Có nơi đến vụ thuế thì kén mỗi họ lấy một người vật lực gọi là phần thu để đốc thu thuế má, hễ trong họ ai thiếu thuế thì người ấy phải chịu trách nhiệm, có nơi lại đặt thêm giám trương, chánh xã, để giúp việc cho lý dịch. Hạng ấy gọi là hương hào và cũng được dự vào chân viên chức.
Xét những hạng viên chức trong làng, trên có tiên thứ chỉ để làm chủ trương cho công việc trong một làng, giữa có hạng kỳ mục để bàn định, quyết đoán, phân xử mọi việc, dưới có hạng lý dịch để thi hành các việc, dưới nữa lại có hạng trương tuần khán thủ đế giúp việc cho lý dịch.
Cứ như phép cai trị thì nhà nước chỉ biết một mình lý trưởng là người thay mặt chung cho cả làng mà chịu trách nhiệm với nhà nước, thứ nữa là phó lý, việc gì quan hệ lắm lý trưởng làm không nôi thì mới phải hỏi đến tiên thứ chỉ kỳ mục, nhưng cũng chuyên trọng vào một lý trưởng mà thôi.
Song cứ thực tình ở trong làng, thì lý trưởng chỉ có quyền xuất đầu ứng tiếp với nhà nước và xử đoán các việc nhỏ nhặt, chớ động đến việc to tát như việc bổ bán, việc tế tự, việc quan hệ đến đồng tiền phân bạc thì phải trình với tiên thứ chỉ kỳ mục mới xong. Mà tiên thứ chỉ thì trừ ra mấy người hào trưởng, mấy người võ biển và mấy ngươi khoa trường chức sắc khí cực hẹp hòi thì mới tranh vối bọn kỳ mục mà giữ lấy quyền ăn nói, quyền xử đoán. Còn phần nhiều là bực hưu quan trí sĩ hoặc ngươi khoa mục nghĩ đến cách cao xa không muốn đem mình bận đến việc hương thôn thì chỉ gọi là chủ trương, trông qua các việc đại khái, còn thì phó mặc cho bọn kỳ mục lo liệu, miễn là xong việc mà không hại đến làng là đủ. Cũng có người thì bỏ phắt mà không nhìn đến việc gì.
Nói rút lại thì công việc trong làng, trên thì tiên thứ chỉ không muốn nhìn đến, dưới thì phưòng lý dịch chẳng qua cũng là con em hoặc đầy tố các kỳ mục, há miệng mắc quai nón, mà cũng muốn a dua với bọn ấy thì mới kiếm được mồi, và lại muốn học đòi mấy ngón khôn ngoan nữa. Còn dưới nữa thì gọi là dân đen đầu, biết gì mà dám nói. Vì thế quyền hành của kỳ mục rất lớn, thế lực rất to. Mà trong hạng kỳ mục, thì lại chỉ độ một hai người gọi là nhất nhì hạng kỳ mục phi tay hào cương hách dịch, thì là tay gian giảo điêu ngoa. Còn nữa chẳng qua là ngươi có chân kỳ mục cũng a dua vào mấy người ấy mà thôi.
Ta cũng vì những ngươi có kiên thức, cho việc hương thôn là việc nhỏ nhặt, không thèm tưởng đến, cho nên không mấy nơi cải lương được tục làng cho nên tục hay. Còn bọn kỳ mục thì phần nhiều là chỉ biết ích kỷ, họ có thiết gì đến vận dân mai sau, chỉ động có chút lợi lộc gì thì xâu xé với nhau, hoặc dân đàn em hơi có chút gì lầm lỗi thì bói móc hạch lạc, làm cho ra mặt hách dịch với mấy đứa cắn hạt cơm không vỡ là cùng. Gần nay nhà nưóc đã soi xét đến hủ tục của ta, đã có nghị định cải lương hương chính, mà các người có chí cũng đã để lòng vào việc cải lương. Các hội nghị viên thương nghị, muôn đặt ra hội đồng hàng xã để giúp việc cho lý trưởng, lại đặt ra hương sư để coi việc dạy học, đặt ra người thủ quỹ để giữ tiền công của làng, đặt ra người thủ bạ đê giữ sổ sách, có lẽ cũng nhiều điều ích lợi. Song cái quyền nghị định thì ở nhà nước còn cái quyền châm chước thi hành thì ở dân làng. Các bực có kiến thức, đừng nên nghĩ việc hương thôn là việc nhỏ nhặt mà bỏ qua, phải biết vận nước hay dở cốt ở trong hương thôn mà ra, phải lưu ý giúp nhà nước mà sửa đổi các tục dở, để nên một làng thịnh vượng, ấy là trách nhiệm của các ông có kiến thức, chớ không nên trông mong cả vào nhà nước, nhà nước không có thê soi cho thấu mà sửa hết các. tục hủ bại của dân làng được.
XIII. HƯƠNG ẨM Những khi kỳ thần bái xã và những khi có công việc gì đồng dân hội tụ ăn uống, gọi là hương ẩm. Hương ẩm có sổ, dân gian con trai từ sáu, bảy tuổi đã vào sổ hương ẩm. Khi mới vào phải kiếm trầu rượu, trước lễ thần, sau trình với làng, làng nhận trầu rượu rồi biên tên vào sổ, từ đó được dự vào chiếu việc làng và đã phải đóng góp. Lớn ít tuổi nữa phải biện thủ lợn mâm xôi vọng tư văn hoặc vọng hàng giáp hàng xã. Có nơi chiết can lấy một vài đồng bạc, rồi dân làng viết giây ký kết giao cho người ấy làm bằng. Hai ba mươi tuổi lại phải biện dăm ba đồng bạc vọng lên lình, gọi là hàng lình. Lình nghĩa là đã đến tuổi được vào chấp lịnh, làm đàn anh cho bọn đô tùy việc tang ma.
Các nơi có ruộng đầm có đất trồng cây, thường lại có lệ vụn vặt như vọng tiền thả cá, vọng tiền trồng cây hoặc một vài quan hoặc một vài tiền kẽm, nghĩa là sắp được ăn theo vào món lợi nào thì trước hết phải vọng lệ ấy.
Đến lượt phải giữ từ cửa đĩnh cửa miếu thì gọi là ông từ hoặc gọi là người thủ từ.
Năm mươi hoặc năm mươi nhăm tuổi, thì lên lão hạng. Lão hạng phải vọng đến vài ba chục bạc hoặc phải biện lễ con lợn mâm xôi đem ra đình lễ thần, rồi mời làng về nhà uống rượu. Có nơi trọng phong thể thì lên lão hạng cũng giở ra cách ăn mừng mời khách khứa.
Sáu bảy mươi tuổi lên đến bực tứ trụ, hoặc bực cụ cả, lại phải vọng lần nữa, cũng phải biện lễ lợn rượu lễ thần mời làng, bấy giờ mới là người hoàn toàn trong làng.
Từ lúc mới vào làng cho đến lúc lên tứ trụ, mỗi người tất phải cắt lần lượt nhau mà chứa trưởng hoặc gọi là chứa đăng cai một lần hoặc nhiều lần. Có nơi mỗi người chứa đăng cai một năm, có nơi mỗi người chứa đăng cai vài tháng. Khi chứa đăng cai, bao nhiêu lễ vật tế tự, và các khoản nhu dụng ăn uống, phải thừa biện cả, có nơi lấy tiền công giao cho đăng cai ứng biện, có nơi đăng cai biện trước, làng sẽ bổ mà thu về sau, có nơi đăng cai phải chịu một mình, có nơi thì có phần thu biện riêng đồ lễ, đăng cai chỉ chịu cái phí tốn dưa tương củi lửa và biện mầm bát, chiếu ngồi mà thôi.
Khi có việc hội tụ ăn uông thì cứ chiếu ngôi hương ẩm mà ngồi. Ai đương ngồi dưới mà có chân chức sắc chức dịch ngồi vượt lên trên thì phải vọng thăng thứ.
Lệ ngồi, hoặc tại đình, hoặc tại tư gia bao giờ cũng hàng chức sắc ngồi gian giữa, làng nào có lệ trọng sĩ thì bốn ông tứ trụ cũng được ngồi cùng với chức sắc. Còn một bên thì hàng lý dịch, một bên thì hàng lão hạng. Hàng phe hàng giáp, phe nào theo hàng dưới phe ấy mà ngồi.
Nhiều nơi trọng chức sắc thì xây riêng một cái bệ cao để ông chức sắc tiên chỉ ngồi một mình một chiếu. Có nơi xây riêng một bệ chỉ để ai đỗ tiên sĩ hoặc làm quan đến tam tứ phẩm mới được ngồi, nếu không có thì chiếu ấy cứ để không.
Đồ tế thần hoặc lễ vật gì, lễ xong cắt ra biếu bán, rồi phá ra làm cỗ, mỗi cỗ bốn người ngồi, cỗ chia làm nhiều thứ, có cỗ trợ tẽ, có cỗ quan viên, có cỗ hàng phe hàng giáp, ai dự hạng nào thì có cỗ ấy. Nhiều người vừa có chân nọ, vừa có chân kia thì một mình ăn đến ba, bôn phần.
Người làm tiên chỉ, nào cỗ biếu, thịt biếu, nào phần nọ, phần kia, có khi đến hàng gánh thịt về nhà.
Tục ta trọng việc sự thần lại trọng việc ăn uống, động một tí thì nào bò nào lợn, nào xôi nào thịt, hết nay tế bái thì mai lại giỗ hậu, hết nay việc công thì mai lại việc tư, quanh năm chỉ những ăn uống. Nhân việc ăn uống mới lại sinh ra nào khoa nào vọng nào lình nào lão, hết thứ tiền này đến thứ tiền khác, kể một đời người biết bao nhiêu sự đóng góp với làng. Mà có ra gì đâu, chỉ đến đóng vai theo chân ra ngồi chiếu trên chiếu dưới, phần nhiều phần ít là cùng. Ai lên đến hàng chức sắc, hàng tiên chỉ vắt vẻo ngồi trên một mình một chiếu là vinh hạnh tuyệt phẩm rồi, kẻ dưới thì lấy được miếng phần của dân là quí, cho nên có câu rằng: một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp. Suy cái ý ấy thì cái mục đích chỉ trọng về nắm xôi miếng thịt và lấy hãnh diện với đàn con em mà thôi chứ không có ý tứ cao kỳ gi hết.
Lại một tục hủ nữa là những người chứa đăng cai thường hay ganh nhau làm to, đê lấy tiếng với làng nước. Người này biện mâm xôi độ năm, mười đồng bạc, người khác ganh lên làm mâm xôi đến mười lăm hai mươi đồng, người này biện con lợn độ hai ba chục bạc, người kia ganh lên làm con lợn đến bốn năm chục đồng. Thậm chí con gà thiến đên bốn năm đồng bạc, cỗ bánh đến chất cao tầy đình. Người có thì bỏ tiền ra làm, người không có thì đi vay, hoặc là thân thích giúp đỡ. Trong làng thì kẻ khen người này lợn béo xôi to, kẻ chê người nọ gà gầy oản bé. Chỉ những khen chê miếng ăn miếng uống chớ không có ý vị gì nữa.
Nói tóm lại thì một người lo về ngôi hương ẩm trong làng, từ lúc bé đến lúc già chưa hết nợ, nếu thiếu một ít nào thì kẻ chê người trách, có khi không mặt nào mà dám ra đến làng. Mà nào như thế đã xong đâu, còn khi ma chay giỗ tết, lo riêng công việc của nhà, khi phu phen thuế má lo gánh vác việc chung của nước. Thành ra nhất sinh chỉ những lo là lo, vì thế người giàu đến nỗi hao mòn của cải, người nghèo đến nỗi vay công lĩnh nợ, người không sao được nữa thì phải bỏ làng mà đi, ấy thực là một tục hủ bại, làm cho người ta vất vả quanh năm mà không được lúc nào sung sướng.
Vậy thì tục này nên cải lương làm sao cho tiện? Thiết tưởng nên bỏ hết lệ lảm nhảm, và giảm bớt việc tế tự, việc ăn uống để cho dân làng được chuyên sức về nghề nghiệp làm ăn, mà không phải phiền phí gì đâu, thì dân làng mới có lẽ giàu có được.
XIV. LỆ KHAO VỌNG Người thi đỗ hoặc văn hay võ, người được bổ làm quan, người được phẩm hàm, người làm chánh phó tổng, người lên hạng bô lão và người ra làm lý dịch, đều phải khao vọng.
Lệ khao vọng, bực khoa trường chức sắc, trước hết phải nói qua với tiên thứ chỉ kỳ mục, đương thứ lý dịch, định đến ngày nào làm lễ, phải cho người ta biết trước. Hạng bô lão lý dịch thì phải kiếm chè lá trầu cau trình với tiên thứ chỉ kỳ mục lý dịch rồi mới được khao.
Khi khao, dùng lễ trâu bò lợn rượu trầu cau xôi bánh đem ra đình lễ thần, rồi thì biếu làng, dân làng ăn uổng chia với nhau thế nào mặc lòng, đoạn lại phải sửa rượu riêng mời làng về nhà uống rượu.
Cỗ khao nhiều nơi dùng lệ nặng, phải có bánh dầy bánh chưng và các thứ bánh làm đầu phần. Dân làng ăn xong đâu về đấy, lại thường có một tiệc riêng đê khoản đãi bọn chức sắc kỳ mục lý dịch. Bọn này ở lại chơi đêm , bày ra các cách chơi bài, nào là tổ tôm tài bàn, có khi lại nào là thuốc phiện cháo gà, nào là hát ả đầu v.v...
Nhiều nhà nhân dịp khao mà ăn mừng luôn thể, hoặc giở ra hát chèo hát bội, mời khách mời khứa ăn uống có khi đến ba, bốn ngày.
Hễ đủ lệ khao vọng rồi thì mới dự ngôi thứ. Nếu chưa khao thì chưa được gì. Mà động đến đám ăn uống nào người ta hay chỉ trích đến. Có người nghèo kiết may được chút danh phận mà không có tiền khao thì cả đời không dám ra đến đình đám.
Lệ khao vọng này nhiều nơi nặng lắm. Mà dân tình thì nhiều nơi chỉ thích sự ăn uống, nhiều người muôn bỏ đi cũng không được. Theo ra thì tôn tiền hại của, mà không theo thì kẻ trách người chê. Cho nên cũng nhiều người chẳng quản gì mây lời chê bai của những kẻ hèn hạ mà bỏ phắt đi không thiết gì đến.
Xét cái lộ khao vọng, nhà vua cũng đã có đặt lệ giản tiện cho người ta dễ theo. Đại để như đỗ tú tài thì khao một con gà, một đĩa xôi và ba quan tiền, đỗ cử nhân thì khao một con lợn, một mâm xôi và năm quan tiền v.v... Nhưng ngặt vì tục dân đã quen, chiếu lệ ra mà làm thì họ cũng phải chịu, nhưng tình ý không được thỏa hiệp họ sinh ra lắm sự ngăn trở cho mình. Họ có câu rằng: phép vua thua lệ làng, thực ra một lời đáng khinh bỉ.
Lại có một câu nữa rất nực cười, là câu: vô vọng bất thành quan. Cứ như câu ấy thì ra có xôi thịt cho họ ăn thì họ tôn kính, mà kém xôi thịt t,hì họ coi thường. Vậy thì họ chỉ vì miếng ăn mà đổi lòng khinh trọng, sao mà kiến thức họ đê tiện hèn hạ làm vậy?
Lại ngán nỗi cho hạng kỳ mục, động ai có việc gì mời mọc đến, ăn uống no say rồi thì giở ra cách chơi bời, thuốc phiện hút khói um nhà, bài bạc đùa cười rầm rĩ, ấy thế là thỏa thuê, ấy thế là hê hả. Giá đám nào kém thì đã thấy lắm kẻ hậm hà hậm hực, tiếng nọ tiếng kia làm cho người ta khó chịu.
Than ôi! Ngoài chốn hương thôn không còn biết trời đất là đâu, ngoài sự ăn uống không còn có sự nghiệp gì, như thế thì trách làm sao mà dân chẳng hèn, nước chẳng nhược?
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét