Sông Tiêu và sông Tương thuộc tỉnh hồ Nam, Trung Quốc. Chổ hợp lưu ở Linh Lăng gọi là "Tiêu Tương".
Về ý nghĩa của 2 từ "Tiêu Tương" có nguồn gốc từ Vua Thuấn và hai người vợ là Nga Hoàng và Nữ Anh:
"Đế Nghiêu già yếu, Thuấn được Đế Nghiêu nhường ngôi vị quân chủ của liên minh các bộ lạc.
Khi vua Thuấn già, ngôi vị thủ lĩnh được truyền cho ông Vũ, tự mình đi tuần thú nơi xa, do lao nhọc quá mức nên đã mất ở vùng Thương Ngô. Nga Hoàng và Nữ Anh từ nơi xa ngàn dặm tìm đến và khóc, nước mắt nhỏ trên cây trúc khiến thân trúc đầy những vết chấm. Người đời sau gọi loại trúc đó là trúc Tương Phi. Cuối cùng Nga Hoàng và Nữ Anh tự tử chết ở chỗ hợp lưu sông Tương và sông Tiêu". Truyền thuyết này đến nay vẫn còn lưu truyền trong dân gian.
Khi vua Thuấn già, ngôi vị thủ lĩnh được truyền cho ông Vũ, tự mình đi tuần thú nơi xa, do lao nhọc quá mức nên đã mất ở vùng Thương Ngô. Nga Hoàng và Nữ Anh từ nơi xa ngàn dặm tìm đến và khóc, nước mắt nhỏ trên cây trúc khiến thân trúc đầy những vết chấm. Người đời sau gọi loại trúc đó là trúc Tương Phi. Cuối cùng Nga Hoàng và Nữ Anh tự tử chết ở chỗ hợp lưu sông Tương và sông Tiêu". Truyền thuyết này đến nay vẫn còn lưu truyền trong dân gian.
Từ đó Tiêu Tương mang ý nghĩa của người Nữ thương nhớ người Nam.
- Trong Chinh Phụ Ngâm có câu:
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng
- Trong bài thơ "Lệ" của Lý Thương Ẩn có câu:
湘江竹上痕無限
峴首碑前洒幾多
Tương giang trúc thượng ngân vô hạn
Hiện thủ bi tiền sái kỷ đa
Sông Tương trúc ngấn dòng thương cảm
Núi Hiện bia đầy hạt xót xa
- Trong bài thơ "Trường Tương Tư" của Lương Ý Nương có câu:
我 在 湘 江 頭
君 在 湘 江 尾
相 思 不 相 見...
Ngã tại Tương Giang đầu
Quân tại Tương Giang vĩ
Tương tư bất tương kiến...
Em ở đầu sông Tương
Chàng ở cuối sông Tương
Nhớ nhau chẳng gặp nhau...
- Có lẽ do ảnh hưởng từ bài thơ của Lương Ý Nương nên bài "Trường Tương Tư" của Bạch Cư Dị có câu :
妾住洛橋北
君住洛橋南 ...
Thiếp trú Lạc Kiều bắc
Quân trú Lạc Kiều nam...
Chàng ở cuối sông Tương
Nhớ nhau chẳng gặp nhau...
- Có lẽ do ảnh hưởng từ bài thơ của Lương Ý Nương nên bài "Trường Tương Tư" của Bạch Cư Dị có câu :
妾住洛橋北
君住洛橋南 ...
Thiếp trú Lạc Kiều bắc
Quân trú Lạc Kiều nam...
Em ở bắc cầu sông Lạc
Anh ở nam cầu sông Lạc
- Cũng như Bạch Cư Dị, trong bài hát Bốc Toán Tử của Lý Chi Nghi đời Tống có câu:
我住長江頭 ,
君住長江尾 ◦
日日思君不見君...
Ngã trú Trường Giang đầu
Quân trú Trường Giang vĩ
Nhật nhật tương quân bất kiến quân
Em ở đầu Trường Giang
Chàng ở cuối Trường Giang
Ngày ngày nhớ chàng không thấy chàng
Về sao này, 2 từ "Tiêu Tương" ngoài ý nghĩa người Nữ thương nhớ người Nam. Tiêu Tương được diễn giải rộng ra là nỗi nhớ thương của hai người yêu nhau phải xa cách.
Huỳnh Hữu Đức
Huỳnh Hữu Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét