Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 là giỗ vị vua nào?
Đây là bài ca dao có từ lâu, không biết xuất hiện từ bao giờ. Nhưng có một điều chắc chắn rằng: "Bài ca dao này có sau thời vua Khải Định.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch trở
thành ngày quốc lễ, và cứ đến đầu tháng 3, người dân các xứ lại nô nức
hành hương về Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng lễ, tưởng nhớ công lao dựng
nước của vua Hùng.
Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc, mùng 10 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ của vị vua Hùng thứ mấy?
Có rất nhiều tài liệu hướng đến giải đáp
về vấn đề này, tuy nhiên vẫn chưa thể khẳng định được tài liệu nào là
chính xác nhất vì “các đời vua Hùng chỉ là ước đoán chứ không có dấu
tích nào rõ ràng”.
Theo truyền thuyết, Kinh Dương Vương lấy
Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết duyên với Âu Cơ sinh
ra 100 người con trai, sau đó 50 con theo mẹ lên núi, người con cả làm
vua, gọi là Hùng Vương. Triều đại này được cho là trải qua 18 đời, vị
vua đầu tiên chính là con trai Lạc Long Quân. Tuy nhiên, một số tài liệu
lại tính Kinh Dương Vương là đời vua Hùng thứ nhất. Nhiều ý kiến cho
rằng, giỗ Tổ Hùng Vương chính là giỗ tổ phụ Kinh Dương Vương.
Tương truyền, ngày giỗ Tổ Hùng Vương đã
có từ cách đây 2.000 năm. Thời Thục Phán - An Dương Vương, trên núi
Nghĩa Lĩnh đã có cột đá đề với nội dung: “Nguyện có đất trời chứng
giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời
trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại;
nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”.
Do vậy, các đời vua sau này ghi nhớ công
ơn của các đời vua Hùng dựng nước và giữ nước. Giỗ Tổ vua Hùng được coi
là dịp lễ để tưởng nhớ các đời vua Hùng nói chung.
Theo Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức hậu Lê thì từ thời nhà Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần rồi đến Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền, ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ
bái để tưởng nhớ công lao của Đấng Thánh Tổ xưa. Ngày giỗ Hùng Vương đã
được các triều đại phong kiến công nhận là một trong những ngày quốc lễ
của Việt Nam.
Đinh Bộ Lĩnh còn chọn ngày giỗ tổ Hùng Vương để lên ngôi Hoàng đế. Từ thời xưa, các triều đại quân chủ
và phong kiến Việt Nam đã quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân
sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 âm
lịch; đổi lại dân địa phương được triều đình miễn cho những khoản thuế ruộng cùng sưu dịch và sung vào lính.
Trước đây, người dân không có tục đi lễ vào ngày 10/3, họ thường chọn ngày tốt theo bản mệnh của mình và đến bái các vua Hùng. Những dịp mà người dân đi lễ nhiều thường vào đầu năm hoặc cuối năm. Như vậy, thời gian lễ bái sẽ kéo dài suốt trong năm chứ không cố định một ngày nào cả, vừa tốn kém lại không tập hợp được lòng dân.
Lễ cúng Tổ ở địa phương được cử hành vào ngày 12/3 âm lịch kết hợp với thờ Thổ kỳ. Nhận thấy điều này, vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25 tháng 7 năm 1917 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.
Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3, nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất cội nguồn - xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ với lòng tri ân.
Sang
thế kỷ 20, năm 1917 triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn
ghi ngày 25 tháng 7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng
10 tháng 3 âm lịch thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là bắt các quan
phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế. Ngày
10 tháng Ba từ đó được dùng cho toàn quốc. Sau khi nền cộng hòa thành
lập, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh, xem ngày 10 tháng
Ba là một trong những ngày lễ chính thức của quốc gia, các công chức
được nghỉ lễ có hường lương. Cũng trong ngày này, thừa ủy quyền Chủ tịch
Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng thay mặt Chính phủ lên làm
lễ dâng hương tại Đền Hùng, đã dâng 1 tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và 1
thanh gươm quý nhằm tế cáo với Tổ tiên về đất nước đang bị Pháp xâm lăng
và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình
cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của
đất nước.
Việt Nam Cộng hòa tại
Miền Nam Việt Nam cũng đã ghi nhận ngày 10 tháng Ba là ngày nghỉ lễ
chính thức[5] cho đến năm 1975.
Huỳnh Hữu Đức
(theo VTC New, Wikiperia.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét