Sử sách Việt Nam , từ thời Lý trở về trước , không thấy nói tới ca múa .
Tới thời Trần , sau khi đánh thắng quân Nguyên , vua tôi mở hội ăn mừng : có ca múa.
Người ta dùng dùi trống và mo nang để diễn ! Một số sử gia sau này chê là thô bỉ
Tới đầu Lê , một lần vua tôi về thăm đất cũ Lam Sơn . Dân chúng hai
bên đường múa Rí Ren để đón mừng . Tể tướng Lê Sát cho là dâm bôn ! Ra
lệnh cấm ! Cái điệu Rí Ren này nó múa Nam Nữ quấn xoắn xít vào nhau (
có lẽ giống điệu Bướm Vờn Hoa của người Miên chăng ? )
Sau này ít thấy nhắc tới . Tôi tìm trong những lễ hội ở Đền Chùa ( có
lẽ vào cuối Lê đầu Nguyễn và có lẽ hát nhiều hơn múa ) . Những điệu múa
dài , có bài bản , không đứt khúc thì e rằng có từ thời Tây !!! Tôi
nghĩ rằng trong bài múa dài thì phải lấy trống làm chính . Người ta
không thể lấy sáo và kèn làm nòng cốt cho bài múa ! Trừ người Mèo lấy
khèn làm nên cho điệu xòe ( xòe tiếng Thái là múa , có lẽ người ta bắt
chước điệu múa của con công chăng ?)
Người Việt có cái trống duy nhất dành cho múa là cái trống cơm ! Thú
vị thay ! Người Miên cũng chơi trống này , nhưng khác là người Việt để
trống nằm ngang bụng và hai tay vỗ mặt trống hai bên . Còn người Miện để
trống dọc và vỗ tay xuống . ( về sự liên hệ Miên - Việt tôi có viết cả
trăm trang , xin trình diện quý vị vào một dịp khác )
Trở lại sân đình , trong một lễ hội ta thấy có những điệu múa , người
ta vừa đi lượn vừa hát . Nhóm thứ nhất hát : Cái nạo thế sừ là cái sự
thế nào ? Nhóm kia lấy linga và yoni đâm vào nhau rồi hát : Cái nạy thế
sừ là cái sự thế này !!! Hoặc trong một lễ hội khác người ta vừa đi vừa
hát : lấy linga đâm vào yoni : Linh tinh tinh tình phooc . Những động
tác này rất đơn sơ , không thể gọi là một bài múa . Ta cũng chỉ thấy ở
một số rất ít làng nên không thể dùng chữ truyền thống ở đây . Các nhà
khảo cứu sau này gọi những lễ hội đó là lễ hội phồn thực !
Khi nhà Nguyễn lập triều đại mới ở Huế . Ta thấy âm nhạc và vũ khúc
có ảnh hưởng ngoại tộc nhiều … như Chiêm Thành và Hoa tộc … Vũ khúc
Bình Ngô và vũ khúc Vạn Quốc Lai Triều … cho ta thấy ảnh hưởng lung tung
… mà điều đáng buồn là ảnh hưởng ngoại thì nhiều … mà yếu tố Việt lại
ít !!!
Trước đây ông Hoàng Thi Thơ có xây dựng một số vũ khúc , nhưng số
người hưởng ứng làm theo cũng như khán giả không mặn mà lắm ! Không biết
dân Việt mình có khoái khẩu cái bộ môn này không ???
Mắc cười là sau năm 1975 có một số biên đạo múa ( từ mới của Bắc Kỳ )
xây dựng những vũ khúc không giống ai (!) Người ta làm một số động tác
rồi … đi bộ… sắp xếp lại đội hình … để diễn chuỗi động tác tiếp theo …
chứ chẳng theo nhịp trống gì cả ! sắp xếp kiểu này … thí chẳng có truyền
thống … chẳng có ngoại nhập … chẳng có lai căng … !!!
Cho nên tôi rất đồng ý với Lê Đình Chơn Tâm là Việt Tộc không có bộ môn múa !!!
Tôi viết bài này cho Lê Đình Chơn Tâm , người học trò tôi đặc biệt quý mến .
Chân Diên Mục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét