Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Vui Cười 32

Ai Nói Dối Giỏi Hơn
Một chính khách đang trên đường đi vận động tranh cử thì bất chợt bắt gặp một lũ trẻ đang vây quanh một con chó và cãi nhau chí chóe. Ông liền dừng xe, lại gần hỏi chuyện.
Một cậu bé nói:
- Chúng cháu nhặt được con chó này, ai cũng muốn mang về nuôi nên chúng cháu quyết định là đứa nào nói dối giỏi nhất sẽ được nuôi con chó.
Nghe vậy, vị chính khách khuyên nhủ:
- Các cháu không được thi nói dối vì đó là điều tội lỗi. Khi ta ở tuổi các cháu, ta không bao giờ nói dối và bây giờ cũng vậy…
Bọn trẻ con im lặng một phút rồi cậu bé thở dài:
- Đưa con chó cho ông ấy đi.

Tai Nạn Xe Máy
Có hai chàng trai phóng xe máy về quê. Anh chàng lái xe mặc một chiếc áo khoác len, không cúc cũng không có khoá. Cuối cùng, sau khi bị gió quất mạnh quá, anh dừng lại nói với bạn:
- Tớ không thể lái xe mà gió cứ quất vào ngực thế này, khó chịu chết đi được.
Sau một hồi suy nghĩ, anh quyết định mặc ngược áo để ngăn không cho gió quất vào ngực.
Hai người phóng nhanh, đến khi không làm chủ được tốc độ và gặp tai nạn. Bác nông dân sống gần đó thấy vậy bèn đến báo cơ sự cho cảnh sát.
- Lúc đó, bác có thấy ai có vẻ còn sống không? - Cảnh sát hỏi
- Có, có một cậu, cho tới trước khi tôi xoay cổ cậu ấy về đúng hướng.

Lý Do Ném Tiền
Một người Scotland đứng cạnh miệng cống và quăng tiền giấy xuống. Người đi qua thấy lạ liền thắc mắc.
- Ông đang làm gì thế?
- Tôi đánh rơi một đồng xu xuống cống.
- Nhưng sao ông lại ném thêm tiền xuống nữa?
- Tôi không muốn người ta nói rằng tôi chui xuống cống chỉ vì một đồng xu!

Xem Bói
Thầy bói xem chỉ tay một người phụ nữ, rồi phán:
- Nửa đầu cuộc đời, bà khổ sở vì thiếu tiền, sau đó... sẽ đỡ hơn nhiều.
- Vì tôi sẽ kiếm được một ông chồng giàu ư?
- Không, vì bà sẽ quen đi.

Định Nghĩa Chồng
Nhà nữ triết học khẳng định: "Chồng là một dạng vật chất, nó không bao giờ bị mất đi, chỉ chuyển từ 'người' này sang 'người' khác".
Nhà nữ vật lý học thì nói: "Chồng chịu ảnh hưởng rất lớn của lực 'vạn vật hấp dẫn', khi xa thì hút khi gần thì đẩy".

Cô nhân viên y tế thì cảnh báo: "Chồng là một loại vi khuẩn hay 'lờn thuốc', rất khó trị".

Cô nhân viên ngân hàng thì than vãn: "Chồng là chuyên gia vay nóng, nhưng khả năng chi trả thì không có".

Chị nông dân thì thú nhận: "Chồng là 'lúa giống', nếu ta không tranh thủ 'sạ' hết ở ruộng mình, có nguy cơ bị chị hàng xóm mượn giống".

Trích : http://cuoi.net/truyen-cuoi

Trăng Đơn

Đêm nhìn vầng trăng cũ 
Nhớ nhung bóng dáng ai
Sương buồn từng giọt lạnh 
Nghe buốt suốt canh dài  
                   Tơ vò trăm mối biết về đâu 
                   Một trái tim yêu một khối sầu
                   Năm canh thao thức mong tin nhạn
                  Ô Thước hằng mơ có nhịp cầu 
Trăng tàn vương vấn tiếng hát ai 
Đàn ngân như gợi phút sum vầy 
Thềm xưa song cũ người xa khuất 
Thương nhớ lưu chi mãi chốn nầy 
                   Hồn thu u ẩn ánh trăng trơ
                   Lất phất ngâu rơi gió dật dờ 
                   Âm thầm mòn mỏi trong hiu quạnh  
                  Lá úa hồn tan vẫn đợi chờ 
Mây trời còn lơ lững
Thuyền vẫn lướt theo dòng
Ta vì ai đờ đẫn
Tình lạc chốn mênh mông. 
                              Quên Đi

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Họp Mặt lần 18 Lớp 6 Khoá 8 SPVL Phần 1

Lần Họp Mặt thứ 18 được tổ chức ở nhà chị Phỉ, xã Nhị Mỹ, Huyện Cao Lãnh, Tỉnh Cao Lãnh.

Từ 7 giờ sáng ngày 23 - 11 - 2014,chúng tôi khởi hành, trên đường đi, đón thêm vợ chồng chị Bá Hồng - anh Tư từ Cần Thơ qua, anh Xiềm, anh Tài (Sài Gòn) từ Sài Gòn xuống. Đến nhà CHị Phỉ vào lúc 8 giờ 30.
Các anh chị từ Châu Đốc, Long Xuyên, Chợ Mới, Bến Tre cũng lần lượt đến sau chúng tôi gần 1 giờ đồng Hồ.
 *********

Ảnh lưu niệm bên hông nhà chị Phỉ

Từ Trái sang phải : 
- Đứng : Xiềm, Xuân, Minh Thành, anh Xàng (chồng chị Minh Thành), Duyên, Anh Minh, Cúc, Lượm, Thơ, Điệp Lê, Anh Tư (chồng chị Bá Hồng), Chí Thanh, Phỉ, Đào, Bá Hồng.
- Ngồi : Hưng, Huệ, Chánh, Tài (Bến Tre), Vinh, anh Hồng (chồng chị Phỉ), Tài (Sài Gòn), Đức.


Gà quay mang từ Vĩnh Long qua. Chí Thanh và Duyên thay nhau bưng.
Vợ chồng chị Bá Hồng . Phía sau là vợ chồng chị Minh Thành


Thơ, Điệp Lê, Anh Minh, Xiềm, Đào.


Anh Hồng, Tài (Sài Gòn) đang xách thau xôi gấc từ Vĩnh Long sang.


Thau Xôi Gấc đang được Minh Thánh, Bá Hồng và Thơ ép vào khuôn.

Hết Phần 1

Hình ảnh Huỳnh Hữu Đức


Họp Mặt Lớp 6 Khoá 8 SPVL Lần 18 Phần 2

Các bạn đang trao đổi sau một năm không gặp


Hưng, Tài (Bến Tre), Điệp Lê. Thật rạng rỡ


Tài (Sài Gòn) vui vẻ với hai dĩa Xôi Gấc Gà Quay trên tay

Điệp Lê, Anh Minh vui tươi cạnh bàn tiệc (chắc đói quá)

Duyên, Đào, Bá Hồng, Thơ.


Chí Thanh, Cúc, Anh Minh, Tài (Bến Tre)


Vợ Chồng Minh Thành - Xàng

Hưng, Tư, Xuân, Chánh, Tài (Bến Tre).

Hết Phần 2

Hình Ảnh : Huỳnh Hữu Đức





Họp Mặt Lớp 6 Khoá 8 SPVL Lần 18 Phần 3

Tài (Sài Gòn), Xiềm, Chị Phỉ và anh Hồng.

Anh Hồng, Hưng, Anh Tư, Xuân,Chánh.

Anh Hồng và Vinh với ly rượu trên tay mừng sức khoẻ các bạn.

Vinh đang giúp vui.

Tài (Bến Tre) cũng có phần 

Điệp Lê, Anh Minh, Duyên, Vinh, Lượm, Huệ.


Hết Phần 3

Hình ảnh : Huỳnh Hữu Đức.



Họp Mặt Lớp 6 Khoá 8 SPVL Lần 18 Phần cuối

Buổi tiệc luôn đầy ắp tiếng cười

Chị Phỉ nhận giữ quyển sổ Lưu Niệm các Kỳ Họp Mặt.

Lượm, người sẽ đảm trách lần họp mặt thứ 19 đang nhận lời chúc mừng của Chị Phỉ.


Lượm đáp lại tình cảm của các Bạn với một bài hát.

Anh Xàng tuy đi đứng khó khăn nhưng vẫn cố gắng đến với buổi họp mặt.

Mọi người chuẩn bị chia tay.

Hưng đưa anh Xàng ra xe.

Buổi họp mặt kết thúc lúc 14 giờ cùng ngày. Lần họp mặt thứ 19 sẽ được tồ chức tại nhà Lượm ở huyện Chợ Mới tỉnh An Giang.

Hết

Hình Ảnh : Huỳnh Hữu Đức.


Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Nguyệt Hạ Độc Chước Kỳ 1 - Lý Bạch

月下獨酌其一   Nguyệt hạ độc chước kỳ 1

               李白                                     Lý Bạch 
花間一壺酒,         Hoa gian nhất hồ tửu, 

獨酌無相親。         Độc chước vô tương thân 

舉杯明月,         Cử bôi yêu minh nguyệt 

對影成三人。         Đối ảnh thành tam nhân 

月既不解,         Nguyệt ký bất giải ẩm 

影徒隨我身。         Ảnh đồ tùy ngã thân 

暫伴月將影,         Tạm bạn nguyệt tương ảnh

行樂須及春。         Hành lạc tu cập xuân.

我歌月徘徊,         Ngã ca nguyệt bồi hồi 

我舞影零亂。         Ngã vũ ảnh linh loạn

醒時同交歡,         Tỉnh thì đồng giao hoan

醉後各分散。         Tuý hậu các phân tán

永結無情遊,         Vĩnh kết vô tình du 

相期邈雲漢。         Tương kỳ mạc Vân Hán.


Dịch Thơ

Một Mình Uống Rượu Dưới Trăng

Trước hoa một hồ rượu ,
Say tỉnh một mình ta.
Nâng ly mời trăng sáng ,
Cùng bóng nữa là ba.
Trăng đã không biết uống,
Bóng chỉ quấn quanh người.
Tạm bạn cùng trăng bóng ,
Vui cho kịp xuân thôi.
Ta hát trăng bồi hồi ,
Ta múa bóng nghiêng lơi.
Còn tỉnh còn trăng bóng ,
Say rồi tàn cuộc chơi.
Tỉnh say một đời lỡ,
Với ai, kiếp sau, hẹn ngắm sao trời?
 
                       Phạm Khắc Trí 
                       18/08/2014

***
Uống Rượu Dưới Trăng

                Một Mình kỳ 1


Một bầu rượu giữa hoa
Uống chỉ một mình ta
Nâng chén mời trăng sáng
Cộng thêm bóng được ba
Nhưng trăng không thể uống
Bóng lại theo hình luôn
Đành mượn hai làm bạn
Kịp vui kẻo xuân tàn
Ta hát trăng ngẩn ngơ
Ta múa bóng dật dờ
Lúc tỉnh cùng vui chơi
Khi say rẽ mấy nơi
Cảnh tình này giữ mãi
Trên sông Ngân gặp lại
                     Quên Đi


Vịnh Hạ Long (Quang Tuấn)

Bài Xướng
        Vịnh Hạ Long
Lô nhô khắp vịnh đá xây hòn
Muôn vẻ muôn hình nước với non
Bể biếc lồng mây mây gối sóng
Trời xanh lộng gió gió căn buồm
Vời trông non thắm ngờ tiên cảnh
Lặng ngắm trùng khơi tưởng niết bàn
Tạo hoá khéo bày tranh tuyệt mỹ
Kỳ quan thế giới chẳng đâu hơn
                             Quang Tuấn
                                   2012

Các Bài Hoạ


   Hình Dung Cảnh Hạ Long
Giữa biển mênh mông nổi vạn hòn
Hàng hàng lớp lớp đảo cùng non
Đùa mây nhá nhá đàn chim biển
Thuận gió êm êm mấy cánh buồm
Trần tục cảnh tiên chưa từng đến
Đào nguyên cõi thế dám đâu bàn
Hạ Long nức tiếng trong hoàn vũ
Mơ ước một lần rõ thiệt hơn.

                                 Quên Đi
 

Hạ Long - Vịnh Đảo Thần  Tiên
Núi đảo giăng giăng hòn nối hòn
Trời mây cây cỏ sắc xanh non
Trên không , chao lượn đàn chim én
Dưới nước, lô nhô những cánh buồm
Thạch nhũ : thú muông bày trước mắt
Đá hòn: ngũ quả xếp trên bàn
Hạ Long hùng vĩ nên thơ quá
Tiên cảnh chắc gì đã đẹp hơn ?
                       Phương Hà

         Vịnh Hạ Long

Trùng trùng trước mắt đảo chen hòn
Ngây ngất đắm mình giữa nước non .
Vời vợi lưng trời mây phủ đỉnh ,
Nhấp nhô sóng biển gió căng buồm .
Từ xa núi đẹp như cô gái ,
Khi cận mặt trơ tựa cái bàn .
Du khách tha hồ trong tưởng tượng ,
Không đâu cảnh sắc dị kỳ hơn .
                          Mailoc
                        10-18-14

        Vịnh Hạ Long 
Đá cao đá thấp đá chen hòn 
Mây lững mây xà mây tiếp non 
Lấp lánh màn trời quang lộng nước 
Bềnh bồng mặt biển gió căng buồm 
Dáng xa nhộn nhịp vườn tiên cảnh  
Giáp cận lô nhô quả thạch bàn  
Muông thú nhởn nhơ nhìn lạ lẫm 
Kỳ quan mời gọi thúc thôi hơn! 
                Nguyễn Đắc Thắng 
                        20141020

      Kỳ Quan Vịnh Hạ Long
Xanh xanh giữa biển nhú tram hòn
Chen lẫn chòm cây có núi non
Hang động lách luồn đi mọi ngả
Thuyền bè rời bến kéo giong buồm
Vừa trông,cảnh đẹp như tranh vẽ
Thoạt ngó,thiên thai chẳng luận bàn
Thế giới kỳ quan ai cũng biết
Hạ Long được đến ...thích gì hơn !
                     Song Quang

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Truyện Thạch Sùng

Ngày xưa, có hai vợ chồng một người nghèo khó tên là Thạch Sùng. Họ sống chui rúc trong một túp lều gần chợ, xin ăn qua ngày. Cuộc sống thật là vất vả. Nhưng Thạch Sùng là người có chí kinh doanh lớn, lại có nhiều thủ đoạn. Từ lâu hai vợ chồng ăn nhịn để dành, lần hồi góp nhặt một số vốn chôn ở góc nhà. Số tiền ấy ngày một lớn mãi lên. Nhưng họ vẫn giả bộ nghèo khó, làm nghề hành khất như cũ.
Một hôm Thạch Sùng đi ăn xin về khuya. Dọc theo bờ sông ông trông thấy hai con trâu từ dưới nước lội lên và húc nhau chí tử. Đoán biết ấy là điềm trời sẽ mưa lụt to[1], nên từ đó có bao nhiêu tiền chôn, ông đào lên đong gạo tất cà. Quả nhiên, tháng Tám năm ấy trời làm một trận lụt kinh khủng, nước lênh láng khắp mọi miền: mùa màng, nhà cửa và súc vật. v. v... đều trôi nổi. Nạn đói đe dọa khắp mọi nơi. Giá gạo từ một tăng lên gấp mười rồi dần dà tăng lên gấp trăm. Thế mà vẫn không ai có gạo để bán. Thạch Sùng chờ đến lúc dân tình cùng kiệt mới ném số gạo tích trữ của mình ra. Có những nhà giàu phải đổi cho ông ta một thỏi vàng mới được một đấu gạo.
Từ khi có vốn, hai vợ chồng Thạch Sùng thôi nghề bị gậy. Họ đem tiền cho vay một vốn năm bảy lớp lãi. Thế rồi chẳng bao lâu Thạch Sùng nghiễm nhiên trở thành một phú ông. Ông ta tậu biết bao nhiêu là trâu bò ruộng vườn, những thứ đó mỗi năm mỗi nhiều lên mãi. Nhưng Thạch Sùng còn có nhiều mánh khóe làm tiền khác. Ngoài việc thu lúa rẻ, cho vay lãi, ông ta còn buôn bán lớn. Thuyền buôn của Thạch Sùng dong buồm đi khắp mọi cửa biển. Rồi hắn thông lưng với bọn cướp trong vùng. Mỗi một chuyến làm ăn, chẳng những được chia phần mà hắn còn oa tàng và tiêu thụ hộ những của bất nghĩa. Cứ như thế sau mười năm, Thạch Sùng trở nên một tay cự phú, tiền của châu báu như nước như non, không ai địch nổi. Những tay thiên hộ bá hộ so với hắn chỉ bằng cái móng tay. Có tiền trong tay, Thạch Sùng rất dễ kiếm được địa vị. Hắn dâng vua bao nhiêu là vàng bạc ngọc ngà, nên được vua phong tước quận công. Hắn ra ở kinh thành, xây dựng phủ đệ, không khác gì phủ đệ của ông hoàng bà chúa. Trong phủ đệ của hắn có một trăm nàng hầu vợ lẽ, người nào người ấy ăn mặc toàn lụa là gấm vóc. Còn hắn và vợ con thì giờ đây sống một cách xa xỉ, đến nỗi trong nước trừ hoàng đế ra khó có một người nào dám sánh.
Hồi đó ở kinh đô có một người em hoàng hậu họ Vương. Y cũng là tay cự phú nổi tiếng tiền rừng biển bạc và xài phí vào bậc nhất. Một hôm, y gặp Thạch Sùng trong một bữa tiệc đủ các bậc vương công đại thần. Câu chuyện dần dần chuyển thành một cuộc khoe của giữa hai bên. Họ Vương nói: - "Bọn nô tỳ nhà tôi đều mặc đồ tơ lụa. Chúng nó đông đến nỗi năm hết tết đến phải có hàng kho vải lụa để may mặc cho chúng mới tạm đủ". Thạch đáp: - "Bọn nô tỳ nhà tôi thì phải có lúa gạo của cả một huyện mới đủ cho chúng ăn". Vương lại khoe: - "Bếp nhà tôi phải dùng đường thay cho củi". Nhưng Thạch cướp lời: "Để sưởi ấm các phòng trong mùa đông, chúng tôi phải đốt mỗi ngày hàng hòm nến". Nghe bọn họ không bên nào chịu bên nào, có một vị quan khách dàn xếp: - "Hai ngài cãi nhau như thế không ích gì cả. Cần phải có chứng cớ thì chúng tôi mới tin. Âu là một hôm nào đó, hai ngài hãy trưng của cải ra cho chúng tôi xem. Ai thua phải nộp cho bên được mười thúng vàng. Chúng tôi sẽ làm chứng cho". Cả hai người đều khảng khái nhận lời.
Đến ngày đấu của, có mấy vị đại thần ra làm chứng cho bọn họ. Hai bên ký vào giấy giao ước. Hoàng hậu lo cho em mình thua cuộc, có phái mấy viên hoạn quan nhiều mưu trí đi theo để giúp sức. Đầu tiên, Vương sai lấy lụa căng làm màn trần trong tất cả các dinh thự của mình. Đến lượt Thạch Sùng, hắn sai lấy gấm căng che và trần trướng tất cả mọi nhà cửa của hắn. Thấy vậy, Vương sai lấy thuỷ tinh thay ngói lợp tất cả các nhà cửa phủ đệ của y, khiến chúng trở thành những tòa lầu sáng choang như ngọc. Nhưng đổi lại, Thạch Sùng sai lấy ngọc thạch cho thợ đá cắt ra từng phiến lát cái sân ở trước nhà.
Mọi người đều tấm tắc khen ngợi Thạch Sùng.
 Cuộc đấu của lại tiếp tục. Thạch hỏi Vương: - "Nhà ngươi có san hô chăng?". Vương đưa ra một cây san hô cao mấy thước, và hỏi lại: - "Nhà ngươi có tê giác không?". Thạch bĩu môi ra hiệu cho một người hầu bưng ra một bộ đồ trà bằng sừng tê nạm ngọc.
Cà hai người còn khoe nhiều nữa, chưa ai chịu thua ai. Đến lượt họ bắt đầu khoe các vật kỳ lạ. Thạch Sùng nói: - "Ta có con thiên lý mã mua từ bên Thiên-trúc về mỗi ngày chạy được một ngàn dặm". Người ta xúm nhau xem và tán tụng con ngựa quý. Nhưng Vương lại mời họ về vườn của mình thưởng thức một con hươu có hai cái đầu.
Lần này Thạch Sùng yên lặng khá lâu. Tiếng xôn xao nổi lên khắp nơi. Ai cũng tưởng Thạch Sùng đã hết cả vật quý. Nhưng bất ngờ hắn rút trong bọc ra một viên ngọc và nói: - "Ta có một viên ngọc, mùa nóng đeo vào thì mát, mùa rét đeo vào thì ấm. Tôi chắc trong thiên hạ có một không hai".
Thấy thế họ Vương bắt đâu bối rối. Y toan sai người vào mượn hoàng hậu viên ngọc như ý để địch lại, nhưng ngay lúc đó một viên hoạn quan ngôi bên cạnh, nói nhỏ vào tai hắn mấy câu. Thế rồi người ta thấy Vương quay sang hỏi Thạch Sùng: - "Nhà người tuy rất giàu nhưng có đầy mà không đủ. Ta thì cho rằng thế nào trong nhà nhà người cũng còn thiếu nhiều đồ vật".
 Thạch Sùng đang cơn đắc ý: - "Nhà ta không thiếu một đồ vật gì cả. Nếu nhà ngươi chỉ ra được một vật mà ta thiếu ta sẽ mất với nhà ngươi không phải mười thúng vàng mà còn tất cả gia sản nữa. Trái lại, nếu ta mà có đủ thì nhà người cũng phải mất cho ta y như vậy!". Thế rồi trong một cơn kiêu căng đến cực điểm, Thạch bắt Vương cùng mình ký tên vào bản giao ước mới. Khi ký xong, Vương bảo hắn: - "Nhà ngươi hãy đưa mau ra đây cho các vị xem mẻ kho của nhà ngươi đi". Nghe đến đó, Thạch Sùng giật mình. Mẻ kho là thứ gì hắn cũng đã biết. Đó là thứ nồi đất mẻ mà chỉ nhà nào cùng khổ lắm mới dùng để nấu thức ăn. Ngày xưa hồi còn hàn vi, hắn đã từng đi nhặt vật đó trong đống rác đưa về đánh chùi để kho cá. Nhưng đã từ lâu, lâu quá rồi, hắn không còn nhớ đến thứ đồ dùng hèn hạ ấy nữa. Vì nhà hắn bây giờ toàn dùng đồ đạc bằng vàng bạc, tệ nhất cũng bằng đồng thau, có bận tâm chứa những thứ của ấy để làm gì. Nhưng hắn cũng cố giục bọn đầy tớ lục tìm trong xó vườn góc bếp xem sao. Tìm đi kiếm lại khắp mọi nơi mà vẫn không nhặt được dù chỉ là một mảnh nồi vỡ. Quả là nhà Thạch Sùng không thể làm gì kiếm được những món ấy.
 Thế rồi sau đó một lúc lâu, những người làm chứng công nhận sự thắng cuộc về phía em hoàng hậu. Thạch Sùng không ngờ mình bị thua một vố đau như thế. Hắn cay đắng nhìn thấy tất cả gia sản cho đến vợ con, nàng hầu, nô tỳ. v. v... đều chạy sang tay họ Vương. Còn lại một mình ngồi trong túp lều, hắn tặc lưỡi tiếc cho cơ nghiệp tự tay mình gây dựng trong bao năm đến nay tay trắng lại hoàn tay trắng. Rồi hắn chết, hóa thành con mối tức là con thằn lằn, cũng gọi là con thạch sùng. Loài mối thỉnh thoảng lại chắt lưỡi kêu lên mấy tiếng: "Thạch Thạch" là vì thế[2].
Ngày nay người ta còn có câu tục ngữ: Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho[3], có ý nói trên đời khó có ai được hoàn toàn đầy đủ.
KHẢO DỊ
Một dị bản kể chuyện Thạch Sùng có khác với truyện trên, nhất là đoạn kết:
Thạch Sùng, Vương Khải hai bên giao hẹn đấu của trong một tháng, hễ ai thua thì những của đã đem đấu thuộc về người thắng. Đầu tiên Khải tán hạt tiêu trát vách (tiêu phòng). Sùng sai trải gấm ra đường để đi (cẩm dạo).
Khải làm thuyền lớn căng gấm làm mui (cầm hạm), gỗ ngà làm cột buồm (nha tường) thì Sùng sửa ngôi nhà xâu hạt trân châu làm rèm (châu liêm), treo gấm thêu làm màn (tú hộ). Khải thắp đuốc bằng sáp ong, thì Sùng nấu cơm bằng củi quế.
 Vua tưởng nhà Sùng có bao nhiêu trân châu treo rèm hết cả rồi, nên đưa cho Khải hai đấu để thi. Thạch Sùng đem trân châu còn lại ra đong được một hộc. Khải lại đem đọ hai hộc vàng ròng. Sùng dẫn đối phương đến nhà để lấy vàng của mình không hộc nào mà đong cho xiết; đó là chưa nói vàng ở Kim-cốc chưa lấy lên. Vua lại cho Khải hai cây ngọc san hô dài một thước. Sùng đập gãy rồi lấy ra 10 cây dài hai thước. Bấy giờ kho vua đã cạn, nên Khải đành phải thua.
Vừa thẹn vừa căm, Khải xúi tòa ngự sử bới những điều phi pháp của Sùng để dằn mặt. Triệu đình bắt Thạch Sùng tội lộng hành, tịch ký hết cả sản nghiệp. Tuy mất hết của chìm của nổi, nhưng Sùng ỷ có vàng ở hang Kim-cốc. Nhưng khi đào lên thì chỉ thấy toàn là nước trong, chẳng có vàng bạc gì cả, nên Sùng tiếc của mà chết. Và cũng hóa thành thằn lằn như truyện trên[4].
Cả hai truyện phần nào chịu ảnh hưởng của sự tích Thạch Sùng bên Trung-quốc: Thạch Sùng sinh ở đời Tây Tấn, là người có nhiều mưu trí. Người cha lúc gần chết chia cho Thạch Sùng phần gia tài ít nhất, nhưng lại tin rằng số Thạch Sùng sẽ giàu sang hơn thiên hạ.
Quả đúng như lời, về sau thấy Thạch Sùng có tài và có công, vua Hán Vũ Đế cho làm đến thái bộc, phong tước hầu. Thạch Sùng bên ngoài làm quan giúp vua đánh giặc nhưng bên trong thì thông lưng với cường đạo cướp của khách buôn nên chằng bao lâu trở thành đại phú.
Ngày càng giàu có, Thạch Sùng xây dựng nhà cửa, lâu đài, chạm trổ trần trướng rất công phu. Trong nhà đồ quý không biết bao nhiêu mà kể. Hắn lại có lầu Kim-cốc cho nàng hầu yêu dấu tên là Lục Châu ở.

trích http://maxreading.com/sach-hay/kho-tang-truyen-co-tich