Chàng ngốc nói chữ
Một chàng ngốc nọ là chồng chưa cưới của cô gái thứ hai trong gia đình
có ba chị em nọ. Một hôm chàng đến nhà, cô em út ra chào và nói:
- Tọa sàng yến phu lang. (Mời chàng ngồi bàn tiệc)
Nghe câu nói văn hoa Hán tự đó, chàng chẳng hiểu gì, ở lâu sợ mất thể diện nên ngốc ta luống cuống chào về.
Lần sau trong một đêm trăng, ngốc lại đến thăm người yêu, nhưng lần này không dám đi ngả trước, lại lẻn ngả sau. Bất ngờ gặp lúc ba chị em đang tắm ngoài giếng. Nghe tiếng ba chị em cười khúc khích, chàng lén nhìn thấy cô út chỉ vào mình mà khoe rằng:
- Bạch bạch như phấn trang. (Trắng như thoa phấn)
Cô thứ hai lặp lại động tác của cô út mà nói:
- Úc úc như hình quy. (Hình tựa mu rùa)
Cô chị cười:
- Hắc như côn lôn. (Ðen như quả núi)
Nghe được câu nói trên, ngốc lẩm nhẩm đọc đi đọc lại cho thuộc, bụng nghĩ rằng đó là những câu ẩn ý cao siêu cần phải ghi nhớ. Rồi chàng hớn hở ra về.
- Tọa sàng yến phu lang. (Mời chàng ngồi bàn tiệc)
Nghe câu nói văn hoa Hán tự đó, chàng chẳng hiểu gì, ở lâu sợ mất thể diện nên ngốc ta luống cuống chào về.
Lần sau trong một đêm trăng, ngốc lại đến thăm người yêu, nhưng lần này không dám đi ngả trước, lại lẻn ngả sau. Bất ngờ gặp lúc ba chị em đang tắm ngoài giếng. Nghe tiếng ba chị em cười khúc khích, chàng lén nhìn thấy cô út chỉ vào mình mà khoe rằng:
- Bạch bạch như phấn trang. (Trắng như thoa phấn)
Cô thứ hai lặp lại động tác của cô út mà nói:
- Úc úc như hình quy. (Hình tựa mu rùa)
Cô chị cười:
- Hắc như côn lôn. (Ðen như quả núi)
Nghe được câu nói trên, ngốc lẩm nhẩm đọc đi đọc lại cho thuộc, bụng nghĩ rằng đó là những câu ẩn ý cao siêu cần phải ghi nhớ. Rồi chàng hớn hở ra về.
Lần thứ ba, ngốc ta hăm hở đến nhà người yêu. Cô út ra chào mời:
- Tọa sàng yến phu lang.
Ngốc chỉ ngay vào cô út mà rằng:
- Bạch bạch như phấn trang.
Cô út toát mồ hôi, không hiểu sao hôm nay chàng ta lại ăn nói "văn hoa" đến như vậy. Cô ngượng ngùng rút lui để người yêu của ngốc ra tiếp. Thấy chàng, cô thứ hai mở lời âu yếm hỏi:
- Phu quân như hà ti?
Ngốc làm bộ sành sỏi trả lời:
- Hà ti chi mà hà ti. Úc úc như hình quy.
Nghe vậy, cô ta thẹn đỏ mặt, nguây nguẩy bước vào. Cô chị thấy tình thế có vẻ căng thẳng, muốn giảng hoà, chạy ra cản ngăn ngốc:
- Thôi, dượng bất mật ngôn. (Dượng nói không ngọt ngào)
Ngốc lại chỉ vào chị tỉnh bơ nói:
- Mật ngôn chi mà mật ngôn. Hắc hắc như côn lôn.
Người chị đứng sững như trời trồng, rồi ù chạy một mạch chẳng dám quay đầu lại.
- Tọa sàng yến phu lang.
Ngốc chỉ ngay vào cô út mà rằng:
- Bạch bạch như phấn trang.
Cô út toát mồ hôi, không hiểu sao hôm nay chàng ta lại ăn nói "văn hoa" đến như vậy. Cô ngượng ngùng rút lui để người yêu của ngốc ra tiếp. Thấy chàng, cô thứ hai mở lời âu yếm hỏi:
- Phu quân như hà ti?
Ngốc làm bộ sành sỏi trả lời:
- Hà ti chi mà hà ti. Úc úc như hình quy.
Nghe vậy, cô ta thẹn đỏ mặt, nguây nguẩy bước vào. Cô chị thấy tình thế có vẻ căng thẳng, muốn giảng hoà, chạy ra cản ngăn ngốc:
- Thôi, dượng bất mật ngôn. (Dượng nói không ngọt ngào)
Ngốc lại chỉ vào chị tỉnh bơ nói:
- Mật ngôn chi mà mật ngôn. Hắc hắc như côn lôn.
Người chị đứng sững như trời trồng, rồi ù chạy một mạch chẳng dám quay đầu lại.
Gánh bưởi qua sông
Có một anh đã luống tuổi chẳng biết làm gì để kiếm miếng ăn. Cha mẹ mất
sớm, anh ta phải sống nhờ vào hai bàn tay vợ. Thấy anh ta lêu lổng, vợ
bảo đi buôn.
Quảy quang gánh lên vai, ra đến chợ, thấy bưởi nhiều, anh mua một gánh, định
mai đem chợ khác bán. Lúc gánh về nhà gặp trời mưa, con suối đầu làng nước dâng lên to. Không biết làm thế nào, anh gánh cả gánh bưởi lội qua. Bao nhiêu bưởi nổi lềnh bềnh trên mặt nước, trôi hết, chỉ sót lại vài quả.
Về đến nhà, vợ hỏi: "Hôm nay mua được gì?"
Anh thật thà thuật lại chuyện mua bưởi cho vợ nghe. Chị vợ cười nói: "Ai lại làm như thế, con suối hẹp có một gang, sao anh không đứng bên này vứt sang bên kia thì được việc rồi".
Anh chồng nhớ lời. Ít hôm sau, đi chợ, anh mua một gánh trứng vịt. Lúc về trời cũng mưa và nước suối cũng dâng to. Anh lấy từng quả trứng ném sang bên kia suối. Lội sang bờ bên này để nhặt thì trứng đã vỡ hết.
Quảy quang gánh lên vai, ra đến chợ, thấy bưởi nhiều, anh mua một gánh, định
mai đem chợ khác bán. Lúc gánh về nhà gặp trời mưa, con suối đầu làng nước dâng lên to. Không biết làm thế nào, anh gánh cả gánh bưởi lội qua. Bao nhiêu bưởi nổi lềnh bềnh trên mặt nước, trôi hết, chỉ sót lại vài quả.
Về đến nhà, vợ hỏi: "Hôm nay mua được gì?"
Anh thật thà thuật lại chuyện mua bưởi cho vợ nghe. Chị vợ cười nói: "Ai lại làm như thế, con suối hẹp có một gang, sao anh không đứng bên này vứt sang bên kia thì được việc rồi".
Anh chồng nhớ lời. Ít hôm sau, đi chợ, anh mua một gánh trứng vịt. Lúc về trời cũng mưa và nước suối cũng dâng to. Anh lấy từng quả trứng ném sang bên kia suối. Lội sang bờ bên này để nhặt thì trứng đã vỡ hết.
May quá
Có một anh chàng mới mất một con lừa, vội vã đi tìm, tìm mãi chẳng thấy đâu. Bỗng anh khoái chí kêu ầm lên:
- Trời ơi sao may thế là may!
Bà con hàng xóm thấy vậy, ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao anh lại vui thế?
- Ồ, sao lại không vui? Các bác thấy không, lúc mất con lừa may cho tôi là tôi không ngồi trên lưng nó, nếu không thì tôi vừa mất lừa vừa mất cả mình luôn.
- Trời ơi sao may thế là may!
Bà con hàng xóm thấy vậy, ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao anh lại vui thế?
- Ồ, sao lại không vui? Các bác thấy không, lúc mất con lừa may cho tôi là tôi không ngồi trên lưng nó, nếu không thì tôi vừa mất lừa vừa mất cả mình luôn.
Đừng có nói dối
Một thầy đồ hay ngủ ngày, nhưng lại bắt học trò phải thức, nếu ngủ là thầy đánh. Học trò tức quá, mới hỏi:
- Con học chữ và phải học cả tính nết của thầy. Thầy hay ngủ ngày, sao thầy không cho con ngủ ngày?
Thầy trả lời liều:
- Ta đâu có ngủ ngày, đấy là ta nằm chiêm bao để nói chuyện với ông Chu Công và Khổng Tử đấy chứ!
Một buổi kia, thầy ngủ, trò cũng ngủ theo. Thầy thức dậy trước, liền lay trò dậy, mắng:
- Sao mày dám bỏ học mà nằm ngủ?
Trò thưa:
- Thưa thầy, con có ngủ đâu! Con nằm chiêm bao để ra mắt ông Chu Công và ông Khổng Tử đấy chứ ạ!
Thầy tức giận nói:
- Mày phải ra mắt ông Chu Công và ông Khổng Tử, vậy thì hai ông ấy nói gì với mày?
Trò trả lời:
- Hai ông ấy bảo sao lâu nay không thấy thầy mày đến thăm. Con trình rằng mới hôm qua thầy có đến thăm ông. Hai ông thấy nói vậy có vẻ giận lắm bảo con rằng: "Mày về bảo cái thằng thầy mày đừng có nói dối".
- Con học chữ và phải học cả tính nết của thầy. Thầy hay ngủ ngày, sao thầy không cho con ngủ ngày?
Thầy trả lời liều:
- Ta đâu có ngủ ngày, đấy là ta nằm chiêm bao để nói chuyện với ông Chu Công và Khổng Tử đấy chứ!
Một buổi kia, thầy ngủ, trò cũng ngủ theo. Thầy thức dậy trước, liền lay trò dậy, mắng:
- Sao mày dám bỏ học mà nằm ngủ?
Trò thưa:
- Thưa thầy, con có ngủ đâu! Con nằm chiêm bao để ra mắt ông Chu Công và ông Khổng Tử đấy chứ ạ!
Thầy tức giận nói:
- Mày phải ra mắt ông Chu Công và ông Khổng Tử, vậy thì hai ông ấy nói gì với mày?
Trò trả lời:
- Hai ông ấy bảo sao lâu nay không thấy thầy mày đến thăm. Con trình rằng mới hôm qua thầy có đến thăm ông. Hai ông thấy nói vậy có vẻ giận lắm bảo con rằng: "Mày về bảo cái thằng thầy mày đừng có nói dối".
Nhân đức
Có người hay nói nịnh. Một hôm, đến thăm quan huyện, vừa vào dinh, đã khen rối rít:
- Quan lớn nhân đức thật. Thú dữ cũng phải lánh đi nơi khác. Hôm qua, vừa bước chân vào địa hạt ta tận mắt tôi thấy cọp kéo nhau từng bầy đi sang huyện bên cạnh.
Quan nghe, cũng chối tai, nhưng vẫn cười gượng. Một lúc, dân tới báo đêm qua cọp bắt mất ba mạng người, xin quan đưa lính về bắn trừ đi, kẻo nó ăn hết thiên hạ.
Quan huyện quay lại hỏi khách:
- Sao ngài bảo trông thấy cọp bỏ đi cả rồi !
Người kia bí quá, nói liều:
- Chắc quan huyện bên cạnh cũng nhân đức chẳng kém gì quan lớn, nên nó không có chỗ trú chân, đành phải quay trở lại huyện nhà
- Quan lớn nhân đức thật. Thú dữ cũng phải lánh đi nơi khác. Hôm qua, vừa bước chân vào địa hạt ta tận mắt tôi thấy cọp kéo nhau từng bầy đi sang huyện bên cạnh.
Quan nghe, cũng chối tai, nhưng vẫn cười gượng. Một lúc, dân tới báo đêm qua cọp bắt mất ba mạng người, xin quan đưa lính về bắn trừ đi, kẻo nó ăn hết thiên hạ.
Quan huyện quay lại hỏi khách:
- Sao ngài bảo trông thấy cọp bỏ đi cả rồi !
Người kia bí quá, nói liều:
- Chắc quan huyện bên cạnh cũng nhân đức chẳng kém gì quan lớn, nên nó không có chỗ trú chân, đành phải quay trở lại huyện nhà
(Theo http://cuoi.xitrum.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét