Muốn làm thơ hay họa thơ, trước hết phải biết thơ là gì, thế nào là Thơ, cũng như những quy luật riêng của từng thể loại thơ...
Có
rất nhiều định nghĩa, giải thích Thơ là gì, nhiều không thể nói hết
được. Từ các Học giả, Tiền bối cho đến những Nhà thơ, những Người yêu
thơ trong hiện tại...mỗi người mỗi vẻ:
Nào
là nghệ thuật sử dụng ngôn từ diễn đạt nội tâm, nào là một bài văn vần
nói lên cảm xúc đối với cảnh quan, xã hội, nào là sự rung động của bản
thân, nào là tiếng nói của con tim khi cảm nhận điều gì đó bằng những
câu có vần có điệu, là hình thức sáng tác văn học đẹp như mộng, êm như mơ... và nhiều, rất nhiều không thể nói hết được.
Định nghĩa nào cũng đúng, cũng hay, nhưng dường như chưa đủ, vẫn còn thiếu thiếu điều gì đó!Với tôi: Thơ
là một bài văn vần, một sản phẩm được hình thành từ một cái gì đó thật
tầm thường nhưng lại rất cao xa. Rất thực tế nhưng trừu tượng. Là sự
tương giao giữa trí óc và con tim, giữa tình cảm và lý trí, giữa cái
hữu hình và vô hình... Giống như Lão Tử nói về Đạo Là Gì như sau: Đạo mà có thể diễn tả được
bằng lời thì không phải là Đạo (Đạo khả đạo phi thường Đạo)".
Thơ cũng thế, Thơ chỉ có thể cảm nhận, hiểu một cách khái quát chứ
không thể định nghĩa đầy đủ được. Nếu Thơ định nghĩa được thì thơ không
còn là thơ nữa.
Tuy Thơ không thể định nghĩa chính xác bằng ngôn từ, nhưng thơ vốn là một nghệ thuật, nên ta có thể, và cần phải dùng câu, chữ tao nhã
để diễn tả tình ý sao cho đẹp, cho hay, mang đến cảm giác thư thái cho người đọc. Đã là nghệ thuật thì phải có
những quy tắc nhất định, có những quy luật riêng của từng thể loại.
Thế nên lúc làm thơ, chúng ta tuyệt đối tôn trọng quy tắc của từng
thể loại. Làm thơ đã thế, Họa Thơ càng phải nghiêm chỉnh hơn.
Hoạ
thơ là một thú vui của các Thi Nhân thuở trước. Tuy ngày xưa cũng có
nhiều thể thơ, nhưng các Thi Nhân chỉ chọn Thơ Đường Luật để Xướng Hoạ.Tại
Sao? Các vị ấy cho rằng làm một bài Thơ Đường Luật theo đúng Quy Luật
đã khó, khi hoạ lại càng khó hơn, do phải thêm các quy định Hoạ Thơ khá chặt chẽ.
1 - Hoạ Thể Thơ :
Bài
Xướng thuộc thể thơ gì, Bài Hoạ phải theo thể thơ đó. Nếu bài Xướng là
Đường Luật Thất Ngôn Tứ Tuyệt thì bài Hoạ cũng Đường Luật Thất Ngôn Tứ
Tuyệt. Bài Xướng là Đường Luật Ngũ Ngôn Bát Cú thì Bài Hoạ phải theo thể
thơ Đường Luật Ngũ Ngôn Bát Cú...
2 - Họa Vần:
Trong bài Thơ Xướng, Những chữ gieo Vần là Chữ gì, thì bài Hoạ phải giữ nguyên các chữ đó. Không được sử dụng chữ khác.
3 - Hoạ Ý :
Bài xướng nói về ý gì thì Bài họa cũng phải nêu lên ý đó hoặc ngược lại, hay có thể suy diễn rộng nghĩa ra...
Bài
xướng tả Cảnh thì Bài họa cũng tả Cảnh. Bài xướng đề cập đến tình cảm,
Bài họa cũng theo ý đó. Bài xướng nói về quá khứ, Bài họa cũng thế, hay
có thể nói về tương lai...
Ngoài ra trong họa thơ còn có những quy ước bất thành văn, mà người họa thơ không thể bỏ qua :
- Lỗi Khắc Lục
Trong
hoạ thơ, không được dùng lại chữ thứ 6 của các câu 1, 2, 4, 6, 8 thơ Thất
Ngôn hay chữ thứ 4 ở các câu 1, 2,4 Thơ Ngũ Ngôn, trong các câu có gieo
vần của Bài xướng, tức là không được dùng lại các Chữ đứng trước các chữ
gieo vần của Bài xướng (trong giới làm thơ gọi đây là lỗi "Khắc Lục")..ngoại trừ những Chữ đặc biệt không thể tránh được (Tử Vận). Ngoài ra cũng nên trách sử dụng lại các Chữ của Bài xướng ở cùng vị trí.
- Khởi Luật Luật Thanh
Khởi
Luật có nghĩa là Thanh của chữ thứ hai câu đầu cho ta biết bài thơ làm
theo luật gì. Nếu chữ thứ Hai là tiếng Bằng thì bài Thơ có
Luật Bằng, nếu chữ thứ Hai là vần Trắc thì bài Thơ theo Luật Trắc.
Trong từ Xướng Họa bao gồm cả ý Đối Đáp, nên Bài xướng dùng luật gì thì Bài họa phải đối lại luật đó. Thí dụ bài xướng luật trắc thì bài họa phải luật bằng và ngược lại. Khi Họa thơ, nếu tuân thủ theo Điều này, Bài họa sẽ không bao giờ bị lỗi Khắc Lục
Trong trường hợp có nhiều người họa, thì có thể bỏ qua điều này, tuy nhiên người họa đầu tiên cũng cần tuân thủ khi họa.
Thơ
và Họa Thơ có những quy tắc nghiêm minh như vậy, thế nhưng khi lướt qua
các Diễn Đàn Thơ Đường trên Mạng, chúng ta dễ dàng nhận thấy, có
một vài Trang, bất chấp luật của thơ Đường Luật, đăng một cách thiếu
trách
nhiệm khi đăng những bài thơ sai luật, nội dung không gắn kết, rời rạc
mỗi câu mỗi ý, lấy râu ông này cắm càm bà nọ...hay dùng những từ ngữ
thiếu tao nhã, lệch
lạc, vô nghĩa...
Lúc đăng,
không hiểu Ban Biên Tập Trang có nghĩ đến những người mới tập tểnh làm
thơ chăng? Có nghĩ khi đăng như thế, sẽ mang cái sai đến cho những người
mới học, như thế vô tình làm hại họ.
Hay là đăng để cho Anh vui, Tôi vui, Chúng Ta cùng vui, là đủ rồi, mà quên rằng còn những tầng lớp kế tiếp đang
muốn tìm hiểu và học hỏi các thể thơ xưa.
Trang
Mạng nói chung và các Diễn Đàn Thi Ca nói riêng, không chỉ là nơi trao
đổi, giải trí cho người yêu thích văn thơ, làm thơ và tập làm thơ, hoặc giới
thiệu những vầng thơ sâu sắc lãng mạn, những áng văn súc
tích, mà còn là nơi cho chúng ta học hỏi.
Tất cả những gì sai
trái, không theo đúng những quy luật có từ thời Ông Cha (không phải những quy định mới xuất hiện sau này), chúng ta không thể chỉ vì cảm tính mà
đăng tùy theo ý thích được.
Huỳnh Hữu Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét